Đề tài Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam

Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng: Địa danh là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm. Nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá tại mảnh đất mà nó chào đời. Từ lâu nó được xem như là những tấm bia lịch sử - văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, muốn hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh. Do địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hoá đối tượng nên nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử tưởng tượng nếu như một ngày bỗng dưng tất cả tên các tỉnh, thành phố trên đất nước ta biến mất. Thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành đều gặp khó khăn. Địa danh có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngữ, nên số lượng và tính chất đa dạng của địa danh cũng có thể xem là tấm gương phản ánh sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc nghiên cứu địa danh còn giúp chúng ta biết nghĩa của một số từ cổ nay không còn dùng nữa và giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương.

doc51 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài - Trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ không nhiều nhưng lại có vai trò rất quan trọng: Địa danh là một phạm trù lịch sử. Nó xuất hiện và tồn tại hàng trăm, hàng ngàn năm. Nó phản ánh nhiều khía cạnh địa lý, lịch sử, văn hoá… tại mảnh đất mà nó chào đời. Từ lâu nó được xem như là những tấm bia lịch sử - văn hoá bằng ngôn ngữ. Chính vì vậy, muốn hiểu rõ một vùng đất nào, ta không thể không quan tâm đến địa danh. Do địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hoá đối tượng nên nó trở thành một bộ phận không thể tách rời của cuộc sống xã hội. Thử tưởng tượng nếu như một ngày bỗng dưng tất cả tên các tỉnh, thành phố trên đất nước ta biến mất. Thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe doạ, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng như các ngành đều gặp khó khăn. Địa danh có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Chất liệu tạo ra địa danh là ngôn ngữ, nên số lượng và tính chất đa dạng của địa danh cũng có thể xem là tấm gương phản ánh sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt. Việc nghiên cứu địa danh còn giúp chúng ta biết nghĩa của một số từ cổ nay không còn dùng nữa và giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương. Địa danh được hình thành, tồn tại và biến đổi không chỉ do các tác động của ngôn ngữ mà còn do các tác động bên ngoài ngôn ngữ (đặc điểm văn hoá, sự di dân, tiếp xúc, vay mượn,…). Chính vì vậy mà nhiều biến cố về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, ngôn ngữ,… được lưu giữ trong địa danh. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về một vùng đất với những đặc trưng văn hoá, phong tục tập quán riêng biệt của vùng… Với vai trò như vậy, địa danh học đang là một trong những bộ môn ngôn ngữ học được quan tâm chú ý hiện nay. - Ca dao là một trong những bộ phận quan trọng trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Việc nghiên cứu địa danh trong ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được một phần nào đó về cái nội dung phong phú mà ca dao biểu đạt. Nghiên cứu các địa danh trong ca dao sẽ cho ta thấy những phong tục, tập quán và đặc trưng riêng của từng vùng, từng địa danh trước đây được phản ánh trong ca dao, mà những địa danh này có khi đax không còn nữa hoặc đã bị biến đổi thành một địa danh khác do qúa trình