Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loại sâu hại và thiên địch trên cây cà chua

Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, rau quả còn là nguồn thực phẩm quan trọng trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Điều kiện đất đai, khí hậu nước ta rất thuận lợi để phát triển rau xanh và cây ăn quả nhưng cũng là môi trường thích hợp cho các loại côn trùng, sâu bọ, nấm mốc phá hoại. Do vậy, trong thực hành nông nghiệp không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh cũng như các chất bảo quản rau quả trong quá trình lưu thông phân phối. Hiện nay, tình trạng vệ sinh an toàn của rau quả nói chung và đối cây cà chua nói riêng là vấn đề đáng lo ngại: - Việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. - Hội chứng nhiễm độc não thường gặp đối với thuốc bảo vệ thực vật nhóm thủy ngân hữu cơ và lân hữa cơ. Các hội chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gan, mật và hội chứng về máu cũng có thể xảy ra ở những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong cao. - Hơn thế nữa, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng không đúng quy định làm cho tổn dư các chất hóa học độc hại trong rau quả tuy ở liều lượng chưa gây ngộ độc cấp tính nhưng với thời gian sử dụng kéo dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy và gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể, sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Báo cáo khảo sát của ngành Y tế tại một số tỉnh đã phát hiện Dimethoat, Diazinon và Cypermethrin phổ biến trong các loại rau, đậu, đỗ. Mặc dù các loại thuốc trừ sâu này có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong sản xuất rau an toàn, mức độ tồn dư ở các mẫu rau cải xanh đã gần với giới hạn tối đa cho phép. Từ năm 2005 - 2007, kết quả phân tích của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng thông báo một số thuốc bảo vệ thực vật thường gặp như Fipronil, Quinalphos, Hexaconazonle với dư lượng vượt mức cho phép trên 20% ở mẫu nho, 6,6% ở mẫu bắp cải và 11,1% ở mẫu đậu quả. - Theo thống kê của Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, từ năm 2000 - 2007 đã có tới 205 vụ ngộ độc, với 3.637 người mắc, 23 người chết do thực phẩm gây ngộ độc là rau, của, quả. Tính riêng năm 2007 cũng có 37 vụ ngộ độc, 555 người mắc và 7 người tử vong. Mặc dù đây là số liệu tổng hợp từ báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh gửi về nhưng cũng cảnh báo thực trạng rất đáng lo ngại (PGS. TS. Hà Thị Anh Đào, 2010) - Chính vì vậy, việc phát triển rau quả nói chung và cà chua nói riêng ngoài phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu việc dùng thuốc hoá học trên cây là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, công tác điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây trồng cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Xuất phát từ điều này, sinh viên tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sự ĐDSH các loại sâu hại & thiên địch trên cây cà chua” tại huyện Bình Chánh – Tp.HCM nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây cà chua, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dung thuốc trừ sâu trên cây họ cà chua.

doc70 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1992 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loại sâu hại và thiên địch trên cây cà chua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Rau quả thuộc loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển cơ thể, rau quả còn là nguồn thực phẩm quan trọng trên thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Điều kiện đất đai, khí hậu nước ta rất thuận lợi để phát triển rau xanh và cây ăn quả nhưng cũng là môi trường thích hợp cho các loại côn trùng, sâu bọ, nấm mốc phá hoại. Do vậy, trong thực hành nông nghiệp không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng sâu bệnh cũng như các chất bảo quản rau quả trong quá trình lưu thông phân phối. Hiện nay, tình trạng vệ sinh an toàn của rau quả nói chung và đối cây cà chua nói riêng là vấn đề đáng lo ngại: - Việc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với nồng độ quá cao là tác nhân thường gặp ở một số vụ ngộ độc gây rối loạn thần kinh trung ương, nhức đầu, nôn mửa, mất ngủ, giảm trí nhớ, với mức độ nặng hơn có thể tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn đến liệt. - Hội