Đề tài Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC

Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp nổi lên khắp đất nước với nhiều ngành nghề khác nhau. Việc phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.Bên cạnh đó, việc giá thành ngày càng tăng của nguyên liệu, năng lượng, điện phục vụ cho sản xuất dẫn đến việc chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và lợi nhuận trong kinh doanh. Làm thế nào vừa đạt hiệu suất sản xuất vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp thì Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một giải pháp đáp ứng được tất cả những khó khăn trên. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở doanh nghiệp dù lớn hay bé, tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước dù nhiều hay ít. Hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10% đến 15%. Các doanh nghiệp áp dụng SXSH đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu, do đó có thể đạt sản lượng cao, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng: SXSH không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn lại ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất; sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn; Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng. Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đầ xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic” thành công sẽ một phần chứng minh được những lợi ích mà SXSH đem lại

pdf95 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 1 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 MỞ ĐẦU Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 2 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1. Sự cần thiết của đề tài Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước. Hàng loạt các khu công nghiệp nổi lên khắp đất nước với nhiều ngành nghề khác nhau. Việc phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.Bên cạnh đó, việc giá thành ngày càng tăng của nguyên liệu, năng lượng, điện phục vụ cho sản xuất dẫn đến việc chi phí sản xuất ngày càng tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và lợi nhuận trong kinh doanh. Làm thế nào vừa đạt hiệu suất sản xuất vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp thì Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một giải pháp đáp ứng được tất cả những khó khăn trên. SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở doanh nghiệp dù lớn hay bé, tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước dù nhiều hay ít. Hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10% đến 15%. Các doanh nghiệp áp dụng SXSH đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu, do đó có thể đạt sản lượng cao, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng: SXSH không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn lại ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất; sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn; Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng. Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đầ xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic” thành công sẽ một phần chứng minh được những lợi ích mà SXSH đem lại. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 3 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 2. Mục tiêu của đề tài “Khảo sát hiện trạng và đầ xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic” với mục tiêu:  Giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty và toàn xã hội.  Tăng hiệu suất sản xuất. 3. Nội dung nghiên cứu  Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:  Tổng quan về sản xuất sạch hơn, tình hình sản xuất sạch hơn ở Việt Nam.  Tổng quan về hiện trạng môi trường và tình hình sử dụng tài nguyên, năng lượng, điện của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic.  Khảo sát, xem xét hiện trạng các vấn đề của quy trình sản xuất thuốc. 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tham khảo tài liệu Tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, tìm hiểu các tài liệu đề cập đến áp dụng SXSH trong các doanh nghiệp. Các tài liệu hướng dẫn thực hiện SXSH. b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các đơn vị sản xuất Để thực hiện phương pháp này, nhân viên tiến hành khảo sát xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo ra, dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra chất thải ở công đoạn nào. Việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước tại các giai đoạn đã hợp lý chưa, công đoạn nào có khả năng áp dụng SXSH. Ưu điểm:  Có thể xác định chính xác các công đoạn phát sinh chất thải và tiêu hao năng lượng của dây chuyền sản xuất; Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 4 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Có điều kiện đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải;  Có cơ sở để đánh giá các cơ hội thực hiện giải pháp SXSH cho từng công đoạn của dây chuyền sản xuất;  Số liệu khảo sát chính xác. Nhược điểm:  Tốn nhiều công khảo sát;  Tốn nhiều thời gian để có thể xác định khối lượng và thành phần chất thải;  Cần có sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty. 5. Địa điểm thực hiện đề tài  Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic 6. Giới hạn đề tài Luận văn sẽ khảo sát, nghiên cứu trên toàn công ty. Do công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP – WHO (Good Manufacturing Practices For Pharmaceutical Products – World Health Organization) nên một sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất phải được