Những năm gần đây, ngoài giá trị dinh dưỡng đã được biết đến từ rất lâu, nấm còn được đề cập đến như một nguồn dược liệu quý giá có khả năng chữa trị được nhiều bệnh như nấm linh chi (Ganoderma lucidium), nấm hầu thủ (Hericium enrinaceum) Khoa học phát triển, dược tính của nấm ngày càng được phát hiện nhiều. Nó có khả năng chữa trị các bệnh về tim mạch, ung thư, nâng cao sức đề kháng của cơ thể
61 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát sinh trưởng một chủng nấm vân chi đen Trametes versicolor có nguồn gốc từ Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngoài giá trị dinh dưỡng đã được biết đến từ rất lâu, nấm còn
được đề cập đến như một nguồn dược liệu quý giá có khả năng chữa trị được nhiều
bệnh như nấm linh chi (Ganoderma lucidium), nấm hầu thủ (Hericium enrinaceum)…
Khoa học phát triển, dược tính của nấm ngày càng được phát hiện nhiều. Nó có khả
năng chữa trị các bệnh về tim mạch, ung thư, nâng cao sức đề kháng của cơ thể…
Trong điều kiện khí hậu ở Việt Nam rất thích hợp cho việc nuôi trồng các loại nấm,
vừa tận dụng những thuận lợi có sẵn vừa tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu
cầu chữa bệnh trong nước. Do đó việc tìm ra phương pháp cũng như môi trường nuôi
trồng thích hợp đối với từng loại nấm để đạt được hoạt tính nhiều nhất là điều cần
thiết.
Người ta biết đến hiệu quả chữa bệnh của nấm vân chi thông qua hai hợp chất
chính trích từ nấm này là PSP (polysaccharide peptide) và PSK (polysaccharide
Kureha). Các chất này được coi là có khả năng chữa trị ung thư, tăng miễn dịch cơ thể,
chống các phản ứng phụ của xạ trị và hoá trị, ức chế sự nhân lên của HIV… Nhưng
hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vân chi và ngành trồng nấm vân
chi lại chưa phát triển. Trong khi đó ở Nhật và các nước khác đã có rất nhiều sản phẩm
thương mại từ vân chi. Các biệt dược bào chế từ nấm vân chi Trametes versicolor
đứng đầu trong 10 loại thuốc chống ung thư được tiêu thụ mạnh nhất tại thị trường
Nhật Bản, với doanh số năm 1991 đạt tới 358 triệu USD, vượt xa cả Tamoxifen,
interferon, cis-Blastin. Những sản phẩm thương mại từ PSP và PSK chiếm 25% thị
phần ở thị trường Nhật (1991).
Với mong muốn phát triển hơn nữa khả năng nuôi trồng và ứng dụng nấm vân chi
trong ngành dược phẩm, chúng tôi thực hiện đề tài: Khảo sát sinh trưởng một chủng
nấm vân chi đen Trametes versicolor có nguồn gốc từ Trung Quốc.
2
1.2. Mục đích đề tài
9 Khảo sát môi trường nhân giống cấp một, cấp hai thích hợp cho hệ sợi nấm tăng
trưởng tốt.
9 Khảo sát sự tăng sinh khối nấm trong môi trường lỏng trên các môi trường với
thành phần dinh dưỡng khác nhau, thu lấy sinh khối và ly trích, định lượng hợp chất
chính trong sợi nấm.
9 Khảo sát môi trường nuôi trồng quả thể và quan sát khả năng ra quả thể của nấm
vân chi trong điều kiện TpHCM.
1.3. Yêu cầu
9 Tìm ra môi trường nhân giống cấp một, nhân giống cấp hai thích hợp nhất đối
với sự phát triển của hệ sợi nấm vân chi.
9 Tìm ra môi trường có sinh khối phát triển mạnh nhất, kinh tế nhất và có hàm
lượng dược chất nhiều nhất.
9 Xác định điều kiện, môi trường nuôi trồng quả thể thích hợp.
1.4. Hạn chế đề tài
9 Do giới hạn về trang thiết bị, hoá chất nên không xác định được hết các thành
phần dược chất có trong nấm cũng như không tinh khiết được hợp chất trích mà chỉ
dừng lại ở mức định lượng hợp chất thô trích từ nấm.