chứng nhiễm độc não thường gặp đối với thuốc bảo vệ thực vật nhóm thủy ngân hữu cơ và lân hữa cơ. Các hội chứng về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, gan, mật và hội chứng về máu cũng có thể xảy ra ở những trường hợp nặng, tỷ lệ tử vong cao. - Hơn thế nữa, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng…không đúng quy định làm cho tổn dư các chất hóa học độc hại trong rau quả tuy ở liều lượng chưa gây ngộ độc cấp tính nhưng với thời gian sử dụng kéo dài cũng có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy và gây tổn thương một số bộ phận trong cơ thể, sau một thời gian dài mới phát bệnh hoặc gây dị tật, dị dạng cho các thế hệ sau. Báo cáo khảo sát của ngành Y tế tại một số tỉnh đã phát hiện Dimethoat, Diazinon và Cypermethrin phổ biến trong các loại rau, đậu, đỗ. Mặc dù các loại thuốc trừ sâu này có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong sản xuất rau an toàn, mức độ tồn dư ở các mẫu rau cải xanh đã gần với giới hạn tối đa cho phép. Từ năm 2005 - 2007, kết quả phân tích của Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng thông báo một số thuốc bảo vệ thực vật thường gặp như Fipronil, Quinalphos, Hexaconazonle với dư lượng vượt mức cho phép trên 20% ở mẫu nho, 6,6% ở mẫu bắp cải và 11,1% ở mẫu đậu quả. - Theo thống kê của Cục An toàn và vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, từ năm 2000 - 2007 đã có tới 205 vụ ngộ độc, với 3.637 người mắc, 23 người chết do thực phẩm gây ngộ độc là rau, của, quả. Tính riêng năm 2007 cũng có 37 vụ ngộ độc, 555 người mắc và 7 người tử vong. Mặc dù đây là số liệu tổng hợp từ báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh gửi về nhưng cũng cảnh báo thực trạng rất đáng lo ngại (PGS. TS. Hà Thị Anh Đào, 2010) - Chính vì vậy, việc phát triển rau quả nói chung và cà chua nói riêng ngoài phát triển nông nghiệp phải đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, giảm thiểu việc dùng thuốc hoá học trên cây là vấn đề cấp bách hiện nay. Vì vậy, công tác điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây trồng cần phải được tiến hành thường xuyên và liên tục. Xuất phát từ điều này, sinh viên tiến hành đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sự ĐDSH các loại sâu hại & thiên địch trên cây cà chua” tại huyện Bình Chánh – Tp.HCM nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại trên cây cà chua, bảo tồn và phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dung thuốc trừ sâu trên cây họ cà chua. 1.2 Mục đích yêu cầu Thu thập, cung cấp các số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua tại huyện Bình Chánh để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài côn trùng có ích phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn của TP.HCM. 1.3 Nội dung nghiên cứu - Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên cây cà chua tại huyện Bình Chánh. - Điều tra sự đa dạng côn trùng trên cây cà chua trên địa bàn huyện Bình Chánh. - Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng hệ chân khớp trên cây cà chua. - Diễn biến số lượng của một số loài sâu hại và thiên địch chính . 1.4 Giới hạn đề tài - Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 26/11 – 26/02/2011 - Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu côn trùng thiên địch và sâu hại trên ruộng cà chua huyện Bình Chánh, Tp.HCM CHƯƠNG II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity, biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,...; thuật ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái. Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990). Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991). Toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di truyền) (Fiedler & Jain, 1992). Tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền, quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993). Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định (di Castri, 1995). Là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau (di Castri & Younốs, 1996) Đa dạng sinh học được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi, gồm các hệ sinh thái trên cạn, sinh thái trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau (Elizabeth Cromwell, David Cooper and Patrick Mulvany, 1997). Theo Dương Trí Dũng (2001) đa dạng sinh học là sự biến đổi trong sinh vật sống từ mọi nguồn như trong không khí, đất, biển, trong hệ thống môi trường nước khác là một phức hợp sinh thái nơi nó tồn tại, điều này bao gồm sự đa dạng về loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). Theo Phạm Bình Quyền (2006), đa dạng sinh học là sự phong phú của tất cả các loài sinh vật từ các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước, và mỗi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái). 