Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một TTCK nào trên thế
giới. Tất cả các thị trường đều xây dựng những chỉ số giá chứng khoán riêng bằng cách phối
hợp với một tổ chức quốc tế hoặc tự xây dựng. Chỉ số giá cổ phiếu thể hiện mức giá bình
quân của cổ phiếu tại một thời điểm bất kỳ so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn (thông
thường được lấy là 100 hoặc 1.000). Chỉ số giá cổ phiếu có thể được tính cho toàn bộ hoặc
một bộ phận cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia; cũng có thể là các cổ phiếu trong một
khu vực gồm nhiều quốc gia khác nhau; hoặc là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành.
Trên TTCK Việt Nam, đã có một số đơn vị thực hiện việc xây dựng chỉ số giá cổ phiếu theo
thị trường hoặc theo ngành, nhóm ngành. Trong nhiều phương pháp, các chỉ số giá cổ phiếu
tại Việt Nam hiện nay, kể cả hai chỉ số chính trên thị trường là VN-Index và HNX-Index, chủ
yếu được xây dựng theo phương pháp bình quân trọng số vốn hóa thị trường lấy quyền số là
số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại. Cách tính này có ưu điểm là đơn giản và tiết kiệm thời
gian, song có nhược điểm là không phản ánh được chính xác diễn biến giá thực của cổ phiếu
do thanh khoản của cổ phiếu trong rổ tính toán là không sát thực. Phương pháp này hầu như
không còn được sử dụng trên TTCK quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường phát triển. Một vấn
đề khác nổi cộm trên TTCK trong nước là chưa có một hệ thống chỉ số ngành cổ phiếu được
công bố chính thức và được thừa nhận rộng rãi, bất chấp thực tế là một số công ty chứng
khoán đã xây dựng tập hợp các chỉ số ngành và đang cố gắng quảng bá sử dụng từ lâu. Với
mục đích góp phần tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng này,
chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp xây dựng chỉ số chứng khoán mà các nhà cung cấp
chỉ số trên thế giới hiện nay đang sử dụng là phương pháp bình quân theo trọng số vốn hóa thị
trường có điều chỉnh, và thông qua đó đề xuất một số phương hướng xây dựng chỉ số ngành
cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
10 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng xây dựng chỉ số giá cổ phiếu theo ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng xây dựng chỉ số giá cổ phiếu theo ngành trên TTCK Việt Nam1
Ths. Phạm Nguyễn Hoàng, Đặng Việt Dũng
Trung tâm NCKH-ĐTCK
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin quan trọng hàng đầu đối với bất kỳ một TTCK nào trên thế
giới. Tất cả các thị trường đều xây dựng những chỉ số giá chứng khoán riêng bằng cách phối
hợp với một tổ chức quốc tế hoặc tự xây dựng. Chỉ số giá cổ phiếu thể hiện mức giá bình
quân của cổ phiếu tại một thời điểm bất kỳ so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn (thông
thường được lấy là 100 hoặc 1.000). Chỉ số giá cổ phiếu có thể được tính cho toàn bộ hoặc
một bộ phận cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia; cũng có thể là các cổ phiếu trong một
khu vực gồm nhiều quốc gia khác nhau; hoặc là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành.