9 Trong quá trình nuôi trồng, chỉ thu được một số quả thể, chưa đủ để đánh giá
năng suất của nấm vân chi trên các nghiệm thức nuôi trồng ra quả thể.
3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về nấm trồng
2.1.1. Giới thiệu sơ lược [2],[8],[17], [18], [30]
Tất cả sinh vật sống đều thuộc một trong năm giới. Nấm thuộc một giới riêng gọi
là giới nấm (theo hệ thống phân loại của R.H. Whitaker, 1969). Nấm bao gồm cả nấm
mốc, nấm men và các loài nấm lớn có quả thể. Nấm không quang hợp được. Do đó nó
bắt buộc phải sống trên những chất hữu cơ hoại mục hoặc sống nhờ các động thực vật
khác. Nấm là sinh vật hoại sinh, phân huỷ các chất hữu cơ để lấy chất dinh dưỡng.
Nấm dinh dưỡng bằng cách tiến hành sự hấp thụ thức ăn trên toàn bộ bề mặt của sợi
nấm thông qua phương thức thẩm thấu. Trong trường hợp nấm dinh dưỡng bằng
những chất hữu cơ cần thiết đã có sẵn gọi là dị dưỡng (heterotrophe); bằng những chất
hữu cơ chết gọi là hoại sinh (saprophyte). Nấm sử dụng các mô sống để dinh dưỡng
gọi là ký sinh (parasite).
Trong tự nhiên, nấm đóng một vai trò quan trọng, là máy tái chế sơ cấp. Chúng
tạo ra các enzyme để phân huỷ vật chất hữu cơ (thường là các cấu tử gỗ). Phần lớn
nấm có khả năng sản sinh ra các enzyme phá huỷ nguyên liệu thực vật thuộc lớp nấm
túi (Ascomycetes) và nấm đảm (Basidiomycetes). Nấm cư trú trên gỗ đã chết chủ yếu
phân hủy một hoặc nhiều cấu tử gỗ, gây mục mạnh.
Hiện nay khoá phân loại nấm hiện đại bao gồm các ngành và ngành phụ như sau:
• Ngành nấm nhày (Myxomycota)
• Ngành nấm thật (Eumycota)
9 Ngành phụ Nấm tiên mao (Mastigomycotina)
9 Ngành phụ Nấm tiếp hợp (Zygomycotina)
9 Ngành phụ Nấm túi (Ascomycotina)
9 Ngành phụ Nấm đảm (Basidiomycotina)
9 Ngành phụ Nấm bất toàn (Deuteromycotina)
4
2.1.2. Giá trị của nấm [27],[29],[30],[33]
Nấm từ rất lâu đã được biết đến như là một nguồn thức ăn dinh dưỡng giàu đạm,
chất xơ, vitamin và tất cả những chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển, và sự
sống của một người khoẻ mạnh.
Từ hàng ngàn năm qua, ở châu Á, cả nấm ăn được và nấm không ăn được đều
được sử dụng vì mục đích dinh dưỡng, bồi bổ khí huyết hoặc làm thuốc. Người ta
dùng tất cả các bộ phận của nấm.
Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm còn có khả năng phòng và trị một số bệnh. Càng
ngày người ta càng phát hiện ra nhiều dược chất có tính miễn dịch từ nấm. Quá trình
tìm kiếm dược phẩm miễn dịch đã diễn ra ở châu Á (nhất là các nước Trung Quốc,
Nhật Bản) từ rất lâu nhưng ở Phương Tây còn chưa chú trọng lắm.
