Văn học người Hoa là một mảng khá lớn, khá phát triển, và là thành phần cấu thành khá quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17, văn học người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã xuất hiện Hà Tiên thập vịnh, tập thơ viết bằng chữ Hán với hơn 300 bài thơ của hơn 30 tác giả Việt, Hoa. Thế kỷ 18, văn học người Hoa còn được biết đến bởi nhóm Sơn Hội (Thi xã Bình Dương) ở Gia Định, tập hợp nhiều trí thức người Hoa, nổi tiếng có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Diệp Minh Phụng, Hoàng Ngọc Uẩn, Vương Kế Sanh Đầu thế kỷ 19, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ còn xuất hiện rất nhiều tên tuổi như Lý Văn Phức, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Lâm Duy Nghĩa, Trương Hảo Hợp .
Có thể thấy rằng, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất phát triển, thế nhưng số người để tâm vào sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu văn học người Hoa thật không nhiều, nếu không muốn nói rằng thật hiếm, ngoài những tên tuổi nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, được chú ý nghiên cứu, các tác giả hầu như không được biết đến, đặc biệt là tình hình văn học người Hoa Việt Nam kể từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay. Có thể nói, trong giới học giả hầu như không ai hiểu một cách tường tận về tình hình phát triển cũng như thành tựu của dòng văn học này từ cuốI thế kỷ 19 đến nay. Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu về mảng đề tài này với tên: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
41 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Văn học người Hoa là một mảng khá lớn, khá phát triển, và là thành phần cấu thành khá quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam. Vào khoảng nửa cuối thế kỷ 17, văn học người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã xuất hiện Hà Tiên thập vịnh, tập thơ viết bằng chữ Hán với hơn 300 bài thơ của hơn 30 tác giả Việt, Hoa. Thế kỷ 18, văn học người Hoa còn được biết đến bởi nhóm Sơn Hội (Thi xã Bình Dương) ở Gia Định, tập hợp nhiều trí thức người Hoa, nổi tiếng có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Diệp Minh Phụng, Hoàng Ngọc Uẩn, Vương Kế Sanh… Đầu thế kỷ 19, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ còn xuất hiện rất nhiều tên tuổi như Lý Văn Phức, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Lâm Duy Nghĩa, Trương Hảo Hợp….
Có thể thấy rằng, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng rất phát triển, thế nhưng số người để tâm vào sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu văn học người Hoa thật không nhiều, nếu không muốn nói rằng thật hiếm, ngoài những tên tuổi nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, … được chú ý nghiên cứu, các tác giả hầu như không được biết đến, đặc biệt là tình hình văn học người Hoa Việt Nam kể từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay. Có thể nói, trong giới học giả hầu như không ai hiểu một cách tường tận về tình hình phát triển cũng như thành tựu của dòng văn học này từ cuốI thế kỷ 19 đến nay. Do đó chúng tôi quyết định nghiên cứu về mảng đề tài này với tên: Khảo sát điền dã văn học người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư liệu văn học người Hoa ở TP Hồ Chí Minh ngoài các tác giả nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Trương Hảo Hợp… khá được chú ý, còn lại hầu như đều không được chú ý tới, thậm chí rất nhiều học giả còn không biết tới sự tồn tại của một loạt tác giả và tác phẩm của dòng văn học người Hoa, một dòng văn học đã và đang góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng khuôn mặt muôn màu muôn vẻ của bức tranh văn học thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Có thể khẳng định, cho đến nay, tại Việt Nam cũng như trên thế giới vẫn chưa có một công trình nào có đối tượng nghiên cứu là sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu những thành tựu của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Khảo sát một cách có hệ thống thành tựu văn học người Hoa ở thành phố Hồ chí Minh, cung cấp cho các nhà nghiên cứu một danh sách các tác giả và tác phẩm của dòng văn học người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh.