2.2 Đặc điểm của cây cà chua Tên khoa học: Lycopersicum esculentum Miller - Cà chua là một trong những cây thực phẩm khá quan trọng đối với đời sống con người, là loại rau ăn trái rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách, cà chua còn cho năng suất cao. Ở nhiều nước trên thế giới đã phát triển trồng cà chua trên qui mô khá rộng được canh tác khoảng 200 năm nay ở Châu Âu để làm cây thực phẩm, ở Bungari có diện tích trồng rau chiếm 70% tổng diện tích trồng trọt, trong đó cây cà chua chiếm 40% diện tích. - Trong những năm qua, nước ta đã mở rộng diện tích trồng cà chua trên một qui mô lớn. Ở nước ta việc phát triển trồng cà chua còn có ý nghĩa quan trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên đơn vị diện tích, do đó cà chua là loại rau được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, việc trồng cà chua chưa được phát triển mạnh theo mong muốn vì cà chua trồng trong điều kiện nóng và ẩm ở nước ta dễ mắc nhiều bệnh gây hại đáng kể như héo tươi, virus,... khó phòng trị. Để đảm bảo cho năng suất cà chua ngày càng tăng và ổn định, ngoài những biện pháp cần giải quyết về giống, canh tác, đất đai, phân bón… thì vấn đề sâu hại cà chua cần phải chú ý đặc biệt là đối với vụ cà chua xuân hè.. - Theo các kết quả điều tra thành phần sâu hại trên cây cà chua có tới 13 -14 loài gây hại phổ biến thường xuyên. Một số loài gây hại nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đối với năng suất cà chua: bọ phấn, bọ xám, sâu xanh. 2.2.1 Đặc tính sinh vật học Rễ: rễ cái mọc nhanh, ăn sâu 0.5 – 1m. Rễ cái thường bị đứt khi cây ra rễ phụ, hệ thống rễ phụ rất phát triển và phân bố rộng. Bộ rễ ăn sâu hay nông, phát triển mạnh hay yếu đều liên quan đến mức độ phân cành và phát triển của các bộ phận trên mặt đất. Do đó muốn có bộ rễ như ý muốn ta chỉ việc tẻ cành, bấm ngọn. Thân: Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần dần hóa gỗ. Thân mang lá và phát hoa. Ở nách lá là chồi nách. Chồi nách ở các vị trí khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm so với các chồi nách gần gốc., khi cây lớn thân cây hoá gỗ. Tuỳ theo khả năng sinh trưởng và phân nhánh, cà chua được phân thành 4 dạng khác nhau: - Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2m, có chum hoa đầu tiên ở lá thứ 9 – 11 sau đó cách 3 – 4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. Dạng này có tiềm năng cho năng suất cao nhờ thu hoạch dài ngày. - Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7 – 9, sau đó cách 1 – 2 lá cho chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây được 4 – 6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa ngọn, cây ngừng cao. Dạng cà chua này cho trái sớm và tập trung. - Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loài này nhiều hơn khoảng 8 – 10 chùm. - Dạng bụi: cà chua có long rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch cơ giới. Lá: Lá thuộc lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3 - 4 đôi lá chét, ngọn lá có 1 lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu tùy giống. Phiến lá thường phủ lông tơ. Đặc tính lá của giống thường thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên. Hoa: Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa các alkaloid độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được. Số lượng hoa trên chùm thay đổi tùy giống và thời tiết, thường từ 5 - 20 hoa. Quả: Trái thuộc loại mọng nước, có hình dạng thay đổi từ tròn, bầu dục đến dài. Vỏ trái có thể nhẵn hay có khía. Màu sắc của trái thay đổi tùy giống và điều kiện thời tiết. Thường màu sắc trái là màu phối hợp giữa màu vỏ trái và thịt trái Quá trình chín của trái chia làm 4 thời kỳ: - Thời kỳ trái xanh: Trái và hạt phát triển chưa hoàn toàn, nếu đem dấm trái không chín, trái chưa có mùi vị, màu sắc đặc trưng của giống. - Thời kỳ chín xanh: Trái đã phát triển đầy đủ, trái có màu xanh sáng, keo xung quanh hạt được hình thành, trái chưa có màu hồng