Đề tài Khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển

Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới. Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng ngành dầu khí Việt nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng dầu khí của đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển ngành dầu khí hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với lý do đó, người viết quyết định chọn đề tài “ Khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển”. Trong phạm vi khoá luận này, người viết đề cập đến các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển ngành dầu khí nước ta trong thời gian tới. Kết cấu của khoá luận gồm ba chương: Chương I: “Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam” giới thiệu một cách tổng quát về tiềm năng dầu khí Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Chương II: “Thực trạng khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam” cho thấy cụ thể các hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời đề cập tới các hoạt động lọc, hoá dầu và hoạt động đầu tư trong ngành dầu khí Việt Nam. Chương III: “ Các giải pháp phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian tới”. Từ việc phân tích thực trạng ngành dầu khí Việt Nam, đồng thời trên cơ sở định hướng phát triển của ngành, những thuận lợi và khó khăn, người viết đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong thời gian tới.

doc112 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp này, trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế Ngoại Thương, Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đặc biệt là thầy giáo, Thạc sỹ Nguyễn Quang Minh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô, các chị làm ở thư viện, những người đã giúp đỡ em tìm tài liệu cần thiết để hoàn thành bài khoá luận này. Cuối cùng, em xin gửi tới gia đình và bạn bè những lời biết ơn chân thành vì sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất để em có thể yên tâm tập trung hoàn thành công trình đầu đời này của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Bùi Thị Anh Nguyên Mục lục Lời mở đầu Dầu khí là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Nó là nguồn cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Đối với những quốc gia được thiên nhiên ưu đãi về nguồn dầu khí thì việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Bởi công nghiệp dầu khí ngày nay là một ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, đi đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất của thế giới. Việt Nam là một trong những nước may mắn được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên này. Nhìn chung, tiềm năng dầu khí Việt Nam là khá lớn. Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã không ngừng phát triển, vươn lên thành một ngành công nghiệp đầu tàu của đất nước. Những thành tựu mà các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí mang lại cho nền kinh tế nước ta ngày một to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng ngành dầu khí Việt nam chưa thực sự tương xứng với tiềm năng dầu khí của đất nước. Chúng ta cần phải chú trọng đầu tư phát triển ngành dầu khí hơn nữa để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với lý do đó, người viết quyết định chọn đề tài “ Khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam: Thực trạng và các giải pháp phát triển”. Trong phạm vi khoá luận này, người viết đề cập đến các hoạt động khai thác, xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển ngành dầu khí nước ta trong thời gian tới. Kết cấu của khoá luận gồm ba chương: Chương I: “Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam” giới thiệu một cách tổng quát về tiềm năng dầu khí Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam. Chương II: “Thực trạng khai thác và xuất khẩu dầu khí ở Việt Nam” cho thấy cụ thể các hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu khí của nước ta trong thời gian vừa qua, đồng thời đề cập tới các hoạt động lọc, hoá dầu và hoạt động đầu tư trong ngành dầu khí Việt Nam. Chương III: “ Các giải pháp phát triển ngành dầu khí Việt Nam trong thời gian tới”. Từ việc phân tích thực trạng ngành dầu khí Việt Nam, đồng thời trên cơ sở định hướng phát triển của ngành, những thuận lợi và khó khăn, người viết đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam trong thời gian tới. Chương I: Khái quát về ngành dầu khí Việt Nam I. Tiềm năng khai thác và xuất khẩu dầu khí Việt Nam 1. Điều kiện tự nhiên Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía đông và phía nam giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam cũng nằm ở trung tâm vùng Đông Nam á rộng lớn và giàu có. Giáp với Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia ở phía Tây, Malaysia, Indonesia và Philipin ở phía Nam và Đông, Việt Nam có ưu thế rõ rệt là cầu nối liền phần lục địa của Đông Nam á với các quần đảo bọc quanh Biển Đông. Lãnh thổ của Việt Nam ngoài phần đất liền trên lục địa, còn bao gồm nhiều đảo và quần đảo như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, các đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Phú Quốc... Với vị trí như vậy, Việt Nam là nơi mà các dòng sông và các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam từ trung tâm lục địa đổ ra và chấm dứt trên biển cả. Đó cũng là hướng di cư của các luồng thực vật cổ xưa, hoặc là từ phiá Tây Bắc xuống, hoặc là từ phía Đông Nam lên. Bờ biển của Việt Nam dài 3260km, như vậy là dài gần ngang với biên giới trên đất liền và tương đối phát triển so với một nước có diện tích 329.666km2. Đặc điểm này làm cho Việt Nam mang tính chất của một bán đảo. Tính trung bình, cứ khoảng 100 km2 ta lại có 1km bờ biển. Đáng chú ý là vùng kinh tế biển rộng 200 hải lý thường tương đương với chiều rộng của thềm lục địa ở đáy biển. Thềm lục địa này với nối dài bờ biển ra ngoài khơi đến độ sâu 200m. Thềm lục địa là nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản quý. Giá trị của thềm lục địa của nước ta rất lớn vì nó giàu các sa khoáng biển gồm các mỏ kim loại hiếm như thiếc, ti tan ... cũng như dầu lửa. Phần thềm lục địa ở miền Bắc cũng như ở miền Nam có những túi dầu với trữ lượng lớn. 1.1. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển đồng bằng sông Hồng Những năm sau miền Bắc được giải phóng, chính phủ Việt Nam đã có chủ trương nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Theo một hiện tượng có quy luật, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện ra rằng dầu mỏ có xu hướng định cư tập trung ở các vùng ven biển, trước cửa sông và các châu tam giác của những dòng sông lớn. Chính vì vậy, trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm của mình, các chuyên gia địa chất dầu khí Liên Xô cũ đã đề nghị với chính phủ Việt Nam sớm triển khai công tác tìm kiếm nguồn tài nguyên quý giá này. Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí được tiến hành tại miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là đồng bằng châu thổ sông Hồng Đồng bằng Bắc Bộ là miền đất được giành dật từ biển do sự bồi đắp cần cù và nhẫn nại của sông Hồng qua hàng triệu năm, được con người chinh phục cách đây hàng nghìn năm, từ khi nó đang còn ngổn ngang những đầm lầy và lòng sông cũ. Bây giờ nó đã trở thành một châu thổ hình tam giác cân rộng rãi và đường bệ. Đỉnh của châu thổ nằm ở Việt Trì, đáy kéo dài từ Quảng Yên xuống Ninh Bình, được giới hạn ở phía Bắc và phía Nam bởi những dãy đồi đá phiến chạy lúp xúp những dãy đá vôi cao ngất. Vậy, châu thổ là gì? Châu thổ là do sông bồi đắp nên ở vụng biển, một thành tạo thể khảm gồm những lớp trầm tích phù sa mịn và bở, chủ yếu là sét và cát, thường ngậm nước. Bản chất không ổn định nhưng ngày càng hướng tới sự ổn định nhờ tác dụng của thực vật châu thổ được chia làm hai phần: Phần nối liền trên mặt nước và phần chìm. Phần chìm được gọi là “ tiền châu thổ”. Chính trên cơ sở của phần chìm này mà phù sa sông tiếp tục bồi dần ra phía biển và được thực vật củng cố. Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là do sự hợp thành của hai dòng sông, sông Hồng và sông Thái Bình. Hai con sông này chia ra làm nhiều sông nhánh. Các nhánh này càng ra biển càng toả ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn. Như vậy, bằng sức bồi đắp của mình, hai con sông Hồng và Thái Bình đã xây dựng một châu thổ thống nhất và rộng lớn. Toàn bộ đồng bằng châu thổ rộng đến 15.000 km2 được đặt trong một miền võng rộng lớn giữa núi, trên một nền đá kết tinh nguyên đã bị sụt xuống cuối cổ sinh, cách đây chừng 200 triệu năm. ở thời kỳ này, biển lên quá Việt Trì, ăn vào đến tận Nho Quan và miền đá vôi Ninh Bình. Chế độ biển kéo dài đến trên 170 triệu năm, đáy vịnh chịu một vận động sụt lún từ từ làm cho trầm tích lắng đọng trong đó có một chiều dài dày đến vài nghìn mét. Sau đó thì vịnh trở thành vũng hồ và lắng đọng trầm tích mà người ta gọi là trầm tích Neogen. Lớp trầm tích này dày từ 80 đến 120m ở trung tâm đồng bằng. Với đặc điểm như vậy, đồng bằng sông Hồng không những là vựa lúa của cả nước mà còn là nơi cung cấp nguồn tài nguyên quý giá có tầm quan trọng chiến lược cho đất nước: dầu khí 1.2. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển của đồng bằng sông Cửu Long Sông Cửu Long bắt nguồn từ mãi những đỉnh núi quanh năm phủ đầy băng tuyết của cao nguyên Tây Tạng nằm cao hơn mực nước biển đến 5000 mét, rồi chảy qua Trung Quốc, Lào và Campuchia, đổ vào Nam Bộ để ra biển trên một lục địa hết sức rộng lớn. Những bậc thềm và hồ dài cũ còn sót lại cho thấy rằng sông Cửu Long ngày xưa đã chảy qua miền Đông Nam Bộ. Chỉ sau khi miền này được nâng lên thì sông mới đổi dòng xuống phía nam. Lúc đầu sông đổ vào vịnh Thái Lan xuyên qua vùng Rạch Giá hiện nay, nhưng do hệ thống đứt gãy xuyên Đông Dương hướng Tây Bắc - Đông Nam, sông phải chuyển hướng tại Phnompenh. Những công cuộc khảo sát dầu mỏ trên thềm lục địa đặc biệt là ở tam giác Vũng Tàu – Côn Lôn- Phú Quốc cho thấy trên nền đá granit có phủ gián đoạn những lớp đá cát Indosiniat trung sinh dày đến hơn 8000m làm chứng cho sự tồn tại của vịnh biển đó. Người ta cũng tìm thấy dấu vết của hệ thống đứt gãy xuyên bán đảo Đông Dương như đã nói ở trên chạy song song theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đồng thời cũng phát hiện được một hệ thống đường đứt gãy lớn hướng Bắc- Nam chạy từ Huế đến vĩ độ của Sài Gòn trên thềm lục địa kế cận. Vào thời kỳ có vận động tạo núi Himalaia, toàn bộ bán đảo Đông Dương được nâng lên làm cho sông Cửu Long ở thượng lưu và trung lưu cũng như các sông Vàm Cỏ và Đồng Nai tăng cường sức xâm thực của chúng. Các sông này vận chuyển một khối lượng phù sa khổng lồ và phối hợp với hiện tượng trầm tích sông hồ, lấp đầy vịnh biển để tạo ra đồng bằng Campuchia và đồng bằng châu thổ Nam Bộ hiện nay. Các trầm tích sông hồ nằm ngay trên tầng đá cát Indoxiniat có chỗ dày đến 200m, xếp theo chiều nghiêng thoai thoải từ miền Đông sang miền Tây Nam Bộ, nói lên sự bồi