Trong điều kiện hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế đang diễn ra mau chóng và trên nhiều mặt. Bất kỳ một quốc gia hay một doanh nghiệp muốn nâng vị thế của mình trên trường quốc tế đều phải đưa ra cho mình một chiến lược phát triển riêng. Trong đó chiến lược phát triển con người và khai thác con người đang được các quốc gia hay các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vì con người là trung tâm của quá trình sản xuất, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Đối với một doanh nghiệp, con người được xem là một yếu tố của quá trình sản xuất, đặc biệt là một yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm trong việc nâng cao năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động và thực tế hoạt động sản xuất của trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non em đã chọn đề tài: “Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Đề tài được chia ra làm 3 phần:
I: Con người và yếu tố con người trong quá trình lao động.
II: Phân tích thực trạng khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm.
III: Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Quốc Chánh đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
64 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế đang diễn ra mau chóng và trên nhiều mặt. Bất kỳ một quốc gia hay một doanh nghiệp muốn nâng vị thế của mình trên trường quốc tế đều phải đưa ra cho mình một chiến lược phát triển riêng. Trong đó chiến lược phát triển con người và khai thác con người đang được các quốc gia hay các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Vì con người là trung tâm của quá trình sản xuất, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững. Đối với một doanh nghiệp, con người được xem là một yếu tố của quá trình sản xuất, đặc biệt là một yếu tố quan trọng, yếu tố trung tâm trong việc nâng cao năng suất lao động, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của yếu tố con người trong nâng cao năng suất lao động và thực tế hoạt động sản xuất của trung tâm đồ chơi- thiết bị mầm non em đã chọn đề tài: “Khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiết bị mầm non thuộc công ty thiết bị giáo dục I” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
Đề tài được chia ra làm 3 phần:
I: Con người và yếu tố con người trong quá trình lao động.
II: Phân tích thực trạng khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm.
III: Một số giải pháp khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Quốc Chánh đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
I: CON NGƯỜI VÀ YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG.
1. Khái niệm con người.
Con người là một thực thể rất phức tạp. Tuỳ theo từng khía cạnh nghiên cứu khác nhau mà có những quan điểm khác nhau về con người.
+ Theo quan niệm của sinh vật học: “ Con người là động vật cao cấp có ý thức, tự điều chỉnh hành vi của mình”.
Theo quan điểm này, con người giống như các động vật khác cũng chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên như: quy luật sự phù hợp của cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, quy luật về di truyền, biến dị, tiến hoá…Con người cũng phải trải qua các giai đoạn mang tinh sinh học đó là sinh thành, phát triển và mất đi. Chính các quy luật này đã quy định phương diện sinh học của con người. Do mang tính sinh học nên trong con người cũng tồn tại bản năng. Gọi là bản năng, vì chúng hình thành một cách tự nhiên trong quá trình tiến hoá lâu dài của con người, nằm trong vô thức. Bản năng sinh tồn buộc con người phải ăn, uống và tự vệ… Bản năng duy trì giống nòi dẫn đến nhu cầu gắn bó với người khác giới… Nếu một người nào đó mất lí trí, hoặc không được chỉ đạo bởi lí trí thì chỉ còn hành động theo bản năng.
Tuy nhiên, quan điểm này cũng chỉ ra điểm khác biệt giữa con người và các sinh vật khác. Các sinh vật khác hành động theo bản năng, hành vi của chúng là hành vi vô thức, còn con người có ý thức, có tư duy. Sự phát triển của tư duy của con người nhận thức được thế giới xung quanh, từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Vì thế hành động của con người là hành động có ý thức chứ không phải là bản năng giống con vật. Hành vi của con người là hành vi có suy nghĩ. Chính vì thế, sinh vật học quan niệm con người là động vật cao cấp có ý thức.
+ Theo quan điểm xã hội học: “ Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”
Con người luôn luôn tồn tại trong một xã hội nhất định với tư cách là chủ thể của xã hội, sáng tạo ra xã hội. Mặt khác, con người tồn tại trong xã hội nào thì phải chịu sự tác động, ảnh hưởng của các quy luật xã hội, quan hệ xã hội của xã hội đó như quan hệ giai cấp, dân tộc, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá nhân, gia đình… Chính các mối quan hệ này đã hình thành nên bản chất xã hội của con người, đồng thời nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội. Vì thế, có thể nói rằng: con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.