Góp phần thúc đẩy công tác sưu tầm, chỉnh lý và nghiên cứu về văn học người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, ở Trung và Nam bộ nói chung, để thấy được mối quan hệ giao lưu qua lại giữa văn học người Việt và văn học người Hoa diễn ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ và hiện tại.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Điền dã, điều tra, ghi chép, thu thập, chỉnh lý và hệ thống hóa các thông tin có liên quan đến văn học người Hoa trong dân chúng, đặc biệt là đồng bào người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh; sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, hệ thống mảng tài liệu từ sách vở, báo chí, các công trình nghiên cứu có liên quan tới văn học người Hoa. Trên đây là những thao tác cơ bản trong quá trình chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Giới hạn của đề tài
Tìm ra những tác phẩm và tác giả văn học người Hoa, đặt chúng trong tiến trình phát triển của văn học người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tiến hành giới thiệu về những tác giả, tác phẩm đó.
Địa bàn chúng tôi khảo sát, chủ yếu những khu vực có nhiều người Hoa sinh sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt các di tích lịch sử, các tổ chức xuất bản…có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cộng đồng người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 17 đến nay, tức tính từ thời điểm người Hoa bắt đầu xuất hiện sinh sống ở nơi này với quy mô lớn.
Nhắc đến khái niệm văn học của người Hoa thành phố Hồ Chí Minh, do bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù, ắt có một bộ phận không nhỏ viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nhắm vào những tác phẩm của người Hoa được viết bằng Hán văn. Dẫu biết rằng làm như vậy chưa hẳn hợp lý, nhưng do thời gian thực hiện đề tài có hạn, người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh trong quá khứ lại từng trải qua nhiều lần bị ép buộc nhập tịch Việt, thế nên việc xác định các tác giả người Việt gốc Hoa, hiện dùng Việt văn để sáng tác thật không đơn giản.
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Công trình nghiên cứu này góp phần vào việc bảo lưu và hệ thống hóa các tài liệu văn học của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác công trình cũng cung cấp phần nào tư liệu cho người muốn tìm hiểu về văn học người Hoa như: sinh viên ngành văn, Trung Quốc học, Đông Phương học, Văn hóa học, Hán Nôm, các học viên cao học có chuyên ngành liên quan muốn tìm hiểu…. Sâu xa hơn là có thể góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa nói riêng và của nước Việt Nam nói chung, tạo ra sự gắn kết tinh thần giữa cộng đồng người Hoa với tinh thần dân tộc Việt Nam
Kết cấu của đề tài
Phần mở đầu
Chương I: Giới thiệu chung
1.1.Vị trí và lịch sử hình thành khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.3. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
1.4. Tình hình chung về văn học trong cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương II: Các tác giả tác phẩm văn học người Hoa
2.1. Các tác giả, tác phẩm văn học người Hoa trước khi Pháp đánh chiếm miền Nam
2.2. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ những năm đầu thế kỷ 20 cho đến 1975.
2.3. Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay.
Phần kết luận
Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vị trí và lịch sử hình thành khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng bào người Hoa ở nước ta có số lượng trên 1 triệu người, là nước có số người Hoa ít hơn nhiều so với một số nước trong khối Asian. Riêng ở đồng bằng Nam Bộ có hơn 630 nghìn người (hơn 80%), trong đócó hơn 50 vạn người sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, đây cũng là địa bàn cư trú tập trung đông người Hoa nhất ở nước ta hiện nay. Theo các tài liệu lịch sử, người Hoa đến cư trú ở các vùng phía Nam nước ta vào những năm thuộc thập niên 80 của thế kỷ XVII, nhưng xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lớn vào khoảng những năm 1778 cùng với sự thành lập của trung tâm người Hoa ở Chợ Lớn.
Chợ Lớn xưa được gọi là “xứ Sài Gòn”, nguồn gốc của tên đất Sài Gòn hiện giới nghiên cứu còn đang tranh luận, chưa ai đưa giả thiết đủ tính thuyết phục. Có thể ngày xưa, người bản địa sống nơi đất cao, rừng cây gòn, nay còn dấu ấn là Phú Lâm, nhưng điều chắc chắn là phía bắc vùng Chợ Lớn khá cao, người Việt dành xây cất chùa chiền, thí dụ như chùa Giác Lâm, chùa Cây Mai, chùa Gò…. Từ giồng đất này, chạy thẳng xuống vùng đồng bằng lại gặp khu vực thấp lè tè ăn xuống phía Nam, đến ngọn rạch Bến Nghé. Con rạch này ăn thông ra sông Sài Gòn. Ở Bến Nhà Rồng thuận lợi cho việc chở lúa gạo ra bến cảng.