Trên TTCK Việt Nam, đã có một số đơn vị thực hiện việc xây dựng chỉ số giá cổ phiếu theo
thị trường hoặc theo ngành, nhóm ngành. Trong nhiều phương pháp, các chỉ số giá cổ phiếu
tại Việt Nam hiện nay, kể cả hai chỉ số chính trên thị trường là VN-Index và HNX-Index, chủ
yếu được xây dựng theo phương pháp bình quân trọng số vốn hóa thị trường lấy quyền số là
số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại. Cách tính này có ưu điểm là đơn giản và tiết kiệm thời
gian, song có nhược điểm là không phản ánh được chính xác diễn biến giá thực của cổ phiếu
do thanh khoản của cổ phiếu trong rổ tính toán là không sát thực. Phương pháp này hầu như
không còn được sử dụng trên TTCK quốc tế, đặc biệt là tại các thị trường phát triển. Một vấn
đề khác nổi cộm trên TTCK trong nước là chưa có một hệ thống chỉ số ngành cổ phiếu được
công bố chính thức và được thừa nhận rộng rãi, bất chấp thực tế là một số công ty chứng
khoán đã xây dựng tập hợp các chỉ số ngành và đang cố gắng quảng bá sử dụng từ lâu. Với
mục đích góp phần tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng này,
chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp xây dựng chỉ số chứng khoán mà các nhà cung cấp
chỉ số trên thế giới hiện nay đang sử dụng là phương pháp bình quân theo trọng số vốn hóa thị
trường có điều chỉnh, và thông qua đó đề xuất một số phương hướng xây dựng chỉ số ngành
cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
Khái niệm và phương pháp tính
Phương pháp giá bình quân theo trọng số vốn hóa thị trường có điều chỉnh (sau đây gọi là
phương pháp free-float) là việc tính giá bình quân theo trọng số vốn hóa thị trường nhưng số
lượng cổ phiếu được sử dụng để tính giá trị vốn hóa không phải là toàn bộ số cổ phiếu đang
1
Bài đăng Tạp chí Chứng khoán Việt Nam tháng 12/2010
lưu hành mà thay vào đó chỉ bao gồm những cổ phiếu không bị hạn chế giao dịch (free float –
cổ phiếu lưu hành tự do).
Free-float ở đây có thể được hiểu là số lượng cổ phiếu của một công ty niêm yết mà luôn sẵn
sàng được giao dịch trên Sở giao dịch so với tổng số lượng cổ phiếu mà công ty đó đã phát
hành. Các loại cổ phiếu cần bị loại trừ ra khỏi số lượng cổ phiếu khi tính toán chỉ số theo
phương pháp free-float là những cổ phiếu do nhóm cổ đông chi phối, cổ đông chiến lược, cổ
đông sáng lập, cổ đông Nhà nước hoặc những hạn chế về giao dịch cổ phiếu khác nếu có.
Phương pháp free-float mặc dù rất phức tạp trong việc tính toán và duy trì chỉ số nhưng lại có
ưu điểm là phản ánh tốt hơn các hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường. Nếu
theo phương pháp giá bình quân trọng số toàn bộ vốn hóa thị trường, một công ty có hệ số lưu
hành tự do (FFW) thấp (tỷ lệ cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch thấp) có thể sẽ vẫn tác động
mạnh đến mức độ biến động của cả thị trường. Tương tự, một nhóm nhà đầu tư hay thậm chí
một nhà đầu cơ cũng có thể đẩy giá của một cổ phiếu có hệ số lưu hành tự do thấp dẫn đến sự
tăng trưởng không bền vững của thị trường. Vì vậy, sử dụng phương pháp free-float có thể
giảm thiểu được những tác động bất thường này và phản ánh sự vận động của thị trường một
cách trung thực hơn. Chỉ số được tính toán theo phương pháp free-float phản ánh phù hợp hơn
xu hướng của thị trường vì nó chỉ xét đến các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường. Các cổ
phiếu bị hạn chế giao dịch được loại bỏ và xem như không có ảnh hưởng đến sự biến động
của giá cổ phiếu.Ngoài ra, phương pháp này giúp chỉ số phản ánh rộng hơn xu thế của toàn thị
trường (hoặc ngành) thay vì tập trung vào một số công ty có quy mô lớn.
TTCK Việt Nam là một thị trường mới, rất nhiều doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết xuất
phát từ các doanh nghiệp nhỏ hoặc sở hữu Nhà nước. Mức độ "đại chúng" của nhiều công ty
còn chưa cao và tỷ lệ cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch là tương đối thấp so với các thị trường
đã phát triển khác. Thông thường ở các thị trường phát triển thì hệ số lưu hành tự do ở mức
90% - tức là hầu như toàn bộ khối lượng cổ phiếu là sẵn sàng cho giao dịch trên thị trường.
