Đề tài Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934)

Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó. Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong. Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ. Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tôi xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).

doc64 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó. Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký…thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong. Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng… đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa… cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim… Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ. Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tôi xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934). 2. Lịch sử vấn đề Thể tài du ký đã ra đời rất sớm trong nền văn học trung đại, nhưng với số lượng không nhiều, và xét về mặt thể loại, thể tài trước đó du ký không được chú ý nhiều, nên việc nghiên cứu nhìn chung còn rất sơ lược. Một số công trình nghiên cứu có nhắc tới thể tài du ký, nhưng phần lớn chỉ là điểm tên, hoặc nếu không thì nói tới du ký trong khi bàn về thể ký nói chung. Trong năm 1950, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm có nói tới du ký với tính chất sơ lược. Năm 1989, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về thể tài du ký khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, và ông cũng có nhắc tới một số tác phẩm du ký như: chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký. Năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ có bàn tới thể tài du ký nhưng là du ký riêng trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đã đưa ra những nhận xét: “Du ký Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một khúc đại luận về tôn giáo, rồi dọc đường chi thấy những lời bình phẩm, suy xét về phong tục, tín ngưỡng của người mình(...)Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã. Nhưng từ 1925 trở đi, ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn” Năm 1967, Tạp chí văn học số 02, có bài Về thể ký của tác giả Tầm Dương. Trong bài viết này tác giả đã phân loại thể ký, và du ký được cho là một phần của ký sự: “Du ký là “ký” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du””. Cùng năm ấy, Tạp chí văn học số 06, tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật có viết: “Có thứ bút ký phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du ký ”. Năm 1968, khi thực hiện công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí, 1917 - 1934, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký, còn được ông gọi là du hành trên Nam Phong tạp chí: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam Phong chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam”. Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học, do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên, cũng có nói tới thể tài du ký: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống”. Trong các công trình trên, du ký đã được nhắc tới sơ lược, nhưng chưa có định nghĩa cụ thể nào về thể tài này. Cho tới cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, du ký mới được định nghĩa một cách khá hoàn chỉnh: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến…”. Các công trình trên tuy có nhắc tới thể du ký, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về nó. Thể du ký chỉ thực sự được chú ý về sau này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, đã dành nhiều chú ý nhất cho du ký, điều ấy được thấy rõ qua hàng loạt các bài nghiên cứu của ông. Báo Văn nghệ quân đội số 10 năm 2000, ông có bài: Thể tài du ký về Hà nội nửa đầu thế kỷ XX. Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 06, năm 2000, có bài Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết năm 2002 có bài Du ký Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 06, năm 2004, có bài Du ký Ninh Bình nửa đầu thế kỷ XX. Tạp chí Kiến thức ngày nay số 570 năm 2006 có bài: Thể tài du ký và các tác gia Nam Bộ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1945. Tạp chí Nghiên cứu văn học số 04 năm 2007, có bài Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934). Trong bài viết này, Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào các đặc trưng của thể du ký. Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619, có bài viết Du ký về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ của Nguyễn Hữu Sơn, bàn về du ký Phạm Quỳnh qua tác phẩm Một tháng ở Nam Kỳ. Cùng năm đó, bộ Du ký Việt Nam, tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) gồm 3 tập đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn dày công biên soạn và giới thiệu. Sau khi bộ Du ký Việt Nam ra đời, đã có hàng loạt các bài viết bàn về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí. Báo Doanh nghiệp ra ngày 13.05.2007, có bài viết của Trung Sơn với nhan đề Viết của sự Đi. Bài viết đã nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của du ký trên Nam Phong tạp chí, đó là điều kiện ra đời, những đặc trưng không gian - thời gian… trong du ký. Và cuối cùng tác giả nhận định: “Bộ du ký Việt Nam trên Tạp chí Nam Phong là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian”. Báo Tuổi trẻ ra ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc sách để đi chơi. Tác giả Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký: “Đọc du ký, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”. Báo Văn hóa và Thể thao, ra ngày 27.04.2007, có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định: “Du ký cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du ký cần phải hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải về phía thể loại”. Báo Người đại biểu nhân dân, ra ngày 01.04.2007, tác giả Phong Lê có bài viết Du ký trên tạp chí Nam Phong. Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 10.04.2007, có bài viết Du ký Việt Nam - một bộ sách quý của Trần Hữu Tá Báo An ninh thủ đô số ra ngày 15.04.2007, tác giả Thiên Lương có bài: Về bộ sách Du ký Việt Nam - Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức…. Báo Thể thao và Văn Hóa số 49 ra ngày 21.04.2007, có bài Chuyện đi xứ người của Nguyễn Vĩnh Nguyên….. Báo Văn hóa số 1355, số ra ngày 30.03.2007, có bài Đọc Du ký Việt Nam: ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, của Nguyễn Anh. Như vậy, có thể nói vấn đề nghiên cứu về du ký trên Nam Phong tạp chí, nhìn chung còn khá sơ lược. Trước những giá trị và đóng góp của du ký đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, chúng tôi cho rằng cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Trong văn học trung đại, thể du ký đã xuất hiện với một số tác giả, tác phẩm, nhưng chỉ sang thế kỷ XX trong giai đoạn văn học giao thời (1900 - 1930), du ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những thể tài chiếm vị trí trung tâm của đời sống văn học. Mục du ký trên Nam Phong tạp chí đã phần nào chứng minh cho sự phát triển đó. Tuy nhiên xung quanh vấn đề du ký nói chung, du ký trên Nam Phong tạp chí nói riêng, nhìn chung chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Nhận thấy đây còn là một vấn đề mới, chúng tôi muốn đi vào nghiên cứu với mục đích khảo sát du ký trên các phương diện chủ yếu như: sự ra đời, các giá trị chính về nội dung và nghệ thuật, chỉ hi vọng đem tới một cái nhìn khái quát về du ký trên Nam Phong tạp chí. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các tác phẩm du ký đăng trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934). Bao gồm 62 tác phẩm của 36 tác giả. Trong đó, chúng tôi lần lượt đi vào nghiên cứu thể tài du ký dưới góc độ lí luận, các điều kiện ra đời và phát triển của thể loại du ký trên Nam Phong tạp chí, và những giá trị chính về nội dung và nghệ thuật của du ký. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mà chúng tôi sử dụng trong niên luận này là các phương pháp sau: phương pháp phân tích thể loại. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp khác như: so sánh, phân tích tổng hợp. 6. Cấu trúc khóa luận Khóa luận chia thành 3 phần, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung cơ bản gồm 3 chương Chương I: Thể du ký trên Nam Phong tạp chí Chương II: Du ký trên Nam Phong tạp chí - Bức tranh hiện thực rộng lớn. Chương III: Những đặc trưng nghệ thuật của thể loại du ký trên Nam Phong tạp chí NỘI DUNG Chương I: Thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1930) 1.1. Tạp chí Nam Phong Nam Phong tạp chí là một tờ nguyệt san xuất bản tại Việt Nam từ ngày 1 tháng 7 năm 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, do Phạm Quỳnh làm chủ bút, dưới sự bảo trợ của ông Louis Marty, trưởng phòng chính tại phủ toàn quyền Pháp - Hà Nội. Trong suốt 17 năm hoạt động, tạp chí đã đăng 210 số, với sự góp mặt của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Đôn Phục, Đông Hồ, Mai Khê, Huỳnh Thị Bảo Hòa, Phục Ba, Nguyễn Đức Tánh, Nguyễn Thế Xương... Mục đích của Nam Phong là thể hiện chủ nghĩa khai hóa của nhà nước mới, biên tập những bài bằng quốc văn, Hán văn, Pháp văn, để giúp cho sự mở mang trí thức, giữ gìn đạo đức, bảo tồn quốc hồn quốc túy trong quốc dân Việt Nam và truyền bá các môn khoa học Tây phương, nhất là học thuật tư tưởng đại Pháp, cùng bênh vực quyền lợi người Pháp, và người Nam trong trường kinh tế. Đặc biệt chú ý tới sự tập luyện, trau dồi văn quốc ngữ, để người Việt sớm có một nền quốc văn riêng. Nam Phong tạp chí từ lúc ra đời tới khi đình bản đã trải qua 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1917 - 1922: Thời kỳ thành lập và bành trướng của tờ báo Giai đoạn 1922 - 1925: Thời kỳ đề cao mục đích giáo huấn, khai hóa quốc dân. Tờ báo phát triển mạnh và truyền ra nước ngoài nhờ ảnh hưởng của Phạm Quỳnh. Giai đoạn 1925 - 1932: Đây là giai đoạn hoạt động chính trị mạnh nhất của tờ báo. Giai đoạn 1932 - 1934: Giai đoạn suy yếu của báo, quyền chủ bút chuyển cho Nguyễn Trọng Thuật. Tới tháng 12 năm 1932 thì tạp chí đình bản hẳn. Về nội dung, Nam Phong tạp chí đã đề cập tới rất nhiều vấn đề của đời sống cũng như văn học, với nhiều chuyên mục khác nhau mà tập trung trong 9 phần sau: * Phần lược thuật: Bàn chung những vấn đề có liên hệ đến thời thế, nhất là có những phần liên hệ đến riêng dân ta để cho độc giả trong nước có những quan niệm minh chính về vấn đề này. * Phần văn học bình dân: Đề cập những vấn đề về văn chương lịch sử, đại thể là những môn tổng danh gọi là văn học. * Phần triết học bình dân: Luận thuyết tư tưởng từ xưa tới nay. So sánh tư tưởng Âu - Á để giúp cho sự đề xướng một tư trào riêng cho nước ta. Tôn chỉ là giúp cho quân dân về trí thức và đạo đức. * Phần khoa học bình dân: Nói tới những vấn đề đại cương, nguyên lí, lịch sử tiến hành của khoa học. * Phần văn uyển: Sưu tầm và biên soạn lại những tác phẩm thơ ca chữ Hán, chữ Nôm và đăng tải những bài thơ mới. * Phần tạp trở: Đăng những bài ký (du hành, du ký) trình bày các câu chuyên “mắt thấy tai nghe” dọc đường của một chuyến tham quan, công tác... và những bài tựa, bài giới thiệu sách mới, những danh ngôn, trích lục các sách. * Phần thời đàm: Gồm các bài bàn về tình hình thế sự trong và ngoài nước. Những bài viết này thể hiện một thái độ khá bình tĩnh khi trình bày các sự việc khác nhau, song ý thức ca ngợi Pháp vẫn bộc lộ. * Phần tiểu thuyết: Dịch các tiểu thuyết cận, hiện đại của Trung Quốc và Pháp sang quốc văn, và đăng tải những tiểu thuyết mới. * Phần từ vựng: Gồm 3 phần (chữ quốc ngữ, chữ Nho và chữ Pháp) với mục đích là giải thích những chữ mới. Đánh giá về của tạp chí Nam Phong đã có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Dương Quảng Hàm (), tạp chí Nam Phong đã có ảnh hưởng về hai phương diện: - Về đường văn tự, Nam Phong đã sáp nhập vào tiếng Việt nhiều danh từ triết học, khoa học mới, và luyện cho chữ quốc ngữ có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, kho học mới. - Về đường học vấn, Nam Phong đã phổ thông những điều yếu lược của học thuật Âu - Tây, diễn giải những điều đại cương trong các học thuyết cũ của Á Đông (Nho học, Phật học) và bảo tồn những điều cốt yếu trong văn hóa Việt Nam xưa (văn chương, phong tục, lễ nghi). Như vậy, Nam Phong tạp chí tuy có hạn chế về mặt lịch sử, nhưng những giá trị mà nó đem lại thì không thể phủ nhận. Cho tới nay, những giá trị ấy vẫn được công chúng nhìn nhận và đánh giá cao. “Đây là tờ báo gần như duy nhất trong những năm chuyển tiếp giữa thập kỷ 20 và 30 của thế kỷ này, cung cấp cho bạn đọc Việt Nam những kiến thức về văn chương, triết học, lịch sử, địa lý…phương Đông và phương Tây, một cách hệ thống và liên tục. Nam Phong cũng là nơi thử thách và rèn luyện ngòi bút viết văn xuôi quốc ngữ, văn xuôi nghệ thuật và cao hơn là văn xuôi lý luận trong bước chuyển mình của văn xuôi quốc ngữ chúng ta”. (Lại Văn Hùng)() 1.2. Đặc điểm thể du ký Thể ký ra đời từ rất sớm, là một loại hình trung gian nằm giữa báo chí và văn học, bao gồm nhiều thể như: bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật ký, tùy bút… Ký cơ bản khác với truyện (truyện dài, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết) ở chỗ trong tác phẩm ký không có một xung đột thống nhất. Ký cũng không đi vào miêu tả quá trình hình thành tính cách của các cá nhân trong tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế - văn hóa - chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa đạo đức của chính môi trường xã hội. Khác với Thơ mới, kịch, tiểu thuyết… là những thể loại ra đời và phát triển do ảnh hưởng mạnh của quá trình tiếp xúc văn học phương Tây, thể ký lại mang tính nội sinh hết sức rõ rệt. Nó là sự kết hợp giữa cách viết, cách tư duy giữa truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây. Bởi lẽ, một trong những đặc trưng lớn nhất của ký là ghi chép, là phản ánh một cách trung thực, chính xác những con người, những sự kiện có thật trong đời sống, cho nên buộc nó phải lấy những đề tài, những câu chuyện xảy ra ở chính Việt Nam. Sáng tác văn học dạng thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng với thời kỳ xã hội có khủng hoảng của các quan hệ cũ, nảy sinh một nếp sống mới, làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục. Tùy từng giai đoạn mà ký phát triển với những hình thức khác nhau. Ở thời trung đại, ký phát triển với các thể tài: ký sự, tiệp ký, tùy bút, tạp lục. Đó là những tác phẩm như: Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Vũ Trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Công du tiệp ký của Vũ Phương Đề... Những tác phẩm ký này thường viết về các sự kiện, các vấn đề có tính chất lớn lao của quốc gia. Bước sang thế kỷ XX, ký mới thực sự chiếm được vị trí quan trọng trong đời sống văn học, nhờ sự ra đời của báo chí, các nhà xuất bản, sự phát triển của chữ Quốc ngữ và đặc biệt là nhờ điều kiện giao thông thuận lợi. Người có công đầu trong việc thúc đẩy thể ký phát triển lúc này chính là Tản Đà (1889 - 1939). Ông là người đã sáng lập ra mục “Việt Nam nhị thập kỷ - xã hội ba đào ký” trên An Nam tạp chí. Tiếp sau đó, với mục du ký trên Nam Phong tạp chí, Phạm Quỳnh đã tiếp bước Tản Đà, cho đăng tải rất nhiều tác phẩm du ký: Mười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật ký (Phạm Quỳnh), Cuộc đi chơi năm tầng núi (Tùng Vân), Hương sơn du ký (Minh Phượng), Các nơi cổ tích đất nghệ tĩnh (Nguyễn Đức Tánh)… những tác phẩm ký thời này được viết bởi nhiều kiểu tác giả, với lối viết mang tính chất trữ tính, in dấu ấn cá nhân, bởi thế nó cũng đậm tính văn học hơn. Sang những năm 1930 - 1945, thể phóng sự phát triển mạnh mẽ với nội dung viết về các tệ nạn xã hội, tố cáo xã hội thực dân sâu sắc. Các tác phẩm tiêu biểu như: Việc làng, tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Ngõ hẻm ngoại ô của Nguyễn Đình Lạp, Tôi kéo xe của Tam Lang, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng. Sau cách mạng tháng Tám, ký lại có một bước chuyển mình mới. Các thể tài tùy bút, nhật ký, bút ký chiếm một vị trí lớn trong đời sống văn học bấy giờ. Những tác phẩm: Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Sống như anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Đình Thi, Đường lớn của Bùi Hiển… đã tái hiện một cách chân thực và sinh động một thời kỳ lịch sử anh hùng của dân tộc, của thời đại. Trở lại với vấn đề mà khóa luận đang nghiên cứu, đó là thể du ký. Trong nền văn học trung đại, du ký đã xuất hiện. Mở đầu là các bài du ký bằng thơ ca đề vịnh phong cảnh như: Vịnh Văn Yên tự phú của Huyền Quang Lý Đại Táo, Bài ký Tháp Linh Tế Núi Dục Thúy của Trương Hán Siêu, Tịnh cư ninh thể phú và Đại đồng phong cảnh phú của Nguyễn Hàng, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Nhị Thanh động phú và Tây Hồ phong cảnh phú của Ngô Thì Sĩ. Từ thế kỷ XIX, các tác phẩm du ký trở nên phong phú hơn với những cuộc hành trình dài, nội dung những bài du ký không chỉ còn giới hạn về các vấn đề trong đất nước, mà đã được mở rộng ra nước ngoài. Các tác phẩm tiêu biểu như: Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Ghi về vương quốc Khơme, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký, Như Tây nhật trình, Chư quốc thạc hội của Trương Minh Ký… Sang thế kỷ XX, với những tiền đề về lịch sử xã hội cũng như những tiền đề trong nội hàm văn học, thể du ký đã có điều kiện phát triển mạnh. Thể du k