Dược phẩm miễn dịch có thể được xem như là chất có hiệu quả trong liệu pháp
miễn dịch khi uống vào. Có hơn 50 loài nấm được xếp vào dạng nấm dược liệu có hoạt
tính chữa bệnh in vitro hay trên các mẫu động vật thí nghiệm. Một số chất trích từ nấm
được phát hiện có hoạt tính tăng cường hệ miễn dịch tiềm năng, hoạt tính miễn dịch
chống lại tế bào ung thư hơn hẳn các hoá dược kháng ung thư. Tất cả đều không độc,
hiệu quả và rất dễ dung nạp. Nổi bậc nhất có 6 nhóm chất sau: Lentinan, AHCC (trích
từ nấm hương Lentinus edodes), Schizophyllan (Nấm chân chim Schizophyllum
commune), Grifron-D (Nấm gà gỗ Grifola frondosa), PSP, PSK ( Nấm vân chi
Trametes versicolor). Các dịch trích chủ yếu được chiết từ quả thể nấm và sinh khối từ
hệ sợi (nuôi cấy lên men trong môi trường lỏng). Cả thành phần tế bào và các hợp chất
biến dưỡng thứ cấp của nấm đều có tác dụng trên hệ miễn dịch của tế bào chủ và do đó
có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hướng kết hợp các tác nhân có tiềm năng
miễn dịch với các liệu pháp chống ung thư như giải phẫu, hoá trị, xạ trị đã đạt được
bước tiến đáng kể ở Trung Quốc, Nhật Bản nơi mà nấm được xem như một nguồn
kháng ung thư hàng thế kỷ qua.
2.2. Tổng quan về nấm vân chi Trametes versicolor (L.:Fr) Pilat
2.2.1. Giới thiệu về nấm vân chi: tên gọi và vị trí phân loại
Vân chi có nhiều tên gọi rất khác nhau. Tên tiếng Anh là Turkey tail (đuôi gà
tây). Ở Trung Quốc, người ta gọi là “Yunzhi” có nghĩa là loại nấm có hình dạng như
5
mây. Người Nhật thì gọi là “Karawatake” do người ta hay tìm thấy chúng ở những nơi
gần bờ sông. [19] , [22]
Vân chi có tên khoa học phổ biến hiện nay là Trametes versicolor sau một thời
gian dài được nghiên cứu và đặt tên khác nhau. Trametes versicolor (L.:Fr) Pilat, tức
là loài Coriolus versicolor (L.:fr) Quél, được chính Carl von Linnaeus tìm ra và đặt tên
đầu tiên: Boletus versicolor L. (1753). Sau đó Christiaan Hendrik Persoon (1805) lại
xác định với tên Boletus vulutinus Pers., và Elias Magnus Fries (1821) đưa vào chi
Polyporus (với hai loài: P. versicolor Fr và P. Vulutinus Fr). Lucien Quélet (1886) lại
đưa vào Coriolus. Sau 50 năm, Abert Pilát (1936) đề nghị và được đa số các nhà nấm
học thống nhất xếp vào chi Trametes, họ polyporacea. Các hệ thống phân loại về sau
cũng phù hợp với quan điểm trên, nên hầu hết những tác giả gần đây đều sử dụng danh
pháp đã chỉnh lý: Trametes versicolor.[14]
Vân chi là một loại nấm lớn thuộc phân lớp Basidiomycetes gồm khoảng 22 000
loài đã biết. Nấm vân chi gây hoại sinh cây bệnh, cư trú trên gỗ đã chết, thuộc loại
nấm gây mục trắng mạnh có thể phá huỷ đồng thời tất cả các cấu tử gỗ (hemicellulose,
cellulose, lignin), giúp phá vỡ các gốc cây già, cây chết vì thế chất dinh dưỡng của cây
sẽ trở về đất để tái sử dụng. Nấm vân chi không độc đối với người nhưng cũng không
ăn được vì nó là dạng nấm gỗ. [14], [18]
Vị trí phân loại nấm vân chi [1],[3],[7],[12], [17]
Giới nấm : Fungi
Ngành nấm thật : Eumycota
Ngành phụ nấm đảm : Basidiomycotina
Lớp nấm đảm : Basidiomycetes
Phân lớp nấm đảm đơn bào : Holobasidiomycetidae
Nhóm bộ : Hymenomycetes
Bộ nấm lỗ : Aphyllophorales
Họ nấm nhiều lỗ : Polyporaceae
Chi : Trametes
Loài : Trametes versicolor
6
2.2.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo của Trametes versicolor [3],[14],[19],[22], [31]
Hình 2.1: Quả thể nấm vân chi Trametes versicolor
Vân chi là loại nấm hàng năm, không cuống, phát triển một bên. Khi non quả thể
có dạng nhiều u lồi tròn, mọc thành dạng vành với mép tán màu trắng-trắng kem. Nấm
trưởng thành có dạng quả giá, chất da hoá gỗ. Quả thể hình nan quạt có nhiều vân
đồng tâm, chồng chất xen kẽ nhau như ngói lợp, nhìn rất giống đuôi gà tây đang xòe.
