Người viết lựa chọn đề tài này bởi những nghiên cứu, khảo sát về việc đưa thông tin quốc tế trên báo chí nước ta còn rất ít, trong khi hiện nay vấn đề này lại trở nên cấp thiết. Ngoài ra, cá nhân người viết rất quan tâm đến thông tin quốc tế trên báo chí, và Thanh Niên là một tờ báo mà người viết yêu thích từ lâu. Do đó, người viết chọn đề tài "Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh Niên".
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh Niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
niªn luËn
Th«ng tin thêi sù trªn b¸o thanh niªn
Mục Lục
Mở đầu ………………………………………………………………… 2
Nội dung:
Chương I ……………………………………………………………….. 3
1. Khái niệm và vai trò của thông tin quốc tế trên báo chí …………….. 3
2. Một vài nét về báo Thanh Niên ……………………………………… 4
Chương II:………………………………………………………………. 5
1. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Niên khi đưa thông tin quốc tế …………………………….......................................................................... 5
Những thuận lợi …………………………………………………. 5
1.2. Những khó khăn …………………………………………………… 6
2. Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên Thanh Niên ……………..7
2.1. Nguồn tin …………………………………………………………... 8
2.3. Tỷ lệ thông tin về các lĩnh vực khác nhau ………………………… 10
2.4. Tỷ lệ thông tin theo khu vực địa lý ……………………………...... 12
2.5. Tính định hướng của thông tin, thái độ của tờ báo với thông tin …. 15
Kết luận ……………………………………………………………….. 16
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người viết lựa chọn đề tài này bởi những nghiên cứu, khảo sát về việc đưa thông tin quốc tế trên báo chí nước ta còn rất ít, trong khi hiện nay vấn đề này lại trở nên cấp thiết. Ngoài ra, cá nhân người viết rất quan tâm đến thông tin quốc tế trên báo chí, và Thanh Niên là một tờ báo mà người viết yêu thích từ lâu. Do đó, người viết chọn đề tài "Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh Niên".
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề thông tin quốc tế trên báo chí có thể coi là một khoảng trống trong lí luận báo chí học. Trong phạm vi hiểu biết, người viết mới chỉ khảo sát được hai tác phẩm của PGS.TSKH Đỗ Xuân Hà, là người đi đầu trong lĩnh vực này: Báo chí học quốc tế và Báo chí với thông tin quốc tế. Ngoài ra, là những khóa luận bàn về những vấn đề của thông tin quốc tế đối nội trên báo chí Việt Nam tại khoa Báo chí, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).
3. Phương pháp nghiên cứu
Niên luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công tác đối ngoại và công tác báo chí, cũng như dựa trên các kiến thức lý luận báo chí mà người viết đã tích luỹ được. Trên cơ sở sưu tầm, chọn lọc, khái quát các tư liệu đã khảo sát, người viết sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu để đưa ra nhận định, kết luận về từng vấn đề.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đối với người viết, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp bản thân có hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình đưa thông tin quốc tế trên báo chí.
Với báo Thanh Niên, người viết mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin quốc tế trên báo.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của niên luận là nội dung của những thông tin quốc tế trên báo Thanh niên.
Phạm vi nghiên cứu là những bài báo viết về quốc tế trên báo Thanh Niên trong tháng 10/2007. Cụ thể, những bài báo này được trình bày trên hai trang 19 và 20, các số báo từ 274 ra ngày 1/10/2007 đến số báo 304 ra ngày 31/10/2007.
6. Kết cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của niên luận này gồm 2 chương.
Chương I: Khái niệm, vai trò của thông tin quốc tế trên báo chí; một vài nét về báo Thanh Niên.
Chương II: Những thuận lợi và khó khăn của báo Thanh Niên khi đưa thông tin quốc tế; khảo sát thực trạng nội dung thông tin quốc tế trên báo Thanh Niên.
Phần kết luận nêu lên một số đánh giá và trình bày một số kiến nghị với tờ báo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của thông tin quốc tế.
