Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong việc phát triển khoa học nói chung cũng như giáo dục nói riêng.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục. Tháng 9 năm 1960 Đại hội Đảng lần thứ IV chỉ rõ cần phải: “Xúc tiến việc nghiên cứu khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục ở nước ta”.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khái quát chung về viện khoa học, giáo dục và trung tâm thông tin, thư viện khoa học giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thông tin trở thành một nguồn lực quan trọng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong việc phát triển khoa học nói chung cũng như giáo dục nói riêng.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân. Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của giáo dục. Tháng 9 năm 1960 Đại hội Đảng lần thứ IV chỉ rõ cần phải: “Xúc tiến việc nghiên cứu khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục ở nước ta”. Thực hiện chủ trương này, ngày 6/12/1961 Viện khoa học giáo dục được thành lập, Viện đã đúc kết kinh nghiệm giáo dục trong và ngoài nước, kết hợp hài hoà giữa giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại nhằm xây dựng và phát triển đổi mới các hoạt động giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Xuất phát từ chức năng “Thông tin giáo dục” và nhận thức được vai trò của hoạt động thông tin là không thể thiếu và tách rời của Viện nên Viện khoa học giáo dục sớm tổ chức hoạt động thông tin khoa học bằng việc hình thành trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục theo quyết định số 822/GD ngày 06/10/1987. Từ đó đến nay, Trung tâm ngày càng phát triển, từng bước tiếp cận với hệ thống thông tin khoa học hiện đại, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển nền giáo dục nước nhà.
Phần I
Khái quát chung về viện khoa học - Giáo dục và
trung tâm thông tin - Thư viện khoa học giáo dục
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của viện Khoa học giáo dục
1. Lịch sử hình thành
Theo quyết định số 859/QĐ của Bộ trưởng Bộ giáo dục, ngày 06/12/1961 Viện được thành lập với tên gọi là Viện nghiên cứu khoa học giáo dục. Từ đó đến nay Viện Khoa học Giáo dục đã trải qua 33 năm hoạt động, nghiên cứu và góp phần xây dựng phát triển nền giáo dục.
Theo quyết định số 882/QĐ ngày 06/10/1987 và quyết định số 18/QĐ ra ngày 11/01/1988 của Bộ Trưởng Bộ giáo dục, Viện hợp nhất với cơ quan nghiên cứu của Bộ giáo dục thành Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Theo Nghị định số 29/CP ngày 30/4/1994 của Hội đồng Chính phủ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đổi tên là Viện Khoa học giáo dục (Tên tiếng Anh là National Institute For Educational Science) với 15 trung tâm, 1 tạp chí và 5 phòng chức năng.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học giáo dục
2.1. Chức năng
- Nghiên cứu cơ bản và triển khai về Khoa học giáo dục trong các lĩnh vực: Giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, giáo dục trẻ khuyết tật….
- Tư vấn cho các Bộ trưởng về những căn cứ khoa học, đề ra các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, quản lý và phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Tổng kết kinh nghiệm, xây dựng mô hình giáo dục cho nhà trường tương lai, phát triển khoa học Việt Nam.
- Đáo tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ sau đại học về Khoa học giáo dục và chuyên gia cho các chuyên ngành Khoa học giáo dục.
- Thông tin Khoc học - Giáo dục phục vụ công tác nghên cứu, giảng dạy, chỉ đoạ quản lý giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu và vận dụng những quan điểm giáo dục của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách giáo dục của Đảng, Chính phủ, truyền thống giáo dục của dân tộc và kinh nghiệm giáo dục của các nước vào thực tiễn hoạt động giáo dục góp phần xây dựng Khoa học giáo dục Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tâm lý học, sinh lý học lứa tuổi và giáo dục học.
- Nghiên cứu, thiết kế mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục - dạy học, quản lý, đánh giá cho các loại hình trường học, bậc học, cấp học ngành học từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục thường xuyên, giáo dục trẻ khuyết tật.
- Nghiên cứu, thiết kế mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung học chuyên nghiệp - dạy nghề, giáo dục trẻ khuyết tật và nghiên cứu những vấn đề chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đại học, cao đẳng.
