Đề tài Khảo sát về quy trình trồng nấm quy mô lớn tại cơ sở nấm Thanh Cao

Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủyếu làmộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi,nấm hương, đông trùnghạ thảo từ Trung Quốc, Đài Loan.

pdf55 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát về quy trình trồng nấm quy mô lớn tại cơ sở nấm Thanh Cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 1 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................ 3 1.1. Sơ lược về hình thành và phát triển của cơ sở nấm Thanh Cao ..................... 4 1.2. Sơ lược về đặc điểm sinh học – giá trị kinh tế, dược liệu của nấm ................ 5 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................... 5 1.2.2. Giá trị dược liệu ............................................................................................. 7 1.3. Thị xã Long Khánh và nghề trồng nấm ........................................................ 10 1.3.1. Đặc điểm địa lí vùng Long Khánh ............................................................... 10 1.3.2. Tình hình trồng nấm tại thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai ......................... 10 2. NỘI DUNG ................................................................................................. 13 2.1. Khái quát về các loại nấm được nuôi trồng tại cơ sở nấm Thanh Cao ......... 13 2.2. Hệ thống phòng thí nghiệm và cách thức sản xuất giống nấm tại cơ sở nấm Thanh Cao ............................................................................................................. 22 2.2.1. Hệ thống phòng thí nghiệm .......................................................................... 22 2.3. Hệ thống nhà xưởng và nhà nuôi trồng nấm tại cơ sở nấm Thanh Cao ........ 26 2.3.1. Mô hình nhà xưởng ...................................................................................... 26 2.3.2. Mô hình nhà trại và các hình thức treo bịch nấm: ........................................ 29 2.3.2.1. Các dạng treo bịch nấm......................................................................... 29 2.3.2.2. Mái nhà ................................................................................................. 31 2.4. Quy trình sản xuất nấm mộc nhĩ, nấm bào ngư và nấm linh chi tại cơ sở nấm Thanh Cao ............................................................................................................. 32 2.4.1. Nấm bào ngư trắng: ..................................................................................... 32 2.4.2. Nấm mộc nhĩ................................................................................................ 35 2.4.3. Nấm Linh chi ............................................................................................... 38 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 2 2.5. Phòng trị bệnh .............................................................................................. 43 2.6. Sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ ......................................................... 45 2.7. Các vấn đề khác ........................................................................................... 46 2.7.1. Phòng cháy chữa cháy ................................................................................. 46 2.7.2. Vấn đề xử lý môi trường: ............................................................................. 46 2.8. Hoạch toán chi phí cho mô hình sản xuất các loại nấm trên ........................ 47 3. KẾT LUẬN................................................................................................. 49 4. PHỤ LỤC ................................................................................................... 