Đề tài Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế, quản trị kinh doanh đối với việc thực hiện CĐ năm ba

Trong suốt bốn năm học ngồi trên ghế giảng đường, đa số những sinh viên của khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm do thầy cô chỉ dạy từ các môn học của mình. Mỗi một môn học đều có sự sâu sắc và ý nghĩa riêng biệt. Bên cạnh các môn học đại cương có tính chất làm cơ sở, nền tảng lý luận để bước vào các môn chuyên ngành, còn có sự kết hợp cùng các cách giảng dạy rất chuyên nghiệp và hiện đại được áp dụng gần như sát với nhu cầu về tuyển dụng trên thị trường hiện nay. Tất cả đều tạo nên một môi trường dạy và học rất hiệu quả, chất lượng.

doc34 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 8 khoa kinh tế, quản trị kinh doanh đối với việc thực hiện CĐ năm ba, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU Lý do chọn đề tài Trong suốt bốn năm học ngồi trên ghế giảng đường, đa số những sinh viên của khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh đã tìm tòi và học hỏi được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm do thầy cô chỉ dạy từ các môn học của mình. Mỗi một môn học đều có sự sâu sắc và ý nghĩa riêng biệt. Bên cạnh các môn học đại cương có tính chất làm cơ sở, nền tảng lý luận để bước vào các môn chuyên ngành, còn có sự kết hợp cùng các cách giảng dạy rất chuyên nghiệp và hiện đại được áp dụng gần như sát với nhu cầu về tuyển dụng trên thị trường hiện nay. Tất cả đều tạo nên một môi trường dạy và học rất hiệu quả, chất lượng. Nhằm trang bị cho sinh viên được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về cách giải quyết các tình huống thực tế, kỹ năng thuyết trình… chuẩn bị cho công việc thực tế sau này. Chương trình học được các thầy cô thiết kế rất sinh động, hiệu quả bởi các bài thảo luận nhóm, báo cáo nhóm, báo cáo cá nhân… trong đó người học là chủ động và trung tâm. Trong mỗi bài thảo luận, báo cáo đó đòi hỏi mỗi sinh viên đều phải thảo luận, nắm bắt được hết các nội dung của vấn đề, các khúc mắc, nghi vấn để sau đó cùng phối hợp tạo ra một buổi báo cáo có chất lượng đạt yêu cầu với những gì đã học được. Tuy nhiên, khi bước vào năm học thứ ba, những bài báo cáo thường được chú trọng cách làm việc cá nhân hơn, nhằm mục đích rèn luyện về cách giải quyết vấn đề độc lập, tích lũy kinh nghiệm… Đặc biệt đối với hình thức làm báo cáo chuyên đề năm ba, nó vừa gần gũi nhưng cũng một phần nào mới lạ đối với sinh viên. Báo cáo chuyên đề năm ba sẽ được thực hiện chỉ bởi một sinh viên, tự đăng ký chuyên đề của mình cùng với sự hướng dẫn của Giảng viên hướng dẫn được phân công theo sự sắp xếp của trường. Trong suốt quá trình làm việc sẽ trải qua các giai đoạn như: viết đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, bản nháp, bản chính, báo cáo… Đương nhiên trong tất cả các công việc đó sinh viên sẽ đồng hành và được sự tư vấn bởi Giảng viên hướng dẫn của mình nhằm hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Hình thức seminar, báo cáo cá nhân không còn mới lạ gì đối với sinh viên các ngành kinh doanh nhưng phải tiếp cận vấn đề ở khía cạnh của đề tài nghiên cứu khoa học để giải quyết thì ít nhiều cũng đã đặt ra cho các bạn sinh viên không ít khó khăn và trở ngại, đôi khi lại thiếu tự tin để thực hiện. Bên cạnh vấn đề được đặt ra như trên, thái độ của các sinh viên năm ba đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba này như thế nào? Họ có luôn đủ tự tin, thích thú hay lúng túng, bối rối khi thực hiện công việc này không? Nghiên cứu rõ về những thái độ, xu hướng hành vi của sinh viên và hiểu được các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba thì quá trình thực hiện chuyên đề năm ba này mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất, đem lại những hiệu quả tích cực nhất. Chính vì những lý do được nêu trên, tôi quyết định chọn chuyên đề “Khảo sát thái độ của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba” để làm đề tài chuyên đề năm ba. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba. Ý kiến đề xuất của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Phương pháp nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu được áp dụng các phương pháp như sau: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu sẽ được thu thập từ khung chọn mẫu (danh sách, sỉ số sinh viên các lớp của khoa KT-QTKD), các tài liệu có liên quan…. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: trong quá trình nghiên cứu dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn trực diện, bản câu hỏi… Phương pháp xử lý số liệu: các dữ liệu sau khi thu thập về sẽ được nhập vào phần mềm SPSS, cho chạy kết quả. Sau đó sẽ lấy những số liệu cần thiết để thống kê, mô tả bằng biểu đồ nhằm giải quyết những mục tiêu của đề tài đặt ra. Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu dựa trên khảo sát về thái độ của sinh viên năm ba khóa 8 khoa KT –QTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba trong năm học 2009-2010. Hạn chế của đề tài nghiên cứu Quá trình nghiên cứu của đề tài có một số hạn chế như sau: Có thể có một số khái niệm, một số biến quan trọng khác nhưng không được đề cập trong đề tài. Cỡ mẫu bằng 96, áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện, mỗi nhóm chỉ phỏng vấn 20 đối tượng nên không mang tính đại diện cao cho tổng thể. Các hướng nghiên cứu tiếp sau (nếu có) cần chọn cỡ mẫu phù hợp hơn nhằm mang được tính đại diện cho tổng thể. Thời gian phát bản câu hỏi là lúc các giới hạn về thời gian thực hiện chuyên đề năm ba đang rất sát sao, cập rập nên các thông tin thu được rất chịu sự ảnh hưởng của yếu tố áp lực về thời gian. Sau khoảng gần cuối tháng tư thì các thời hạn nộp của chuyên đề năm ba đã được dời lại thoáng hơn, điều này gây nên hạn chế về kết quả đang được nghiên cứu. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đối với sinh viên: Đề tài nghiên cứu sẽ giúp sinh viên năm ba khoa KT-QTKD nhìn rõ lại được nhận thức, tình cảm, xu hướng hành vi, cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba. Những yếu tố đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, hoặc những bất cập trong quá trình thực hiện giữa người hướng dẫn và người thực hiện, từ đó tìm ra được những cách khắc phục hiệu quả và thiết thực. Trên cơ sở nhìn nhận lại những thái độ đã thực hiện của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD sẽ là tiền đề để rút kinh nghiệm cho bản thân về những lần thực hiện chuyên đề hay khóa luận tốt nghiệp sắp đến. Đối với Giảng viên hướng dẫn chuyên đề năm ba: Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các giảng viên đánh giá được cụ thể thái độ, xu hướng hành vi của sinh viên năm ba trong việc thực hiện chuyên đề năm ba. Qua những sự đánh giá này về phía là người hướng dẫn cho sinh viên, đây sẽ là những nguồn thông tin giúp cải thiện và khắc phục quá trình hợp tác và học tập giữa sinh viên và Giảng viên trong môn học “Seminar chuyên đề Kinh tế- Quản trị kiinh doanh” ngày một tốt hơn. Đối với trường Đại học An Giang, Khoa và bộ môn: hiểu được thái độ và những khó khăn trong quá trình thực