Mũ nấm mỏng, phẳng hoặc hơi quăn hình bán nguyệt, mọc thành cụm kích thước 1 – 6
x 1 – 10 cm. Mặt trên tai nấm có lớp lông mịn, mền như nhung, có màu sắc rất khác
nhau tùy chủng từ đen, nâu, xám, xanh đến đo đỏ, trắng hay vàng nhạt. Màu sắc các
chủng vân chi phụ thuộc vào môi trường và hệ di truyền. Mặt dưới tai nấm màu trắng,
màu kem hay hơi xám có hàng ngàn ống nhỏ. Tất cả các chủng vân chi đều có các ống
nhỏ ở mặt dưới, đây là đặc điểm giúp phân biệt vân chi với nấm Stereum hissutum.
Các ống này rất nhỏ khoảng 4 – 5 ống/mm, có vách ngăn ngang dày. Miệng ống tròn
hay hơi tròn. Các ống này giúp gia tăng diện tích mang bào tử. Thịt nấm màu trắng
hoặc trắng kem, gồm nhiều sợi dày 0,6 – 2,5 mm.
2.2.3. Đặc điểm vi học [14], [21]
Hệ sợi kiểu trimitic, sợi dinh dưỡng trong suốt, có vách mỏng, có khoá rõ ràng,
đường kính cỡ 2,5 – 3 µm; sợi cứng ở vùng thịt nấm có vách rất dày, không thấy có
vách ngăn tế bào, đường kính tới 4 – 6 µm, rất hiếm khi thấy phân nhánh; sợi bện cũng
có vách ngăn ngang, đường kính sợi nhỏ hơn (2 – 4 µm). Không thấy có liệt bào, song
7
có thấy cystidioles dạng fusoid, kích thước 15 – 20 x 4 – 5 µm, có khoá ở phần gốc.
Đảm bào hình chùy có bốn tiểu bính (nơi đính của bốn bào tử), có khoá ở phần gốc.
Bào tử đảm hình trụ, hơi cong hình quả dưa gang, trong suốt, nhẵn, kích thước 5 – 6 x
1,5 – 2 µm.
2.2.4. Đặc điểm phân bố [19],[22], [25], [34]
Vân chi là loại nấm phá gỗ, mọc hoang, thường mọc trên các cây thân gỗ đã chết
hoặc khô, đặc biệt là gỗ sồi, dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vân chi thích
hợp đối với những nơi có nhiều mưa, ẩm ướt, gần bờ sông… ở vùng ôn đới Bắc Mỹ,
châu Á, châu Âu và là loại nấm sinh sản nhiều nhất ở Bắc Bán Cầu.
Ở Việt Nam cũng tìm thấy nấm này, nhất là vào mùa mưa. Nhật, Trung Quốc và
một vài nước khác đang trồng và chiết xuất PSP, PSK từ vân chi. Ở Việt Nam, TS Lê
Xuân Thám (Trung tâm kỹ thuật hạt nhân TpHCM) đã mang một giống chuẩn từ Nhật
về, đây là loại mặt trên tai nấm có những vân đồng tâm nâu đen đến đen. Hiện nay
giống này đang được trồng thử trên Đà Lạt và cũng được Trung tâm nghiên cứu linh
chi và nấm dược liệu TpHCM trồng thử nghiệm trong điều kiện khí hậu của thành phố,
đã ra quả thể (tai nấm) tại TpHCM.