49 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….53 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 3 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, nước ta hội đủ các điều kiện cần thiết để phát triển ngành công nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm. Vì vậy cần có những giải pháp để đẩy mạnh phát huy tiềm năng nghề trồng nấm ở nước ta. Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loại nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo. Ở Việt Nam, tổng sản lượng các loài nấm ăn và dược liệu năm 2009 đạt trên 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD chủ yếu là mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ. Ngược lại, chúng ta nhập khẩu khá nhiều loại nấm như: nấm đùi gà, nấm kim châm, trân châu, ngọc châm, linh chi, nấm hương, đông trùng hạ thảo… từ Trung Quốc, Đài Loan. Những năm gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ NN-PTNT đã giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu phát triển sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Theo đánh giá của Trung tâm, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện để phát triển ngành sản xuất nấm. Thực tế là nước ta có nguồn nguyên liệu trồng nấm rất sẵn như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại của các nhà máy dệt, bã mía của các nhà máy đường… Ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu và nếu chỉ cần sử dụng khoảng 10-15% lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã có thể tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ. Thế nhưng ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi... Vì thế, phát triển nghề sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn, vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm khoảng 70-80% giá thành một đơn vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một lao động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập từ 2,5-3 triệu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 4 đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng và 100m2 diện tích nhà xưởng. Vì những lí do đó nên tôi chọn đề tài thực tập “Khảo sát về quy trình trồng nấm quy mô lớn tại cơ sở nấm Thanh Cao” nhằm đưa ra quy trình chung trong quá trình sản xuất nấm tại địa bàn Long Khánh nói riêng và Việt Nam nói chung. 1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của cơ sở nấm Thanh Cao Hình 1: Cơ sở nấm Thanh Cao nhìn từ bên ngoài Trại nấm Thanh Cao nằm ở 50 Ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,thị xã Long khánh, Đồng Nai với diện tích 10 ha trong đó có khoảng 4000 m2 nhà xưởng, 4320 m2 nhà nấm còn lại là rừng sà cừ với tuổi thọ khoảng 10 năm. Vào tháng 3 năm 2009 trại nấm Thanh Cao bắt đầu xây dựng và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 10/7/2009 cho đến nay. Chủ của cơ sở nấm Thanh Cao là cô Phạm Thu Hồng. Cơ sở hiện có 25 công nhân thường trực và 30 công nhân bán thời gian. Tại đây có 8 nhà trồng nấm linh chi, 8 nhà trồng nấm bào ngư, 6 nhà nấm mèo và 2 nhà PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 5 nấm sò Nhật. Công nhân viên được hưởng đầy đủ phúc lợi xã hội và được lo cơm ăn nước uống. Tiền lương thu nhập của công nhân ở đây từ 2 triệu đến 4 triệu đồng / 1 tháng. Cơ sở nấm được trang bị đầy đủ các thiết bị : nồi hấp với công suất 4000 bịch/ 1 lần hấp. Hệ thống sân phơi và ngoài sản xuất bịch nấm để phục vụ nuôi trồng, tại cơ sở còn sản xuất bịch phôi nấm bán ra các địa phương khác. Thu nhập hằng năm của công ty vào khoảng 3,6 tỉ đồng. Tại đây đang tiến hành thử các loại mô hình trông nấm khác nhau: kiểu treo bịch, các giống nấm mới: sò nhật, tử chi, hồng chi.Nhằm đáp ứng cho nhu cầu xã hội về các loại nấm ăn và nấm dược liệu. 1.2. Sơ lược về đặc điểm sinh học – giá trị kinh tế, dược liệu của nấm 1.2.1. Giá trị dinh dưỡng v Protein của nấm Kết quả nghiên cứu của sinh hóa học