Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ không ngừng được củng cố cùng với lịch sử phát triển của loài người. Ngữ nghĩa học là một ngành quan trọng của ngôn ngữ học. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp. Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển nghĩa cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt,.đã có những công trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên cho đến nay thì đây vẫn là vẫn đề còn gây nhiều tranh luận.
Từ đơn hoặc từ phức khi mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử dụng, chúng có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi. Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên còn nữa, chúng ta đã quên đi. Nhưng thường thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động khiến cho những người không chuyên từ nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa gốc của từ.
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo nghĩa móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sang S2 chuyển sang S3.Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến nghĩa theo lối toả ra tức là các nghĩa mới khi xuất hiện đều dựa vào nghĩa đầu tiên. Các nghĩa xuất hiện sau vẫn có quan hệ với nghĩa gốc, có khi hơi mờ nhạt hay bị đứt quãng. Lúc này từ vốn là một nhưng đã tách thành hai từ đồng âm.
11 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát sự thay đổi nghĩa từ vựng trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát sự thay đổi nghĩa từ vựng trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ không ngừng được củng cố cùng với lịch sử phát triển của loài người. Ngữ nghĩa học là một ngành quan trọng của ngôn ngữ học. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp. Trong tiếng Việt, hiện tượng chuyển nghĩa cũng đã được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều tác giả như Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Đinh Trọng Lạc, Hữu Đạt,..đã có những công trình nghiên cứu cụ thể về lĩnh vực này. Tuy nhiên cho đến nay thì đây vẫn là vẫn đề còn gây nhiều tranh luận.
Từ đơn hoặc từ phức khi mới xuất hiện đều chỉ có một nghĩa biểu vật. Sau một thời gian sử dụng, chúng có thể có thêm những nghĩa biểu vật mới. Các nghĩa biểu vật mới xuất hiện ngày càng nhiều thì nghĩa biểu niệm của nó càng có khả năng biến đổi. Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên còn nữa, chúng ta đã quên đi. Nhưng thường thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động khiến cho những người không chuyên từ nguyên học khó nhận biết hay khó khẳng định nghĩa nào là nghĩa gốc của từ.
Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo nghĩa móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sang S2 chuyển sang S3...Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến nghĩa theo lối toả ra tức là các nghĩa mới khi xuất hiện đều dựa vào nghĩa đầu tiên. Các nghĩa xuất hiện sau vẫn có quan hệ với nghĩa gốc, có khi hơi mờ nhạt hay bị đứt quãng. Lúc này từ vốn là một nhưng đã tách thành hai từ đồng âm.
Như vậy sự chuyển biến ý nghĩa cũng là một phương thức để tạo thêm từ mới bên cạnh các phương thức ghép hoặc láy.
Các từ có nghĩa biểu vật thuộc cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống nhau. Có khi sự chuyển nghĩa theo cùng một hướng của các từ cùng một phạm vi biểu vật bất ngờ, lắt léo nhưng khá thú vị. Cũng như qui luật về sự chi phối của các nét nghĩa trong cấu trức biểu niệm đối với các ý nghĩa biểu vật phát triển quanh nó.
Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là ý nghĩa sau khác hẳn với nghĩa tríc. Thậm chí ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến nó trở thành đồng nghĩa với các từ trái nghĩa của nó trước kia.
Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau thì sù chuyển nghĩa có thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nghĩa của từ mở rộng ra nghĩa là tính khái quát của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể, qui định phạm vi biểu vật bị loại bỏ hay mờ nhạt đi. Nói cách khác thì sự mở rộng ý nghĩa là hậu quả của hiện tượng tăng thêm các ý nghĩa biểu vật của từ.
Sự chuyển biến về nghĩa có thể làm thay đổi ý nghĩa biểu thái (nghĩa xấu đi hay tốt lên. Ví dụ từ tếch trước kia vốn chỉ có nghĩa ra đi, không xấu cũng không tốt. Cho tới nay thì chỉ khi nào muốn phê phán sự ra đi của ai đó thì ta mới nói anh ta tếch thẳng.