NỘI DUNG
Chương I. Khái niệm và vai trò của thông tin quốc tế trên báo chí.
Một vài nét về báo Thanh Niên
1. Khái niệm và vai trò của thông tin quốc tế trên báo chí.
Thông tin quốc tế trên báo chí là một trong ba lĩnh vực thông tin trên báo chí Việt Nam hiện nay: thông tin quốc nội, thông tin đối ngoại và thông tin quốc tế đối nội. Thông tin quốc tế được hiểu là các vấn đề quốc tế và các hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước cho độc giả trong nước.
Thông tin quốc tế trên báo chí Việt Nam đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nền báo chí. Thông tin quốc tế đã đóng vai trò quan trọng, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng. Bước vào thời kì đổi mới, vai trò của thông tin quốc tế ngày càng quan trọng khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, với phương châm: " Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, với mục tiêu hai bên cùng có lợi".
Thông tin quốc tế có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiểu biết của Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân về thế giới, về thời đại. Không chỉ thông tin một cách thuần túy, các nhà báo còn định hướng cho người đọc tiếp nhận các thông tin đó một cách đúng đắn và chính xác. Những thông tin quốc tế còn giúp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lí hoạch định chính sách và chiến lược một cách đúng đắn, phù hợp với tình hình quốc tế và xu thế thời đại.
2. Một vài nét về báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên là một tờ báo lớn và có uy tín trong làng báo nước nhà. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, có thể nói là ra đời cùng thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới (số báo đầu tiên ra ngày 3/1/1986), song Thanh Niên đã khẳng định đựơc vị thế của mình. Tờ báo đặc biệt nhạy cảm với thời cuộc, và luôn đi đầu trong công cuộc chống tiêu cực. Tên tuổi báo Thanh Niên gắn liền với quá trình phanh phui đường dây tội ác của tập đoàn xã hội đen Năm Cam.
Hiện tại, các ấn phẩm của Thanh Niên gồm có: Thanh Niên hàng ngày (tiếng Việt), Thanh Niên tuần san, Thanh Niên Daily (tiếng Anh, ra hàng ngày), hai ấn phẩm điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể, theo công bố của Thanh Niên thì tại thời điểm tháng 9/2007, Thanh Niên hàng ngày có lượng phát hành là 462.000 bản, một trong những tờ báo in có lượng phát hành lớn nhất nước. Báo Thanh Niên điện tử tại thời điểm đầu năm 2006 có tới 1,7 triệu lượt người đọc mỗi ngày.
Chương II. Những thuận lợi và khó khăn của Thanh Niên khi đưa thông tin quốc tế
1.1. Những thuận lợi
Thanh Niên cũng có những thuận lợi chung của báo chí khi đưa thông tin quốc tế.
Thứ nhất, đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa.
Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin làm cho quá trình thông tin trên phạm vi toàn cầu trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết, đặc biệt là sự phát triển của Internet và các vệ tinh truyền thông.
Thứ tư, nhu cầu thông tin quốc tế cũng như trình độ nhận thức và khả năng đánh giá của độc giả ngày càng tăng.
Bên cạnh những thuận lợi chung, Thanh Niên còn có những thuận lợi riêng. Đó là mối quan hệ rộng rãi với người Việt Nam ở nước ngoài, mà theo ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn là "ít tờ báo nào có". Thanh Niên cũng là một trong số ít cơ quan báo chí của Việt Nam có phóng viên thường trú tại nước ngoài.
1.2. Những khó khăn
Khó khăn lớn nhất của Thanh Niên cũng như của các cơ quan báo chí Việt Nam trong quá trình thông tin quốc tế đó là vấn đề nguồn thông tin, bao gồm độ tin cậy và ảnh hưởng bởi góc nhìn vấn đề của người đưa tin. Cụ thể, những nguồn thông tin từ các chủ thể nước ngoài mặc dù rất đa dạng, phong phú và nhanh chóng, song chúng sẽ không mang tính khách quan mà chịu ảnh hưởng bởi những mâu thuẫn về lợi ích. Từ sự lựa chọn thông tin cho đến cách đánh giá, bình luận, tất cả những tin tức mà chúng ta nhận được đều mang một ý đồ cụ thể của chủ thể cung cấp thông tin đó.
