Đề tài Kết nối yêu thương

Dành cho 02 đội chơi, mỗi đội 05 thành viên, lựa chọn ngẫu nhiên. Những học sinh còn lại sẽ chia thành các đội cổ vũ và có thể tham gia vào phần chơi dành cho khán giả. - Thể lệ cuộc thi: mỗi đội được quyền lựa chọn câu hỏi và trả lời câu hổi ở các ô hàng ngang. Câu trả lời đúng đươc tính 10 điểm. Nếu không trả lời được đội bạn có quyền trả lời. Các từ khóa ở các ô hàng ngang là những từ ghép lên ô chữ của ô hàng dọc. Đội nào trả lời được ô hàng dọc được 40 điểm. Khi ô hàng dọc được trả lời phần thi kết thúc.

doc8 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết nối yêu thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG: KẾT NỐI YÊU THƯƠNG (Dành cho lớp 10) I. Mục tiêu của hoạt động 1. Về kiến thức - Giúp học sinh hiểu được rõ hơn về tình bạn và vai trò của tình bạn đối với tuổi học trò - Hiểu được về quan hệ tình bạn khác giới 2. Về thái độ - Biết trân trọng tình bạn - Tăng cường tình đoàn kết trong tập thể lớp 3. Về kĩ năng - Biết cách ứng xử đúng mực trong quan hệ tình bạn - Biết cách biểu lộ tình cảm bạn bè trong sáng II. Nội dung hoạt động Tổ chức các cuộc thi trong lớp với các nội dung: - Tìm hiểu về tình bạn và tình bạn khác giới - Các cách thể hiện tình cảm bạn bè trong sáng III. Công tác chuẩn bị 1. Giáo viên - Cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo về giới tính, tài liệu về tâm lí học lứa tuổi trung học phổ thông và một số tài liệu liên quan tới lứa tuổi vị thành niên - Chuẩn bị câu hỏi – đáp án và xây dựng thể lệ cuộc thi - Giao nhiệm vụ cho học sinh kết hợp chuẩn bị thực hiện 2. Học sinh - Tìm hiểu những tài liệu liên quan theo yêu cầu của giáo viên - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ - Trang trí lớp: sân khấu, trang trí bảng - Chuẩn bị phương tiện: Loa đài, bìa giấy phục vụ thi - Kê bàn ghế, sắp xếp chỗ ngồi cho khán giả và sân khấu cho các đội chơi - Bầu 02 học sinh dẫn chương trình (MC) IV. thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động Thời gian Hai tiết ngoại khóa của tháng 10. Dự kiến: tuần thứ hai trong tháng. Địa điểm Phòng lớp học V. Tiến hành hoạt động 1. Hoạt động khởi động - Mở đầu bằng một tiết mục văn nghệ - 02 MC dẫn dắt vào chương trình, giới thiệu nội dung chương trình. - Thời gian dự kiến: 5 phút. 2. Hoạt động 1: Thảo luận về tình bạn - Dành cho toàn thể học sinh trong lớp cùng tham gia thảo luận - 02 MC đưa ra chủ đề thảo luận dưới dạng câu hỏi: +) Bạn hiểu như thế nào về một tình bạn trong sáng? +) Quan niệm của các bạn về tình bạn khác giới? +) Làm thế nào để có một tình bạn đẹp? - Thời gian dự kiến: 15 phút 3. Hoạt động 2: “Ô chữ kì diệu” - Dành cho 02 đội chơi, mỗi đội 05 thành viên, lựa chọn ngẫu nhiên. Những học sinh còn lại sẽ chia thành các đội cổ vũ và có thể tham gia vào phần chơi dành cho khán giả. - Thể lệ cuộc thi: mỗi đội được quyền lựa chọn câu hỏi và trả lời câu hổi ở các ô hàng ngang. Câu trả lời đúng đươc tính 10 điểm. Nếu không trả lời được đội bạn có quyền trả lời. Các từ khóa ở các ô hàng ngang là những từ ghép lên ô chữ của ô hàng dọc. Đội nào trả lời được ô hàng dọc được 40 điểm. Khi ô hàng dọc được trả lời phần thi kết thúc. - Nội dung ô chữ (Bản phụ lục đính kèm) - Đội chiến thắng được tặng một phần quà chung (bao gồm bánh kẹo… trị giá khoảng 50.000đ) - Thời gian dự kiến: 20 phút 4. Hoạt động 3: “Lời muốn nói” - Lựa chọn 10 học sinh tham gia hoạt động - Mỗi học sinh sẽ có 5 phút để viết những lời muốn nói gửi đến một người bạn của mình (Mục đích: bày tỏ tình cảm) - Lựa chọn 05 học sinh làm ban giám khảo để đánh giá và bầu chọn người viết “Lời muốn nói” hay nhất - Chọn ra 03 “Lời muốn nói” hay nhất để trao giải - Phần