Sự chuyển biến ý nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, bên trong và bên ngoài khác nhau như sự phát triển không ngừng của thực tế khác quan, nhận thức của con người thay đổi, hiện tựơng kiêng cữ, sự phát triển và biến đổi của hệ thống ngôn ngữ,... Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng hơn cả là nhu cầu giao tiếp của con người. Những nhu cầu về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt tu từ buộc ngôn ngữ phải luôn thay đổi và sáng tạo để biểu thị những sự vật, hiện tượng cùng những nhận thức mới, để thay thế cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở người nghe nữa. Thay đổi ý nghĩa của từ có sẵn, thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân tộc, dễ dàng được sự chấp nhận của nhân dân, đáp ứng được kịp thời nhu cầu của giao tiếp. Sự kiêng kị cũng khiến cho nghĩa của từ biến đổi.
Có nhiều cách để phân loại các từ chuyển nghĩa nhưng cỏch phõn loại dưới đây chỉ dùng cho nghĩa biểu vật, không áp dụng cho nghĩa biểu niệmvà biêu thái.
Nếu phân loại theo quá trình chuyển biến tức là theo lịch sử sẽ có các nghĩa gốc và nghĩa nhánh. Nghĩa gốc đầu tiên được gọi là nghĩa từ nguyên, là nghĩa gốc của nghĩa nhánh
Phân loại theo khẻ năng sử dụng: có nghĩa cổ và nghĩa hiện dùng. Nghĩa cổ là nghĩa bị loại hẳn trong giao tiếp hiện nay, thường chỉ được dùng trong những văn bản mà tác giả có dụng ý tái hiện lại không khí cổ kính của câu chuyện.
Theo khu vực địa lý có nghĩa địa phương và nghĩa toàn dân
Theo các lĩnh vực xã hội, có nghíc địa phương và nghĩa toàn dân
thông của từ
Cách phân loại phổ biến nhất là phân loại theo nguyên tắc đồng đại. Đối tượng của sự phân loại là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ, không kể đó là nghĩa từ nguyên hay nghĩa gốc.
Còn có cách phân loại theo nghĩa chính và nghĩa phụ. Nghĩa chính của từ có thể trùng với nghĩa từ nguyên hoặc nghĩa gốc.
2. Phương thức chuyển nghĩa từ vựng
Phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ.
Theo §ç H÷u Ch©u (1999), phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gäi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vât hiện tượng khác khi mà giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng. Ẩn dụ cũng được xem là so sánh trong đó sự vật so sánh bị ẩn đi. Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi của sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác nếu hai sự vật hiện tượng đi đôi với nhau trong thực tế.
Trong trường hợp ẩn dụ, hai sự vật hiện tượng được gọi tên không có liên hệ khách quan, chúng thuộc những phạm trù hoàn toàn khác hẳn nhau. Sự chuyển tên gọi diễn ra tuỳ thuộc vào nhận thức có tính chủ quan của con người về sự giống nhau giữa chúng. Còn mối quan hệ đi đôi với nhau giữa hai sự vật hiện tượng trong hoán dụ là có thật, không tuỳ thuộc vào nhận thức của con người. Do vậy các hoán dụ có tính khách quan hơn các ẩn dụ..
Các ý nghĩa biểu vật tuy bắt nguồn từ thực tế khách quan nhưng là những sự kiện ngôn ngữ, trong đó ẩn dụ hay hoán dụ là sự chuyển ý nghĩa từ từ ý nghĩa biểu vật này sang ý nghĩa biểu vật khác, cho nên ẩn dụ và hoán dụ cũng là những sự kiện ngôn ngữ. Giữa các ý biểu vật có sự đồng nhất với nhau ở nét nghĩa cơ sở trong cấu trúc biểu hiện trung tâm của chúng. Các trong cùng phạm vi biểu vật thì thường chuyển biến ý nghĩa cùng một hướng. Bới vậy sự giống nhau hoặc sự đi đôi với nhau có thực trong thực tế khách quan chỉ trở thành cơ sở cho ẩn dụ hay hoán dụ của một ngôn ngữ nào đó khi chúng phù hợp với hướng chung của các từ cùng nghĩa biểu vật, khi chúng phù hợp với những nét cơ sở chung cho các nghĩa.
Ẩn dụ và hoán dụ của một ngôn ngữ không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, chỉ bị chi phối bởi qui luật nhận thức mà trước hết là những hiện tượng ngôn ngữ. Chính vì vậy các nghĩa ẩn dụ và hoán dụ và nghĩa mới của từ có tính dân tộc sâu sắc. Chúng vừa là kết quả của cách tiếp cận thực tế của dân tộc, vừa là kết quả của những qui luật điều khiển sự tạo nghĩa mới cho từ.
II. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH ( từ trang 187- 212)
Nối buồn chiến tranh là cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất của nhà văn Bảo Ninh. Đây là một cuộc hành trình không ngưng nghỉ trở về quá khứ với hình bóng của những con người tàn tích của thời thuộc địa - thế hệ cha mẹ anh - và tuổi trẻ buồn bã, đau thương, trong trẻo và cực độ anh hùng của chính tác giả trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết trong TT&VH số ra 28-10-06: “Nỗi buồn chiến tranh đã chạm vào mẫu số chung của nhân loại - đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến tranh…Chỉ có những tác phẩm như vậy mới thực sự được đón nhận và sẻ chia”.
Bảng liệt kê những từ chuyển nghĩa được khảo sát trong tác phẩm "Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh
Từ khảo sát
Nghĩa cơ bản
Nghĩa sử dụng trong tác phẩm
bút
đồ vật dùng để viết
chỉ người sử dụng, chỉ năng lực của người viết: bút lực,..
phi
ngựa chạy nước kiệu, chạy rất nhanh
chỉ người đi hoặc chạy rất nhanh: phi về nhà
đầy
chỉ chất lỏng lên đến tận miệng vật chứa nó như “cốc nước đầy”
chỉ nơi có rất nhiều thứ gì đó:thóc đầy bồ, trẻ đầy sân,..
trời
thường là danh từ chỉ nơi ở phía trên cao và xa so với mặt đất
dùng như một phụ từ tạo cảm giác về thời gian dài:cả tháng trời, cả năm trời,..
cánh
cánh là bộ phận của những con vật có thể bay được như cánh gà, cánh vịt,..
là một phần của cái cửa, phần có thể di chuyển để đóng hay mở cửa.
khoá:
nghĩa gốc là cái khoá, là danh từ.
Nghĩa phái sinh được sử dụng ở đây là động từ khoá:khoá cửa,...
dòng
nghĩa gốc là “dòng sông, dòng nước” chỉ luồng nước chảy
Nghĩa ở đây dùng là “dòng chữ”, chỉ một hàng dài nhiều chữ liên tiếp trên một đường thẳng.
nhạt
nghĩa cơ bản là cảm nhận của vị giác con ngưnhạ ời, chỉ thức ăn ít muối như: canh nhạt,..
ở đây dùng với nghĩa là màu đã không còn rõ nét, gần như không còn nhiều.
ném
hành động của con người cầm vật gì đó vứt ra xa so với vị trí đứng của mình theo chiều ngang
.ở đây dùng với nghĩa máy bay thả bom xuống đất, nghĩa là miêu tả hành động thả một vật từ trên xuống.
lặng
chỉ mặt nước phẳng không có sóng, ví dụ “biển lặng”
ở đây dùng nghĩa là không có tiếng động.
lòng
nghĩa gốc chỉ một phần chứa trong bụng động vậ
ở đây dùng nghĩa phái sinh là ý nghĩ, tình cảm
tiếng
chỉ âm thanh lời nói của con người
chỉ âm thanh nói chung:tiếng chân
gắn
hành động làm cho hai vật dính chặt với nhau
tính từ chỉ sự thân thiết, ràng buộc nhau bằng tình nghĩa sâu sắc:gắn bó
buồn
trạng thái sinh lý bị kích thích đòi hỏi phải thực hiện một hoạt động nào đó của một cơ quan trong cơ thể: buồn nôn,buồn cười,..
trạng thái tâm lý, tình cảm của con người: thấy buồn,..hay là không muốn làm một việc gì:chẳng buồn nhìn.
vỡ
một vật tan ra từng mảnh, không liền một khối nữa: bát vỡ,..
tan ra, náo loạn :vỡ chợ
kín
đuợc đóng chặt lại, không thể hở ra, không thể lộ ra
quá nhiều tới mức phủ lấp một khoảng không igan nào đó: đông kín người,...
thác lũ
là một hiện tượng tự nhiên, thiên tai,nước quá nhiều làm ngập mặt đất
chỉ nơi có quá đông người đang đi, đang chuyển động; dòng thác lũ
biển
vùng nước mặn rộng mênh mông
rất nhiều: biển người, biển đời...