Phòng Nghiên Cứu Phát Triển tiến hành sản xuất thử ba lô liên tiếp để đưa ra định mức nguyên liệu và bao bì cho từng mặt hàng. Quy trình sản xuất được soạn thảo dựa trên định mức và đáp ứng theo yêu cầu của GMP – WHO về nội dung và thông số kỹ thuật. Trong quá trình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất tiếp tục được thẩm định và theo dõi để sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế với mục tiêu cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn GMP – WHO mà vẫn tiết kiệm được nguyên – nhiên vật liệu nhiều nhất. Hiện tại, hầu hết các quy trình sản xuất của các mặt hàng ở công ty đã ổn định qua xét duyệt của Cục Quản Lý Dược nên luận văn sẽ không đề cập đến quy trình sản xuất thuốc viên, thuốc nước mà chỉ khảo sát quá trình rửa chai và các giải pháp về quản lý nội vi, cải tiến thiết bị và tái sử dụng của công ty trong quá trình sản xuất sản phẩm của công ty Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 5 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 7. Đối tượng khảo sát  Quy trình sản xuất.  Tiêu thụ nguyên – nhiên – vật liệu  Tổ chức và thực hiện sản xuất 8. Thời Gian thực hiện đề tài  Ngày bắt đầu: 01/05/2011  Ngày kết thúc: 06/09/2011 9. Cấu trúc luận văn Đề tài được thực hiện gồm có 6 chương như sau: mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3, chương 4, chương 5 và kết luận - kiến nghị. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 6 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. CHƯƠNG 1: 9. TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 7 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1.1. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn “Sản xuất sạch hơn là một công cụ phát triển bền vững” 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của SXSH Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn: Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp  Trong vòng hơn 40 năm qua, cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:  Phớt lờ ô nhiễm: không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả do ô nhiễm gây ra chưa thực sự quan trọng, mức độ phát triển công nghiệp còn nhỏ lẽ.  Pha loãng và phát tán:  Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận.  Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.  Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường. Tuy nhiên xử lý cuối đường ống sinh ra các vấn đề như: Quá trình sản xuất Sản phẩm Nước Năng lượng Nguyên liệu Khí thải Nước thải Chất thải rắn Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 8 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Gây ra sự chậm trễ trong việc tìm ra biện pháp xử lý;  Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp;  Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp;  Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.  Phòng ngừa phát sinh chất thải: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải” (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn” (cleaner production) được sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn yêu thích nhiều nơi. Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh chứng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng. các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường. Để thoát khỏi sự bế tắt này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn (Cleaner production) Xử lý cuối đường ống (End of pipe treatment) Pha loãng và phát tán (Dillute anh Disperse) Hình 1.2: Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 9 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. 1.1.2. Khái niệm SXSH  Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994)  Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa về môi trường vào các quá trính sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.  Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải nguy hại tại nguồn thải.  Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.  Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ.  SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ. Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Không nên cho rằng SXSH là một chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan tới lợi ích kinh tế. Trong khi xử lý cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải. Do vậy có thể khẳng định SXSH là một chiến lược “một mũi tên trúng hai đích”.  Đặc điểm của sản xuất sạch hơn  Mục tiêu: nâng cao hiệu suất tổng thể và tăng cường khả năng sinh lợi nhưng đồng thời giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường.  Nguyên tắc:  Tập trung vào phòng ngừa.  Ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 10 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Tận dụng tối đa các nguyên liệu đầu vào.  Khả năng áp dụng:  Thích hợp với mọi quy mô từ doanh nghiệp gia đình cho tới tập đoàn đa quốc gia.  SXSH không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền, chỉ cần thực hiện các biện pháp quản lý nội vi (chi phí thấp) có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể các chi phí.  Thực hiện SXSH không khó chỉ cần doanh nghiệp:  Có cam kết thực hiện và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp.  Thực hiện đúng trình tự/ phương pháp.  Duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục 1.1.3. Các nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn  Nguyên tắc: có 4 nguyên tắc  Tiếp cận có hệ thống  Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa  Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục  Huy động sự tham gia của mọi người 1.1.3.1. Tiếp cận có hệ thống  Nghiên cứu tất cả các công đoạn sản xuất một cách hệ thống.  