thưởng: 01 quyển sổ/01 người (trị giá 10.000đ) - Thời gian dự kiến 20 phút 5. Các hoạt động xen kẽ Giữa các hoạt động 1, 2, 3 có các hoạt động xen kẽ để chuyển tiếp và thay đổi không khí: - Tiểu phẩm vui: “Đôi bạn cùng tiến” (5-7 phút) - Văn nghệ: Các bài hát về tình bạn (10 phút) +) Khúc yêu thương +) Tình thơ +) Tình bạn… V. Kết thúc hoạt động - 02 MC kết thúc chương trình bằng những thông điệp về tình bạn, những câu danh ngôn về tình bạn - Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, nhận xét và đánh giá chương trình - Thời gian: 10 phút Kế hoạch cụ thể cho hoạt động mẫu: “Kết nối yêu thương” Hoạt động  Thời gian  Phương tiện   Hai MC dẫn dắt vào phần chơi bằng những câu danh ngôn, những lời nói hay ca ngợi tình bạn. Giới thiệu về nội dung của phần chơi, cách chơi. Mời người chơi Mời ban giám khảo. Các bạn tham gia chơi. Hai MC tham gia bình luận cho phần thi thêm sôi nổi, hào hứng. Ban giám khảo đọc các lời viết của người chơi và thẩm bình, chọn ra những lời viết hay nhất. Trao quà cho người chơi.  2 phút 1 phút 1 phút 1 phút 5 phút 7 phút 3 phút  Âm nhạc. Thiệp giấy nhiều màu. Bút.   PHỤ LỤC: Ô CHỮ KÌ DIỆU                                                                                    Câu hỏi: Hàng ngang: 1. Tên một bài hát của nhạc sĩ Hoàng Quân (13 chữ cái) 2. Người ta thường tặng nhau thứ gì trong ngày 8-3? (3 chữ cái) 3. Một cách nói khác để chỉ tuổi trẻ của mồi người?(8 chữ cái) 4. Tên một hoạt động tình nguyện của thanh niên?(9 chữ cái) 5. Tên một tờ báo dành cho lứa tuổi học trò?(9 chữ cái) 6. Tên một bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuấn Hùng?(13 chữ cái) 7. Nhạc sĩ sáng tác bài hát “Mong ước kỉ niệm xưa” ( 10 chữ cái) 8. Điều gì quan trọng nhất trong tình bạn?(7 chữ cái) 9. Cảm xúc của chúng ta khi rời xa mái trường?(3 chữ cái) Hàng dọc Điều gì là làm nên một tình bạn vững bền? Kịch bản tiểu phẩm “Kết nối yêu thương” Nhân vật: Nam, Mai và Nga Bối cảnh: Lớp 10A1 Trường THPT Sao Mai (những ngày mới nhập trường) Giờ ra chơi cả lớp ùa ra sân. Chỉ còn một mình Mai trong lớp. Mai đem bức thư của cậu bạn tên Nam giấu trong ngăn bàn buổi sáng hôm qua ra đọc: « …Mai à, dù học với nhau chưa lâu nhưng… tớ rất quý cậu… » Nga – cô bạn cùng bàn (khẽ bước vào giật lấy bức thư): A, bắt được « công chúa » suy tư nhé. Nói thật ra đi, có chuyện gì ? Mai: Trả lại mình, có chuyện gì đâu Nga(cười): Không có chuyện gì tại sao phải giấu? Mai(đỏ mặt): Đấy là bởi vì…bởi vì… Nga: Làm sao ? Mai: Bởi vì… đấy là thư của… của Nam gửi cho mình. Mình… mình khó nghĩ quá… Nga(cười phá) :À, ra là « công chúa » đang tơ tưởng đến Nam Mai: Kìa, nói khẽ chứ không cả lớp biết thì xấu hổ lắm mà Nam lại nghĩ sai về mình nữa. Mình chưa biết phải làm sao Nga à ! Nga(suy nghĩ): Ừ, đúng là khó thật ! Mai: Mình cũng thấy Nam hiền và dễ mến nhưng… Nga: Này này, mới lớp 10 thôi nhé Mai(cười): Không, ý mình không phải thế, chuyện học phải là quan trọng nhất chứ Nga: Ừ, Mai nghĩ thế là đúng đấy Mai: Vậy mình sẽ nói cho Nam biết suy nghĩ của mình Nga nhé. (Có tiếng trống vào lớp) (Giờ tan học) Mai: Nam à, chờ Mai với ! Nam(bối rối): Nam… Có chuyện gì thế Mai ? Nam… xin lỗi Mai chuyện… chuyện bức thư hôm qua. Chỉ tại… Mai(nhỏ nhẹ): Không sao đâu Nam à. Mai hiểu mà. Nam: Mai không giận Nam à? Hôm nay thấy Mai ở trong lớp một mình, Nam tưởng… Mai: Không, Nam à. Mai thấy vui lắm. Mai cũng quý Nam. Thấy Nam học giỏi, Mai thấy phục lắm. Nam sẽ giúp đỡ Mai học tốt hơn, được không Nam ? Nam: Ừ, Nam… Mai: Nam à, bây giờ việc học là quan trọng nhất. Mai quý Nam cũng chính vì Nam ngoan và học giỏi đấy. Bọn mình cùng cố gắng Nam nhé. Nam hiểu ý Mai không ? Nam(mỉm cười-gật đầu) Hết