phát triển của lịch sử. Nghiên cứu địa danh trong ca dao còn cho chúng ta thấy được một phần nào đó về diện mạo và những đặc điểm cơ bản về cấu tạo, ý nghĩa cùng tiến trình lịch sử của địa danh, mang lại những giá trị lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Niên luận này được viết với những mục đích sau: - Nêu ra những lí luận cơ bản về địa danh và địa danh học để giúp chúng ta hiểu thêm về ngành học này. - Nghiên cứu tên các địa danh Việt Nam trong các câu ca dao trên mặt đặc điểm về cấu tạo và ý nghhĩa của địa danh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu trong niên luận này là hệ thống địa danh của Việt Nam ở trong các câu ca dao, Gồm có địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo (địa danh hành chính, địa danh công trình xây dựng và địa danh vùng). b. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian hạn chế nên trong niên luận này chúng tôi chỉ khảo sát địa danh Việt Nam trong phạm vi 273 câu ca dao với 498 địa danh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tư liệu và cách xử lý * Nguồn tư liệu Do mục đích của niên luận nên nguồn tư liệu mà chúng tôi thu thấp, sưu tầm là những câu ca dao có liên quan đến địa danh Việt Nam trong các sách có sưu tầm về ca dao Việt Nam. * Cách xử lý tư liệu - Từ nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi đã tập hợp, thống kê được 498 địa danh, bao gồm địa danh chỉ đối tượng tự nhiên, địa danh chỉ các đơn vị hành chính, địa danh chỉ các công trình xây dựng và địa danh chỉ vùng lãnh thổ. - Xử lý tư liệu: Sau khi đã tập hợp, thống kê địa danh thành 4 loại trên chúng tôi tiến hành phân loại theo mẫu, thống kê, tổng hợp biểu bảng. Trên cơ sở đó rút ra những nhận xét về đặc điểm địa danh Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Trong niên luận này khi nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp quy nạp. Trêm cơ sở những tư liệu được thu thập và xử lý, trên nền tảng những con số được thống kê và phân tích, chúng tôi đưa ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu mà cụ thể ở đây là nghiên cứu các địa danh Việt Nam xuất hiện trong các câu ca dao, từ đó rút ra những nhận xét mang tính tổng hợp và khái quát về vấn đề được nghiên cứu. - Miêu tả những đặc điểm về mặt cấu tạo của địa danh. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH TRONG CA DAO VIỆT NAM I. QUAN NIỆM VỀ CA DAO Khi đưa ra quan niệm về ca dao, các nhà nghiên cứu đã có những định nghĩa về ca dao trong tương quan phân biệt ca dao với dân ca bởi vì trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam cũng không chỉ có ca dao mà còn có cả dân ca. Tuy nhiên, sự phân biệt ca dao và dân ca không phức tạp như sự phân biệt tục ngữ với thành ngữ. Thuật ngữ ‘ca dao’ đã xuất hiện từ khá lâu, từ khi xuất hiện các sách biên soạn bằng Hán Nôm của các nhà Nho như Nam giao cổ kim lý hạng ca dao chú giải (chưa rõ soạn giả, năm soạn), Lý hạng ca dao (chưa rõ soạn giả, năm soạn), Nam phong giải trào (Trần Danh Ân và Ngô Hạo Phu soạn từ khoảng năm 1788-1789), Thanh Hoá quan phong (Vương Duy Trinh soạn năm 1903), Việt Nam phong sử (Nguyễn Văn Mại), Quốc phong thi hợp thái (chưa rõ soạn giả). Để chỉ thuật ngữ ‘ca dao’ Trần Danh Ân và Ngô Hạo Phú đã dùng thuật ngữ ‘Nam Phong’, Vương Duy Trinh dùng ‘Quan Phong’, Nguyễn Văn Mại dùng thuật ngữ ‘phong sử’, còn soạn giả Quốc phong thi hợp thái dùng ‘Quốc Phong’. Đến đầu thế kỉ XX, sách báo chữ quốc ngữ xuất hiện rất nhiều và cũng đã có dùng thuật ngữ ‘ca dao’ hay ‘phong dao’ như Tục