Với Việt Nam, tỷ lệ này của nhiều công ty chỉ ở mức 50 – 60% và thậm chí một số doanh
nghiệp nhà nước mới cổ phần hóa thì hệ số lưu hành tự do chỉ là 10%. Vì vậy những tác động
bất thường như ở trên là rất đáng kể và cần thiết phải sử dụng phương pháp free-float để xây
dựng các chỉ số thị trường nhằm phản ánh tốt hơn sự biến động của thị trường.
Phương pháp tính toán chỉ số ngành
Chỉ số = (CMV / BMV) × Điểm gốc
Trong đó: Chỉ số là các chỉ số ngành cần tính toán
Điểm gốc là giá trị điểm chỉ số tại thời điểm ngay trước kỳ tính toán chỉ số
CMV (current free-float adjusted market value) và BMV (base free-float adjusted
market value) lần lượt là giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh ở thời điểm hiện tại và thời
điểm gốc (ví dụ, ngày 30/06/2010). BMV và CMV được tính theo công thức như sau:
𝐵𝑀𝑉 = 𝑃𝑖0 × 𝑄𝑓𝑖0
𝑛
𝑖=1
𝐶𝑀𝑉 = 𝑃𝑖𝑡 × 𝑄𝑓𝑖𝑡
𝑛
𝑖=1
Pi0 là giá của cổ phiếu i tại thời điểm 0
Qfi0 là khối lượng cổ phiếu i lưu hành tự do (Qfi) tại thời điểm 0
Pit là giá của cổ phiếu i tại thời điểm t
Qfit là khối lượng cổ phiếu i lưu hành tự do (Qfi) tại thời điểm t
Qfi = Khối lượng cổ phiếu i đang lưu hành × Hệ số lưu hành tự do (FFW)
Hệ số lưu hành tự do (FFW) là tỷ lệ cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch trong tổng
khối lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty i.
Phương pháp tính khối lượng lưu hành tự do
Tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành
Trừ đi: Khối lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi: Hội đồng
quản trị/đại diện Nhà nước/thành viên sáng lập/cổ
đông chiến lược
Khối lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi các công ty sở
hữu chéo (cross holdings)
Khối lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi những cổ
đông khác dưới dạng chứng chỉ vật chất
bằng = Khối lượng cổ phiếu lưu hành tự do
Giá trị vốn hóa thị trường của một cổ phiếu bằng giá của cổ phiếu nhân với khối lượng đang
lưu hành hiện tại của cổ phiếu đó. Tuy nhiên, như trên đã đề cập, nhiều khi giá trị vốn hóa thị
trường giản đơn không phải là một chỉ tiêu phù hợp cho tỷ trọng của cổ phiếu đó trong chỉ số
ngành. Trên thực tế, rất khó để xác định khối lượng cổ phiếu free-float một cách hoàn toàn
chính xác. Tuy nhiên, một cách phổ biến nhất, có thể ước lượng một cách gần đúng số lượng
cổ phiếu bị hạn chế giao dịch và nó bao gồm ba loại chính là cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước,
cổ phiếu do nhà đầu tư chiến lược nắm giữ và cổ phiếu sở hữu chéo.
Sở hữu Nhà nước
Sở hữu nhà nước là một vấn đề đáng lưu ý đối với các thị trường chứng khoán mới nổi, đặc
biệt là đối với một nền kinh tế có định hướng kinh tế quốc doanh là một thành phần chủ đạo
như ở Việt Nam. Sở hữu Nhà nước đôi khi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng cổ phiếu
của một công ty và vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến lượng cổ phiếu sẵn sàng cho giao
dịch trên TTCK. Thông thường, Nhà nước nắm giữ cổ phiếu của một công ty để có vai trò
quyết định đối với chính sách, chiến lược hoạt động của công ty đó. Thông qua đó, có những
tác động đến ngành, thị trường và kể cả nền kinh tế để đạt được những mục tiêu về điều tiết
thị trường. Khí đó, lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi đại diện Nhà nước, về mặt lý thuyết, sẽ
ít được giao dịch và trên thực tế hầu như cũng không được giao dịch trên thị trường. Vì vậy,
cần loại bỏ khối lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi đại diện Nhà nước ra khỏi khối lượng cổ
phiếu tính chỉ số.