+ Theo quan điểm kinh tế chính trị thì con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội.
Đời sống nhân loại hàm chứa nhiều mặt hoạt động như kinh tế, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… xã hội càng phát triển, các hoạt động nói trên càng phong phú, đa dạng và phát triển ở trình độ cao hơn. Và không thể có các hoạt động xã hội nói trên nếu con người không tồn tại. Để tồn tại, con người phải có thức ăn, đồ mặc, nhà ở, phương tiện đi lại và các thứ cần thiết khác. Muốn vậy, con người phải tạo ra chúng, nghĩa là phải sản xuất và không ngừng sản xuất với quy mô ngày càng mở rộng. Xã hội sẽ không thể tồn tại nếu ngừng hoạt động sản xuất. Bởi vậy, sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người và là hoạt động cơ bản nhất trong tất cả các hoạt động của con người. Nhưng suy đến cùng, mục đích của sản xuất là tiêu dùng và không có tiêu dùng thì không có sản xuất. Qua đó ta thấy rằng, sự hình thành và mục đích của nền sản xuất xã hội đều xuất phát từ yếu tố con người. Do đó, con người vừa là nhân tố trung tâm vừa là mục đích của nền sản xuất xã hội.
2. Vai trò của yếu tố con người trong quá trình phát triển kinh tế.
+ Con người là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất
Bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào cũng không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng sức lao động tức là toàn bộ thể lực, trí lực nằm trong con người, có khả năng sản ra công năng để vận hành máy móc tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, các yếu tố đầu vào để tiến hành sản xuất bao gồm có lao động (hay chính xác hơn là sức lao động), công nghệ, vốn, nguyên vật liệu và năng lượng. Quá trình sản xuất sẽ không được tiến hành nếu thiếu bất kỳ môt trong các yếu tố trên trong đó có yếu tố con người. Do đó, con người chính là môt trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và duy trì hoạt động sản xuất.
Trong những năm sau thế giới thứ II, những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh ảo vọng rằng lực lượng sản xuất sẽ phát triển mạnh mẽ, tổ chức sản xuất sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Vào thời kỳ này, ở các nước phát triển, công nghệ là nhân tố trung tâm. Còn yếu tố con người không được coi trọng, chủ yếu được coi như một yếu tố của quá trình sản xuất, như một nhân tố bất định và bất ổn, mà ảnh hưởng của nó, nếu có thể, phải hạn chế ở mức tối thiểu. Chính các chiến lược này dẫn đến những thất bại trong hoạt động sản xuất ở những nhà máy tự động hoá với trình độ cao. Nhiều tổ hợp sản xuất được tự động hoá đã tỏ ra kém hiệu quả so với các xí nghiệp thì đơn thuần cơ giới hoá. Các công xưởng của tương lai được quảng cáo khắp nơi đã vấp phải sự thờ ơ, lạnh nhạt và rơi vào tình trạng giảm năng suất lao động, lãng phí nhân lực.
Trước những thất bại này, các doanh nghiệp đã xem xét lại quan điểm cũng như chiến lược của mình và nhận thấy răng con người mới là tiền đề quyết định cho khả năng cạnh tranh và là một yếu tố thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển.
+ Con người là nguồn lực thúc đẩy quá trình sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngày nay, quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của bất kỳ xã hội nào cũng chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, kể cả nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong, chi phối kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong toàn bộ các nhân tố đó thì nhân tố bên trong – năng lực nội sinh có vai trò quan trọng hơn cả, bởi nó là nhân tố quyết định để phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nguồn lực nội sinh là tổng hợp các nguồn lực trong nước, không chỉ biểu hiện ở vốn, tài nguyên cơ sở vật chất- kỹ thuật đã tích luỹ được mà còn là tài nguyên chưa đưa vào sử dụng, lợi thế về địa lý kinh tế, chính trị, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc. Qua đó ta thấy rằng nhân tố con người vô cùng quan trọng, là nguồn lực thúc đẩy quá trình sản xuất. Điều này được thể hiện:
- Con người là mục tiêu của quá trình sản xuất: Hoạt động sản xuất kinh doanh suy đến cùng cũng là để phục vụ cho tiêu dùng, nếu không có tiêu dùng thì cũng không có hoạt động sản xuất kinh doanh. Con người chính là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội. Và nó thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ giữa và tiêu dùng. Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định tiêu dùng, song tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Nếu trên thị trường nhu cầu một loại hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại.