ngữ phong dao (Nguyễn Văn Ngọc biên soạn năm 1928), Tục ngữ ca dao (Phạm Quỳnh – 1932), Ca dao cổ (Tạp chí Nam Phong số 167, HN, 1930), Phong dao cổ (tạp chí Nam Phong số 179, HN, 1932), Phong dao, ca dao, phương ngôn, tục ngữ (Nguyễn Tấn (Văn ?) Chiển,HN, 1936). Hai thuật ngữ ‘ca dao’ và ‘phong dao’ phạm vi ảnh hưởng của chúng có chỗ giống nhau. Người xưa gọi : ‘ ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại’ (tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan). Vì vậy dần dần tên gọi phong dao cũng ít được dùng nhường chỗ cho ‘ca dao’ (thi pháp ca dao – Nguyễn Xuân Kính). Trong giới nghiên cứu, trong các sách sưu tầm, so với từ ca dao, từ dân ca xuất hiện muộn hơn, khoảng những năm 50 của thế kỉ XX. Dân ca được chính thức sử dụng bằng sự xuất hiện trong cuốn sách ‘ tục ngữ và dân ca Việt Nam’ của Giáo sư Vũ Ngọc Phan in lần đầu tiên vào năm 1956. Sau đây là quan niệm về ca dao của một số nhà nghiên cứu : - Trong ‘Việt Nam văn học sử yếu’ giáo sư Dương Quảng Hàm đã định nghĩa về ca dao như sau: Ca dao (ca : hát, dao : bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình phong tục của người bình dân. Bởi thế ca dao cũng gọi là phong dao (phong : phong tục) nữa. Ca dao cũng như tục ngữ, không biết tác giả là ai ; chắc lúc ban đầu cũng do một người vì có cảm xúc mà làm nên, rồi người sau nhớ lấy mà truyền tụng mãi đến bây giờ (Dương Quảng Hàm – Việt Nam văn học sử yếu – quyển I). - Quan niệm của giáo sư Vũ Ngọc Phan : Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt ‘ca dao là những bàn văn vần do nhân dân sáng tác. Cũng như tục ngữ, ca dao không rõ tác giả là ai, được lưu tuyền bằng miệng và cũng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân’ còn ‘dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định. Dân ca khác với ca dao là nó chỉ được hát lên trong hoàn cảnh nhất định, trong những nghề nhất định hay trong những địa phương nhất định. (Vũ Ngọc Phan – Văn học dân gian Việt Nam). Tuy nhiên, theo ông, nếu xét về nguồn gốc và bản chất, ca dao và dân ca không khác nhau mấy. Có những câu ca dao được phổ làm nhạc, biến thành bài dân ca và ngược lại có những bài dân ca biến thành ca dao. Khi ca dao và dân ca chuyển hình thức như vậy thì nội dung của nó vẫn giữ nguyên, chỉ thêm hay bớt một số tiếng đệm và tiếng láy (Văn học dân gian – Vũ Ngọc Phan). Giáo sư Vũ Ngọc Phan còn cho rằng, phong dao và đồng dào cũng đều là ca dao. Theo đó, phong dao là những bài ca dao nói về phong tục, tập quán nào đó. Đồng dao là những bài hát của trẻ , như những bài ‘nu na nu nống’, ‘ông giẳng ông giăng’, ‘xúc xắc xúc xẻ’,… - Quan niệm của tác giả Nguyễn Nghĩa Dân và Lý Hữu Tấn : Theo hai ông, định nghĩa về ca dao của giáo sư Dương Quảng Hàm chưa nêu được đầy đủ nội dung và hình thức của ca dao. Thực ra, nhân dân sáng tác ca dao là để hát và có những bài có cả chương khúc như làn nhịp đuổi (thí dụ bài ‘tay cầm con dao làm sao cho sắc…) hoặc làn hát cách (thí dụ bài ‘làm trai quyết chí tu thân, công danh chớ vội nợ nần chớ lo…). Những bài dân ca đó biến thành những bài ca dao và ngược lại nhiều bài ca dao thể lục bát có thể hát thành các làn điệu khác nhau và có nhạc kèm theo. Như vậy, ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc (thường là lục bát để miểu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm). Về các loại khác, cần phân biệt những bài ca dao nói về phong tục và được truyền đi gọi là phong dao; đồng dao là những bài hát của trẻ con (như bài ‘ông giẳng ông giăng’, ‘xúc xắc