Sở hữu chiến lược
Trong nhiều trường hợp, một cổ đông có thể là nhà đầu tư chiến lược. Các nhà đầu tư thuộc
loại hình này thường nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian xác định, thông thường là dài hạn
và không có ý định bán cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận thông qua giá cổ phiếu như các nhà
đầu cơ ngắn hạn. Trong trường hợp này, cổ phiếu nắm giữ bởi các nhà đầu tư chiến lược hầu
như không được giao dịch trên thị trường và theo thông lệ nó sẽ bị loại bỏ khỏi khối lượng cổ
phiếu free-float.
Sở hữu chéo
Sở hữu chéo xảy ra khi một công ty niêm yết nắm giữ cổ phiếu của một công ty niêm yết khác
trên cùng SGD và cùng nằm trong một nhóm được gộp để tính toán chỉ số. Trường hợp sở
hữu chéo (nếu xảy ra) có thể dẫn đến hiện tượng tính trùng khi xây dựng một chỉ số. Ví dụ,
hai công ty cùng nằm trong một ngành và cùng được gộp vào để tính toán chỉ số ngành đó,
phần giá trị của một công ty được nắm giữ bởi một công ty khác đã được phản ánh vào giá trị
cổ phiếu của công ty nắm giữ (qua khối lượng cổ phiếu đang lưu hành). Vì vậy, cần thiết phải
loại trừ cổ phiếu nắm giữ chéo ra khỏi khối lượng cổ phiếu được dùng để xây dựng chỉ số để
tránh được hiện tượng tính hai lần và có được sự phản ánh chính xác hơn về sự vận động của
các chỉ số.
Có thể phân ra hai loại sở hữu chéo cơ bản là sở hữu chéo trực tiếp và sở hữu chéo gián tiếp.
Trong bất cứ trường hợp tính toán nào ở trên, khối lượng cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch
cũng không thể lớn hơn số lượng cổ phiếu ghi sổ của các công ty niêm yết và tại Trung tâm
lưu ký.
Sở hữu chéo trực tiếp
Giả sử tỷ lệ sở hữu của Công ty A đối với Công ty B là 𝑥%, khi đó nhà đầu tư bỏ ra A đơn vị
tiền tệ để mua và sở hữu hoàn toàn Công ty A thì họ đồng thời sẽ có quyền đối với x% giá trị
của Công ty B.
Nếu nhà đầu tư muốn sở hữu tiếp Công ty B thì họ chỉ cần đầu tư thêm (1 – 𝑥%) giá trị công
ty B để mua lại công ty này. Điều này có nghĩa là giá trị vốn hóa thị trường của cả hai công ty
chỉ là [A + (1- 𝑥%)B] mà không phải là (A + B). Tức là, phải loại bỏ 𝑥% khối lượng cổ phiếu
của Công ty B ra khỏi khối lượng cổ phiếu để tính giá trị vốn hóa thị trường của Công ty B
(giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh).
Sở hữu chéo gián tiếp
Trường hợp này xảy ra khi Công ty A sở hữu cổ phiếu của Công ty B đồng thời Công ty B lại
sở hữu cổ phiếu của Công ty C. Khi đó giữa A và C có mối quan hệ sở hữu chéo gián tiếp và
hoạt động của Công ty C cũng có thể ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu của Công ty A thông
qua cổ phiếu của Công ty B mặc dù Công ty A không trực tiếp sở hữu cổ phiếu của Công ty
C.
Tuy nhiên, trên thực tế, loại hình sở hữu chéo này rất phức tạp và khó tính toán. Thêm vào đó,
trong bài nghiên cứu của Bolle và Guth năm 1992 cũng như của Turnovec năm 1999 và 2005,
bằng việc sử dụng mô hình Leontief input-output, đã chỉ ra rằng việc loại bỏ mối quan hệ sở
hữu chéo gián tiếp như trên không ảnh hưởng nhiều đến kết quả cuối cùng của việc phân chia
tài sản giữa các chủ sở hữu. Có nghĩa là, cấu trúc sở hữu hầu như không bị thay đổi khi không
tính đến vấn đề sở hữu chéo gián tiếp.
Vì vậy, việc tính toán chỉ số ngành không đề cập đến mối quan hệ sở hữu chéo gián tiếp.
Xác định hệ số lưu hành tự do (FFW)
Các công ty niêm yết báo cáo định kỳ tình hình sở hữu cổ phần của họ theo mẫu và quy định
của SGD và UBCKNN. Trên cơ sở các báo cáo đó, SGD hoặc cơ quan thực hiện xây dựng chỉ
số sẽ xác định khối lượng cổ phiếu sẵn sàng cho giao dịch và hệ số lưu hành tự do cho từng
công ty niêm yết. Hệ số lưu hành tự do là tỷ lệ mà cổ phiếu của một công ty sẵn sàng được
giao dịch trên thị trường so với tổng số cổ phiếu lưu hành. Hệ số lưu hành tự do của mỗi công
ty được áp dụng cố định đồng thời được rà soát và tính toán lại định kỳ. Mỗi hệ số lưu hành tự
do của từng công ty sau khi được tính toán sẽ được làm tròn tới 0,05 đơn vị (hay 5%), cụ thể
như sau:
Tỷ lệ cổ phiếu
sẵn sàng cho giao dịch
Hệ số lưu hành tự do
(FFW)
> 0 – 5% 0,05
> 5 – 10% 0,10
> 10 – 15% 0,15
> 15 – 20% 0,20
> 20 – 25% 0,25
> 25 – 30% 0,30
> 30 – 35% 0,35
> 35 – 40% 0,40
> 40 – 45% 0,45
> 45 – 50% 0,50
> 50 – 55% 0,55
> 55 – 60% 0,60
> 60 – 65% 0,65
> 65 – 70% 0,70
> 70 – 75% 0,75
> 75 – 80% 0,80
> 80 – 85% 0,85
> 85 – 90% 0,90
> 90 – 95% 0,95
> 95 – 100% 1,00
Phương pháp điều chỉnh chỉ số trong các trường hợp đặc biệt
Việc tính toán các chỉ số ngành tương đối đơn giản nhưng có nhiều vấn đề này sinh xung
quanh hoạt động của các công ty niêm yết có liên quan đến số lượng cổ phiếu, thành phần sở
hữu cũng như giá cổ phiếu. Nếu không có sự điều chỉnh thì sẽ làm mất đi tính liên tục giữa
các giá trị chỉ số theo thời gian mặc dù có thể không có sự biến động căn bản nào về hoạt
động kinh tế. Có nghĩa là, các chỉ số ngành phải phản ánh đúng biến động giá của các cổ
phiếu trong ngành đó và đồng thời không bị ảnh hưởng bởi biến động của các yếu tố khác. Tại
SGD, giá trị cơ sở sẽ được điều chỉnh khi có bất kỳ sự kiện nào yêu cầu cần phải có sự điều
chỉnh và theo nguyên tắc chung như sau:
CMV trước khi điều chỉnh
=
CVM sau khi điều chỉnh
Hệ số chia trước khi điều chỉnh Hệ số chia sau khi điều chỉnh
Hay:
Dt =
CMVa × Dt-1
CMVt-1
Trong đó: Dt-1 và Dt là hệ số chia trước và sau khi điều chỉnh
CMVt-1 và CMVa là CMV trước và sau khi điều chỉnh
Trên cơ sở nguyên tắc điều chỉnh ở trên, chúng ta có thể áp dụng đối với một số trường hợp
điển hình cụ thể sau đây.