Phân tích để xác định tất cả các nguyên nhân trực tiếp/ gián tiếp, hiện hữu/ tiềm ẩn gây ra dòng thải.  Xác định các phương án (lựa chọn) SXSH.  Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi trường của các giải pháp SXSH.  Thực hiện và đánh giá kết quả của các giải pháp được lựa chọn. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 11 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1.1.3.2. Tập trung vào phòng ngừa  Phòng ngừa và không đợi xử lý hậu quả thông qua các hoạt động đào tạo, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng.  Linh hoạt thích ứng các thay đổi.  Thực hiện các hoạt động “phục và phòng ngừa” không để các sự cố tái diễn. 1.1.3.3. Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục  Gắn hoạt động SXSH với công tác điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp.  Duy trì các mục tiêu cải tiến  Kịp thời thích ứng với các thay đổi  Đo lường và đánh giá hiệu quả liên tục 1.1.3.4. Huy động sự tham gia của mọi người  Cam kết của lãnh đạo cao nhất  Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện và duy trì SXSH  Tăng cường tuyên truyền và đào tạo nâng cao nhận thức về SXSH  Xây dựng các phong tào cải tiến  Tạo dựng tác phong công nghiệp và văn hóa cải tiến Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 12 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1.1.4. Các giải pháp kỹ thuật để thực hiện SXSH Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau: Hình 1.3: Kỹ thuật thực hiện SXSH 1.1.4.1. Quản lý nội vi tốt Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH. Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH. Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến các thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm. Ví dụ:  Phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi,  Bảo ôn tốt đường ống tránh rò rỉ,  Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất.. Mặc dù quản lý nội vi đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên. Sản xuất Sạch hơn Quản lý nội vi tốt Tuần hoàn, tái sử dụng Cải tiến thiết bị Sản xuất sản phẩm phụ Thay thế nguyên vật liệu Cải tiến sản phẩm Kiểm soát qui trình tốt Thay đổi công nghệ Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 13 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1.1.4.2. Thay thế nguyên vật liệu Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn. Ví dụ:  Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước,  Thay thế acid bằng peroxit (Ví dụ: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ… 1.1.4.3. Tối ưu hóa quá trình sản xuất Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát, duy trì, hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất. Ví dụ:  Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co,  Tối ưu hóa quá trình đốt lò hơi… Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn. 1.1.4.4. Bổ sung thiết bị Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về mọi mặt. Ví dụ:  Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn,  Lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nước. Ví dụ: Thiết bị cảm biến thời gian (time sensor), thiết bị cảm biến truyền động (motion sensor), vv… 1.1.4.5. Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác. Ví dụ:  Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải, Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 14 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160  Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi… 1.1.4.6. Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho mục đích khác. Ví dụ:  Sử dụng cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường,  Sử dụng lignin trong nước thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế thuốc trừ sâu… 1.1.4.7. Thiết kế sản phẩm mới Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. Ví dụ:  Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg…  Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản phẩm nhất định sẽ tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó. 1.1.4.8. Thay đổi công nghệ Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh. Ví dụ:  Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung môi,  Thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột)… Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác. Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC GVHD: Ths. LÊ THỊ VU LAN 15 SVTH: LÊ THỊ GIANG THANH MSSV: 09B1080160 1.1.5. Tóm tắt các bước thực hiện sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp Hình 1.4: Các bước thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp  Tóm tắt các bước thực hiện: Bảng 1.1: Các bước thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp Bước thực hiện Nội dung Nhiệm vụ Bước 1 Tổ chức và lập kế hoạch  Công bố cam kết của lãnh đạo  Huy động mọi người tham gia  Thành lập đội SXSH  Chuẩn bị các điều kiện cần thiết Bước 2 Chuẩn bị đánh giá  Lên sơ đồ quá trình sản xuất  Tổng hợp số liệu nền  Xác định các dữ liệu cần thu thập  Xác định trọng tâm đánh giá I. Tổ chức và lập kế hoạch  Công bố cam kết của lãnh đạo  Thành lập đội SXSH  Phát động chương trình SXSH  Chuẩn bị các điều kiện cần IV. Phân tích khả thi  Đánh giá tính khả thi của các giải pháp  Lựa chọn các phương án khả thi II. Chuẩn bị đánh giá  Lập sơ đồ quá trình sản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi dung.pdf
  • pdfbia chinh.pdf
  • pdfCAM DOAN.pdf
  • pdfCAM ON.pdf
  • pdfCD Cover.pdf
  • pdfMuc luc.pdf
Tài liệu liên quan