Người Hoa đến cư ngụ ở nước ta, đa số là nông dân, những người lao động bần cùng của nước Trung Hoa cũ, sống cơ cực nghèo nàn và chịu cảnh chiến tranh tàn phá liên miên nên buộc phải tha phương cầu thực. Trong số đó có một số quan binh của triều đình nhà Minh chạy sang Việt Nam với ý nguyện phản Thanh phục Minh; việc di dân ra nước ngoài với số lượng lớn phải mãi đến khi cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, mới tạm thời chấm dứt.
Có thể chia người Hoa ở Nam bộ thành hai bộ phận chính tương ứng với thời điểm và lý do di trú: bộ phận thứ nhất bao gồm những người Hoa vốn theo đường lối phản Thanh phục Minh qua Việt Nam tỵ nạn chính trị vào những năm nửa cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, như nhóm Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu và hậu duệ của họ, nhóm này được gọi chung là nhóm Minh hương; bộ phận thứ hai gồm những người Hoa sang Việt Nam làm ăn sinh sống từ giữa thế kỷ XVIII đến nay, nhóm này từng được gọi là người Thanh để phân biệt với người Minh hương. Quá trình Việt hóa của hai bộ phận này vì thế cũng khác nhau về tính chất: nếu những người như Phụ quốc Đô đốc Trần Thượng Xuyên, Tổng binh Mạc Cửu… và hậu duệ của họ như Trần Đại Định, Mạc Thiên Tích… đã hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam trước hết theo con đường chính trị, thì bộ phận thứ hai lại từng bước Việt hóa theo con đường kinh tế - xã hội, hai con đường này để lại dấu vết của chúng khá rõ ràng trong sinh hoạt văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Chẳn hạn người Hoa Minh hương ở Nam Bộ các thế kỷ trước được tổ chức thành đơn vị “xã” như Thanh Hà xã, Minh hương xã, nên xã Minh hương ở Gia Định có đình (đình Minh hương Gia Thạnh), còn các nhóm người Hoa ở bộ phận thứ hai được tổ chức thành đơn vị “phủ” rồi “bang” như phủ Phước Châu, phủ Triều Châu, phủ Ninh Ba, bang Phúc Kiến, bang Triều Châu, bang Hải Nam…, hoàn toàn không có đình nhưng nhìn chung đều sở hữu riêng hoặc chung một hội quán.
Nhìn chung việc các nhóm di dân người Hoa nhập cư với quy mô lớn như trên đã nêu đã ảnh hưởng đáng kể tới diện mạo văn hóa của cộng đồng Việt Nam ở Nam Bộ, trong đó có Gia Định. Chẳng hạn trên phương diện ngôn ngữ, họ đã đưa vào Đàng Trong cách đọc Huỳnh, Phước, Võ theo Minh âm, Thanh âm thay thế cách đọc Hoàng, Phúc, Vũ theo Đường âm, những mà cho đến nay nhiều người vẫn ngộ nhận là do kiêng húy; ở mảng hệ thống công cụ sản xuất và sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán hôn thú, tang tế nói chung đều yếu tố có nguồn gốc du nhập từ Hoa Nam, góp phần làm phong phú thêm sinh hoạt vật chất và tinh thần của cộng đồng Việt Nam ở Nam Bộ nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
1.2. Đặc điểm tình hình về kinh tế văn hóa khu dân cư người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh
Đồng bào Hoa có mối quan hệ chặt chẽ với các dân tộc ở nước ta, nhất là các dân tộc ở Nam Bộ... và quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Sau giải phóng năm 1975, đồng bào người Hoa đặc biệt là người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh còn có mối quan hệ mật thiết với người Hoa ở các nước Mỹ, Úc, Canađa và các nước Tây Âu.