2.2.5. Chu trình sống [3]
Tầng đảm
Đảm
Kết hợp nhân ở đảm
Hình thành bào tử đảm Quả thể
Sợi nấm song hạch Bào tử đảm nảy mầm
Sự kết hợp sơ cấp
Sơ đồ 2.1: Chu trình phát triển của nấm vân chi
8
2.2.6. Quy trình nuôi trồng nấm [3],[12],[13]
2.2.6.1. Chọn dòng và giữ giống
Gọt sạch chất bẩn bám ở chân Rửa dung dịch
chlorine 1%
Rửa nước vô trùng
3 lần Đặt lên giấy
Lau cồn
Tách đôi
Tách thịt
ấ
Tai nấm
Mô thịt Bào tử
Ngâm nước vô
trùng 4 giờ
Cấy truyền lên môi trường
thạch nghiêng hoặc thạch đĩa
Petri.
Nuôi ủ ở nhiệt độ phòng
Kiểm tra tạp nhiễm
Giống gốc
Giữ giống Nhân giống cho sản xuất
Giá thể có hệ sợi
Sơ đồ 2.2: Quy trình phân lập tổng quát
Có nhiều cách để phân lập nấm để tạo giống gốc nhưng hiệu quả nhất là phân lập
từ quả thể. Vì đây là phương pháp nhân giống vô tính. Trong khi tách hệ sợi nấm thì
không rõ có đúng là nấm cần phân lập hay nấm mốc hoặc nấm dại khác. Còn dùng bào
tử nấm cũng không đơn giản vì đây là giai đoạn sinh sản hữu tính, nên nấm hình thành
có thể thay đổi đặc tính. Ngoài ra, phương pháp phân lập từ quả thể hạn chế được hiện
tượng bị lẫn hay nhiễm tạp các loại vi sinh vật khác vì sử dụng trực tiếp các mô thịt
nấm. Nguyên tắc của phương pháp này là chọn tai nấm điển hình và ở giai đoạn trưởng
thành, để dễ đánh giá chất lượng giống. Mô thịt nấm tách ở những vị trí kín đáo, ít tiếp
xúc với các nguồn bệnh nhất.
Môi trường phân lập thường là môi trường dinh dưỡng bao gồm ba thành phần cơ
bản.
9 Đường: glucose hay saccharose với liều lượng 2 – 3 %.
9 Thạch: 2%.
9
9 Chất bổ sung: nước chiết (lấy từ các nguồn tự nhiên như khoai tây, nước giá,
carot…) và hóa chất (chủ yếu gồm các khoáng N, P, K, Mg…).
Khi có được giống thuần, cấy sợi nấm từ môi trường phân lập vào ống nghiệm
chứa môi trường thạch nghiêng để giữ giống. Môi trường giữ giống có thể giống môi
trường phân lập. Khi giữ giống, bảo quản ống nghiệm trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 –
10oC và mỗi tháng cấy lại một lần. Ở các cơ quan giữ giống cấp nhà nước các giống
nấm phải được giữ trong nitơ lỏng (-195oC) hoặc dùng phương pháp đông khô hay các
phương pháp khác để bảo quản lâu dài và giữ ổn định được hoạt chất từng giống.
2.2.6.2. Quy trình nhân giống cấp một và cấp hai
Giống cấp một: là các ống thạch nghiêng được cấy từ các ống nấm đã phân lập,
thuần khiết và được cấy truyền sang nhiều ống để làm giàu lượng giống thuần.
Giống cấp hai: là giống được cấy hệ sợi từ môi trường cấp một vào trong các chai
thuỷ tinh hay các túi chất dẻo có miệng là ống nhựa có nút bằng nút bông mỡ. Giống
cấp hai có thể chế tạo bằng nhiều công thức khác nhau. Tất cả đều là môi trường xốp
với nguyên liệu chính là ngũ cốc, cám, mùn cưa và có thể bổ sung một số chất dinh
dưỡng khác. Bảo quản giống cấp hai được thực hiện ở nhiệt độ phòng (29 ± 2oC).