- Thêm vào hoặc bớt cổ phiếu khỏi ngành
- Chia tách hoặc sáp nhập doanh nghiệp
- Tách, gộp cổ phiếu
- Ngày giao dịch không hưởng cổ tức
- Thưởng cổ phiếu để tăng vốn
Ví dụ: Công ty A thực hiện thưởng 10% cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn điều lệ và ngày
giao dịch không hưởng quyền là ngày 1. Yêu cầu phải điều chỉnh cách tính chỉ số sau khi
đóng cửa Ngày 0
Chỉ số Ngày 0 là: 112,00 điểm
Giá trị vốn hóa có điều chỉnh toàn ngành Ngày 0 là: 14.475.000.000.000 đồng
Hệ số chia Ngày 0 là: 129.241.071.429
Giá thị trường của cổ phiếu A Ngày 0 là: 33.000 đồng/CP
Bước 1
Điều chỉnh giá tham chiếu của cổ phiếu A trước ngày giao dịch 1 (PA1) để thực hiện tính toán
lại giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh và hệ số chia mới cho ngày giao dịch 1:
PA1 = 33.000 / (1+10%) = 30.000 đồng/CP
Bước 2
Giá cổ phiếu A đã được điều chỉnh sau khi kết thúc Ngày 0 sẽ được sử dụng để tính toán hệ số
chia mới cho ngày giao dịch tiếp theo (Ngày 1).
Cổ phiếu
Giá tham chiếu
Ngày 1
Số lượng cổ phiếu
Free-float
Giá trị vốn hóa thị
trường có điều chỉnh
A 30.000 50.000.000 1.500.000.000.000
B 41.000 150.000.000 6.150.000.000.000
C 44.500 150.000.000 6.675.000.000.000
CMVa 14.325.000.000.000
Hệ số chia mới:
Dt =
CMVt × Dt-1
=
CMVa
BMV Chỉ số Ngày 0
Dt =
14.325.000.000.000
= 127.901.785.714
112
Bước 3
Tính chỉ số Ngày 1
Cổ phiếu
Giá đóng cửa
Ngày 1
Số lượng cổ phiếu
Free-float
Giá trị vốn hóa thị
trường có điều chỉnh
A 30.500 50.000.000 1.525.000.000.000
B 41.000 150.000.000 6.150.000.000.000
C 44.500 150.000.000 6.675.000.000.000
CMVt 14.350.000.000.000
Chỉ số ngành Ngày 1 =
CMVt
=
14.350.000.000.000
=
112,20
điểm Hệ số chia mới 127.901.785.714
Thông thường, phải mất một thời gian nhất định sau ngày chốt danh sách thưởng cổ phiếu thì
cổ phiếu thưởng đó mới được đưa vào lưu hành và có thể giao dịch. Trong trường hợp này,
đến ngày cổ phiếu thưởng được đưa vào giao dịch thì chúng ta lại phải thực hiện điều chỉnh số
lượng cổ phiếu free-float tương tự như trường hợp thêm cổ phiếu ở trên.
Nếu việc niêm yết và lưu hành cổ phiếu thưởng được thực hiện ngay thì chúng ta phải thực
hiện đồng thời hai sự điều chỉnh để chỉ số có thể phản ánh được tốt nhất sự biến động giá của
cổ phiếu đó.
Những khó khăn trong việc xây dựng và duy trì chỉ số ngành ở Việt Nam theo phương
pháp free-float và đề xuất giải pháp
Thực tiễn trong quá trình xây dựng và duy trì chỉ số ngành cổ phiếu ở Việt Nam có rất nhiều
khó khăn xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:
- Phân ngành: Việc phân ngành dựa trên các tiêu chí chủ chốt là doanh thu và lợi nhuận
của từng lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp hoạt
động đa ngành trong khi thông tin về kết quả hoạt động về từng lĩnh vực lại không
hoặc ít được công bố dẫn đến có thể có những sai lệch trong việc phân ngành các công
ty này. Ở một thái cực khác, do quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ và có nhiều doanh
nghiệp hoạt động mang tính đặc trưng riêng biệt nên một số ngành chỉ có một hoặc
một số rất ít doanh nghiệp nên việc tính toán chỉ số ngành kém ý nghĩa.