- Nghiên cứu, thiết kế thiết bị dạy học, sử dụng thiết bị dạy học cho các ngành học, cho các bậc học, cấp học.
- Đào tạo và bồi dưỡng các cán bộ có trình độ sau đại học về Khoa học giáo dục và chuyên gia cho các chuyên ngành Khoa học giáo dục.
- Liên kết, hợp tác tổ chức nghiên cứu về Khoa học giáo dục với các cơ quan ngoài ngành Giáo dục - Đào tạo nhằm hoàn thiện mục tiêu giáo dục, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thu thập, lưu trữ, xử lý, phổ biến thông tin Khoa học giáo dục, quản lý giáo dục phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, chỉ đạo, quản lý giáo dục của ngành.
- Thực hiện các chương trình, dự án và các loại hình hợp tác nghiên cứu Khoa học giáo dục với các nước và các tổ chức quốc tế.
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện
Cơ cấu của Viện được hình thành trên nguyên tắc chỉ đạo tập trung và có sự hỗ trợ giữa các phòng ban nhằm đạt hiệu quả thông tin cao nhất.
Theo Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính Phủ, Viện Khoa học giáo dục gồm có 15 trung tâm nghiên cứu, 5 phòng chức năng và 01 tạp chí Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục.
* 15 trung tâm gồm:
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục học;
Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học - Sinh lý học lứa tuổi;
Trung tâm nghiên cứu Nội dung và Phương pháp giáo dục phổ thông;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục mầm non;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Trung tâm học chuyên nghiệp - Dạy nghề;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục đại học;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục xoá mù chữ và Giáo dục thường xuyên;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục phổ thông dân tộc ít người;
Trung tâm nghiên cứu Giáo viên;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Đạo đức - Công dân;
Trung tâm nghiên cứu Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học;
Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Dân số và Môi trường;
Trung tâm nghiên cứu Đánh giá chất lượng Giáo dục phổ thông;
Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học Giáo dục;
* Các phòng chức năng:
Phòng Tổng hợp - Hành chính - Quản trị;
Phòng Tổ chức cán bộ;
Phòng Quản lý Khoa học;
Phòng Quan hệ quốc tế;
Phòng Kế toán - Tài vụ;
* 01 tạp chí: Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục
Với cơ cấu tổ chức trên toàn bộ các Trung tâm, các phòng ban của Viện đều có mối quan hệ tác động qua lại với nhau nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc cũng như phục vụ người dùng tin một cách có hiệu quả.
II. Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục
Trung tâm là một cơ quan thông tin đầu ngành Khoa học giáo dục, là cơ quan tham mưu cho các cán bộ lãnh đạo của Bộ giáo dục và Viện Khoa học giáo dục trong việc tổ chức và phát triển hệ thống thông tin chuyên ngành.
1. Chức năng
Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học Giáo dục có chức năng thu thập, bảo quản, xử lý, cung cấp, phổ biến thông tin có liên quan đến Giáo dục và Khoa học giáo dục trong và ngoài nước phục vụ cho công tác nghiên cứu, chỉ đạo, bồi dưỡng cán bộ và quản lý giáo dục của ngành.
2. Nhiệm vụ
- Thu thập, xử lý và phổ biến thông tin về Giáo dục và Khoa học giáo dục dưới dạng các thư mục, các bản tin nhanh, tổng luận, tổng thuật, lược thuật… cho cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu.
- Sưu tầm và bảo quản các tư liệu về Khoa học giáo dục trong và ngoài nước.
- Xây dựng tổ chức và quản lý thư viện Khoa học giáo dục Việt Nam với tư cách là thư viện Khoa học giáo dục trung ương của ngành, phục vụ các cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục, các nghiên cứu sinh và học viên cao học.
- Biên soạn và xuất bản các bản tin khoa học giáo dục phục vụ nhu cầu tin cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy và quản lý giáo dục trong và ngoài ngành.
- Trao đổi ấn phẩm và các loại hình thông tin Khoa học giáo dục với hệ thống thư viện trong và ngoài nước.