hay vàng nhưng nếu đem dấm trái thể hiện màu sắc vốn có. - Thời kỳ chín vàng: Phần đỉnh trái xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống trái vẫn còn xanh, nếu sản phẩm cần chuyên chở đi xa nên thu hoạch lúc nay để trái chín từ từ khi chuyên chở. - Thời kỳ chín đỏ: Trái xuất hiện màu sắc vốn có của giống, màu sắc thể hiện hoàn toàn, có thể thu hoạch để ăn tươi. Hạt trong trái lúc nay phát triển đầy đủ có thể làm giống. Hạt: Hạt cà nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm trong buồng chứa nhiều dịch bào kiềm hãm sự nảy mầm của hạt. Trung bình có 50 - 350 hạt trong trái. Trọng lượng 1000 hạt là 2,5 - 3,5g. 2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua 2.2.2.1 Khí hậu và chất dinh dưỡng - Độ ẩm: độ ẩm không khí tốt nhất cho cà chua vào khoảng 45 – 60% - Nhiệt độ: Cà chua là cây chịu ấm, một trong những điều kiện cơ bản để có được sản lượng cao và sớm ở cà chua là tạo chế độ nhiệt độ tối hảo cho cây 21 – 240C, nếu nhiệt độ đêm thấp hơn ngày 4-5oC thì cây cho nhiều hoa. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất định. - Ánh sáng: Cà chua là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm, cường độ tối thiểu để cây tăng trưởng là 2.000 - 3.000 lux, không chịu ảnh hưởng quang kỳ. Ở cường độ ánh sáng thấp hơn hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra được bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém. - Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Nếu gặp mưa nhiều vào thời gian này trái chín chậm và bị nứt. Lượng nước tưới còn thay đổi tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng. - Đất: Cà có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Cà trồng tốt nhất sau vụ cải bắp hay dưa leo, những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và đạm. Cà thích hợp trên đất có pH = 5,5 - 7,0. Đất chua hơn phải bón thêm vôi. - Phân bón: Để đạt năng suất cao cà chua đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Lượng chất dinh dưỡng hấp thụ tuỳ thuộc vào khả năng cho năng suất của giống cà chua, tình trạng đất, điều kiện trồng. Để sản xuất được 10 tấn quả cây cần hấp thụ 25 – 30 tấn Nito, 2 – 3 kg Photpho, 30 – 35 kg Kali. Vì ở giai đoạn tăng trưởng và phát dục của cây trùng lấp nhau và nhu cầu cây cần chất dinh dưỡng cho đến khi trái chín, do đó việc bón lót, bón thúc nhiều lần, bón luân phiên phân vô cơ và hữu cơ giúp tăng hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng cho cây và tăng năng suất. Phần lớn chất dinh dưỡng nuôi quả được cây hấp thụ sau khi trổ hoa, do đó cây yêu cầu chất dinh dưỡng nhiều nhất khoảng 10 ngày sau khi hoa nở cho đến khi trái bắt đầu chín 2.2.2.2 Phương hướng chọn giống Giống F1 nhập nội - Red Crown 250 (nhập từ Đài Loan do công ty Giống Cây Trồng Miền Nam phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng vô hạn cao 1,5-2m, cần làm giàn chắc chắn, cây tăng trưởng mạnh, chống chịu tốt bệnh héo vi khuẩn và thối hạch khá, trồng được trong mùa nắng cũng như trong mùa mưa, khả năng đậu trái cao trong mùa mưa, trái phát triển đều, trái tròn, hơi có khía, rất cứng và ít nứt trái trong mùa mưa. Giống cho thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, thời gian thu hoạch dài, năng suất 30-40 tấn/ha. - TN52 (nhập từ Ấn Độ do công ty Trang Nông phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng hữu hạn, trồng được quanh năm, trái to dạng hình vuông, chín đỏ đẹp, thịt dầy rất cứng, trọng lượng trái trung bình 90-100g, thu hoạch 65-70 ngày sau khi trồng, năng suất biến động từ 20-30 tấn/ha, lượng hột giống tròng cho 1.000m2 từ 8-10 g (330-350 hột/g), trồng được quanh năm. - Cà chua F1 số 607 (công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối): Là giống lai F1, thân sinh trưởng hữu hạn, tán cây và lá phân bố gọn, kháng bệnh héo xanh tốt, chịu nhiệt, trồng được quanh năm. Trái dạng trứng, ngắn, hơi vuông, chín màu đỏ tươi, cứng, trọng lượng trung bình 100-120g/trái. Đây là giống lai F1, không nên lấy hột trong trái ăn tươi đem trồng lại vì năng suất và phẩm chất giảm. Giống địa phương - Cà Cùi: Trái hình tròn dẹp, to trung bình, màu hồng, trái chia nhiều ngăn , chứa nhiều hạt, trái có vị chua, có khía hay không có khía, thường sử dụng ăn tươi. Cà cùi trồng phổ biến nhiều nơi ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, Gò Công, Hoc Môn. - Cà Bòn Bon: Trồng phổ biến ở Sóc