Trong khi đó, Thanh Niên lại chưa thể có một mạng lưới phóng viên thường trú tại các điểm nóng trên thế giới. Mà "nguồn tin sống" là nhà báo có mặt tại điểm nóng, là tai, là mắt cho độc giả bao giờ cũng đáng tin cậy hơn, "nóng sốt" hơn và đôi khi lại có cái nhìn khác hẳn với các cơ quan báo chí quốc tế.
Do vậy, những người phụ trách thông tin quốc tế phải đối mặt với cuộc khủng hoảng "có quá nhiều để chọn lựa" khi không biết nguồn tin nào là đáng tin cậy.
2. Khảo sát về nội dung thông tin quốc tế trên Thanh Niên
Trên Thanh Niên, thông tin quốc tế chủ yếu tập trung vào hai trang cuối cùng của tờ báo. Trong một số báo, lượng tin bài về thông tin quốc tế thường khoảng từ 14 - 16 tin bài. Những nội dung của thông tin quốc tế mà niên luận sẽ khảo sát bao gồm: nguồn tin, tính thời sự, tỷ lệ thông tin phân chia theo khu vực địa lý, tỷ lệ thông tin phân chia theo các lĩnh vực, và tính định hướng của thông tin hay thái độ của tờ báo với thông tin.
Trong tháng 10/2007, tổng số tin bài về thông tin quốc tế trên 2 trang 19 và 20 báo Thanh Niên là 393.
2.1. Nguồn tin
Những nguồn tin mà Thanh Niên thường sử dụng bao gồm: các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài; Thông tấn xã Việt Nam; và phóng viên thường trú của Thanh Niên tại Bangkok (Thái Lan) và các cộng tác viên. Cụ thể, trong tổng số 363 tin mà người viết khảo sát, tỉ lệ các nguồn tin như sau:
Các hãng thông tấn và cơ quan báo chí nước ngoài: có tổng cộng 235 tin, chiếm tỷ lệ 64,79%.
Tin từ phóng viên thường trú tại nước ngoài: phóng viên Việt Phương của Thanh niên tại Bangkok đóng góp 90 tin bài, chiếm tỷ lệ 23,7%.
Tin tức lấy từ Thông tấn xã Việt Nam: 38 tin, chiếm tỷ lệ 10,49%.
Như vậy, ba nguồn này chiếm tổng cộng 98,98%.
Còn lại là các thông tin từ các nguồn khác, bao gồm từ các cộng tác viên, những thông tin từ các phóng viên đi theo các phái đoàn của Đảng và Nhà nước đi ra nước ngoài, và các phóng viên trực tiếp lấy thông tin đối ngoại từ các quan chức trong nước.
Như đã nói ở trên, thông tin từ quốc tế các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài có ưu điểm là rất phong phú, song chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của chủ thể cung cấp thông tin. Lấy ví dụ hãng BBC, khi đưa tin về Nga, các nước đang phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa và các nước cánh tả, họ thường chỉ đưa những thông tin tiêu cực, và "phán xét" theo hệ giá trị của họ: vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tham nhũng, lạc hậu, đói nghèo... Tuy đã có nhiều cố gắng, song cho đến nay Thanh Niên vẫn phải phụ thuộc một phần lớn vào nguồn tin này. Các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài mà Thanh Niên hay sử dụng là Reuters, AFP và AP.