đắp cực kỳ mạnh mẽ đó. Khai thác được dầu mỏ tại thềm lục địa Miền Nam có nghĩa là đã tạo cơ hội cho ngành công nghiệp hoá dầu và năng lượng phát triển, tạo ra bước phát triển mới cho Nam Bộ. 1.3. Cấu trúc địa chất và lịch sử phát triển kiến tạo thềm lục địa Nam Việt Nam Thềm lục địa Nam Việt Nam có diện tích khá rộng và được đánh giá là khu vực có nhiều triển vọng về trữ lượng dầu khí. Nghiên cứu địa chất thềm lục địa Nam Việt Nam được bắt đầu từ nửa thập kỷ 60 và đầu những năm 1970. Toàn bộ khu vực thềm lục địa phía Nam được chính quyền Sài Gòn cũ chia thành các lô chuyển cho các công ty nước ngoài tiến hành tìm kiếm thăm dò. Bắt đầu từ giai đoạn này, trên các diện tích có triển vọng, công tác địa chấn đã được tiến hành nhằm phát hiện và chuẩn bị các cấu tạo để khoan thăm dò. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu hiện có cho thấy rằng thềm lục địa Nam Việt Nam có cấu trúc địa chất hết sức phức tạp. Thềm lục địa Nam Việt Nam và các vùng kế cận hợp thành đơn vị cấu trúc có kiểu vỏ lục địa. Mảng Kontum-Bocneo được gắn kết từ cuối Mezozoi đầu đệ tam cùng với sự mở rộng của biển rìa “biển Đông” có kiểu vỏ chuyển tiếp đại dương, tạo thành khung kiến tạo chung của Đông Nam á. Mảng lục địa này được xem là một phần của lục địa cổ Gondvana đã trải qua nhiều lần phá vỡ gắn kết lại qua các chuyển động kiến tạo trong Paleozoi và đặc biệt vào Mezozoi sớm, chuyển động” tạo núi Indonesia” và trở thành phần tăng trưởng của rìa Đông Nam của mảng châu lục Âu - á. Sự tách giãn và va chạm giữa các mảng lớn Âu- á, âu- úc và Thái Bình Dương mang tính nhịp điệu và đều được phản ánh trong lịch sử phát triển của mảng Kontum-Bocneo sau thời kỳ Triat. Sự khấu chìm của mảng Đại Dương- Thái Bình Dương bên dưới lục địa dẫn đến sự phá vỡ, tách dãn lún chìm ở rìa “ Biển Đông” và thềm lục địa rộng lớn Nam Việt Nam và Sunda, hình thành các đai tạo uốn nếp trẻ và cung đảo núi lửa. Bên trong mảng Kontum-Bocneo xảy ra hiện tượng ra tăng dòng địa nhiệt và dâng lên các khu vực. Dọc theo các đứt gãy lớn phát triển các hoạt động xâm nhập Plutoid, phun trào núi lửa axít và kiềm cả bazan lục địa. Sự chuyển động phân dị đi kèm tách dăn tạo các riftơ, khai sinh đầu tiên các trũng molat giữa núi cuối Mezozoi-đầu Paleogen dần dần mở rộng, hình thành các trũng kiểu giữa núi như Phú Quốc, Vịnh Thái Lan và phát triển các bể trầm tích có tiềm năng về dầu khí trên thềm và sườn lục địa Việt Nam. Những va chạm giữa các mảng gây nên những chuyển động kiến tạo lớn Mezokainozoi trong mảng Kontum-Bocneo được ghi nhận vào cuối Triat (Indosin) và Jura (Malaisia) cuối Creta (Sumatra) cuối Eoxen trung, cuối Oligoxen trung, cuối Mioxen- thượng Plioxen. Đặc trưng phát triển kiến tạo sau Triat của thềm lục địa phía Nam là sự hình thành lớp phủ Mezo- Kainozoi với các bồn trũng chứa dầu Đệ Tam. Thềm lục địa Nam Việt Nam bao gồm các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, Vịnh Thái Lan và bể Malai. Các bồn trũng này được lấp đầy trầm tích có tuổi từ Eoxen Oligoxen cho đến hiện tại với độ dày ở chỗ sâu nhất có thể đạt tới 1-12 km bao gồm các điệp Trà Cú, Trà Tân, Bạch Hổ, Côn Sơn, Đồng Nai và biển Đông ở bồn trũng Cửu Long với các tập cát kết, sét xen kẽ; và các điệp Dừa, Thông, Mẵng Cầu, biển Đông ở bồn trũng Nam Côn Sơn với các tập cát, cát kết, đá vôi xen kẽ. Đặc biệt còn phát hiện các lớp đá Macma nằm xen kẽ trong các đá trầm tích có tuổi trước Đệ Tam với thành phần chủ yếu là granít, granodiorite Với cấu trúc địa chất như vậy, Việt Nam có tiềm năng dầu khí vô cùng to lớn. Nhiều cuộc thăm dò, tìm kiếm dầu khí đã được tiến hành tại các bồn trũng ở Việt Nam nhằm phát hiện và đưa vào khai thác nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Tính đến năm 2001, trữ lượng dầu khí của Việt Nam được ước vào khoảng 4 tỷ thùng và trữ lượng khí thiên nhiên là 23 triệu tỷ fit khối. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này có được tổ chức phát triển đúng tầm cỡ và khai thác triệt để hết tiềm năng hay không thì còn phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, trong đó yếu tố quyết định là yếu tố con người. 2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.1. Cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp dầu khí Chúng ta đã thực hiện công nghiệp hoá từ năm 1960 ở miền Bắc và tiếp tục trên cả nước sau 1975. Quá trình công nghiệp hoá nước ta được thực hiện trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn: Bị chiến tranh tàn phá, xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, non nớt về kinh nghiệm và kiến thức, gắn với mô hình phát triển kiểu cũ nên không tránh khỏi những hạn chế và hiệu quả chưa tương xứng với các nguồn lực đã sử dụng. Chúng ta đã hình thành một số ngành công nghiệp quan trọng như : Năng lượng, dầu khí, hoá chất , cơ khí... cùng với các khu, cụm công nghiệp, xây dựng một số công trình lớn quan trọng, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho bước phát triển mới sau này. Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam được hình thành từ những năm 1960, bắt đầu bằng một đoàn khảo sát địa chất, đoàn địa chất 36, tiền thân của tổng công ty dầu khí Việt Nam, nơi quản lý nguồn tài nguyên quan trọng và quý giá này của đất nước. Sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam gắn liền với sự trưởng thành trong gần 30 năm của một doanh nghiệp nhà nước dưới sự chỉ đạo phát triển phù hợp với đường lối, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Đây cũng là Tổng công ty đầu tiên không thuộc sự quản lý của Bộ liên quan từ năm 1992. Với mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dầu khí trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà Nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho ngành công nghiệp này ngày một phát triển. 2.2. Đội ngũ công nhân lao động trong ngành dầu khí Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành quan trong trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Lực lượng lao động dầu khí tuy không lớn nhưng là một bộ phận tiêu biểu của đội ngũ công nhân hiện đại, là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp phát triển công nghiệp dầu khí của đất nước. Đến năm 2003, ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua 28 năm ra đời và phát triển. Con số 28 năm chưa phải là dài so với nền công nghiệp dầu khí của nhiều nước trên thế giới, của những công ty mà hoạt động dầu khí đã bao trùm lên khắp các châu lục, nhưng đằng sau con số 28 năm phát triển là sự trưởng thành của ngành kinh tế non trẻ của đất nước. Có được ngành công nghiệp dầu khí như hiện nay là nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời nhờ những cố gắng, nỗ lực rất cao của cán bộ công nhân lao động ngành dầu khí trên mọi lĩnh vực từ Bắc tới Nam, một đội ngũ với hơn 80% tốt nghiệp đại học và công nhân kỹ thuật cao. Hiện nay, tổng số lượng lao động làm việc trong ngành dầu khí vào khoảng 15.000 người và trong tương lai, khi triển khai đầy đủ các công trình lọc- hoá dầu và mở rộng các hoạt động dịch vụ, phân phối khác thì con số đó sẽ lên đến trên 16.000 người. Trong đội ngũ cán bộ công nhân nói trên phần lớn đã được đào tạo ở nước ngoài, trước đây là ở Liên Xô Cũ, Rumani và các nước Đông Âu và sau này có thêm các nước Tây Âu, Mỹ, úc, Nhật. Đặc điểm nổi bật trong số liệu nêu trên là số lao động có trình độ đại học trong Tổng công ty dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) chiếm đến 35,67% cao hơn rất nhiều so với các tổng công ty khác. Nếu kể cả liên doanh dầu khí Vietropetro thì tỷ lệ đó vào khoảng 21,5%. Thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế trong lĩnh vực dầu khí, ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đã dần dần làm quen, tiếp cận được với nền công nghiệp dầu khí hiện đại của thế giới. Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật của ngành đã làm chủ được nhiều khâu trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao cả về công nghệ và quản lý này. Lấy đơn cử xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietropetro làm ví dụ: Năm 1955, sau chuyến đi thăm của chủ tịch Hồ Chí Minh tới khu khai thác dầu khí trên biển Caxpien, Đảng và Nhà Nước liên tiếp cử học sinh, cán bộ sang Liên Xô và các nước học tập về dầu khí, chuẩn bị lực lượng cho chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Liên Xô Cũ, liên doanh khai thác dầu khí ở Việt Nam ra đời đã đạt được nhiều thành tựu trong việc thăm dò và khai thác thềm lục địa Việt Nam. Trong thời gian này, ngành dầu khí Việt Nam còn rất trẻ, các ngành dịch vụ công nghiệp dầu khí trong những năm 80 chưa hình thành. Trong điều kiện như vậy, xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã được xây dựng như một tổ hợp công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh và khép kín để có thể tự lập giải quyết các khâu của quá trình sản xuất từ thăm dò, xây lắp cho đến khai thác và xử lý dầu thô. Đến nay sau hơn 20 năm hoạt động xí nghiệp đã xây dựng được cơ sở vật chất với quy mô lớn, đào tạo được một đội ngũ công nhân lao động chuyên ngành dầu khí biển đủ mạnh cho toàn ngành trong một thời gian dài sắp tới. Tính từ ngày đầu thành lập, số cán bộ công nhân viên là người Việt Nam chỉ có khoảng 20%, đến nay xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã có một đội ngũ người Việt Nam chiếm trên 85% đã và đang đảm nhiệm những công việc quan trong, phức tạp mà trước đây chỉ có người nước ngoài mới làm được. Đội ngũ công nhân lao động Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro đã trưởng thành nhanh chóng và đang đảm nhiệm những vị trí chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Đội ngũ công nhân lao động như vậy cho tới ngày nay đã khai thác cho tổ quốc gần 130 triệu tấn dầu thô và hàng tỷ mét khối khí. Đây là nguồn động viên cổ vũ to lớn đối với toàn thể công nhân lao động trong ngành dầu khí phấn đấu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu khai thác 20,86 triệu tấn dầu quy đổi (tăng1,5 triệu tấn so với 2002) gồm 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ mét khối khí vào năm 2003. 2.3. Môi trường pháp lý Cùng với sự ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật dầu khí được ban hành năm 1993 đã tạo điều kiện thuận lợi và ngày càng thu hút được đông đảo nhà đầu tư đầu tư vào ngành công nghiệp này. Như vậy, môi trường hoạt động của công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn toàn có thuận lợi. Với quan điểm và mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dầu khí trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà Nước ta luôn luôn quan tâm, chú trọng và tạo điều kiện, môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động dầu khí. Gần đây, vào năm 1999-2000 một số tập đoàn dầu khí quốc tế lớn lần lượt rút khỏi Việt Nam sau một thời gian hoạt động không mang lại kết quả mong muốn. Đây không phải là tình huống riêng biệt của nước ta mà còn ở khắp thế giới vì các công ty đang điều chỉnh lại chiến lược của họ, tập trung vốn