Đề tài Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay

Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Công nghệ thông tin, các thiết bị máy tính ngày càng phát triển và được ứng dụng sâu trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhiều công nghệ cũ được thay thế hoàn toàn bằng công nghệ mới với những ưu điểm và sự tiện ích rõ nét. ứng dụng máy tính trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ nói chung và lĩnh vực thiết kế, trình bày báo nói riêng cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng ấy. Việc dùng máy tính và các thiết bị đi kèm đã thay thế hoàn toàn cách sắp chữ thủ công kéo dài hàng trăm năm của công nghệ in typô. Ban đầu, việc chế bản bằng máy tính chỉ đơn giản là sử dụng những phần mềm xử lý văn bản thông thường và người sử dụng chúng là các nhân viên nhập dữ liệu, chế bản điện tử. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội các ấn phẩm đòi hỏi phải đẹp hơn về hình thức, có chất lượng kỹ thuật cao nhằm chuyển tải nội dung thông điệp một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Các phần mềm đồ hoạ máy tính đã trở thành công cụ hữu ích trong thiết kế, trình bày của các hoạ sĩ, chuyên viên thiết kế, biên tập viên ở các toà soạn báo. Với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, bản thân mỗi nhà báo chính là người thiết kế, trình bày sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp nhất. Để làm được như vậy, đòi hỏi mỗi hoạ sĩ, chuyên viên thiết kế, biên tập viên và các nhà báo phải làm chủ được những công cụ hiện đại nhất nhằm chuyển tải ý tưởng của mình đến với công chúng. Trong khuôn khổ của đề tài “Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay”, thông qua sự khảo sát một số tờ báo ngày như Hà Nội mới, Lao động, Tuổi trẻ TP.HCM và tạp chí Cộng sản, chúng tôi đã làm rõ khả năng ứng dụng của các phần mềm phổ biến được dùng trong việc thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, việc phân định các loại hình báo chí như nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí cũng cho thấy có cách thức ứng dụng các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày khác nhau. Trên cơ sở đó, việc vận dụng khả năng sử dụng các phần mềm trong thiết kế, trình bày cũng có một số điểm khác biệt. Vì vậy, tác giả đề tài chọn các tờ nhật báo với khổ báo A2, A3 và một tờ tạp chí khổ A4 để khảo sát cũng bởi lý do này. Với khoảng thời gian nghiên cứu và số lượng tờ báo khảo sát tuy chưa nhiều nhưng tác giả đề tài mong muốn góp thêm một tiếng nói khoa học trong lĩnh vực ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác thiết kế, trình bày báo tại các toà soạn. Hy vọng các biên tập viên, hoạ sĩ thiết kế trình bày và các phóng viên có sự lựa chọn phần mềm phù hợp nhằm ứng dụng một cách hiệu quả vào công việc.

doc82 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin. Công nghệ thông tin, các thiết bị máy tính ngày càng phát triển và được ứng dụng sâu trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhiều công nghệ cũ được thay thế hoàn toàn bằng công nghệ mới với những ưu điểm và sự tiện ích rõ nét. ứng dụng máy tính trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ nói chung và lĩnh vực thiết kế, trình bày báo nói riêng cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng ấy. Việc dùng máy tính và các thiết bị đi kèm đã thay thế hoàn toàn cách sắp chữ thủ công kéo dài hàng trăm năm của công nghệ in typô. Ban đầu, việc chế bản bằng máy tính chỉ đơn giản là sử dụng những phần mềm xử lý văn bản thông thường và người sử dụng chúng là các nhân viên nhập dữ liệu, chế bản điện tử. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội các ấn phẩm đòi hỏi phải đẹp hơn về hình thức, có chất lượng kỹ thuật cao nhằm chuyển tải nội dung thông điệp một cách đầy đủ và rõ ràng hơn. Các phần mềm đồ hoạ máy tính đã trở thành công cụ hữu ích trong thiết kế, trình bày của các hoạ sĩ, chuyên viên thiết kế, biên tập viên ở các toà soạn báo. Với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, bản thân mỗi nhà báo chính là người thiết kế, trình bày sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp nhất. Để làm được như vậy, đòi hỏi mỗi hoạ sĩ, chuyên viên thiết kế, biên tập viên và các nhà báo phải làm chủ được những công cụ hiện đại nhất nhằm chuyển tải ý tưởng của mình đến với công chúng. Trong khuôn khổ của đề tài “Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay”, thông qua sự khảo sát một số tờ báo ngày như Hà Nội mới, Lao động, Tuổi trẻ TP.HCM và tạp chí Cộng sản, chúng tôi đã làm rõ khả năng ứng dụng của các phần mềm phổ biến được dùng trong việc thiết kế, trình bày báo in ở nước ta hiện nay. Thực tế cho thấy, việc phân định các loại hình báo chí như nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí cũng cho thấy có cách thức ứng dụng các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày khác nhau. Trên cơ sở đó, việc vận dụng khả năng sử dụng các phần mềm trong thiết kế, trình bày cũng có một số điểm khác biệt. Vì vậy, tác giả đề tài chọn các tờ nhật báo với khổ báo A2, A3 và một tờ tạp chí khổ A4 để khảo sát cũng bởi lý do này. Với khoảng thời gian nghiên cứu và số lượng tờ báo khảo sát tuy chưa nhiều nhưng tác giả đề tài mong muốn góp thêm một tiếng nói khoa học trong lĩnh vực ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác thiết kế, trình bày báo tại các toà soạn. Hy vọng các biên tập viên, hoạ sĩ thiết kế trình bày và các phóng viên có sự lựa chọn phần mềm phù hợp nhằm ứng dụng một cách hiệu quả vào công việc. Bên cạnh đó, khoá luận cũng có một số đề xuất với các cơ sở đào tạo báo chí để có sự đầu tư về giáo trình, tài liệu nhằm trang bị cho sinh viên khả năng ứng dụng phần mềm máy tính trong hoạt động tác nghiệp. Như vậy, ngoài những kiến thức nền về nghiệp vụ báo chí, sinh viên sẽ có thêm những kỹ năng tốt để làm hành trang bước vào đời sống báo chí thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Trên thế giới, đã có rất nhiều các nhà khoa học nghiên cứu về việc ứng dụng các phần mềm máy tính nói chung vào các lĩnh vực khác nhau như: y học, kinh tế, kỹ thuật, đồ hoạ...hoạt động nghiên cứu về việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào thiết kế, trình bày báo in nói riêng đã có sự đề cập song chưa đầy đủ. Thường thì các cuốn sách này tập trung nghiên cứu về lý thuyết cách tổ chức, trình bày báo như: Giáo trình về thiết kế trang báo của Trường ĐH Báo chí Columbia (Mỹ), “Creative newspaper design” [9] của tác giả Giles Vic do nhà xuất bản Boston Oxford ấn hành. Hoặc có tác giả dành cả cuốn sách nói về thiết kế màu trong trang báo như “Newspaper Color Design” [20] của Mario R. Garcia, nhà báo, hoạ sỹ, giáo sư trường đại học Truyền thông đại chúng thuộc miền Nam Florida (Mỹ). Tài liệu thiết kế trình bày báo “Newspaper Design” [26] của tác giả Sally I.Morano (Mỹ) trong bộ sách American Journalism: History, Principle, Practices cũng có chừng chục trang tập trung bàn đến nguyên lý trình bày báo nhưng không kết hợp cách thực hiện nó bằng phần mềm máy tính. Một số tác giả người Nga cũng viết về cách thiết kế, trình bày nhưng chỉ có một vài ba trang mang tính chất tham khảo nói về trình bày ảnh trên báo. ở nước ta hoạt động về nghiên cứu lý luận về thiết kế, trình bày báo nói chung cũng đã có những tài liệu như“Tổ chức nội dung và thiết kế, trình bày báo in hiện đại” [13] của Ths. Hà Huy Phượng – giảng viên Khoa Báo chí –Phân viện Báo chí Tuyên truyền. Song đề tài nghiên cứu về khả năng ứng dụng các phần mềm trong thiết kế, trình bày báo thì chưa có hoặc chỉ có những cuốn sách hay những tài liệu bàn luận về kỹ thuật sử dụng máy tính trong xử lý ảnh như: nhóm tác giả Elicom với “Sửa sang một bức ảnh chụp” [32], “Tạo và in văn bản màu” [33], KS. Nguyễn Ngọc Tuấn với “Các thủ thuật trong Photoshop CS dành cho thợ nhiếp ảnh” [40] hay KS. Đăng Quang với “264 tác vụ chuyên nghiệp để xử lý ảnh” [41], “Thiết kế mẫu và tạo ảnh nghệ thuật bằng Photoshop” [42] - biên dịch Lê Tân – La Yến...Tuy vậy, nội dung các cuốn sách này chỉ dành một vài trang để nói đến việc ứng dụng phần mềm máy tính trong ấn phẩm nói chung và về cách thức chỉnh sửa ảnh. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Việt Dũng, Nguyễn Đình Tê với cuốn “Dàn trang với QuarkXpress” [36] cũng dành toàn bộ chương 3 để nói về cách xử lý một layout, tuy nhiên lại tập trung nói về cách thiết kế layout sách và các trang quảng cáo chứ không nói rõ nguyên lý ứng dụng nó để trình bày báo, tạp chí. Nói chung, các tài liệu nghiên cứu đưa ra những quan điểm về cách tổ chức, thiết kế trình bày báo hoặc bàn luận nhiều về vấn đề kỹ thuật mà chưa nghiên cứu kỹ về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in tại các toà soạn. Vì vậy, nghiên cứu, khảo sát đề tài “Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo in” là việc làm cần thiết. Thông qua khoá luận, tác giả trình bày một số luận điểm, phương pháp có giá trị lý luận và thực tiễn nhằm bổ sung thêm một phần tư liệu khoa học cho những người quan tâm đến lĩnh vực này. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: 3.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu và khảo sát các phần mềm máy tính ứng dụng phổ biến trong thiết kế trình bày báo in, đề tài đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng những phần mềm này vào công tác tổ chức, thiết kế trình bày báo tại các toà soạn. Để đạt được mục đích đó, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: Phân tích, đánh giá và làm rõ các tính năng và sự hạn chế của các phần mềm được ứng dụng trong công tác thiết kế, trình bày báo in hiện nay ở Việt Nam. Khảo sát các toà soạn báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ Tp.HCM và Tạp chí Cộng sản để thấy rõ mức độ khả năng ứng dụng và khai thác các phần mềm này trong thiết kế, trình bày trong các cơ quan báo chí nói trên. Đề xuất các giải pháp để các cơ quan báo chí có sự nhìn nhận đúng về vai trò của việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác tổ chức, thiết kế trình bày báo; kiến nghị các giải pháp để các cơ sở đào tạo báo chí, mỹ thuật và in ấn có những sự hợp tác đào tạo nhằm tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ cho đội ngũ làm công tác thiết kế trình bày báo ở nước ta hiện nay. 3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu khảo sát: 3.2.1 Đối tượng: Các phần mềm ứng dụng được sử dụng phổ biến trong việc thiết kế trình bày báo in ở nước ta hiện nay. Khách thể: Đội ngũ những người làm công tác kỹ thuật và những nhà báo ứng dụng các phần mềm trong tác nghiệp tại các toà soạn. 3.2.3 Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát việc ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo in tại các toà soạn báo: Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ tp.HCM, Tạp chí Cộng sản. Tuy nhiên để có được sự đánh giá khách quan và sự so sánh tương quan với các cơ quan báo chí khác trên thế giới và trong nước, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của những hoạ sỹ đang làm công tác thiết kế, trình bày báo ở một số tờ báo in của Việt Nam và thế giới để nghiên cứu. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Khoá luận dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng; Cơ sở lý luận báo chí vô sản; Lý thuyết truyền thông; Công nghệ thông tin và các bộ môn khoa học khác để nghiên cứu đề tài. Khoá luận còn dựa vào các tài liệu, sách giáo khoa về lý luận, nghiệp vụ báo chí, tin học ở nước ta và trên thế giới để nghiên cứu. Khoá luận sử dụng các phương pháp truyền thống để khai thác các tư liệu như khảo sát, so sánh, tổng hợp, suy luận, diễn giải, phân tích sử dụng trực quan để đánh giá thực tiễn thông qua khảo sát. Ngoài ra, khoá luận sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu, khảo sát. Phương pháp này được cụ thể hoá bằng việc sử dụng bảng hỏi (phỏng vấn ankét), phỏng vấn sâu và điện thoại trực tiếp cho các nhà báo, họa sỹ thiết kế, cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan báo chí như Hà Nội mới, Lao động, Tuổi trẻ TP.HCM, Tạp chí Cộng sản. Với phương pháp ankét, tác giả khoá luận sử dụng các bảng hỏi cho 100 người làm công tác biên tập, thiết kế, trình bày báo ở các cơ quan báo chí, nhà in nhằm mục đích tiếp thu sự phân tích, đánh giá bằng chuyên môn của những người trực tiếp tham gia vào thực tiễn hoạt động báo chí. Từ ngày 11/4/2005 đến 23/4/2005, Bộ Văn hoá Thông tin, Phân viện Báo chí Tuyên truyền và tổ chức SIDA – Thuỵ Điển đã khai giảng khoá học về thiết kế trình bày báo hiện đại nâng cao cho các hoạ sỹ thiết kế, trình bày báo ở Việt Nam. Nhân dịp này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để lấy ý kiến của đội ngũ làm công tác này tại các báo như: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Công an Nhân dân, Diễn đàn Doanh nghiệp, Hà Tây, Lâm Đồng, Biên phòng, Sức khỏe Đời sống, Giáo dục Thời đại, Thể thao Văn hoá, Bảo hiểm xã hội, Giao thông vận tải, Báo Khăn quàng đỏ TP.HCM... và đã thu lượm được rất nhiều kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn bổ ích trong đó có việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào thiết kế, trình bày báo. 5. Đóng góp mới của đề tài: Trên cơ sở làm rõ thế mạnh, hạn chế của các phần mềm máy tính và khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo hiện nay của đội ngũ biên tập viên, thư ký toà soạn, hoạ sỹ thiết kế tại các báo Hà Nội mới, Lao động, Tuổi Trẻ TP.HCM và Tạp chí Cộng sản nói riêng, khoá luận sẽ góp phần vào việc nhận định, đánh giá các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc ứng dụng các phần mềm máy tính vào công tác báo chí, xuất bản nói chung. Từ đó, có những kiến nghị, đề xuất thiết thực với các cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo báo chí. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Khoá luận mang tính lý luận và sự tổng kết thực tiễn về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính vào hoạt động nghiệp vụ báo chí trên cơ sở những đánh giá khách quan về tính năng, sự hạn chế của các phần mềm này cùng sự khảo sát khả năng ứng dụng phần mềm máy tính trong thiết kế, trình bày báo tại các tờ báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ TP.HCM và Tạp chí Cộng sản. Về mặt lý luận, hy vọng khoá luận sẽ là tài liệu hữu ích cho những người nghiên cứu khoa học, học tập quan tâm đến lĩnh vực ứng dụng phần mềm máy tính vào công tác báo chí nói chung và công tác thiết kế, trình bày báo in nói riêng. Về mặt thực tiễn, hy vọng khoá luận sẽ là tài liệu tốt góp phần gợi ý xây dựng khung tài liệu, giáo trình về khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo ở nước ta hiện nay đối với các cơ sở đào tạo báo chí, mỹ thuật, in ấn... 7. Kết cấu của Khoá luận: Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận có kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in, vai trò và những nguyên lý sử dụng. Chương 2: Thực trạng ứng dụng các phần mềm máy tính trong thiết kế trình bày báo in ở nước ta hiện nay (Khảo sát báo Lao động, Hà Nội mới, Tuổi trẻ Tp.HCM, Tạp chí Cộng sản) Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phần mềm thiết kế, trình bày báo in hiện nay. Phần nội dung Chương 1 Các phần mềm máy tính ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in - Vai trò và những nguyên lý sử dụng Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản: Khái niệm: - Hệ điều hành (Phần mềm hệ thống): Dùng để khởi động, duy trì và tổ chức hệ thống máy tính. - Phần mềm ứng dụng: Là một liệt kê các câu lệnh do con người viết bằng thuật toán của một ngôn ngữ lập trình nào