Nhu cầu của con người vô cùng phong phú, đa dạng và không ngừng tăng lên , nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoá. Do đó, để đáp ứng nhu cầu đó, quá trình sản xuất cũng sản xuất ra nhiều hàng hoá hơn với số lượng và chủng loại ngày càng phong phú và đa dạng.
- Con người là động lực của sự phát triển: Bất cứ một sự phát triển nào cũng đòi hỏi phải có một động lực thúc đẩy. Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực như: nhân lực (nguồn lực con người), vật lực (nguồn lực vật chất, công cụ lao động, đối tượng lao động, tài nguyên thiên nhiên,…), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ,…), v.v… Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người. Từ thời xa xưa, con người băng công cụ lao động thủ công và nguồn lực do chính bản thân mình tạo ra để sản xuất ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân, sản xuất ngày càng phát triển công lao động ngày càng chi tiết, hợp tác ngày càng chắt chẽ tạo cơ hội để chuyển dài hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện, làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật hiên đại như hiện nay thì cũng khó thể tách rời nguồn lực con người, bởi lẽ:
Chính con người đã tạo ra những máy móc thiết bị hiện đại đó. Điều đó thể hiện mức độ hiểu biết và chế ngự tự nhiên của con người.
Ngay cả đối với máy móc thiết bị hiện đại, nếu thiếu sự điều khiển, kiểm tra của con người ( tức là tác động của con người) thì chún chỉ là vật chất, chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động.
Vì vậy, nếu xem xét nguồn lực là tổng thể những năng lực của con người để huy động vào quá trình sản xuất, thì năng lực đó là nội lực của con người trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển.
- Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội: Con người không chỉ là mục đích, động lực của sự phát triển, thể hiện mức độ chế ngự, bắt thiên nhiên phục vụ cho con người, mà còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiên chính bản thân con người.
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng: Trải qua quá trình lao động triệu năm mới trở thành con người ngày nay và trong quá trình đó, mỗi giai đoạn phát triển của con người lại làm tăng thêm sức mạnh chế ngự tự nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, động lực, mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển tới bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều đó lý giải tại sao con người được coi là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển.
- Vì con người có vai trò quan trọng như vậy nên ta cần khai thác yếu tố con người trong quá trình sản xuất. Khai thác yếu tố con người ở đây được hiểu là khai thác các tiềm năng của con người trong quá trình lao động bao gồm thể lực và trí lực.
Yếu tố chi phối hành vi con người trong quá trình lao động chính là thể lực và trí lực của bản thân người đó. Thể lực của con người ở đây chính là tình trạng sức khoẻ như sức chịu đựng về mặt thần kinh, sức chịu đựng về mặt cơ bắp. Còn trí lực đó là trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất của người lao động. Các yếu tố này tác động trực tiếp đến khả năng lao động của con người. Do đó khai thác yếu tố con người chính là thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao động, đặc biệt là mặt trí lực. Vì xã hội càng phát triển, vấn đề trí tuệ, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá càng được quan tâm, do đó cần chú ý đến khai thác về mặt trí tuệ của con người.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác yếu tố con người trong quá trình lao động.
+ Các yếu tố gắn liền với bản thân người lao động:
-Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn:
Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết của người lao động với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và về xã hội.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định.
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất của người lao động. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà còn góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp và của bản thân người lao động.
-Tình trạng sức khoẻ: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khoẻ là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần
Tình trạng sức khoẻ cũng có ảnh hưởng lớn tới năng suất của người lao động, nếu một người nào đó có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn tới sự mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm.Vì thế, sức khoẻ ảnh hưởng tới hướng sản xuất của người lao động
- Thái độ lao động: Tinh thần trách nhiệm của người lao động cũng ảnh hưởng tới năng suất lao động. Một người có thái độ tốt, tinh thần trách nhiệm trong công việc cao sẽ luôn thực hiện tốt quy định lao động như không gây lãng phí thời gian lại tiết kiệm nguyên vật liệu, không lãng phí ngày công lao động, nghỉ việc không lí do, sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc với chất lượng cao. Và ngược lại, nếu người lao động có thái độ lao động không tốt, không có tinh thần trách nhiệm cao thì họ sẽ không nghiêm túc trong quá trình lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động gây lãng phí thời gian trong ca làm việc, không cố gắng làm việc để tăng năng suất lao động.