xúc xẻ’,…) (giáo trình lịch sử văn học Việt Nam – tập 1 – Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Nghĩa Dân,…) - Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do tập thể nhân dân sáng tác, lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở những vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc. Dân ca thường có nội dung như ca dao (Phan Ngọc – Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du). Như vậy, theo tác giả, chỗ khác nhau cơ bản giữa ca dao và dân ca là ở hình thức và nhạc điệu. Trong một số bài dân ca tiếng đệm, tiếng láy hoặc tiếng đưa hơi chen vào lời thơ lục bát của ca dao. - Quan niệm của Nguyễn Xuân Kính: Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ thể thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát mà còn ngâm, đọc, xem bằng mắt thường (khi ca dao đã được ghi chép, biên soạn từ cuối thế kỉ XVIII). - Tóm lại, có thể thấy, trong quan niệm của các nhà Nho có sưu tầm ghi chép ca dao cũng như trong quan niệm của giới nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ ca dao thường được hiểu theo 3 nghĩa rộng hẹp khác nhau như sau: Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian, có hoặc không có khúc điệu. Ca dao là danh từ chỉ những tác phẩm ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó cứ tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi…thì đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách . Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. II. QUAN NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 1. Lược sử nghiên cứu Nghiên cứu địa danh đã có từ sớm trên thế giới, và địa danh học thực sự được phát triển vào những năm 60 của thế kỉ XX. Khi nghiên cứu về địa danh trên thế giới có nhiều khuynh hướng, quan điểm không giống nhau, và ngay cả ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Cụ thể : ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa danh . Do tính phức tạp của địa danh nên các khuynh hướng nghiên cứu cũng rất phong phú, đa dạng. Có thể tóm lại hai khuynh hướng chính sau đây: Thứ nhất, có nhiều công trình tập hợp, khảo sát nghiên cứu địa danh mang tính chất sưu tầm, lý giải dưới góc độ địa lý, lịch sử , văn hoá. Tiêu biểu cho cách tiếp cận phi ngôn ngữ học này có thể kể đến đó là Nguyễn Văn Âu (2000) với ‘Một số vấn đề địa danh học Việt Nam’; hay cuốn sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh Xuân Vịnh. Thứ hai, đó là cách tiếp cận ngôn ngữ học được khơi dòng bởi bài viết của tác giả Hoàng Thị Châu ‘Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam á qua một vài tên sông’ (1964). Trên cơ sở nền tảng ban đầu này, một loạt các công trình nghiên cứu một cách công phu, hệ thống về địa danh được các tác giả khác lần lượt công bố: Lê Trung Hoa với ‘địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh’ (1991), Nguyễn Kiên Trường với ‘Những đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng’ (1996), và gần đây là Từ Thu Mai với “nghiên cứu địa danh Quảng Trị”. Có thể nói, những công trình này đã đưa ra những vấn đề căn bản của lý thuyết địa danh cũng như cung cấp những nguồn tư liệu rất có giá trị, góp phần định hướng cho những người nghiên cứu về sau. Ngoài ra, không thể không kể đến một số bài viết theo hướng so sánh-lịch sử, hướng ngôn ngữ -văn hoá của một số tác giả khác như Trần Trí Dõi : “Về một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa”(2000), “tiếp tục tìm hiểu về xuất xứ và ý nghĩa địa danh Cổ Loa” (2005); hay Nguyễn Văn Hiệu “những địa