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
3.1. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Thông tin - Thư viện Khoa học giáo dục được tổ chức thành 2 phòng: Phòng thông tin và phòng thư viện.
Trung tâm có: 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc và 9 cán bộ trong đó có 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ, 06 cử nhân.
* Phòng Thông tin có 06 cán bộ, có nhiệm vụ:
Làm bản tin khoa học giáo dục hàng tháng;
Làm thư mục chuyên để;
Làm cơ sở dữ liệu bài trích tạp chí;
Làm kỷ yếu các đề tài nghiên cứu;
Làm các bản tin theo chuyên để;
Khai thác thông tin tư liệu trên mạng;
Phục vụ thông tin theo yêu cầu…
* Phòng Thư viện có 03 cán bộ, có nhiệm vụ
Bổ sung sách, báo, tạp chí;
Làm cơ sở dữ liệu tài liệu;
Xử lý kỹ thuật tài liệu;
Lưu trữ và bảo quản tài liệu;
Phục vụ bạn đọc;
Sơ đồ cơ cấu tổ chức (xem phần phụ lục)
3.2. Các hoạt động
- Bổ sung nguồn lực: hàng năm Thư viện đều có nguồn bổ sung tài liệu về sách, báo, tạp chí… trong và ngoài nước để phục vụ cho cán bộ trong cơ quan và bạn đọc bên ngoài.
- Xử lý thông tin, tài liệu:Phòng Thư viện làm công tác đăng ký cá biệt, biên mục, tổ chức mục lục sách; đăng ký báo, tạp chí. Phòng Thông tin có nhiệm vụ tóm tắt lược thuật, tổng thuật, dịch thuật các tư liệu thu thập được từ sách, báo, tạp chí và các loại hình tài liệu khác.
- Lưu trữ và bảo quản tài liệu phục vụ công tác nghiên cứ và đào tạo của Viện
- Phổ biến thông tin, tài liệu:
+ Hướng dẫn bạn đọc tra cứu;
+ Cung cấp tài liệu gốc, các bản sao tài liệu;
+ Hàng năm Trung tâm tổ chức các buổi triển lãm giới thiệu sách và các sản phẩm, công trình nghiên cứu khoa học; tổ chức hội nghị cộng tác viên để có định hướng về hoạt động của Trung tâm;
+ Tổ chức thông báo khoa học;
+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo về các vấn đề nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ cán bộ Thông tin - Thư viện như chuyển đổi phần mềm CDS/ISIS for DOS chuyển sang phần mềm CDS/ISIS for WINDOWS (WINISIS), làm tóm tắt cho các tài liệu;
+ Cung cấp thông tin theo yêu cầu.
4. Nguồn lực thông tin
Hiện nay Thư viện có trên 40.000 đầu sách, gồm các loại sau:
Sách chuyên khảo về khoa học giáo dục
Sách giáo trình, sách giáo khoa các môn học
Sách chuyên khảo về khoa học xã hội
Sách tra cứu, từ điển
Trong đó:
Sách tiếng Việt khoảng 20.000 cuốn
Sách tiếng nước ngoài gần 20.000 cuốn
Từ điển, sách tra cứu trên 12.00 cuốn
Ngoài ra còn nhiều các sách báo, tạp chí, các luận án, các đề tài nghiên cứu khoa học khác.
Mỗi năm trung bình xuất bản 70 bản tin KHGD. Trung tâm Thông tin - Thư viện KHGD là đầu mối quan trọng cung cấp thông tin từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học, từ giáo dục không chính quy đến giáo dục chính quy.
III. Dây truyền thông tin - Tư liệu, tổ chức lao động và trang thiết bị của trung tâm Thông tin - Thư viện (TTTV) Khoa học - Giáo dục (KHGD)
1. Mô hình tổ chức
Trung tâm TTTVKHGD là nơi thu thập, khai thác, xử lý, sản xuất và phổ biến tin Giáo dục và Khoa học. Người dùng tin có thể trực tiếp thu thập khai thác thông tin tư liệu ngay tại Trung tâm theo yêu cầu sử dụng của mình, hoặc đặt yêu cầu qua điện thoại, Fax, Email.
