Thời điểm sinh viên (SV) bước vào trường đại học, nghĩa là bước vào một môi trường hoàn toàn mới: mới trong cách dạy, cách học, trong động lực học, mục đích học Đối với SV khi bắt đầu tiếp cận với chuyên ngành, thì sự khác biệt này càng rõ nét hơn, do đó SV rất cần được sự hướng dẫn để sớm thích nghi với môi trường học chuyên ngành.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của sinh viên đại học bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- i -
LỜI CẢM ƠN
“Luận văn tốt nghiệp” đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời
mỗi Sinh viên. Đối với tôi, “Luận văn tốt nghiệp” còn có ý nghĩa rất
đặc biệt, đây không chỉ là sự cố gắng, nỗ lực của riêng bản thân tôi,
nhưng nó còn chứa đựng biết bao nhiêu sự đóng góp của những người
thầm lặng xung quanh tôi.
Đầu tiên, con cảm ơn ba mẹ đã nuôi dưỡng, dạy dỗ để con có được
ngày hôm nay. Cảm ơn ba mẹ đã luôn bên cạnh và ủng hộ con.
Em xin cảm ơn các thầy cô khoa Quản lý công nghiệp đã hết lòng
dạy dỗ để em có được nền tảng kiến thức về quản lý, tạo điều kiện để em
có thể hoàn thành đề tài này. Đặc biệt, em rất cảm ơn cô Trương Thị
Lan Anh, cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của cô. Cảm ơn cô đã chỉ dạy
em không chỉ với trách nhiệm của một giáo viên hướng dẫn, mà với cả
tấm lòng và sự tận tâm của một người thầy.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô, các bạn sinh viên trường Đại học
Bách khoa. Cảm ơn những lời động viên, ý kiến quý báu của thầy cô và
các bạn. Những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn chính là một
phần không thể thiếu trong luận văn.
Lời cuối cùng, xin cảm ơn Thượng Đế và cuộc sống đã mang lại cho
tôi cơ hội được là một SV khoa Quản lý công nghiệp, được gặp gỡ, học
hỏi rất nhiều điều từ những người thầy, người bạn… Tôi rất trân trọng
và xin được cảm ơn tất cả!!!
Trường Đại học Bách khoa TP HCM
Khoa Quản lý công nghiệp
SV Nguyễn Thị Minh Pha
- ii -
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Thời điểm sinh viên (SV) bước vào trường đại học, nghĩa là bước vào một môi
trường hoàn toàn mới: mới trong cách dạy, cách học, trong động lực học, mục đích
học… Đối với SV khi bắt đầu tiếp cận với chuyên ngành, thì sự khác biệt này càng
rõ nét hơn, do đó SV rất cần được sự hướng dẫn để sớm thích nghi với môi trường
học chuyên ngành.
Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành của SV
Đại học Bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành” nhằm 2 mục tiêu:
- Đề xuất chương trình hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành cho SV khi bước
vào chuyên ngành.
- Đề xuất chương trình hướng nghiệp cho SV khi bước vào chuyên ngành.
Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài đã thực hiện những nội dung sau:
* Xây dựng mô hình nghiên cứu: thừa hưởng cách tiếp cận vấn đề của các đề tài
trước; dựa trên cơ sở lý thuyết về hướng nghiệp, hội nhập và xã hội hóa. Ngoài ra,
còn dựa vào kết quả nghiên cứu định tính để hoàn chỉnh mô hình nghiên cứu sao
cho phù hợp nhất với đặc điểm của trường Đại học Bách khoa TP HCM.
* Tiến hành phỏng vấn SV, giảng viên, cán bộ các tổ chức trong trường: để tham
khảo, khảo sát ý kiến về những vấn đề xung quanh nhu cầu được hướng dẫn hội
nhập vào chuyên ngành và hướng nghiệp của SV chuyên ngành Đại học Bách
khoa.
* Thống kê, phân tích, bình luận các kết quả trên. Có thể kể đến một số kết quả
đáng lưu tâm như: “Yếu tố xung quanh môi trường Đại học ảnh hưởng đến việc học
chuyên ngành của SV” được SV đánh giá cao nhất là “Yếu tố giảng viên” và “Xu
hướng xã hội”; hay “Kỳ vọng của SV đối với ngành học” nhiều nhất là được “Gia
tăng trình độ ngoại ngữ”…
* Đưa ra một số đề xuất, kiến nghị với SV, giảng viên, nhà trường dựa trên kết quả
nghiên cứu để SV sớm hội nhập với chuyên ngành học.