chuyển
nhận của người này giao cho người khác: chuyển thư
xê dịch,không còn đứng một chỗ nữa: chuyển bánh,...
giữ
cầm trong tay một vật gì, không để vật đó rời khoi tay
để cạnh mình, trong mình, quan tâmm đến cho khỏi mất, khỏi chuyển đi, khỏi thay đổi hay vào tay người khác:giữ hành lý
khối
phần không gian giới hạn ở mọi phía hoặc chỉ một vật lớn và rất năng: khối đá,...
rất nhiều: khối người,..
liệng
hành động của chim khi bay:én liệng,...
hành động ném vật gì ở phương ngang so với mặt đất: liệng đồ,..
giật mình
bật toàn thân lên trước điều gì bất ngờ xảy ra
chỉ tình trạng tàu chồm lên trước khi chuyển bánh:đoàn tàu giật mình
chết
chỉ động vật không cón sống nữa khi các chức năng sinh lý ngừng hẳn
bị bất ngờ quá, không có hoạt động gì, tưởng như chết: chết sững
trái tim
một bộ phận của cơ thể con người, nơi co bóp đưa máu đi nuôi cơ thể
chỉ nơi xuất phát tình cảm của con người
lắng
chìm dần xuống đáy nước
trở về trạng thái yên ổn hơn sau những xáo trộn
nhợt nhạt
tính từ chỉ màu sắc bạc đi hay mất tươi
biểu hiện sự mệt mỏi hay sự sợ hãi: cười nhợt nhạt
quê
danh từ chỉ nơi thôn dã, trái với thành phố
tính từ chỉ sự không hiện đại, không hợp thời: quê mùa
lạc
đi nhầm đường
sai đi, lêch đi :lạc giọng,..
nóng
có nhiệt độ cao, trái với lạnh
bồn chồn không yên: nóng ruột
nhích
chuyển động chậm chạp vì qúa nặng nề
cảm giác của con người la thời gian trôi rất chậm: thời gian nhích từng phút,...
cạn
chỉ chất lỏng hết sạch, không còn tí nào: giếng cạn,...
chỉ sự mệt mỏi, hết sức lực: cạn sức chiến đấu,..
tụt
trạng thái bị rơi xuống: quần tụt,...
bị lùi lại phía sau: tụt hậu,..
ngó
nhìn nghiêng
để ý đến
hứng
hành động đưa tay ra đỡ vật gì đó từ trên cao rơi xuống
chịu đựng một việc gì đó mà mình không mon muốn: hứng bụi,...
phanh
hành động làm cho xe dừng lại khi đang đi
hành dộng vẫy xe khác để xin đi nhờ xe
đặc sệt
chỉ chất lỏng có nồng độ cao, có các phân tử liên kết với nhau chặt chẽ, trái với loãng
chỉ các phân tư vật chất liên kết với nhau chặt chẽ: đặc sệt bụi,...
mở
hành động dùng khi mở cửa
khai thông, làm cho việc đi lại dễ dàng hơn, là người đi đầu:mở đường
phóng
ném vật gì về phía trước với lực mạnh: phóng lao,..
chỉ xe đi với vận tốc khá nhanh: phóng xe,..
dịu
êm ái, nhẹ nhàng
nhẹ hơn so với trước,L: dịu giọng,..
lửa
nhiệt và ánh sáng phát sinh đồng thời từ các vật thể bị đốt cháy
cảnh chiến tranh: tuyến lửa
vòng
vật được uốn cong thành hình tròn
đi theo đường cong, trái với thẳng: đi vòng,...
khách
danh từ chỉ người ở nơi khác đến chơi nhà mình hoặc địa phương mình
có thái độ ngại ngần, không thân thiện: làm khách,...
xơi
động từ chỉ ăn, uống: xơi cơm,..
chỉ khoảng thời gian khá lâu: còn xơi mới đến
đuổi
bắt một người phải rời bỏ, không cho ở lại: đuổi đi,..
chạy theo cho kịp hoặc để bắt: đuổi tàu
rời
nhiều vật tách nhau ra, không dính liền với nhau nữa
đi khỏi, không ở lại: rời đi,..
xế
nghiêng về một bên :xế tà,..