đó mà máy tính có thể thực hiện được theo một cách thức định trước, với mục đích hoàn thành những công việc cụ thể. Nói một cách khác, các phần mềm ứng dụng được dùng để biến máy tính thành một công cụ thực hiện một loại công việc đặc trưng như xử lý văn bản, phân tích tài chính, đồ hoạ... - Phần mềm tiện ích: Là các chương trình nhằm hoàn thành những công việc cụ thể như xử lý hoặc quản lý dữ liệu. Các chương trình tiện ích nhằm trợ giúp người dùng trong việc duy trì và tổ chức hệ thống. Một số thuật ngữ: - Bẫy màu: Để tạo được các sản phẩm in ấn đẹp nhưng kinh tế, người thiết kế trình bày và các chuyên viên nhà in đều muốn chống hiện tượng mất màu. Khi tách màu bằng các thiết bị in PostScipt, một số phần mềm máy tính sẽ giúp chúng ta hoá giải những đường gấp giữa 2 màu kề nhau theo một kỹ thuật mang tên bẫy màu. - Đồ hoạ vector: Là chế độ đồ hoạ là dạng đồ hoạ được tạo ra bằng các định nghĩa toán học, không phụ thuộc vào độ phân giải, có thể lập tỉ lệ theo kích cỡ bất kỳ và được in trên thiết bị xuất bất kỳ ở độ phân giải tuỳ ý mà không làm mất độ rõ nét. - Đồ hoạ bitmap: ảnh bitmap dựa trên một ma trận các pixel (điểm ảnh) và chúng được tạo ra bởi các ứng dụng xử lý ảnh như Adobe Photoshop. Khi làm việc với các ảnh bitmap, chúng ta sẽ chỉnh sửa từng pixel riêng rẽ chứ không phải chỉnh sửa các đối tượng hay hình dạng. Các ảnh bitmap thể hiện được sự mềm mại của việc chuyển màu từ đậm sang nhạt, chúng thường được dùng cho các ảnh có tông màu liên tục như ảnh chụp hoặc các ảnh minh hoạ tạo ra từ các ảnh minh hoạ (paint). Một khuyết điểm của ảnh bitmap là chúng sẽ mất đi chi tiết, không còn rõ nét và bị răng cưa khi phóng lớn. - Bézier: Thuật ngữ này được đặt tên theo tên một nhà toán học Pierre Bézier, mô tả đường cong với 2 điểm đầu mút, mỗi điểm được kiểm soát bằng một đầu cung. Hình dạng của Bézier được định nghĩa bởi vị trí tương quan của 2 đầu cung của những điểm này. - Bitmap: Thuật ngữ được dùng để mô tả ảnh đồ hoạ bao gồm các điểm ảnh pixel kết hợp thành ảnh. Thuật ngữ này cũng có ý nghĩa tương tự như thuật ngữ ảnh raster. - Choke: Trong in offset, thuật ngữ Choke xem như một tác động hay trạng thái tạo ra do sự mở rộng đường biên của đối tượng có màu sáng, làm cho nó phủ lấp lên đường biên của đối tượng có màu tối hơn. Choke được thực hiện trên các đối tượng có màu khác nhau để giảm thiểu sự chêch lệch màu khi văn bản được in offset. - Dpi (dots per inch): Số điểm trên 1 inch - đơn vị dùng để đo độ phân giải khi quét ảnh. Dpi cũng có thể được xem như độ chi tiết mà một máy in phim có thể biểu hiện trên film âm bản hay dương bản. - EPS: Chuẩn của Encapsulated PostScript, đây xem như là dữ liệu nguyên thuỷ tiêu biểu cho một trang hay hình ảnh hoàn tất. File dạng EPS dựa trên PostSript, một ngôn ngữ mô tả trang xây dựng bởi hãng Adobe và trở thành chuẩn trong công nghệ máy để bàn, nhằm mô tả những trang và hình ảnh có thể được in độc lập với giới hạn của độ phân giải của thiết bị - Frame: Thuật ngữ thường dùng để mô tả đặc tính của các khung, đường biên trong một hộp (box). - Grayscale: Thuật ngữ xuất phát từ lĩnh vực camera, được chia trong thang chia màu xám, hoạt động như một điểm đặc trưng cho mật độ film và chất lượng hình ảnh. - PDF: Viết tắt của Portable Document Format, một kiểu định dạng file nén (phát triển bởi Adobe) dùng để tạo văn bản in thử và trang web có thể được hiển thị, in ấn độc lập với các font và các hình ảnh đồ hoạ. Vai trò của các phần mềm máy tính ứng dụng trong việc thiết kế, trình bày báo 1.2.1 Đối với nội dung tờ báo: Thiết kế, trình bày là một phần trong các công việc của ban Thư ký toà soạn báo hay tạp chí. Đối với báo in hiện đại ngày nay, việc thiết kế, trình bày không chỉ do hoạ sĩ đảm nhiệm mà còn do các nhà báo có kinh nghiệm, am hiểu về mỹ thuật thực hiện, thậm chí với xu hướng báo chí hiện đại thì đây cũng chính là công việc của mỗi phóng viên hiện nay. Với các tờ báo, tạp chí hiện nay không có một tờ báo nào lại không sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày. Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng các phần mềm máy tính để thiết kế, trình bày là một cuộc cách mạng về kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực báo chí. Nó làm giảm thiểu thời gian giúp cho các toà soạn nhanh chóng chuyển tải nội dung thông tin của mình đến với công chúng báo chí một cách hiệu quả. Qua hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực xuất bản, báo chí, các hoạ sỹ trình bày đều cho rằng các phần mềm như QuarkXpress, Page Maker, Corel Draw, Photoshop là những phần mềm cơ bản không thể thiếu. Phần lớn đối tượng sử dụng các phần mềm này đều thừa nhận rằng họ sử dụng chúng bởi chúng có nhiều tính năng, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế và hiệu quả cho công việc. Còn các lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên, thư ký toà soạn thì cho rằng các phần mềm máy tính giúp cho nội dung tờ báo được thể hiện sinh động hơn, dễ thu hút công chúng hơn, đặc biệt là hỗ trợ phóng viên thể hiện rõ ý đồ của sự kiện, vấn đề qua từng con chữ, hình ảnh. 1.2.2 Đối với hình thức tờ báo: Khả năng ứng dụng các phần mềm máy tính của các nhà báo nói chung, đội ngũ làm công tác thiết kế, trình bày nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến không những chỉ việc tổ chức nội dung, trình bày báo mà còn làm tăng hiệu quả mỹ thuật của tờ báo. Đối với các tờ báo, thông thường bao giờ cũng có những quy định rõ ràng về vị trí, diện tích cho các loại bài vở, các loại nội dung thông tin theo các chuyên mục, chuyên trang. Việc giữ đúng vị trí các các chuyên trang chuyên mục là một quy tắc nhất quán vì nó liên quan đến việc đánh giá tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của nội dung thông tin cũng như thói quen của độc giả khi tiếp nhận tờ báo. Trong bất cứ trường hợp nào, yêu cầu bao quát đối với việc thiết kế, trình bày báo, tạp chí làm cho thông tin rõ ràng nhất, gây sự chú ý nhiều nhất cho độc giả. Để đạt được yêu cầu chung ấy, mỗi tờ báo, tạp chí đều có phong cách riêng thể hiện từ cách trình bày tên báo, phân trang, chọn kiểu chữ, khuôn mẫu trang nhất cho đến việc sử dụng màu sắc, hình ảnh chụp hay hình ảnh đồ hoạ... Ngày nay, việc chế bản và thiết kế, trình bày báo trên máy vi tính làm cho công việc thuận tiện hơn nhiều và mang lại cho trang báo, tạp chí những dáng vẻ mới mẻ sinh động và hấp dẫn. Hình thức các tờ báo in ngày càng đẹp hơn nhờ việc đưa các phần mềm máy tính vào thiết kế, trình bày báo. 1.2.3 Tiết kiệm nguồn nhân lực trong xuất bản báo: Trước đây, nếu bằng cách làm thủ công trong sắp chữ, mi trang và vẽ maket những người thiết kế, trình bày báo phải tốn rất nhiều thời gian và công sức thì ngày nay với nhiều tính năng linh hoạt của các phần mềm cùng các thiết bị đi kèm đã thay thế được nhiều công đoạn xuất bản phẩm. Vì vậy, nếu ứng dụng tốt các khả năng của phần mềm máy tính trong công tác này thì các toà soạn, nhà in sẽ tránh lãng phí nguồn nhân lực và tiền của... 1.3 Các phần mềm thông dụng được ứng dụng trong thiết kế, trình bày báo in Các phần mềm dàn trang: Phần mềm QuarkXpress: - Khái lược lịch sử phát triển: Phiên bản đầu tiên của phần mềm Quark Xpress ra đời từ năm 1987 do hãng phần mềm Quark (có trụ sở tại Denver – Colorado – Mỹ) tạo lập với mục đích mang đến cho người dùng những tính năng linh hoạt trong việc thiết kế, dàn trang cho các ấn phẩm như sách, báo, tờ gấp quảng cáo... Đặc biệt với các ấn phẩm báo chí, QuarkXpress đã thực sự trở thành công cụ đồng hành không thể thiếu cho các hoạ sĩ thiết kế, biên tập viên và các nhà báo. Có khoảng 4 triệu người sử dụng phần mềm QuarkXpress tại hơn 100 quốc gia trên thế giới [56]. Để kết hợp các hình vẽ véc tơ, các ảnh bitmap và văn bản trên những trang trình bày lớn