* Thiết kế 7 chương trình hướng dẫn hội nhập và hướng nghiệp cho SV chuyên
ngành Đại học bách khoa TP HCM. Chương trình được thiết kế dựa trên nhu cầu
thực tế về hội nhập vào chuyên ngành của SV. Ý nghĩa thực tiễn của các chương
trình này là có thể thực hiện tại trường Bách khoa, ngay trong điều kiện hiện tại
của trường về cơ sở vật chất, nguồn lực.
Như vậy cùng với 2 đề tài trước là hướng dẫn hội nhập cho tân SV [1] và hướng
nghiệp cho SV năm cuối [2], nối kết với đề tài này sẽ trở thành bộ “Hướng dẫn hội
nhập và hướng nghiệp cho sinh viên Đại học Bách khoa”.
- iii -
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU............................................................vi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................1
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................2
1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................2
1.4.1 Địa điểm thực hiện.........................................................................................2
1.4.2 Thời gian thực hiện: .......................................................................................2
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2
1.5.1. Phương pháp..................................................................................................2
1.5.2 Nhu cầu thông tin và nguồn thông tin:...........................................................2
1.5.3 Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................3
1.5.4 Thiết kế mẫu ..................................................................................................5
1.5.5 Quy trình nghiên cứu:.....................................................................................6
1.6 TÓM TẮT CÁC ĐỀ TÀI TRƯỚC: .......................................................................7
1.6.1 Đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên
trường Đại học Bách khoa TP HCM”: (Đào Thị Ngọc Mai, 2006) ........................7
1.6.2 Tóm tắt đề tài “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hướng nghiệp của sinh
viên năm cuối trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh”.................................8
1.6.3 Mối liên hệ giữa hai đề tài trên với đề tài đang thực hiện:.........................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................................13
2.1 LÝ THUYẾT VỀ HỘI NHẬP (ORIENTATION) VÀ XÃ HỘI HOÁ
(SOCIALIZATION) ...................................................................................................13
2.2 SỰ LIÊN HỆ CỦA TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN .......................................................................................................14
2.2.1 Tình cảm, xúc cảm và vai trò của nó trong đời sống sinh viên ...................14
2.2.2 Ý chí và hành động ý chí .............................................................................15
2.3 LÝ LUẬN VỀ HƯỚNG NGHIỆP .......................................................................17
2.4 NHIỆM VỤ HƯỚNG NGHIỆP TRONG NHÀ TRƯỜNG .................................17
2.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ..................................................................................19
- iv -
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SINH VIÊN CÁC KHOA
CHUYÊN NGÀNH KHI SINH VIÊN CHUYỂN TỪ ĐẠI CƯƠNG SANG
CHUYÊN NGÀNH ...................................................................................................22
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA: ........................................................................................................................22
3.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM CÁC KHOA CHUYÊN NGÀNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI
HỌC BÁCH KHOA TP HCM:...................................................................................22
3.3 NHỮNG YẾU TỐ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆC HỌC CHUYÊN NGÀNH SO VỚI
ĐẠI CƯƠNG ..............................................................................................................28
3.4 NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH, HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA TP HCM LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH................................................................................30
3.5 QUI ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI SINH VIÊN BẰNG 2 ...............................................32
3.6 NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN HỘI NHẬP CHO SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC.....................................................................................................32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỘI NHẬP ......................34