Thanh Niên cũng có nhiều cố gắng trong việc lấy nguồn tin "nguyên thủy", tuy nhiên cho đến nay họ mới chỉ có một văn phòng tại Bangkok. Dù vậy, phóng viên Việt Phương từ Bangkok trong thời gian qua đã làm việc có thể nói là hiệu quả. Đặc biệt là những thông tin về tình hình Thái Lan, một điểm nóng trong khu vực. Ngoài ra phóng viên này còn cung cấp nhiều thông tin khác về quốc tế cho tờ báo. Có những số báo, như số 281, ngày 8/10//2007, phóng viên này đóng góp tới 7 tin bài trong số 16 tin bài quốc tế, số 283 ngày 10/10/2007, đóng góp 5 trong số 14 tin bài. Tỷ lệ 23,7% do phóng viên thường trú đóng góp là một tỷ lệ khá cao so với các tờ báo khác ở Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam là nguồn tin quan trọng cho Thanh Niên. Nguồn tin này có chọn lọc, rất đáng tin cậy và an toàn, luôn đảm bảo nguyên tắc có định hướng, ngôn ngữ và hình thức thông tin rất dễ sử dụng, đặc biệt là tiếng nước ngoài luôn được phiên âm và đảm bảo nguyên tắc nhất quán. Tuy nhiên, có lẽ nguồn tin này còn ít được sử dụng, có lẽ là do chậm hơn so việc lấy tin từ các các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài.
2.2. Tính thời sự
Tính thời sự của thông tin quốc tế có liên quan mật thiết đến nguồn tin. Thanh Niên có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo tính thời sự của thông tin quốc tế.
Có thể dễ dàng nhận thấy, những thông tin từ Thái Lan được Thanh Niên cập nhật nhanh chóng hơn cả. Những diễn biến của chính trường Thái Lan từ khi cuộc đảo chính xảy ra cho tới nay luôn được phóng viên Việt Phương thông tin nhanh chóng.
Trong phạm vi những tin bài của tháng 10/2007, những sự kiện sau đã đựơc Thanh Niên phản ánh rất kịp thời: Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, đình công tại Pháp, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, bầu cử quốc hội ở Ukraina, hội đàm cấp cao liên Triều, sự trở về Pakixtan của bà Bhutto, vụ bắt giữ tội phạm tình dục khét tiếng ở Thái Lan, hỏa hoạn ở California (Mỹ), các giải Nobel 2007, chuyến thăm Iran của ông Putin. Ngoài ra, là những thông tin về những điểm nóng "thường trực" trên thế giới: hồ sơ hạt nhân Iran, Triều Tiên, xung đột Palextin - Ixraen, cuộc chiến tại Iraq.
Thanh niên dành một sự quan tâm đáng kể cho những vấn đề không mang tính thời sự. Đó là những tin tức về khoa học và công nghệ, những mẩu chuyện vui về đời sống - pháp luật hàng ngày trên toàn thế giới. Đây là nét độc đáo của Thanh Niên, bởi chúng đem lại cho độc giả những hiểu biết mới và những phút giây thư giãn, điều rất cần thiết trong một thế giới mà qua lăng kính của truyền thông, công chúng thường chỉ thấy những mảng "tối màu".
2.3. Tỷ lệ thông tin về các lĩnh vực khác nhau
Người viết niên luận tạm thời phân chia thông tin quốc tế trên Thanh Niên thành các lĩnh vực sau: chính trị - quân sự, kinh tế, khoa học - công nghệ, thảm họa, và đời sống - pháp luật. Những thông tin về lĩnh vực văn hóa quốc tế trên Thanh Niên được trình bày trong các chuyên mục về văn hóa, do đó, không xuất hiện trên hai trang cuối của báo.
Cụ thể, trong 363 tin bài được khảo sát, tỷ lệ các lĩnh vực thông tin như sau:
Chính trị - quân sự: 193 tin bài, chiếm tỷ lệ 53,17%.
Kinh tế: 22 tin bài, 6,06%.
Khoa học - công nghệ: 59 tin bài, 16,25%.
Thảm họa: 27 tin bài, 7,44%.
Đời sống - pháp luật: 62 tin bài, chiếm 17,08%.