chỉ công việc của người lái xe
ăn nói
hành đông của cong người là ăn và nói
được dùng để chỉ việc nói chuyện, giao tiếp với mọi người nói chung
đầu
chỉ phần trên nhất của cơ thể người hay phần trước của động vật có chứa cơ quan thần kinh trung ương
phần phia truớc của một vật: đầu máy,..
lớn
chỉ việc cao lên, to lên hay qúa trình trưởng thành của trẻ em
chỉ sự phát triển của sự vât: nỗi lo lớn lên
ngọn
chỉ phần ao nhất của ngọn cây
chỉ vật có phần chóp nhọn giống như ngọn cây: ngọn đèn,...
nguồn
phần đầu, nơi bắt đầu của dòng nước, dòng sông
nơi bắt đầu của sự vật khác: ngọn nguồn của mơ mộng
chuỗi
nhiều vật giống nhau nối với nhau làm thành một vật dài, có sự nối kết: chuỗi hạt, chuỗi ngọc
nhiều sự kiện giống nhau nỗi tiếp nhau: chuỗi giấc mơ,..
vùng
chỉ sự khoanh vùng địa lý trên mặt đất
chỉ sự phân chia của sự vật, hiện tượng: vùng không gian,..
trang
thường chỉ trang giấy, trang vở là vật cụ thể
có ý nghĩa trừu tượng: trang dĩ vãng
III. NHẬN XÉT
Như vậy ta thấy:
Trong phần văn bản được khảo sát (từ trang 187- 212) của cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh “ của nhà văn Bảo Ninh ta thấy xuất hiện rất nhiều các từ chuyển nghĩa. Trong đó, số lượng từ có hiện tượng chuyển nghĩa nhiều nhất là động từ sau đó là danh từ và tính từ là ít nhất. Điều này có thể giải thích rắng các sự vật hiện tượng mà tác giả đề cập đến trong tác phẩm có thể là nhiều hơn các từ loại khác. Trong số các hiện tuợng chuyển đổi ý nghĩa của từ đã được liệt kê ở trên thì phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ nhiều hơn so với phương thức hoán dụ. Do đó có thể thấy ẩn dụ là mảnh đất màu mỡ nhất để phát triển ý nghĩa của từ. Điều này có thể do đặc trưng tâm lý dân tộc, do chủ ý của nhà văn khi đề cập tới các vấn đề. Khi tác giả muốn lời văn giàu hình tượng sẽ sử dụng phương thức này nhiều hơn.
Hiện tượng hoán dụ phong phú nhất là danh từ sau đó đến động từ và tính từ.
Ngoài ra,hiện tượng chuyển nghĩa còn khác nhau giữa từ đơn tiết và từ đa tiêt. Về số lượng thì từ đơn tiết có hiện tượng chuyển nghĩa nhiều hơn từ đa tiết. Có thể là do từ đơn tiết đã xuất hiện lâu đời hơn từ đa tiết. Do yêu cầu của xã hội, yêu cầu giao tiếp nên chúng chuyển nghĩa nhiều hơn từ đa tiết. Trái lại những từ đa tiết là yếu tố cấu tạo từ đơn tiết, chúng ra đời sau hơn, ý nghĩa của từ đa tiết trừu tượng hơn nên số lượng từ chuyển nghĩa ít hơn đơn tiết.
Sự phân bố từ đơn tiết và từ đa tiết có sự chuyển nghĩa trong 3 từ loại . Trong đó, từ chuyển nghĩa loại danh từ chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong danh từ thì các loại chuyển nghĩa đầy đủ hơn cả. Còn động từ và tính từ thì số lượng kiểu chuyển đổi ý nghĩa cũng giảm dần.
Qua đó ta thấy trong các tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và cả troing giao tiếp thì hiện tượng chuyển đổi ý nghĩa từ vựng là rất phong phú. Như trên đã nói thì đây là xu hướng phát triển tất yếu của từ vựng./
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh
2. Từ điển tiếng Việt, NXB từ điển Bách Khoa, 2005
3. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
4. Hữu Đạt, Phong cách học tiếng Việt hiện đại, NXB Đai học quốc gia Hà Nội, 2001.
5. Phong cách học tiếng Việt, Đinh Trọng Lạc, NXB Giáo Dục
MỤC LỤC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1. Hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng 1
2. Phương thức chuyển nghĩa từ vựng 3
II. KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NGHĨA TỪ VỰNG TRONG NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH ( từ trang 187- 212) 4
III. NHẬN XÉT 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11