2.2.6.3. Quy trình nuôi trồng ra quả thể
Giá thể nuôi trồng nấm rất đa dạng: mùn cưa, gỗ khúc hay các nguồn phế phẩm
nông nghiệp như cùi bắp, bã mía, rơm rạ…
10
Mùn cưa bổ sung
dinh dưỡng
Phối trộn
Ẩm độ: 62 – 65 %
Chai nhựa (thủy
tinh), bao PP,PE
Phân lập
Giống gốc
MT thạch
Khử trùng
Túi phôi, chai
phôi
Nhân giống
Giống sản xuất
MT hạt
Cưa khúc
Gỗ khúc Cấy
giống
Cấy
giống
Ủ tối 21 – 26oC
Pha sợi hoàn chỉnh
Phòng tưới
Nhiệt độ: 15 – 24oC
Độ ẩm: 85 – 95%
Ánh sáng: 100 – 25 lux
Hệ sợi lan kín
giá thể
Quả thể
Hệ sợi lan kín
giá thể
Quả thể
Thu hoạch chế biến
Bảo quản
Thu hoạch chế biến
Bảo quản
Cây gỗ mềm Quả thể nấm
Sơ đồ 2.3: Quy trình nuôi trồng nấm
a. Quy trình nuôi trồng trên gỗ khúc
Cây gỗ chặt hạ, bỏ cành, cưa thành khúc 80 – 120 cm, mặt cắt quét vôi, chất đóng
ủ khoảng 1 tháng. Sau đó tiến hành các bước sau:
9 Cấy giống
Giống sản xuất là giống hỗn hợp mùn cưa, cám, bột bánh dầu, hạt ngũ cốc…
Dùng búa hoặc khoan đột những hàng lỗ so le, đường kính 1 – 1,5 cm dọc theo
khúc gỗ, cách nhau 5 cm, sâu 3 – 5 cm.
11
Gieo meo giống cho đầy lỗ cấy, sau đó đậy lại bằng chính miếng gỗ đục từ lõi ra.
Dán giấy parafin hoặc nhỏ sáp lên bao bọc kín lỗ cấy.
Thao tác đột lỗ cấy và gieo meo giống nên làm kế tiếp nhau và nhanh để tránh
nhiễm tạp.
9 Nuôi ủ gỗ
Sau khi gieo meo giống, gỗ được ủ ở điều kiện: độ ẩm 75 – 85 %, nhiệt độ
khoảng 25 – 30oC.
Sau 15 – 20 ngày, kiểm tra sự lan tỏa của sợi nấm và chuyển sang ủ trong đất với
cát. Tưới phun giữ ẩm trong khoảng 30 ngày.
9 Vùi đất
Chỉ có linh chi mới vùi đất, còn vân chi và một số nấm khác người ta đem vào
nhà tưới tiếp tục tưới phun cho đến khi xuất hiện quả thể.
Các khúc gỗ được cưa thành đoạn 15 – 20 cm (có thể kiểm tra thấy hệ sợi nấm
lan trắng mặt gỗ). Vùi cắm các khúc gỗ xuống nền đất đã làm kỹ và khử trùng diệt mối
mọt, sâu bọ,… Bên trên làm thành mái vòm che mưa nắng và ánh sáng trực xạ.
Người ta thường vùi các khúc gỗ để nhô lên cỡ 5 – 7 cm.
Tưới phun sương giữ ẩm độ không khí 80 – 95% và thông thoáng. Sau 15 – 20
ngày sẽ có sự xuất hiện mầm quả thể, tiếp tục tưới phun và chăm sóc cẩn thận vì giai
đoạn này nấm rất hay bị sâu.
b. Quy trình nuôi trồng trên giá thể tổng hợp
9 Phối trộn cơ chất
Tận dụng các loại phế liệu nông nghiệp (cùi bắp, rơm rạ, mùn cưa… đã được xay
nhuyễn). Tỉ lệ mùn cưa khô nên đạt 30 – 60%, phần còn lại dùng rơm rạ băm nhỏ,
trấu, bã trà khô, vỏ hạt bông, vỏ quả đậu phộng, cành thân cây nhỏ… Xử lý hỗn hợp
cơ chất này với nước vôi 1,5%.
Nguồn dinh dưỡng bổ sung quan trọng là các loại cám ngũ cốc, tỉ lệ nên phối trộn
khoảng 15 – 20%. Nên cho thêm (NH4)2SO4 (0,5%), superphosphate (1 – 1,5%) và
MgSO4.7H2O (0,05%). Độ ẩm sau cùng đạt 65 – 70%.
12
9 Khử trùng giá thể
Sau khi đã nhồi cơ chất tổng hợp vào túi PP hay chai PP với lượng khoảng 0,5 –
1,5 kg, tiến hành hấp khử trùng giá thể.