Người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn là những người đến từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và các vùng đồng bằng duyên hải phía Nam Trung Quốc, trong đó đông nhất là người Triều Châu (thuộc tỉnh Quảng Đông). Người Hoa có chung một chữ viết, gọi là chữ Hán, hoặc chữ Hoa, nhưng tiếng nói lại hoàn toàn khác nhau. Tiếng Quảng Đông và tiếng Triều Châu là hai ngôn ngữ thông dụng trong đồng bào Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là tiếng Quảng Đông thường được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với hệ thống các tiếng nói khác. Tiếng Phúc Kiến, tiếng Hải Nam và tiếng Hẹ nhìn chung được sử dụng ở phạm vi hẹp hơn. Đồng thời đồng bào Hoa rất yêu mến chữ Hoa và tiếng nói địa phương của mình.
Là một trong những bộ phận cấu thành của cộng đồng 54 dân tộc anh em trên mảnh đất Việt Nam, đồng bào người Hoa đã cùng các động đồng cư dân khác không ngừng khai hoang mở cõi, xây dựng nên một miền đất trù phú qua các thời kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước, ngày nay cùng nhau tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội ngày càng yên bình, ấm no và hạnh phúc hơn.
Là một trong những tộc người cùng làm chủ đất nước, nhất là ở các tỉnh phía Nam, đồng bào người Hoa tự hào có các mối quan hệ bà con thân thiện với những người Hoa khắp năm châu, tạo những điều kiện thuận lợi kêu gọi, hợp tác hội nhập, góp phần xây dựng đất nước. Cộng đồng dân cư mang tính đặc trưng cùng nền văn hoá phương Đông này, đến nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác, họ đã sớm hoà nhập vào khối cộng đồng dân cư bản địa, cùng đồng cam cộng khổ để xây dựng đất nước.
Về văn hóa cảnh quan, người Hoa đến đây cùng với người Việt vàmột số cộng đồng các dân tộc anh em khác đã làm biến đổi vùng đất hoang sơ chỉ có nước mênh mông (như sứ giả nhà Nguyên trên đường đến Cao Miên đã ghi lại) thành một vùng đất phì nhiêu, trù phú; lịch sử đã ghi nhận sự đóng góp của cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích tại vùng đất cực tây Nam Bộ, cũng như sự khai thác lập ấp của nhóm cư dân Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch… tại Đồng Nai, Mỹ Tho là rất to lớn. Riêng cha con họ Mạc đã có công biến vùng Mang Khảm hoang vu thành một Hà Tiên thơ mộng, biết tô đẹp thập cảnh Hà Tiên bằng sự khai phá tôn tạo của con người.
Tại Sài Gòn - Chợ Lớn, nơi người Hoa tập trung sinh sống, họ đã tạo nên một trung tâm đô thị sầm uất, một China Town như cách gọi quen thuộc của báo chí nước ngoài trước năm 1975. Khu vực Chợ Lớn với những đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền khu trung tâm buôn bán qua kênh Bến Nghé đến cảng Nhà Rồng, trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh và từ đó toả đi các tỉnh tây Nam Bộ. Những dãy phố, chợ búa, cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở sản xuất, buôn bán tấp nập hiện ra trong qua khứ và hiện nay, đó là công sức lao động, công lao không ngừng tạo dựng của đồng bào người Hoa.
Về văn hóa sản xuất, cùng với việc du nhập hàng loạt của đồng bào người Hoa, các ngành nghề cổ truyền, những tri thức về sản xuất, kinh doanh của người họ cũng đã được mang vào Nam Bộ, Sài Gòn - Chợ Lớn. Những người thợ thủ công tài hoa khi di cư vào nước ta đã chuyển tải các ngành sản xuất gốm sứ, gạch ngói, dệt vải, dệt lụa, thuộc da, làm giấy, bút mực, nghề in ấn,… Lúc đầu tất nhiên họ giữ bí quyết nghề nghiệp, nhưng sau do yêu cầu của sản xuất, họ đã hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ. Đến nay nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh và vùng Nam Bộ đã trở thành những sản phẩm thành công trong nước và quốc tế, thể hiện đỉnh cao của sự giao thoa văn hóa Hoa - Việt.