Hoạt động của Trung tâm được chia làm 2 mảng: Thông tin và Thư viện.
+ Phòng Thư viện có nhiệm vụ bổ sung, xử lý, quản lý, phổ biến các tài liệu cấp 1, tài liệu bằng giấy.
+ Phòng thông tin có nhiệm vụ khai thác xử lý phổ biến tài liệu cấp 2, tài liệu khai thác trên mạng.
2. Dây chuyền Thông tin - Tư liệu
Để duy trì tốt hoạt động Thông tin - Thư viện đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin, trung tâm TTTV có một dây chuyền hoạt động mang tính khoa học và tuân theo một trật tự nhất định từ đầu vào đến khâu xử lý và cho ra những sản phẩm để phục vụ người dùng tin.
2.1 Bổ sung và tạo nguồn tin
Cũng như rất nhiều trung tâm TTTV trong cả nước, trung tâm TTTV-KHGD bổ sung tài liệu theo diện bao quát đề tài mà Trung tâm chịu trách nhiệm đó là những tài liệu về giáo dục, khoa học giáo dục, và các tài liệu khác có liên quan. Khâu bổ sung và tạo nguồn tin là một khâu rất quan trọng vì nó là tiền đề tạo ra nguồn lực thông tin cho Trung tâm.
Để bổ sung có hiệu quả Trung tâm đã xây được chính sách bổ sung nhằm:
- Xác định được những nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dùng tin.
- Thiết lập những tiêu chuẩn, chất lượng cho việc lựa chọn tài liệu.
- Thông báo về phạm vi bao quát nguồn tin của Trung tâm cho người dùng tin biết.
* Quy trình xây dựng chính sách phát triển nguồn tin gồm các bước:
+ Nghiên cứu chức năng, vai trò và mối liên quan của Trung tâm trong hệ thống thông tin quốc gia.
+ Nghiên cứu người dùng tin.
+ Xem xét công tác xây dựng nguồn hiện tại của Trung tâm.
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển thì vòng đời của thông tin ngày càng ngắn, thông tin bị lỗi thời một cách nhanh chóng do đó phải có phương thức xây dựng chính sách bổ sung một cách hợp lý để có những thông tin tốt nhất, kịp thời và cập nhật mang lại hiệu quả cao, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Để có thể xây dựng được nguồn lực thông tin Trung tâm đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau.
* Phương thức bổ sung
+ Quét tất cả những thông tin về khoa học giáo dục từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau như: sách, báo, tạp chí… của các nhà xuất bản, các cơ quan đơn vị khác nhau trong và ngoài nước để tìm kiếm sưu tầm những tài liệu có liên quan đến giáo dục, KHCN.
+ Trao đổi thông tin giữa các trung tâm với nhau, như: Đại học sư phạm, thư viện Quốc gia…
+ Thông tin do các cộng tác viên cung cấp.
+ Thông tin của các lãnh đạo, các báo cáo viên.
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài các cấp.
+ Luận án tiến sĩ, luận văn cao học của nghiên cứu sinh và học viên do viện đào tạo.
Ngoài ra Trung tâm còn bổ sung nguồn lực bằng cách tìm kiến thông tin trên mạng, mua đĩa CD-ROM… những tài liệu này có tính cập nhật cao.
2.2. Xử lý tài liệu
* Khâu xử lý về sách
- Kiểm tra hoá đơn chứng từ, so sánh với biên lai nếu thấy không phù hợp thì lập biên bản xác nhận.
- Đóng dấu thư viện; Dán nhãn bảo quản; Phân loại tài liệu;
- Viết số ký hiệu vào nhãn để biết tài liệu được nhập về khi nào và lấy số ký hiệu là ký hiệu xếp kho.
- Vào sổ đăng ký cá biệt.
- Biên mục và làm phích phục vụ bạn đọc.
Sau khi làm phích thư mục thì sắp xếp vào tủ mục lục cho người dùng tin tra tìm tài liệu. Từ phích mục lục được sắp xếp để độc giả có thể tra tìm một cách dễ dàng theo phân loại: tên tác giả, tên sách và sắp xếp theo ngôn ngữ.