Thông tin chính trị quân sự:
Luôn được ưu tiên trên báo chí nói chung và trên Thanh Niên nói riêng. Không chỉ chiếm số lượng lớn về lượng tin bài, lĩnh vực này còn chiếm một diện tích lớn trên mặt báo, có nghĩa là Thanh Niên thường dành những bài dài nhất, công phu nhất cho lĩnh vực này. Thông thường, ít nhất một trong hai bài dài nhất của thông tin quốc tế thuộc về lĩnh vực này.
Lĩnh vực chính trị - quân sự cũng là lĩnh vực được "ưu ái", khi trong lĩnh vực này xuất hiện hầu như tất cả thể loại báo chí: tin ngắn, tin vắn, chùm tin, bình luận, chân dung nhân vật, tường thuật... Tình hình chính trị - quân sự thế giới được Thanh Niên cập nhật hàng ngày, có thể nói là thỏa mãn được nhu cầu của công chúng. Không chỉ thông tin, Thanh Niên còn có những bài bình luận sắc sảo, thể hiện rõ chính kiến của tờ báo, giúp công chúng hiểu được vấn đề và cho công chúng khả năng đánh giá các vấn đề một cách chính xác.
Sự "ưu ái" dành cho lĩnh vực này là dễ hiểu. Đây là lĩnh vực có khả năng tác động mạnh mẽ trên một bình diện rộng lớn đến đời sống con người, do đó luôn thu hút được sự chú ý của công chúng. Ở một đất nước luôn luôn phải đối đầu với những thế lực thù địch, trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt trong lịch sử, thì sự quan tâm dành cho lĩnh vực này càng thể hiện rõ nét...
Thông tin khoa học - công nghệ
Chiếm một diện tích thường trực trên Thanh Niên. Trên Thanh Niên, có hai chuyên mục thường xuyên cung cấp những thông tin khoa học cho độc giả: Khoa học và đời sống, và Xa lộ thông tin sức khỏe. Chuyên mục Khoa học và đời sống đề cập đến những vấn đề khoa học mới mẻ, trong khi Xa lộ thông tin sức khỏe lại thường đăng tải những tin tức như: nguy cơ bệnh tật, các biện pháp chữa trị mới.
Trong tháng 10, tỷ lệ tin bài dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ khá cao, tới 16,25%. Điều này có thể lí giải, tháng 10 là tháng mà giải Nobel hàng năm được trao... Thanh Niên đã có những bài phân tích khá kĩ về các giải Nobel của năm 2007, giúp độc giả hiểu rõ hơn về những công trình khoa học được giải.
Những thông tin về khoa học - công nghệ trên Thanh Niên được viết rõ ràng, và ở mức độ dễ hiểu đối với đa số độc giả. Chúng có tác dụng to lớn trong việc nâng cao trình độ nhận thức của độc giả, đồng thời có tác dụng rất thiết thực và cụ thể với đời sống hàng ngày của độc giả, đặc biệt là những thông tin về sức khỏe.
Thông tin đời sống - pháp luật
Thông tin đời sống – pháp luật các nước trên thế giới cũng chiếm một thời lượng khá lớn trên Thanh Niên. Mặc dù có những tin tức về các vụ án hình sự nghiêm trọng trên thế giới, ví dụ như về tên tội phạm tình dục khét tiếng Christopher Paul Neil, song thông thường đó là những tin tức mang tính giải trí. Đây là nét khá độc đáo của Thanh Niên so với các tờ báo khác.
Những thông tin này, cùng với những thông tin về khoa học - công nghệ đã đem lại cho độc giả những phút giây giải trí lành mạnh, những tiếng cười sảng khoái. Như đã nói ở trên, điều này là cần thiết trong một thế giới mà những tin tức phần lớn là "tiêu cực": chiến tranh, xung đột, bất ổn, dịch bệnh và đói nghèo, và trong một cuộc sống đời thường mà ngày càng có quá nhiều street gây căng thẳng và khiến con người đau đầu.
Thông tin kinh tế
Chiếm một vị trí khá khiêm tốn trên trang quốc tế của Thanh Niên. Thông thường nhất, đó là những tin tức về giá dầu mỏ hoặc tin tức về những tập đoàn kinh tế lớn.