Trăng, Bạc Liêu. Cây sinh trưởng vô hạn, trái hình bầu dục dài, màu đỏ, trơn láng, không khía, thịt day, trái chia làm nhiều ngăn, chứa ít hạt. Trái được sử dụng làm mứt, tương cà, ăn tươi hay chế biến, nấu nướng. - Cà Gió: Trồng phổ biến ở vùng An Giang, Châu Đốc. Trái hình bầu dục dài, đầu hơi nhọn, màu đỏ, không khía, thịt day, trái chia nhiều ngăn và chứa ít hạt. Cà gío chịu nóng giỏi nên trồng được vào mùa hè, trái cũng được sử dụng để chế biến, nấu nướng hay ăn tươi. Giống điạ phương, năng suất thấp, trái nứt nhiều, xấu xí trong vụ mưa 2.2.2.3 Kỹ thuật trồng Thời vụ: Nhờ có giống mới nên hiện nay cà chua hầu như trồng được quanh năm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên cũng phân ra làm 3 vụ chính như sau: - Vụ Đông Xuân: Gieo tháng 10 - 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1 - 2 dương lịch, đây là mùa vụ thích hợp nhất. Chú ý cây con trong thời điểm còn mưa cần chăm sóc cẩn thận. - Vụ Xuân Hè: Gieo tháng 12 - 1 dương lịch và thu hoạch tháng 3- 4 dương lịch, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa khô, nóng khả năng đậu trái kém, cần chọn giống chịu nóng. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 6 - 7 dương lịch và thu hoạch tháng 9 - 10 dương lịch, cây tăng trưởng hoàn toàn trong mùa mưa, do đó đất trồng phải thoát nước tốt, chọn giống chịu mưa, ít rụng hoa, ít nưt trái, chín có màu đỏ đẹp. Mùa mưa rất bất lợi cho cây cà nên về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc đòi hỏi người trồng cà phải tuân thủ nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật, kỹ lưỡng và tay nghề cao, thường lợi tức cao gấp 2-3 lần so với chính vụ. Gieo hạt và ương cây con - Chuẩn bị cây con: + Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm 40 – 500C trong khoảng 3 giờ. Sau đó, cho hạt vào túi vài bọc giấy kín. Để ở chỗ kín, sau khoảng 3 – 4 ngày rễ mọc thì đem gieo vào vườn ươm. Sau khi gieo hạt đều trên mặt đất, rải 1 lớp tro mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng, trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới nước để có đủ độ ẩm. Sau khi gieo khoảng 30 – 40 ngày, cây đạt 5 – 6 lá, có thể đem trồng. + Lượng hột gieo cho 1.000 m2 là 7-10 gram (330-350 hột/gram). Hột gieo trong bầu đất hay gieo trên liếp ương 15-20 ngày đem trồng, cây con già hơn dễ ngã trong mùa mưa. Làm mái che cho cây con khi mưa. Đơn giản có thể dùng ni long trong suốt dễ dàng dở ra khi trời nắng hoặc lưới ni long mịn giữ suốt giai đoạn vườn ương giúp cản bớt giọt mưa to. Chú ý: Xử lý cây con trong vườn ương bằng phun thốc ngừa bệnh héo cây con trên liếp trước khi gieo hột bằng Oxyt đồng hoặc Copper B, sau đó cách 4-5 ngày phun một lần và phun 1 ngày trước khi đem trồng bằng một trong các loại thuốc Ridomil, Alliette, Rovral, Monceren, Benlate, Copper Zinc, Topsin-M, Kasuran..., rãi Basudin sau khi gieo để ngừa kiến tha hột. Đối với cà thấp cây có thể trồng dầy hơn, khoảng cách cây 0.3-0.4m. Chuẩn bị đất trồng - Chọn đất: + Cà chua chịu úng kém nên chọn đất cao ráo dễ thoát nước. + Trên đất cũ (đất chuyên rau, đã trồng rau vụ trước): Chú ý ít nhất 1-2 vụ trước không trồng các cây nhóm cà (ớt, cà tím, cà pháo, thuốc lá). Bởi vì các cây này cùng chung họ hàng nên có cùng tác nhân gây hại (bệnh héo xanh trên cà chua, cà phổi, ớt) và chúng có sẳn trong đất dễ dàng gây hại cây con. + Trên đất mới (mới lên liếp trồng): Trồng cà dễ thành công hơn, bởi vì đất được ngập nước trong thời gian trồng luá nên một số mầm bệnh ở trong đất bị tiêu diệt. Mô hình trồng cà chua dưới ruộng trong mùa mưa rất tiêu biểu ở Tiền Giang, một số nông dân tỉnh Cần Thơ trồng trên những chân ruộng không bị ngập nước trong muà lũ lụt, phần lớn bà con các nơi khác trồng trên đất ruộng vụ Xuân-hè. Lên liếp + Liếp đôi: mặt liếp rộng 1,0 -1,3 m, cao 20 cm, trồng 2 hàng, lối đi 0,5 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 2.500 cây/1.000 m2, phù hợp trồng trong mùa nắng và loại hình sinh trưởng thấp cây cà chua F1 giống 607. + Liếp đơn: Mặt liếp rộng 0,6 m, cao 0,3-0,4 cm, trồng 1 hàng, lối đi 0,6 m, khoảng cách cây 0,5 m, mật độ 1.600 cây/1.000 m2. Thích hợp trồng mùa hoặc loại cây sinh cao cây như cà RedCrown 250. - Làm đất và lên luống + Cày bừa để ải trong thời gian ít nhất là 1 tuần, không đập đất quá nhỏ thành dạng đất bột

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU.doc
Tài liệu liên quan