hiện chuyên đề năm ba, cùng với những ý kiến đề xuất thiết thực mà những sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đã đề nghị dựa trên quá trình làm ở hiện tại của chính bản thân họ. Đây sẽ là những nguồn thông tin tham khảo cần thiết để suy xét về việc khắc phục và cải thiện công tác tổ chức môn học “Seminar chuyên đề Kinh tế- Quản trị kinh doanh” ngày một tốt hơn. Kết cấu báo cáo nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu. Chương tổng quan về các vấn đề nghiên cứu như: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu và kết cấu của báo cáo nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này, các lý thuyết về 3 thành phần của thái độ (nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi), định nghĩa về chuyên đề năm ba sẽ được giải thích. Trên cơ sở các lý thuyết này, mô hình nghiên cứu sẽ được thiết lập. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Các đặc điểm về tổng thể, cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý dữ liệu sẽ được viết rõ trong nội dung chương này. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Nội dung kết quả nghiên cứu bao gồm: Đặc điểm mẫu mô tả theo ngành học; Mô tả thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm thứ ba; Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba; Các ý kiến đề xuất của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Nội dung chương này viết về: các kết quả nghiên cứu chính của đề tài; kết luận và một số kiến nghị. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Lý thuyết về thái độ Định nghĩa về thái độ: Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Philip Kotler 2005- Marketing căn bản: trang 139 Thái độ làm cho con người sẵn sàng thích hoặc không thích một đối tượng nào đó, cảm thấy gần gũi nó hay xa cách nó. Philip Kotler 2005- Marketing căn bản: trang 139 Thái độ làm cho người ta xử sự khá nhất quán đối với những sự vật tương tự. Người ta không phải giải thích và phản ứng với mỗi sự vật theo một cách mới. Thái độ của một người được hình thành theo một khuôn mẫu nhất quán, nên muốn thay đổi một thái độ nào đó có thể phải thay đổi luôn cả những thái độ khác nữa. Philip Kotler 2005- Marketing căn bản: trang 140 Các thành phần của thái độ Nhận thức: là quá trình tư duy của con người. Quá trình này được dựa trên sự hiểu biết và đánh giá có chọn lọc. Nó chịu ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh và những cảm xúc ban đầu về sự vật hay hiện tượng đã tiếp xúc. Cảm tình: những cảm xúc, cảm nghĩ của chủ thể về đối tượng. Cảm nghĩ này có thể là tốt hay xấu, thích hay không thích. Xu hướng hành vi: là dự đoán về xu hướng hành vi hay những hành vi thực sự của chủ thể sắp hành động sau khi đã trải qua quá trình cảm nhận, nhận thức về sự vật, hiện tượng nào đó. Hình 2.1. Mô hình ba thành phần thái độ. Nguồn: Schiffman & Kanuk (2000)- tài liệu đã dẫn, trang 203 - Nguyên lý Marketing- Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang: trang 112 Cảm tình Nhận thức Xu hướng hành vi Những ảnh hưởng tâm lý tác động đến thái độ Những ảnh hưởng tâm lý tác động đến thái độ gồm 4 yếu tố như sau: Động cơ: Động cơ là động lực để thôi thúc con người phải đi đến hành động. Theo Philip Kotler, 2005: trang 133: Động cơ (hay sự thôi thúc) là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và phương thức thõa mãn nó. Cá tính: Cá tính là tính cách riêng biệt của mỗi người (tính độc lập, tính tự tin, tính khiêm nhường, tính năng động…), cá tính khác nhau sẽ có những nhận thức và hành động khác nhau. Cá tính ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích và một phần dự đoán được xu hướng hành vi của chủ thể. Tri thức: Tri thức là cái cốt lõi bên trong nhận thức của con người. Tri thức được tích lũy thông qua sự hiểu biết, nó quyết định giá trị con người. Sự hiểu biết: Sự hiểu biết là những kinh nghiệm đã trải qua và tích lũy được. Giúp con người có khả năng khái quát hóa được vấn đề. Định nghĩa về chuyên đề năm ba: Chuyên đề năm ba là một môn học có tên là : “Seminar chuyên đề Kinh tế-Quản trị kinh doanh” gồm 2 tín chỉ, có nội dung phải thực hiện một bài báo cáo chuyên đề năm ba về bất cứ chủ đề nào trong nghiên cứu Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Cách thực hiện, thời gian nộp bài được quy định rõ ràng trong nội dung môn học. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu sẽ giúp làm rõ thái độ của sinh viên năm ba khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu. Thái độ đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba Nhận thức Nội dung môn học Vai trò của môn học TLTK Xu hướng hành vi Tích cực Không tích cực Cảm tình Tính chất môn học phức tạp, đơn giản Thích, không thích Thời gian Tài liệu tham khảo GVHD Thu thập dữ liệu Các môn học khác Môn PPNCKH Ý kiến khác Mô hình nghiên cứu được thiết kế dựa trên lý thuyết 3 thành phần về thái độ. Trong đó phần nhận thức sẽ bao gồm nhận thức của sinh viên về nội dung môn học, vai trò của môn học, tài liệu tham khảo đối với chuyên đề năm ba. Tình cảm sẽ bao gồm thái độ thích hay không thích chuyên đề năm ba bởi những tính chất phức tạp hay đơn giản của môn học. Từ những nhận thức và những tình cảm trên sẽ dẫn đến những xu hướng hành vi mà sinh viên đã thực hiện đối với chuyên đề năm ba. Những xu hướng hành vi này có thể là tích cực hoặc không tích cực. Ngoài ra, thông qua thái độ có thể tìm hiểu được việc thực hiện chuyên đề năm ba bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào và từ những yếu tố ảnh hưởng đó sẽ có những ý kiến đề xuất gì của sinh viên đề ra. Trên đây là mô hình nghiên cứu đã được điều chỉnh theo yêu cầu của đề tài nghiên cứu. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế quy trình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết Lý thuyết về thái độ Định nghĩa chuyên đề năm ba Nghiên cứu chính thức Soạn thảo báo cáo Phân tích dữ liệu Thu thập xử lý thông tin Phỏng vấn chính thức (n=140) Bản câu hỏi chính thức Lập đề cương phỏng vấn thăm dò Mô hình nghiên cứu Phỏng vấn thử (n=10) Nghiên cứu sơ bộ Thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ: đây là bước nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu (với số mẫu n = 10) nhằm kiểm tra mức độ hiểu của đáp viên về thái độ liên quan đến đề tài nghiên cứu. Thông tin thu thập được dùng để hiệu chỉnh bản câu hỏi sơ bộ cho ra bản câu hỏi chính thức. Nghiên cứu chính thức: là bước nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng bản câu hỏi chính thức để thu thập dữ liệu. Cỡ mẫu: Trong đề tài nghiên cứu này, có tất cả 4 biến chính thức, trong đó gồm 26 biến phụ, theo qui tắc đề nghị chọn cỡ mẫu của Roseoe (1975) và tỷ lệ của Bollen (1989) , kích thước mẫu bằng tối thiểu được chọn sẽ là 5x26= 130, để đảm bảo tính đại diện tổng thể và số mẫu thu về đúng như dự kiến là những mẫu hợp lệ. Kích thước mẫu dự kiến được chọn là 140 sinh viên. Phương pháp chọn mẫu và thu mẫu: áp dụng chọn mẫu theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện. Toàn bộ số mẫu nghiên cứu của đề tài sẽ được chọn dựa trên tính thuận tiện với điều kiện thu thập dữ liệu dễ dàng. Trong nghiên cứu sơ bộ, số mẫu được chọn là n = 10, bao gồm sinh viên của 5 ngành thuộc khoa KT-QTKD… Nghiên cứu chính thức (sử dụng bản câu hỏi) thu thập thông tin với 140 sinh viên các ngành: tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính doanh ngiệp, kinh tế đối ngoại. Phương pháp thu mẫu chủ yếu dựa trên sỉ số sinh viên của các ngành học trong năm học 2009-2010. Cụ thể được miêu tả như sau: các lớp tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính doanh nghiệp, kinh tế đối ngoại lần lượt có sỉ số là 110, 101, 100, 50, 90, vì là chọn mẫu theo hạn mức nên số sinh viên được chọn đại diện cho mỗi ngành là 28 sinh viên, dựa trên tích chất thuận tiện để thu mẫu. Tất cả những thông tin thu thập được sẽ được thống kê, thu gọn để chuẩn bị đưa vào xử lý dữ liệu. Xử lý dữ liệu: sau khi dữ liệu được thu thập về sẽ được nhập thông tin vào phần mềm SPSS. Bộ mẫu được thu gọn, làm sạch để tiến hành phân tích bao gồm: thống kê kết quả, miêu tả bằng biểu đồ… Các loại thang đo và các biến sử dụng trong nghiên cứu chính thức: Theo phần mô hình nghiên cứu đã trình bày, thái độ được giải thích qua ba biến: nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi. Cụ thể các biến được biểu hiện như sau: Nhận thức được biểu hiện qua 3 biến thành phần là qui trình môn học, vai trò của môn học, tài liệu tham khảo của môn học. Trong đó: Qui trình môn học được giải thích bằng các biến: Thời điểm tổ chức môn học Thời gian kéo dài của môn học Môn học được thực hiện bởi một cá nhân Vai trò của môn học được giải thích bằng các biến: Thực hiện chuyên đề năm ba là tiền đề để làm chuyên đề năm tư, khóa luận tốt nghiệp. Rèn luyện kỹ năng làm phương pháp nghiên cứu khoa học Biết cách tìm kiếm thông tin, thu thập dữ liệu Học hỏi cách giao tiếp, ứng xử tình huống (cụ thể là trong tình huống phỏng vấn) Nâng cao khả năng thuyết trình cá nhân Tài liệu tham khảo Dễ kiếm tài liệu tham khảo Có nhiều tài liệu tham khảo Cảm tình Bạn có thích thực hiện chuyên đề năm ba không? Bạn cảm thấy thực hiện chuyên đề năm ba đem lại nhiều lợi ích Bạn cảm thấy thực hiện chuyên đề năm ba rất thú vị Xu hướng hành vi Bạn rất hăng hái làm chuyên đề năm ba Bạn thực hiện chuyên đề năm ba đúng theo thời hạn yêu cầu của Giảng viên hướng dẫn Bạn rất tích cực tìm nhiều tài liệu tham khảo Bạn thực hiện chuyên đề năm ba chỉ với tinh thần bắt buộc Bạn ứng xử với chuyên đề năm ba như một môn học bình thường Giả sử chuyên đề năm ba là một môn học tự chọn, bạn có đăng ký môn học này không? Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyên đề năm ba Áp lực về thời gian Liên lạc với Giảng viên hướng dẫn Thu thập dữ liệu Các môn học song song Nắm vững môn PPNCKH Tài liệu tham khảo Khác Thang đo: thang đo được sử dụng trong đề tài gồm thang đo danh nghĩa và thang đo Likert. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để đo các biến như ngành học, thích thực hiện chuyên đề năm ba, đăng ký môn học chuyên đề năm ba, các yếu tố ảnh hưởng và ý kiến đề xuất đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Thang đo danh nghĩa được sử dụng chỉ với mục đích phân loại các đáp án trả lời giữa các nhóm phỏng vấn viên. Thang đo Likert được sử dụng với các biến định lượng như:biến nhận thức; biến cảm tình bao gồm: bạn cảm thấy thực hiện chuyên đề năm ba đem lại nhiều lợi ích; bạn cảm thấy thực hiện chuyên đề năm ba rất thú vị và biến xu hướng hành vi. Mục đích sử dụng thang đo Likert để đo mức độ đồng ý của sinh viên về các phát biểu liên quan đến việc thực hiện chuyên đề năm ba