Về văn hóa cộng đồng, do điều kiện sinh sống của người Hoa ở vùng đất mới, nên ý thức cộng đồng luôn luôn được đề cao, được củng cố. Tinh thần cố kết cộng đồng: gia đình, họ tộc, đồng hương, đồng nghiệp đặc biệt được quan tâm giữ gìn như một giá trị tinh thần thiêng liêng. Lòng biết ơn, tinh thần nghĩa hiệp đùm bọc lẫn nhau và ý chí quyết lập nghiệp là những giá trị được cộng đồng người Hoa hết sức nâng niu, trân trọng. Chính nhờ các giá trị văn hóa, ý thức cộng đồng nói trên đã giúp cho người Hoa tồn tại như một nhóm xã hội đặc thù, vừa hoà nhập với các cộng đồng khác, vừa giữ được những đặc điểm riêng có tính ưu trội của riêng mình.
Về văn hóa tinh thần, người Hoa đến vùng Nam Bộ và Sài Gòn - Chợ Lớn mang theo một nền văn hóa đã phát triển phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Trước hết là văn hóa tín ngưỡng, tâm linh với việc thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần, hai hệ thống thần linh đã ăn sâu vào tâm thức của họ. Về nhân thần có những thánh nhân được tôn thờ và truyền tụng trong đời sống tinh thần của cộng đồng như Quan Công, Bao Công, Bổn Đầu Công, Bà Thiên Hậu, Quan Âm Bồ Tát… Về nhiên thần cũng có rất nhiều biểu tượng thiêng liêng được tôn thờ, như Ngọc Hoàng - Thượng Đế, Thổ Công - Táo Quân, Thần Tài, Phật Di Lặc…. Các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh uy nghi được dựng lên: như miếu Thiên Hậu (Hội quán Tuệ Thành), Chùa Ông (Hội quán Nghĩa An), Nhị Phủ Miếu (Chùa Ông Bổn), Quỳnh Phủ Hội quán, Hội quán Sùng Chính và Chùa Quan Âm (Hội quán Ôn Lăng)…. Cùng với các nghi lễ trong những ngày lễ tết, như Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Thanh Minh, Hàn Thực, Đoan Ngọ, Trung Nguyên, Thượng Nguyên… làm cho đời sống tâm linh của người Hoa vừa thiêng liêng vừa huyền ảo nhưng vẫn gắn với đời sống nhân sinh của con người. Có người cho rằng: thông qua hệ thống tín ngưỡng, tâm linh và các tục lệ, lễ thức, nhân cách và tâm lý người Hoa được hình thành, góp phần củng cố các quan hệ gia đình, ý thức cộng đồng hướng tới những ước vọng về một cuộc sống an sinh, bền vững.
Văn hóa nghệ thuật của người Hoa cũng hết sức phong phú với các loại hình dân ca, dân vũ và các loại nhạc cụ đặc sắc. Dân ca có các làn điệu hát Quảng, hát Tiều, dân vũ có múa lân - sư - rồng và dàn nhạc có nhạc Xã… làm tăng thêm tính phong phú đa dạng, tính đặc sắc đặc thù cho văn hóa Nam Bộ nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn nói riêng.
Nền kinh tế - văn hoá nghệ thuật cổ đại hưng thịnh một thời của Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích với "Thi đàn chiêu anh các", hay Gia Định tam gia với hệ thống các tác phẩm nổi tiếng như Gia Định tam gia thi, Gia Định thành thông chí,…hay những hoạt động của đồng bào người Hoa ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 đã thực sự làm phong phú thêm nền văn hoá Việt Nam.