và sinh học phân tử đã chứng minh protein và axit nucleic là cơ sở vật chất quan trọng nhất trong hoạt động của sự sống. Hoạt động của các hệ thống enzyme trong cơ thể cũng có bản chất là protein, chất kích thích có tác dụng điều tiết quá trình trao đổi chất là protein hoặc dẫn xuất của protein. Các hoạt động co duỗi của cơ chính là do protein tạo thành, các phản ứng miễn dịch của cơ thể đều nhờ có protein mà thực hiện được. cơ thể con người được cung cấp nguồn protein từ nấm có lợi ích không chứa Cholesteron như nguồn protein từ động vật. Protein của nấm ăn cũng gồm 2 loại: Protein đơn thuần và protein phức hợp. Nếu so sánh thì Protein trong 1 kg thịt bò(Ngô THục Trân 1987) so với rau thì ở nấm tươi protein cao gấp 12 lần Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn phổ biến (so với trứng gà – FAO 1972) [ Phụ lục 1] Ngoài giá trị dinh dưỡng của một số loại nấm ăn, các loại nấm dược liệu có khả năng phòng và chữa bệnh như: hạ huyết áp, chống bệnh béo phì, chữa bệnh PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 6 đường ruột, lọc máu… Nhiều công trình nghiên cứu về y học xem nấm như một loại thuốc có khả năng phòng bệnh ung thư. v Acid Nucleic Acid nucleic là chất cao phân tử có tác dụng quan trọng trong quá trình sinh trưởng và sinh sản của cá thể sinh vật và là vật chất cơ bản của di truyền. Trong nấm mỡ, nấm sò, nầm rơm hàm lượng axit nucleic đạt tới 5,4- 8,8 %( trọng lượng khô) (Trương thụ Đình 1982). Theo tài liệu của Liên Hợp Quốc(1970) mỗi người trưởng thành cần 4 gam acid nucleic trong đó 2g lấy từ vi sinh vật, vì vậy nấm tươi là nguồn cung cấp rất tốt A. nucleic cho cơ thể v Lipid Hàm lượng chất béo thô trong nấm ăn dao động từ 1% tới 20% theo trọng lượng khô, nhưng tất cả đều thuộc các axit béo không no như mono, đi, tri- glyceride, steral, sterol ester và photpholipide (Holtz và Schitder 1971). Trong bào tử nấm linh chi, chất béo không no gồm axit oleic (55,2%), acid linoleic (16,5%), axit palmitic (19,8%) (Trần Thế Cường- 1997). Sử dụng Nấm có các axit béo không no hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người. v Gluxit và Xenlulo Trong nấm ăn có tới 30-93% là chất Gluxit nó không chỉ là chất dinh dưỡng mà còn có chất đa đường có tác dụng chữa bệnh, nhất là chống khối u. Thành phần đa đường trong nấm ăn là các đường đơn như Glucose, semi- lactose, xylose,arabinose, các chất đường đơn như hexose vừa là nguồn năng lượng vừa là hợp chất đa đường. Thành phần Xenlulo trong nấm ăn bình quân là 8% Xenlulo của nấm mốc có tác dụng chống lại sự kết lắng của muối mật và làm giảm hàm lượng Cholesterol trong máu nhờ thế mà phòng được sỏi thận và huyết áp cao. Do đó thường xuyên ăn các loại nấm như nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò,… rất có lợi cho sức khỏe. v Vitamin và chất khoáng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 7 Vitamin là loại hợp chất hữu cơ không thể thiếu đưoơợc trong cuộc sống của con người mà phần lớn vitamin phải do thức ăn cung cấp. trong nấm ăn có nguồn vitamin phong phú, nhất là B1;B2; C; PP; B6; B12; caroten dưới dạng các hợp chất thiamine, riboflavin, niacin, biotin, acid ascobic,( Gacomini 1957). Hàm lượng chất khoáng trong nấm dao động từ 3 – 10% trung bình là 7% các loại nấm mọc trên rơm rạ chứa ít chất khoáng hơn so với nấm trên cây gỗ. Thành phần khoáng chủ yếu là phospho (P), Na, K. Nấm hương, nấm mỡ, nấm sò, chứa nhiều K có lợi cho sức khỏe người già. Nấm mỡ có chứa nhiều P, Na, K rất tốt cho quá trình trao đổi chất ở hệ thần kinh của con người. 