danh gốc Hán ở một số vùng dân tộc Mông Dao ở Việt Nam” (2005). Những bài viết này có tác dụng nghiên cứu địa danh ở bề sâu, cung cấp cho ta một cái nhìn khoa học và đa chiều về địa danh. Chính sự đa dạng trong khuynh hướng tiếp cận đa thể hiện tính chất liên ngành của chuyên ngành ngôn ngữ học còn nhiều điều cần khám phá này. Còn địa danh trong tục ngữ ca dao thì hiện nay cũng đã có một số người quan tâm chú ý đến, và đã có một số bài viết hay khoá luận tốt nghiệp làm về địa danh trong tục ngữ ca dao Việt Nam. Trong niên luận này chúng tôi tập trung nghiên cứu địa danh Việt Nam trong ca dao. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Quan niệm về địa danh và địa danh học Trước khi đi vào nghiên cứu “địa danh Việt Nam trong ca dao” chúng ta cần tìm hiểu khái niệm địa danh và ngành học này. Bởi vì, như đã nói ở trên khi nghiên cứu địa danh ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay có nhiều quan điểm không thống nhất, hoặc nặng về hình thức từ nguyên học hoặc nặng về tên riêng, dẫn đến những kết quả khác nhau. Vậy địa danh học là gì ? Địa danh, tiếng khoa học là TOPONYMIE có hai phần : TOPO là địa điểm, NYMIE là tên gọi. TOPO là gốc ả rập, NYMIE là gố tiếng La tinh, gọi theo tiếng Hán Việt là địa danh. Bản thân địa danh là ngành khoa học, nó có nhiệm vụ, đối tượng và chức năng rõ ràng. Trong quá trình nghiên cứu địa danh đã có những quan điểm khác nhau : Có luận điểm cho rằng : Địa danh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về từ nguyên của tên đất một vùng hay một dân tộc. Đại diện cho quan điểm này là Oviveric, tác giả cuốn từ điển “địa danh nước ý” xuất bản tại ROMA năm 1981. Một quan điểm khác khẳng định : “ ý định của tôi khi viết cuốn từ điển này là hạn chế các tên gọi địa danh vào phạm vi các dân tộc quen thuộc, không đi vào lịch sử của nó, tức là đi vào những nét cơ bản của địa danh”, người tiêu biểu cho quan điểm này là Lorique, viết trong cuốn “Dictionnaire etymologique desnoms de pays et de peuples” xuất bản tại Pari năm 1971. Có quan điểm cho rằng : Đối tượng nghiên cứu của địa danh học là giải thích cách đọc của địa danh, không phải giải thích sự hình thành địa điểm của địa danh đó mà giải thích quá trình lịch sử của tên địa danh đó và tất cả mọi sự phức tạp của nó về mặt ngôn ngữ.Đại diện cho quan điểm này là hai giáo sư của đại học Sorboune : Blok và Variary. Ngoài ra còn có rất nhiều quan điểm khác nhau, gần đây trong cuốn “Đại bách khoa toàn thư” do Brunot xuất bản có tiến bộ hơn nhiều trong các quan điểm. Tác giả cho rằng đối tượng nghiên cứu của địa danh học là nghiên cứu tên riêng dưới góc độ ngôn ngữ học. Môn học này là một ngành khoa học tên riêng, nó được phân chia ra hai ngành : địa danh và nhân danh. Về sau tác giả còn nói rõ thêm: người ta tìm tháy cơ man những điều hỗn độn trong các ngành nghiên cứu địa danh, thế nhưng không có gì vô ích, nguy hiểm hơn khi nghiên cứu từ nguyên của nó. Nhìn chung các nhà nghiên cứu trên khi định nghĩa về địa danh có nhiều chỗ chưa thống nhất và phiến diện. Vì tên địa danh chứa đựng trong nó một nội dung tư tưởng xã hội của con người nên ta phải thấy được tính kế thừa, tính phát triển, tính xã hội khi nghiên cứu nó. Đó là mặt chủ yếu của địa danh mà các quan điểm trên ít đề cập đến. Địa danh là những từ hoặc ngữ, được dùng làm tên riêng của các địa hình thiên nhiên(núi, đèo, cao nguyên, thung lũng ,sông, hồ, biển), các đơn vị hành chính(làng, xã, huyện, tỉnh, thành phố), các vùng lãnh thổ (vùng nông nghiệp, khu công