với thang đo 5 điểm : (1) Hoàn toàn phản đối; (2) Nói chung là phản đối; (3) Trung hòa; (4) Nói chung là đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu đã được tiến hành qua 2 bước: (1) Nghiên cứu sơ bộ với số mẫu 10 sinh viên, sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm kiểm tra mức độ hiểu của đáp viên về bản câu hỏi thăm dò, từ đó tìm kiếm những thông tin cần thiết để hiệu chỉnh bản câu hỏi chính thức. (2) Nghiên cứu chính thức với số mẫu 140 sinh viên thuộc 5 ngành khác nhau của khoa KT-QTKD, bằng phương pháp sử dụng bản câu hỏi chính thức đã hiệu chỉnh với 2 câu hỏi sàn lọc, 19 câu hỏi về nhận thức, cảm tình, xu hướng hành vi, 1 câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng, 1 câu hỏi về ý kiến đề xuất và 1 câu hỏi về thông tin cá nhân (ngành học của sinh viên), (bản câu hỏi đính kèm-phụ lục 2). Sau khi phát bản hỏi, số phiếu hợp lệ thu về là 96 phiếu. Chọn mẫu theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện là phương pháp chọn mẫu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Dựa trên số lượng sinh viên đang học ở mỗi ngành học của các lớp tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính doanh nghiệp, kinh tế đối ngoại theo đó số lượng bản hỏi theo hạn mức đã được phát và thu về. Dữ liệu trong các bản câu hỏi định lượng sau khi được kiểm tra và làm sạch sẽ cho nhập vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu, thống kê mô tả lấy những kết quả cần thiết cho từng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm mẫu mô tả theo ngành học Sau khi phát bản hỏi theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện với 140 sinh viên của 5 ngành thuộc khóa 8 khoa KT-QTKD, số phiếu hợp lệ thu về được 96 phiếu. Số phiếu tương ứng cho các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, kinh tế đối ngoại lần lượt là 20 phiếu hợp lệ cho mỗi ngành. Riêng ngành tài chính doanh nghiệp, số phiếu hợp lệ thu được chỉ có 16 phiếu, nhưng so với sỉ số lớp của ngành tài chính doanh nghiệp có 50 sinh viên thì số phiếu này được cho là hợp lý theo hạn mức của mỗi ngành. Biểu đồ 4.1. Cơ cấu mẫu mô tả theo ngành học . Tỷ lệ phần trăm tương ứng cho các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kinh tế đối ngoại lần lượt là 21% cho mỗi ngành, kế toán 20%. Ngành tài chính doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 17%. Mô tả thái độ của sinh viên đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba. Mô tả nhận thức của sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đối với việc thực hiện chuyên đề năm ba: Về qui trình môn học: Biểu đồ 4.2. Nhận thức của sinh viên đối với qui trình môn học Thực trạng, sinh viên khóa 8 khoa KT-QTKD đang có những nhận thức rất khác nhau về qui trình môn học của chuyên đề năm ba. Đa số các sinh viên đều đang rất lo ngại về thời điểm tổ chức môn học này cùng lúc song song với quá trình học các môn khác, thời gian kéo dài của môn học cũng là lúc các sinh viên đang phải lên lớp để hoàn thành các môn học khác. Qua kết quả khảo sát được thể hiện trên biểu đồ, thực trạng này lại càng được làm rõ hơn. Đối với thời điểm tổ chức môn học như hiện nay, có tới 36.5% sinh viên phản đối, số sinh viên tạm hài lòng (đồng ý) chỉ chiếm 9.4%. Có thể lý do nhận thức như trên là do các sinh viên đều phải rất vất vả khi vào cuối giai đoạn khoảng tháng 5, lúc các thời hạn về nộp bản nháp, bản chính và báo cáo phải vào thời kì gấp rút thì đồng thời cũng là lúc sinh viên đang rất bận rộn trong mùa thi cuối học kỳ. Chuyên đề
Tài liệu liên quan