4.1 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............................................................................34
4.2 MÔ TẢ MẪU .......................................................................................................41
4.2.1 Mẫu sinh viên năm 2....................................................................................41
4.2.2 Mẫu sinh viên năm 3....................................................................................43
4.2 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH ................................................................................45
4.2.1 Những thống kê về sinh viên chuyên ngành Đại học bách khoa. ...............45
4.2.2 Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành của sinh viên
...............................................................................................................................52
4.2.3 Những yếu tố xung quanh môi trường đại học ảnh hưởng đến việc học
chuyên ngành của SV ...........................................................................................54
4.2.4 Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc học của SV nhìn từ góc độ của
giảng viên (thông tin từ phỏng vấn và các tài liệu sơ cấp) ..................................54
4.2.5 Những ảnh hưởng của các hoạt động của các phòng ban............................56
4.2.6 Kỳ vọng của sinh viên đối với ngành học ...................................................56
4.2.7 Mong muốn của sinh viên sau khi ra trường................................................58
4.3 BÌNH LUẬN VỀ KẾT QUẢ................................................................................59
4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI SINH VIÊN, GIẢNG VIÊN VÀ NHÀ
TRƯỜNG. ...................................................................................................................60
4.4.1 Đề xuất với sinh viên:..................................................................................60
4.4.2 Đề xuất với giảng viên: ...............................................................................61
4.4.3 Đề xuất với khoa, nhà trường (các tổ chức hỗ trợ sinh viên) ......................63
- v -
4.5 CHƯƠNG TRÌNH HƯỚNG DẪN HỘI NHẬP VÀ HƯỚNG NGHIỆP CHO
SINH VIÊN KHI BƯỚC VÀO MÔI TRƯỜNG HỌC CHUYÊN NGÀNH. ............63
4.5.1 Chương trình 1: “Tham quan đầu năm”.......................................................63
4.5.2 Chương trình 2: “Khám phá bản thân” ........................................................65
4.5.3 Chương trình 3: “Kỹ năng làm việc nhóm”.................................................66
4.5.4 Chương trình 4: “Kiến tập”..........................................................................68
4.5.5 Chương trình 5: Diễn đàn sinh viên “Sự lựa chọn của tôi” .........................69
4.5.6 Chương trình 6: Câu lạc bộ Anh văn “English corners” ..............................70
4.5.7 Chương trình 7: Giờ học tổng hợp................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................75
5.1 KHÁI QUÁT HÓA...............................................................................................75
5.1 Ý NGHĨA ..............................................................................................................75
5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .....................................................................................76
5.3 KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ....................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................78
DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC................................................................................81
- vi -
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Các hình vẽ Trang
Hình 1.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 6
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu 19
Hình 4.1 Quá trình nghiên cứu định tính 38
Hình 4.2 Quá trình nghiên cứu định lượng 40
Hình 4.3 Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 2 43
Hình 4.4 Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 2 43
Hình 4.5 Phân bố tỉ lệ nam nữ SV năm 3 43
Hình 4.6 Phân bố tỉ lệ quê quán SV năm 3 43
Hình 4.7 Lý do chọn ngành của SV năm 2 45
Hình 4.8 Lý do chọn ngành của SV năm 3 46
Các bảng biểu
Bảng 1.1 Nhu cầu thông tin hiện tại của tân sinh viên 8
Bảng 1.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong trường đại học 9
Bảng 1.3 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài trường đại học 9
Bảng 1.4 Các tính cách cá nhân phù hợp với công việc 10
Bảng 1.5 Các yếu tố để hoà nhập môi trường làm việc 10
Bảng 3.1 Những điểm khác biệt giữa chương trình đại cương 28
và chuyên ngành