nghiệp…) và các công trình xây dựng (cầu đường,chợ,cống…). Trước địa danh ta có thể đặt một danh từ chung chỉ tiểu loại địa danh đó: Sông Hương, huyện Mộ Đức, vùng Ba vì, đường Nguyễn Trãi… Vậy,địa danh học là gì? Địa danh học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu sự hình thành, phát triển nội dung ý nghĩa,tên các địa danh của một dân tộc, một quốc gia, một vùng nhất định qua hình thức cấu thành và phát triển của ngôn ngữ địa danh. Như vậy, ta đi sâu vào nội dung địa danh tức là nghiên cứu sự hình thành và phát triển của địa danh đó. Nhưng nếu bỏ cái vỏ ngôn ngữ ấy thì không thể được. Để đi vào nội dung ý nghĩa thì chỉ có một con đường là thông qua cái cầu ngôn từ. Địa danh học không dừng ở mặt từ nguyên học, ở khoa học tên riêng mà qua ngôn ngữ địa danh. Địa danh học đi xa hơn vào sự phát triển của một vùng,một địa phương. Để đi sâu vào đối tượng nghiên cứu chính đó,cái vỏ của ngôn ngữ địa danh không phải chính nhưng rất quan trọng,vì không có nó thì không có gì để nghiên cứu. Vả lại,nó phản ánh ý thức của con ngườcuwtieeu. 2.2. Phân loại địa danh Phân loại địa danh là một vấn đề khá phức tạp. Sự phức tạp này nằm ngay trong đối tượng được phân loại cũng như phương pháp phân loại. Bản thân địa danh là một tập hợp phong phú, đa dạng, nó có thể được phân tách thành các tiểu loại khác nhau tuỳ theo mục đích và phương diên nghiên cứu. Mỗi nhà nghiên cứu tuỳ theo cách tiếp cận và đối tượng nghiên cứu mình lựa chọn đã đưa ra những cách phân loại thích hợp. Các nhà địa danh học Xô Viết chia địa danh theo đối tượng mà địa danh biểu thị, tức là dựa vào nôI dung của nó. Trong cuốn Toponimijc Moskoy, G.L.Smolisnaja và M.V.Gorbaneveskiji đã chia địa danh làm 4 loại : phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi, đồi, gò…), thuỷ danh (tên các dòng sông, hồ, vũng…), phố danh (tên các đối tượng trong thành phố). A.V.Superauskaja, trong Chto takoe toponimika chia địa danh làm 7 loại : phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh (tên các quảng trường, công viên), lộ danh (tên các đường phố), đại danh (tên các đương giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không). ở Việt Nam, mỗi tác giả nghiên cứu về địa danh đưa ra những cách phân loại khác nhau. Nguyễn Văn Âu dưới góc độ địa lý - lịch sử - văn hoá đã phân loại theo phương pháp “địa lý tổng hợp”, tức là sắp xếp địa danh thành các kiểu khác nhau theo các đối tượng địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội trong một hệ thống phân loại nhất định. Hệ thống này bao gồm ba cấp từ trên xuống dưới : loại địa danh (2 loại: địa danh tự nhiên và địa danh xã hội), kiểu địa danh (7 kiểu: thuỷ danh, sơn danh, lâm danh, làng xã, huyện thị, tỉnh thành phố, quốc gia), dạng địa danh (12 dạng: sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng núi, truông trảng, làng xã, huyện quận, thị trấn, tỉnh thành phố, quốc gia). Dưới góc độ ngôn ngữ học, Lê Trung Hoa và Từ Thu Mai lại đưa ra 2 tiêu chí khi phân loại địa danh thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị: căn cứ vào thuộc tính của các loại đối tượng địa lý (tự nhiên- không tự nhiên) và nguồn gốc ngôn ngữ (thuần Việt- không thuần Việt). Nguyễn Kiên Trường lại áp dụng thêm một tiêu chí khác khi tiến hành phân loại Hải Phòng: dựa vào chức năng giao tiếp, có thể chia thành các loại tên chính thức, tên cũ, cổ và các loại tên khác. Như vậy, sự phân loại địa danh bao giờ cũng phụ thuộc vào mục đích và phương pháp tiếp cận của nhà nghiên cứu. Đứng dưới góc độ n