Sau khi hòa bình lập lại, ở một số nơi, nhất là ở các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa hoạt động kinh tế - văn hoá rất giỏi và sôi nổi. Chợ Lớn ngày nay là tên đất của khu vực quận 5, quận 6 gồm đa phần là cư dân người Hoa sinh sống với nhịp sống lao động, sinh hoạt náo nhiệt ngày đêm, hoạt động bán buôn, bán lẻ có thể nói phồn thịnh hơn bao giờ hết. Lại còn đủ thứ vui, thú ăn chơi tao nhã, hội hè đình đám. Ngày nay, tất nhiên tình thế đã thay đổi, việc mua bán ngày càng có nề nếp hơn. Vào Chợ Lớn, “món gì cũng có, có tiền là có ngay”. Người qua lại tấp nập, không người nhàn rỗi. Nếu chúng ta thấy nhiều người Hoa và Việt tụ họp ở quán cà phê bình dân hoặc hiệu ăn sang trọng, không phải họ hưởng lạc thuần túy, chẳng qua là gặp nhau để thông báo về giá cả, tình hình cung cầu, biến động thị trường hoặc “gút lại công việc làm ăn nào đó” mà thôi.
Có thể nói giới công thương người Hoa không những thông hiểu mà còn nhạy cảm với đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, thương mại, dịch vụ, ngân hàng, lĩnh vực nào cũng có phần đầu tư của giới công thương ngưòi Hoa. Điều đáng nói là phạm vi đầu tư của họ không chỉ đóng khung trong các quận, huyện của thành phố mà còn mở rộng ra các vùng lân cận thuộc các tỉnh khác, thậm chí vương sang cả nước bạn Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan…. Ngành nghề mà họ đầu tư bao gồm cả những nghề sinh lợi ngay như nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, vui chơi - giải trí lẫn những ngành nghề phải đầu tư lâu dài, phải liên tục đổi mới thiết bị, công nghệ, phải cạnh tranh vất vả, mới thu được lợi nhuận như các ngành sản xuất tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu, ngành xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng…. Nguồn vốn của họ ngoài vốn tự có, vốn của các tập đoàn công thương gia trong nước, còn có nguồn vốn do thân nhân bà con nước ngoài hỗ trợ. Nhìn chung, hoạt động kinh tế của cộng đồng người Hoa ngày càng sôi nổi, nhộn nhịp, phát triển theo chiều hướng đi lên. Những năm qua, họ đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của thành phố và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động của thành phố.
Tuy sống ở khu vực gần như riêng biệt, nhưng từ lâu, người Việt và người Hoa vẫn khăng khít trong việc làm ăn mua bán; lại giống nhau trên nét lớn về tín ngưỡng dân gian, đa thần, thờ Phật, thờ Quan Công, ăn Tết âm lịch, mùng 5 tháng 5 (Đoan Ngọ), ăn rằm tháng 7, vui tiết trung thu….Nhưng ở đồng bào người Hoa có một số mặt tích cực, cần được nghiên cứu và đề cao:
- Hiếu khách, nhớ ơn bạn bè, đã mang ơn thì nhớ ơn rất bền lâu.
- Lấy chữ Tín làm đầu, đã hứa là giữ lời hứa mặc dầu bị thiệt thòi. Trả nợ đúng thời hạn, chấp nhận bị lỗ vốn khi hàng hóa sụt giá thình lình. Không thích dùng giấy tờ, giao kèo, hoặc kiện tụng đến cửa quan. Giải quyết êm thấm nội bộ là tốt nhất.
- Không tự ái vụn vặt vì lời ăn tiếng nói lúc xã giao, giúp đỡ tận tình với bạn bè.
- Gắn bó với người Việt trong giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thời Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, người Hoa ở Hội kín đã trợ giúp nghĩa quân, mặc dầu việc lớn không thành, nhưng những đóng góp của họ là không thể phủ nhận. Công nhân, lớp người nghèo thành thị người Hoa đã hưởng ứng những cuộc tranh đấu giai đoạn khi vừa có Đảng, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Nhiều người Hoa đã can đảm hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng của cách mạng, thậm chí thân sa vào vòng tù đày nơi khám Chí Hòa, nơi nhà tù Côn Đảo, nhưng họ vẫn quyết một lòng trung trinh với Đảng với đất nước. Lòng từ thiện của người Hoa còn biểu hiện rõ rệt trong các phong trào xóa đói giảm ngh