- Cường độ lao động: là mức độ khẩn trương của người lao động, là khối lượng lao động bị ép vào trong một đơn vị thời gian nhất định và được tính bằng Kcalo. Trong cùng một đơn vị thời gian, mức hao phí về năng lượng, bắp thịt, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao.
Cường độ lao động ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động. Nếu cường độ lao động càng cao thì sự hao phí về năng lượng và sự căng thẳng thần kinh càng lớn. Điều đó làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, đến một lúc nào đó họ muốn nghỉ ngơi, không muốn làm việc. Do họ cảm thấy mệt mỏi về thể chất nên số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian giảm dần, và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra cũng giảm. Và đối với những công việc đòi hỏi phải làm việc với cường độ cao thì thường phải có thời gian nghỉ ngơi cho người lao động để họ giảm bớt sự mệt nhọc, nâng cao hiệu suất sản xuất.
+ Các yếu tố gắn với tổ chức lao động:
- Phân công lao động là quá trình tách biệt, cô lập những hoạt động lao động chung thành những lao động riêng lẻ được thực hiện một cách độc lập để gắn với một người hoặc một nhóm người phù hợp với khả năng của họ.
Hiệp tác lao động trong xí nghiệp được hiểu là quá trình phối hợp những hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng nhiệm vụ cụ thể để mỗi người hoặc một nhóm người đảm nhận nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của xí nghiệp được nhịp nhàng, liên tục để đạt được mục tiêu kinh doanh sản xuất.
Phân công lao động hợp lí và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động bởi:
Trong quá trình phân công lao động có sẽ bố trí lao động theo những yêu cầu của công việc sao cho phù hợp với khả năng của họ, từ đó phát huy tối đa khả năng của người lao động.
Mặt khác, sự phân công lao động đã thu hẹp phạm vi hoạt động giúp cho người lao động nhanh chóng thành thạo công việc từ đó tiết kiệm thời gian thực hiện công việc.
- Tiền lương, tiền thưởng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của con người và đây là phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội. Do đó, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
- Tổ chức, phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nếu nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt nó góp phần đảm bảo cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái và người lao động có thể áp dụng những phương pháp thao tác tiên tiến, tạo hứng thú cho người lao động trong quá trình lao động… từ đó nâng cao năng suất lao động.
- Điều kiện làm việc: Là tập hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động. Như vậy, điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng lao động của con người. Cụ thể hơn là các yếu tố của điều kiện lao động như ánh sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện lao động không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng tới thị lực của người lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.
Ngoài các yếu tố kể trên thì thái độ cư xử của người chỉ huy, bầu không khí của tập thể... cũng ảnh hưởng tới thái độ lao động của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Yếu tố thuộc về khoa học và kỹ thuật. Một xí nghiệp sẽ không thể tiến hành sản xuất nếu thiếu công cụ lao động. Công cụ lao động ở đây chính là các máy móc thiết bị được dùng cho quá trình sản xuất. Sự phù hợp của máy móc thiết bị với trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn trong việc khai thác khả năng làm việc của người lao động. Ví dụ: Với trình độ của người lao động trong doanh nghiệp, thì họ có khă năng thực hiện công việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn nếu họ được làm việc trên những máy mới, hiện đại, công suất cao, nhưng thực tế máy móc của doanh nghiệp lại quá lạc hậu, thô sơ và cũ kỹ, công suất thấp dẫn đến không khai thác hết được khả năng của người lao động, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Và ngược lại, máy móc của xí nghiệp quá hiện đại trong khi trình độ lao động thấp, vượt quá khả năng của họ cũng dẫn đến sự không hiệu quả trong khai thác nhân tố con người trong doanh nghiệp.
+ Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên. Thời tiết và khí hậu của vùng, nơi mà doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất, cũng ảnh hưởng tới quá trình