- Hệ thống chuẩn mực báo cáo và công bố thông tin trên TTCK Việt Nam chưa có các
quy định cụ thể về công bố thường xuyên cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm
yết. Các báo cáo về sở hữu không được cập nhật thường xuyên, thường chỉ là 1 năm
trong báo cáo thường niên và có nhiều doanh nghiệp không công bố cụ thể tỷ lệ trong
thời điểm chốt danh sách cổ đông. Vì vậy, rất khó để đảm bảo tính chính xác khi xác
định hệ số lưu hành tự do của mỗi cổ phiếu cũng như việc điều chỉnh trong quá trình
duy trì chỉ số.
- Việc hai SGDCK sử dụng hai hệ thống giao dịch và hai hệ thống báo cáo khác nhau
trong khi các ngành lại là sự tổng hợp các doanh nghiệp trên cả hai SGD cũng gây khó
khăn cho việc duy trì và cập nhật liên tục sự biến đổi của từng cổ phiếu tới chỉ số
ngành. HOSE sử dụng phương pháp khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa và
giá tham chiếu cho ngày giao dịch tiếp theo. Trong khi đó, HNX lại sử dụng phương
pháp khớp lệnh liên tục và giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của ngày giao
dịch trước đó. Vì vậy, khi tổng hợp cổ phiếu trên cả hai SGDCK để tính chỉ số ngành
sẽ dẫn đến sự không đồng nhất về cách tính giá của mỗi cổ phiếu trong cùng một
ngành.
Hai vấn đề cơ bản nhất trong quá trình xây dựng hệ thống chỉ số ngành cho TTCK Việt Nam
là việc phân ngành và tính toán hệ số lưu hành tự do. Giải quyết được hai vấn đề này thì phần
còn lại chỉ liên quan đến kỹ thuật tính toán. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, vấn đề thu thập
thông tin và dữ liệu đang gây khó khăn cho việc phân ngành và tính toán hệ số lưu hành tự do.
Ngay cả các tổ chức quốc tế muốn xây dựng hệ thống chỉ số cho TTCK Việt Nam cũng sẽ gặp
phải những khó khăn này.
Để bắt kịp với những chuẩn mực quốc tế về xây dựng chỉ số ngành cổ phiếu, thu hút được
nhiều hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, và đặc biệt là có được sự phản ánh
tốt hơn về diễn biến và tình hình giao dịch trên thị trường, chúng tôi đề xuất một số giải pháp
cơ bản sau:
- Cần có các nghiên cứu về cải tiến cơ chế công bố thông tin hàng ngày về biến động cơ
cấu sở hữu của các doanh nghiệp niêm yết hoặc ít nhất là tỷ lệ cơ cấu sở hữu tại các
ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày chốt danh sách cổ đông. Đơn vị công bố
có thể là SGDCK hoặc Trung tâm Lưu ký.
- Cần có một tổ chức có uy tín và được công nhận để tiến hành xây dựng và công bố hệ
thống chỉ số ngành cổ phiếu cho toàn thị trường cổ phiếu Việt Nam. Lý do chính của
việc một số hệ thống chỉ số ngành trên TTCK Việt Nam vừa qua không được sử dụng
rộng rãi là do thiếu độ tin cậy và sự công nhận chính thức của thị trường. Trong điều
kiện Việt Nam, tổ chức này cần thiết phải được UBCKNN công nhận chính thức trước
khi bắt đầu xây dựng chỉ số hoặc được sử dụng trên các phương tiện công bố thông tin
chính thức của UBCKNN.
- Để đảm bảo được sự công nhận nói trên, UBCKNN cần có một nhóm nghiên cứu độc
lập về xây dựng chỉ số ngành theo phương pháp free-float. Nhóm công tác này còn có
nhiệm vụ và khả năng tiến hành rà soát được tính chính xác của chỉ số ngành theo định
kỳ hàng quý hoặc năm.
- Hệ thống ch