* Xử lý báo, tạp chí
Quét tất cả các thông tin về giáo dục trên các báo, tạp chí, mạng… để lập thành các bản tin KHGD, thông tin chuyên đề, thông tin thư mục…khi làm các bản tin KHGD các cán bộ thông tin phải:
- Tìm tài liệu và chọn lọc các bản tin KHGD;
- Làm tóm tắt nội dung chính của bài;
- Soạn thảo thư mục;
- Xây dựng thành Bản tin KHGD;
2.3. Lưu trữ và bảo quản
Đây là một trong những khâu quan trong của thư viện nhằm giúp tăng tuổi thọ của sách, báo và duy trì nguồn lực thông tin.
a. Lưu trữ
Các tài liệu nhập về được xử lý sau đó được đưa vào kho để lưu trữ và bảo quản nhằm phục vụ bạn đọc khi cần tìm kiếm tài liệu sau này. Trung tâm TTTVKHGD lưu trữ tài liệu bằng các cách sau:
- Tài liệu sau khi xử lý xong được đưa vào lưu trong máy tính dưới dạng các biểu ghi có tóm tắt và in ra phích mục lục.
+ Ưu điểm: Kiểu lưu trữ này gọn nhẹ và dễ tìm kiếm.
+ Nhược điểm: Phải mất công đưa vào máy và đĩa, đồng thời rất dễ bị mất, hỏng vì chất lượng đĩa và máy không ổn định, hay hỏng, không lưu được tài liệu gốc, tài liệu cấp 1 vì quá tốn dung lượng đĩa và khó bảo quản.
- Lưu trữ trong kho. Đây là cách lưu trữ truyền thống, nhiều trường hợp bạn đọc cần có những thông tin bằng giấy (tài liệu gốc), ngoài ra lưu trên máy có một số nhược điểm nên cách lữu trữ truyền thống vẫn được Trung tâm sử dụng nhằm phục vụ bạn đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà.
+ Ưu điểm: lưu được tài liệu gốc, tài liệu nguyên bản.
+ Nhược điểm: tốn nhiều diện tích sắp xếp, phải sử dụng các phương tiện để bảo quản.
b. Bảo quản
Để bảo quản tốt các tài liệu Trung tâm đã sử dụng các phương pháp sau:
- Chống ẩm: Sách và tài liệu được sắp xếp lên các giá kệ cao và giữ nhiệt độ trong kho thấp hợp nhiệt độ ngoài trời và dung hoá chất để hút ẩm.
- Chống nấm mốc: Thư viện thường xuyên lau dọn làm vệ sinh và duy trì chế độ thông gió, giữ ẩm ở mức độ tối ưu nhất.
- Chống côn trùng: khử trùng tài liệu trước khi nhập vào kho và khử trùng theo định kỳ hai năm một lần.
Chống cháy: Trung tâm đã trang bị đầy đủ dụng cụ để chống cháy, cứu hoả như cát, bình cứu hoả, hệ thống vòi chữa cháy…
2.4. Phổ biến thông tin tư liệu
a. Tìm tin
Người dùng tin có thể dựa vào hệ thống thư mục để tìm kiếm những tài liệu cần thiết cho bản thân. Có hai hình thức tìm tin cơ bản:
* Tìm thủ công: Đây là cách thức tìm tin truyền thống, tra tìm theo hệ thống mục lục, tủ mục lục được sắp xếp như sau:
Tên tác giả (sắp xếp theo vần chữ cái)
Tên sách (sắp xếp theo vần chữ cái)
Sắp xếp theo lĩnh vực khoa học (toán học, tâm lý…)
Sắp xếp theo ngôn ngữ…
* Tìm tin tự động hoá: Đây là công việc tìm tin trên máy tính thông qua việc tìn trên các cơ sở dữ liệu. Tìm tin theo hình thức này rất nhanh và đạt hiệu quả chính xác cao. Tuy nhiên đòi hỏi người tìm tin phải được huấn luyện cách thức tra tìm tài liệu trên máy. ở Trung tâm có CSDL CDS/ISIS for WIN để tra cứu tìm tin nhưng chưa được phổ biến cho người sử dụng.
b. Phục vụ cung cấp thông tin
Phục vụ thông tin theo chuyên ngành khoa học giáo dục, cung cấp thông tin dưới mọi hình thức. Tổ chức khai thác thông tin của trung tâm thông tin thư viện chủ yêú dựa vào các nguồn sau:
- Các tạp chí sách báo trong nước.
- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
- Thông tin do cộng tác viên cung cấp.
- Thông tin do các đồng chí lãnh đạo, báo cáo viên.
3. Các loại sản phẩm và dịch vụ thông tin
3.1. Các sản phẩm Thông tin - Thư viện
- Bộ máy tra cứu.
- Cơ sở dữ liệu.
- Thư mục: Thư mục tài liệu mới, thư mục chuyên đề.
- ấn phẩm thông tin: Tổng luận, tổng quan, lược thuật, dịch thuật, danh mục, tạp chí thông tin ra hàng tháng, bản tin, tóm tắt cá kết quả đề tài nghiên cứu.
3.2. Dịch vụ thông tin thư - viện:
- Cung cấp tài liệu cấp I- tài liệu gốc theo các đề tài.
- Cung cấp các bản tin, các tổng luận chuyên đề về tình hình, thành tựu xu thế phát triển Giáo dục và Khoa học giáo dục của trong và ngoài nước.
- Cung cấp các thông tin theo yêu cầu.
- Lập thư mục chuyên đề phục vụ các đề tài nghiên cứu, các dự án, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, học sinh làm luận văn tốt nghiệp.
- Hợp tác biên soạn, biên dịch tài liệu, in ấn xuất bản sách.
4. Tổ chức lao động
Trung tâm được tổ chức theo mô hình trung tâm thông tin hiện đại bao gồm: Phòng thông tin và phòng thư viện, với 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc
* Phòng thư viện có 03 cán bộ có chức năng: Bổ sung sách báo; Phụ trách kho; Phục vụ bạn đọc;
* Phòng thông tin có 06 cán bộ có chức năng: Biên tập bản tin KHGD hàng tháng; Thu thập thông tin làm các bản tin chuyên đề; Các tổng luận về KHGD; Các Bản tin thư mục.
Trung tâm đã biên soạn các tổng luận và thông tin chuyên đề,các bản tin KHGD gồm 03 mảng vấn đề:
Tình hình phát triển giáo dục của các nước trên thế giới;
Tình hình phát triển giáo dục ở Việt Nam;
Và các chuyên đề khác.
5. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác thông tin tư liệu
Ngoài các trang thiết bị như bàn, ghế, sách, quạt… Trung tâm còn trang bị các thiết bị sử dụng sau:
STT
Tên thiết bị
Nhãn hiệu
Số lượng
Loại
Hiện trạng
Ghi chú
1
Máy vi tính
Pen Tum
07
586
486
75%
01 phòng giám đốc
04 phòng thông tin
02 phòng thư viện
2
Máy in
Laser 6L
03
80%
01 phòng giám đốc
01 phòng thư viện
01 phòng thông tin
3
Máy phô tô
Mita DC
01
90%
01 phòng thư viện
4
Máy đánh chữ
01
50%
01 phòng thư viện
5
Điện thoại
04
80%
01 phòng giám đốc
01 phòng thông tin
02 phòng thư viện
Nhìn chung, từ năm 1997 trở lại đây Trung tâm được trang bị thêm nhiều máy tính tốt hơn. 07 máy tính đã được cài đạt phần mềm CDS/ISIS chạy trên WIN để làm CSDL, xử lý CSDL về tạp chí, soạn thảo văn bản, quản lý và lưu trữ thông tin, nhập tin và tra cứu thông tin phục vụ bạn đọc. Đặc biệt năm 2001 Trung tâm đã nối mạng Internet, đã tiếp cận cách ứng dụng thông tin hiện đại. Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí nên chỉ khai thác với số lượng ít.
Phần II
Nhận xét và Kiến nghị
I. Nhận xét
Qua việc thực hành về công tác Thông tin - Thư viện ở Viện KHGD