Bảng 4.1 Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại sinh viên năm 2 42
Bảng 4.2 Thông tin phân bố mẫu các biến phân loại sinh viên năm 3 44
Bảng 4.3 Lý do chọn ngành 45
Bảng 4.4 Thống kê về mức độ yêu thích ngành học của SV 46
Bảng 4.5 Thống kê về sự hiểu biết nghề nghiệp của SV 46
Bảng 4.6 Mối liên hệ giữa lý do chọn ngành và mức độ 47
yêu thích ngành học
Bảng 4.7 Số SV vào trang web của khoa 48
- vii -
Bảng 4.8 SV thường làm gì khi có thắc mắc về môn học 49
Bảng 4.9 Thời gian học nhóm của SV 49
Bảng 4.10 Mức độ tiếp thu các bài thực hành 51
Bảng 4.11 Thời gian đọc sách của sinh viên 51
Bảng 4.12 Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc học chuyên ngành 52
Bảng 4.13 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc học
chuyên ngành 54
Bảng 4.14 Kỳ vọng của SV về ngành học 56
Bảng 4.15 Mong muốn của SV sau khi ra trường 57
Bảng 4.16 Mong muốn của SV “rất thích” và “thích” về công việc 58
Bảng 4.17 Nội dung chương trình “Phương pháp làm việc nhóm” 67
- viii -
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
GV Giảng viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
GS.TS Giáo sư tiến sĩ
PV Phỏng vấn
Phòng CTCT Phòng Công tác chính trị
QLCN Quản lý công nghiệp
SV Sinh viên
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
TT HTSV & QHDN Trung tâm hỗ trợ sinh viên & Quan hệ doanh nghiệp
Chương 1: Mở đầu
- 1 -
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Giảng đường đại học là mơ ước của biết bao học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường. Bước chân vào đại học là sinh viên đã đi được một nửa quãng đường để đến
được ước mơ nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên con đường để đạt đến thành công
trong sự nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố … Đó chính là những kiến thức,
kỹ năng mà sinh viên có được khi còn ở trường đại học; định hướng nghề nghiệp để
sinh viên sớm có mục tiêu theo đuổi và trao dồi kiến thức; kinh nghiệm học được từ
bạn bè, thầy cô, những người đi trước, và kinh nghiệm thực tế của bản thân…
Đối với trường Bách khoa TP HCM, là một trong những trường có tiếng về chất
lượng của tân kỹ sư, cử nhân, song tình trạng sinh viên “chưa hình dung ra được
mình sẽ có chuyên môn gì khi ra trường và mình sẽ làm ở vị trí nào” không phải là
hiếm, nhất là những sinh viên khi bắt đầu tiếp cận với chuyên ngành của mình
không khỏi bỡ ngỡ và thắc mắc “mình học môn này để làm gì”, “học như thế nào
cho tốt”, “sau khi ra trường mình sẽ làm gì”… Theo khảo sát trong một luận văn của
Khoá trước [2}, thì có đến 52.6% sinh viên năm cuối chưa có kế hoạch tìm việc cho
mình; 36.3% sinh viên chưa có ý định tự trau dồi về nghề nghiệp. Điều này phải
chăng là tự bản thân sinh viên không muốn có kế hoạch tìm việc cho mình? Không
muốn tự trao dồi nghề nghiệp? Hay còn lý do nào khác???
Mặc dù trường Đại học Bách khoa đã có những chương trình giới thiệu về Khoa
cho các sinh viên năm nhất, các hội thảo về nghề nghiệp… nhưng ở giai đoạn khi
bước vào chuyên ngành, sinh viên vẫn rất cần sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của
Đoàn trường, giảng viên về phương pháp học, định hướng nghề nghiệp… Để tìm
hiểu nhu cầu thật sự của sinh viên khi bước vào chuyên ngành, nhằm xây dựng
những chương trình cụ thể thiết thực giúp sinh viên học tốt nhất ngành học của
mình, cũng như định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngành học, đề tài được hình
thành.
Tên đề tài: “Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành
của sinh viên Đại học Bách khoa khi chuyển từ đại cương sang chuyên ngành”.
Đề tài ra đời còn trên cơ sở nối kết giữa hai luận văn về trường Đại học Bách
khoa:”Khảo sát nhu cầu được hướng dẫn hội nhập của tân sinh viên” [1] và “Khảo
sát nhu cầu được hướng nghiệp của sinh viên năm cuối” [2]
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Từ việc nhận ra được sinh viên đã hiểu những gì về chuyên ngành của mình, đã
chuẩn bị gì về tâm lý cũng như cách tiếp cận việc học chuyên ngành, kỳ vọng và
mong muốn của sinh viên về ngành học, mục tiêu đề tài hướng đến:
Chương 1: Mở đầu
- 2 -
- Đề xuất chương trình hướng dẫn hội nhập vào chuyên ngành cho sinh viên khi
bước vào chuyên ngành.
- Đề xuất các chương trình hướng nghiệp cho sinh viên khi bước vào chuyên
ngành.
1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đưa ra nhằm xây dựng chương trình, đề xuất giúp sinh viên chuyên ngành
Đại học Bách khoa TP HCM sớm thích nghi với chuyên ngành học, định hướng
nghề nghiệp cho sinh viên khi mới bước vào chuyên ngành.
1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1 Địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi thực hiện nghiên cứu: sinh viên đại học chính quy ban ngày của các
Khoa trường Đại học Bách khoa TP HCM.
Đối tượng nghiên cứu:
+ Sinh viên năm 2, 3 (K2006, K2005).
+ Ngoài ra còn phỏn