Thông tin về những thảm họa
Thông tin về những thảm họa cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ.
2.4. Tỷ lệ thông tin theo khu vực địa lý.
Trong niên luận này, người viết tạm thời phân chia các thông tin quốc tế trên Thanh Niên theo các khu vực sau đây: các điểm nóng xung đột và mâu thuẫn trên thế giới; các nước tư bản phát triển (bao gồm Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản); Nga và Trung Quốc; các nước đang phát triển khác. Do tính chất hẹp của niên luận, người viết xin miễn đi vào cơ sở của sự phân chia này.
Dĩ nhiên, sự phân chia này chỉ có tính chất tương đối, bởi trong thế giới ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phức tạp. Ví dụ, hầu hết các điểm nóng trên thế giới đều có liên quan đến Mĩ, và căng thẳng về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu có liên quan đến cả Nga và Mĩ. Trong trường hợp này, người viết sẽ xếp thông tin này vào nhóm các thông tin về các điểm nóng.
Cụ thể, trong số 363 tin bài được khảo sát, tỷ lệ về các khu vực nói trên là:
Các điểm nóng xung đột và mâu thuẫn trên thế giới: có 175 tin bài, chiếm tỷ lệ 48,2%.
Các nước tư bản phát triển: có 88 tin bài, tỷ lệ 24,26%.
Nga và Trung Quốc: có 57 tin bài, tỷ lệ 15,7%.
Các nước đang phát triển khác: 43 tin bài, tỷ lệ 11,84%.
Các điểm nóng mâu thuẫn và xung đột trên thế giới
Chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng thông tin quốc tế trên Thanh Niên. Điều này là dễ hiểu bởi đây là những thông tin được quan tâm nhất. Những thông tin về các điểm nóng có liên hệ mật thiết với lĩnh vực chính trị - quân sự. Bởi những bất ổn trên thế giới thường do xung đột về chính trị - quân sự tạo nên.
Những khu vực nóng bỏng nhất trên thế giới được Thanh Niên đưa tin là: Trung Đông, Pakixtan, Triều Tiên, phong trào cánh tả Mỹ Latinh, Thái Lan.
Các nước tư bản phát triển
Được thông tin nhiều chỉ sau các điểm nóng. Đó là chưa kể như đã nói ở trên, các nước này, đặc biệt là Mĩ, có liên quan mật thiết đến các khu vực nóng bỏng trên thế giới. Nếu tính gộp, thì lượng thông tin về các nước này lên đến 208 tin bài, chiếm tỷ lệ lên đến 57,3%.
Xét trên một khía cạnh khác, thông tin về các các nước tư bản phát triển gắn liền với lĩnh vực khoa học - công nghệ. Nói chung, những thông tin khoa học công nghệ trên Thanh Niên cũng đồng thời là tin tức khoa học công nghệ từ các nước này.
Điều này cho thấy vai trò to lớn của các nước này trên trong quan hệ quốc tế.
Nhìn từ một khía cạnh khác, nó cho thấy sự phụ thuộc của Thanh Niên vào nguồn tin tức từ các hãng thông tấn, cơ quan báo chí nước ngoài, mà cụ thể ở đây là của các nước phát triển. Thanh Niên lấy nguồn tin quốc tế chủ yếu từ đây, mà điều dễ hiểu là các cơ quan truyền thông đại chúng này sẽ ưu tiên đưa thông tin về chính họ và những gì họ quan tâm. Và các khu vực nóng bỏng, mà nguyên nhân chủ yếu là do họ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, do những lợi ích của chính họ, sẽ là nơi được quan tâm nhất.
Nga và Trung Quốc
Chiếm một vị trí quan trọng trên Thanh Niên. Cả hai cường quốc này đang vươn lên mạnh mẽ sau những tháng năm dài "tự đánh mất mình". Những thông tin về hai nước này thường liên quan đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế, quá trình khẳng định vị thế quốc tế thông qua các hoạt động ngoại giao, tăng cường và phô trương sứ