Khử trùng kỹ: 2 giờ trong nồi autoclave hoặc bằng hơi nước nóng ở 121oC/2 – 4
giờ. Sau đó lấy ra để nguội.
9 Cấy giống
Cấy giống vào giữa khối cơ chất (khoảng 3 – 5% khối lượng giống so với cơ
chất). Nuôi ủ trong buồng tối, ở 25 – 30oC, sau 25 – 35 ngày hệ sợi sẽ lan hầu khắp giá
thể.
9 Tưới đón nấm
Hệ sợi bắt đầu bện kết sau 25 – 30 ngày. Tại thời điểm này, cần chuyển túi (chai)
vào nhà trồng có ánh sáng khuếch tán nhẹ, nhiệt độ hạ thấp 21oC ± 3oC. Có thể vùi đất,
treo, xếp trên giàn kệ, mở nút túi cho mầm nấm vươn ra dễ dàng. Duy trì độ ẩm phòng
nuôi cấy ở 80 – 90%. Thông thoáng phòng nuôi cho quả thể lớn.
Tuỳ theo loài nấm mà thời gian thu hoạch thay đổi từ 35 – 45 ngày đến vài tháng.
Sau cùng sẽ tiến hành thu hoạch quả thể và chế biến bảo quản.
2.2.6.4. Quy trình nuôi trồng thu sinh khối
Ngoài công nghệ nuôi trồng trên giá thể tổng hợp hay trên gỗ khúc, người ta còn
tiến hành thu sinh khối nấm trong các nồi lên men. Hiện nay nhiều xí nghiệp dược
phẩm đã sản xuất sinh khối nấm vân chi theo phương pháp lên men chìm trong các nồi
lên men với các thông số kỹ thuật sau:
9 Môi trường sử dụng: bột khô dầu đậu tương (1%), glucose (3%), bột nấm
men khô (0,2%), (NH4)2SO4 (0,25%), MgSO4 (0,05%), KH2PO4 (0,1%), dầu
đậu tương để khử bọt (0,2%)
9 Lượng môi trường trong nồi lên men: 60 – 70%
9 pH trước khử trùng: 6,0
9 Lượng cấy giống vào: 0,5%
9 Áp suất nồi lên men: 0,5 kg/cm2
9 Nhiệt độ nuôi cấy: 26 – 28oC
9 Tốc độ khuấy: 180 rpm
9 Chế độ thổi khí vô trùng: 1:0,3 – 1:0,5 (V/V.min)
13
9 Thời gian lên men: khoảng 48 giờ
2.2.7. Giá trị dược tính của nấm vân chi [3], [19],[25], [27]
Đã có hơn 400 khảo cứu về thành phần hoá học, dược lý lâm sàng nấm vân chi
công bố khắp thế giới. Trong cuốn “Dược vật học” đời nhà Minh (Trung Quốc) ghi lại
rằng: “Nấm vân chi đen và lục bồi bổ khí huyết, tăng năng lượng cuộc sống, và nó còn
có tác dụng làm vững gân cốt. Nếu dùng vân chi trong một thời gian dài sẽ làm cho
con người cảm thấy khoẻ mạnh, yêu đời, sôi nổi và sống lâu hơn”. Vân chi được dùng
dưới dạng trà có tác dụng hạ thấp lượng cholesterrol máu, áp suất máu, chống chứng
rối loại nhịp tim, điều khiển nồng độ đường trong máu.
Ở châu Á, nấm được dùng chung với các thành phần thảo mộc khác để chữa trị
ung thư. Các báo cáo từ những năm 1960 đã cho thấy lợi ích về sức khỏe trong điều trị
ung thư dạ dày khi uống trà “Saruno-koshikake” có chứa nấm vân chi Trametes
versicolor. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm này có hoạt tính kháng khuẩn, kháng virus
và kháng khối u. Ngày nay, vân chi được sử dụng như một loại dược liệu trong hỗ trợ
điều trị ung thư. Ở Nhật, năm 1987, PSK-chất trích từ vân chi chiếm ¼ thị phần dược
phẩm trị ung thư (Fukushima, 1989). Ở Trung Quốc, vân chi được sử dụng để đi