1.2.2. Giá trị dược liệu v Tác dụng chống khối u Nấm có giá trị chữa bệnh do hầu hết đều có chứa đa đường. Ở Nhật Bản người ta chiết xuất chất đa đường từ bào tử nấm để chống khối u, khả năng chống khối u trên đạt 80-90% có ở 8 loại nấm. Chất đa đường letinan ở quả thể nấm hương có tính chất chống ung thư rất mạnh (Thiên nguyễn ngô lang- 1968). Nấm rơm, nấm kim châm có chứa các chất protein Cardiotoxic, volvatoxins, flanmuntoxin có tác dụng ức chế qua trình hoạt động của các tế bào U Ehrlich (Lin 1974) chất PS – K chiết xuất từ nấm vân chi (Coriollus versicolor) là chất protein đa đường chống ung thư đã được ứng dụng trên lâm sàng. Hiện nay các chất đa đường của nấm linh chi, nấm hương đã được chiết xuất và chế thành thuốc sử dụng trên lâm sàng tại nhiều bệnh viện để phòng và điều trị bệnh ung thư; v Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể Tăng cường khả năng miễn dịch của tế bào: các chất đa đường chiết xuất từ nấm có tác dụng khôi phục và tăng khả năng hoạt động của tế bào lympho. Dịch chiết Linh chi chỉ có tác dụng làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào trong cơ thể. Sử dụng nấm Linh chi điều trị viêm phế quản, khí quản mãn tính thấy có hiện tượng tăng về số lượng và hoạt động thực bào của tế bào bạch cầu. Các dịch chiết từ bào từ nấm còn có tác dụng tăng chức năng của lympho T chống lại các virut và PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 8 tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong quá trình điều trị các bệnh viêm gan, viêm phổi, khí quản mãn tính các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch của nấm Linh chi, vân chi, mộc nhĩ trắng… Tăng cường tác dụng miễn dịch của cơ thể. Nấm hương và nấm vân chi có tác dụng kích thích cho bổ thể. Bổ thể là một nhóm protein huyết thanh cực kì phức tạp, chúng có 9 loại kí hiệu từ C1- C9. Chất đa đường của nấm hương có tác dụng kích thích bổ thể C3a và C3b làm hoạt hóa các tế bào đại thực bào. Nấm linh chi, nấm hương còn xúc tiến sự hình thành các hemaprotein miễn dịch loại IgG,IgA,IgM trong các phản ứng miễn dịch đề kháng bệnh của cơ thể. v Tác dụng điều trị bệnh tim, mạch Điều tiết chức năng của tim: sử dụng quả thể nấm mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen có tác dụng chữa bệnh đau nhói, đau thắt tim, dùng lâu sẽ khỏi bệnh. Linh chi và nấm hương có tác dụng làm hạ hàm lượng mỡ và cholesterol trong máu. Đặc biệt tác động của linh chi làm tăng sức tâm thu,sức đẩy máu đi và giảm mức tiêu hao ôxy trong cơ thể. Nấm phục linh và nấm mộc nhĩ có tác dụng làm tăng sức co bóp của cơ tim, ức chế sự tích tụ tiểu cầu, có lợi cho việc hạn chế sơ cứng động mạch. v Tác dụng làm giảm hàm lượng mỡ trong máu Chất purine chiết xuất từ nấm hương có tác dụng làm hạ hàm lượng mỡ trong máu rất mạnh, so với thuốc làm giảm mỡ trong máu thông thường như antonin gấp 10 lần (Tôn Bồi Long-1997) các nhà khoa học Nhật Bản khuyến cáo dùng thường xuyên 9gam nấm hương khô/1ngày có tác dụng giảm cholesterol và chống xơ cứng động mạch. Ngoài ra nhiều loại nấm khác như mộc nhỉ, nấm đầu khỉ, nấm đông trùng hạ thảo… đều có tác dụng làm giảm hàm lượng mỡ trong máu. v Tác dụng làm giảm và điều hòa huyết áp Đa số nấm ăn đều có tác dụng làm giảm huyết áp hoặc không gây tăng số huyết áp như: nấm mỡ, nấm rơm, nấm kim châm, nấm mộc nhĩ…đặc biệt nấm linh chi có tác dụng đặc hiệu với bệnh cao huyết áp. Dùng nấm linh chi uống với chè PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 9 thường xuyên 5-10 gam/1 ngày có tác dụng chuyển huyết áp từ cao chuyển về mức bình thường. v Tác dụng giải độc bổ gan, bổ dạ dày Sử dụng chất đa đường chiết xuất từ nấm linh chi, nấm hương có tác dụng bổ gan, khống chế có hiệu quả với viêm gan do virut đạt hiệu quả 97-98%,bổ trợ cho ung thư gan (GS Lâm Chí Bân – 2000). Trung Quốc đã chế biến viên nhộng nấm trơn (Armillaricllo tabescens) điều trị viêm túi mật, viêm gan mãn cấp có kết quả tốt. v Tác dụng hạ đường huyết Đái tháo đường là một trong 3 bệnh quan trọng đang uy hiếp sức khỏe con người sau tim mạch và ung thư. Hoạt chất đa đường của mộc nhỉ trắng có tác dụng làm giảm tổn hại tế bào tuyến tụy, gián tiếp làm hạ lượng đường trong máu. Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng nấm đông trùng hạ thảo để kích thích tuyến tụy tiết ra chất pancreatin làm hạ đường huyết, chất đa đường Ganoderma A và Ganoderma C trong nấm Linh chi có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. v Tác dụng chống phóng xạ, khử gốc hữu cơ tự do và chống lão hóa Khi điều trị khối u bằng phẫu thuật hay chạy tia phóng xạ, dùng nấm ăn như nấm hương, linh chi, mộc nhĩ trắng có tác dụng bổ trợ cơ thể giảm đau và kéo dài tuổi thọ của cơ thể. Trong quá trình trao đổi chất của tế bào sinh ra một số chất có gốc tự do, gây phản ứng oxy hóa làm cho nhiều loại chất béo không no ở màng tế bào bị oxy hóa mạnh, làm cho kết cấu và chức năng của tế bào biến đổi và các khí quan, tổ chức bị tổn thương. Nấm linh chi chỉ có hoạt chất tryterpen, nấm mộc nhĩ đen có chất đa đường làm tăng hoạt lực của siêu ô xy- hóa các chất này đều có tác dụng loại trừ được các gốc tự do(-O2) và hydroxit(-OH) Các loại nấm ăn, nấm dược liệu đều chứa nhiều axit amin, ít chất béo, ít calo và có các hoạt tính rất tốt cho tuổi già. Các chất đa đường của mộc nhĩ trắng, mộc nhĩ đen đều có tác dụng giảm sắc tố gây sạm da ở người già. Từ thời Minh(1590) PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 10 trong sách “Bản thảo cương mục” của tác giả Lý Thời Trân đã viết: “Có 6 loại linh chi xanh, đỏ, vàng, trắng, đen, tím đều có tác dụng dược liệu tính bình, không độc, ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên” 1.3. Thị xã Long Khánh và nghề trồng nấm 1.3.1. Đặc điểm địa lí vùng Long Khánh Vị trí: Nằm ở giữa về phía Đông của tỉnh Đồng Nai và là một thị xã nằm trên cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp huyện Thống Nhất và huyện Xuân Lộc, phía Nam giáp huyện Cẩm Mỹ, phía Đông giáp huyện Xuân Lộc, phía Tây giáp huyện Thống Nhất. Tổng diện tích tự nhiên: 195 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số 2007: 144,226 người, mật độ 75,2 người/Km2 Thị xã Long Khánh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với vùng kinh tế chiến lược Đông Nam bộ, Cao nguyên và Miền Trung có nhiều tuyến đường giao thông quốc gia đi qua, có vị trí rất quan trọng về các mặt chính trị- kinh tế - xã hội và an ninh- quốc phòng đối với tỉnh và cả khu vực. Thị xã Long Khánh là đầu mối giao lưu hàng hóa với các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Phú Yên...là điều kiện cho phát triển thương mại-dịch vụ. Khoáng sản có Puzlan trữ lượng lớn làm phụ gia cho xi măng, thị xã có diện tích đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu đó là : cao su, cà phê, chôm chôm, sầu riêng... Nhiệt độ quanh năm thay đổi không cao chênh lệch từ 3-5 độ. Rất thích hợp cho các loại cây ăn quả, và ngoài ra ở đây còn được coi là cái nôi của ngành trồng nấm Việt Nam. 1.3.2. Tình hình trồng nấm tại thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai Theo thống kê của UBND các phường, xã hiện trên địa bàn thị xã có 353 hộ làm nghề nuôi trồng nấm mèo, với sản lượng đạt khoảng trên 3.000 tấn/năm. Trong 353 hộ, có 331 hộ sản xuất nấm, 22 hộ vừa sản xuất nấm vừa sản xuất meo giống, đã PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Báo cáo thực tập Cơ sở nấm Thanh Cao GVHD: Th.s Trần Đức Việt SVTH: Võ Trung Âu 11 tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, hàng năm cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu hàng ngàn tấn nấm các loại, đồng thời cung cấp số lượng bịch đáng kể (nguyên liệu đã đóng bịch và cấy meo sẵn) cho nhân dân các huyện và các tỉnh lân cận. Có nơi tuy số hộ nuôi trồng chưa nhiều nhưng qui mô trại nấm lớn, nuôi trồng trên một trăm ngàn bịch mỗi đợt, nhiều hộ chuyên sản xuất bịch nấm, hàng tháng cung cấp hàng trăm ngàn bịch cho những hộ trực tiếp nuôi trồng. Đồng th