Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”.
Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học.
30 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động
MỞ ĐẦU
Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”.
Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học.
Về năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay nhìn chung đều thống nhất khẳng định: đây là thể loại báo chí có khả năng phản ánh hiện thực duới dạng một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của đời sông. Bức tranh ấy thể hiện góc nhìn đầy cá tính của tác giả trước đời sống, vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực, đồng thời rất giàu chất nhân văn và tái hiện bằng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động. Trong tác phẩm phóng sự, tính cách của nhân vật thường được đề cập rõ nét và những suy nghĩ của tác giả được trình bày trực tiếp. Ngoài ra, phóng sự cũng cho phép kết hợp yếu tố trữ tình để có thể nâng thêm chất lượng phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời có khả năng tác động vào nỗi xúc xảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt của nhân vật trần thuật.
NỘI DUNG
I. Những đặc điểm của phóng sự báo chí
Phóng sự báo chí bao gồm có đặc điểm về nội dung và đặc điểm về hình thức.
1. Đặc điểm về nội dung
Thứ nhất là phản ánh những mâu thuẫn và trả lời những câu hỏi.Chính do nhiệm vụ này mà cuộc sống đang đặt ra nên tính xung kích luôn được coi là đặc đIểm nổi bật của phóng sự báo chí. Bước vào thời kí đổi mới trên đất nước ta, cùng các thể loại xung kích khác, phóng sự báo chí đã mạnh dạn lao vào cuộc chiến đấu chống cái cũ, bao cấp, trì trệ bảo thủ, khẳng định cái mới và những cong người mới. Chính trong cuộc đấu tranh ấy, thể loại này đã trở thành một trong những thể loại hàng đầu, đã thực sự gây được ấn tượng và niềm tin của công chúng. đế nay thể loại này vẫn tiếp tục phát huy sức mạnh tiềm tàng của nó để có thể phản ánh hiện thực sôi động với nhiều biến cố sâu sắc đã xảy ra. Là một thể loại xung kích, phóng sự báo chí luôn năng động và thường xuyên có sự phát triển và biến đổi một cách rất linh hoạt. Điều đó mới cho thấy muốn xác định được diện mạo của thể loại này chúng ta cần xem xét những đặc diểm biến đổi trong bối cảnh của đời sống hiện đại. Có như vậy mới có thể xác định được những đặc điểm đích thực của thể loại này, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm làm cho phóng sự phát triển xứng đáng với sự tin cậy cậy của công chúng.
Với mục đích rõ ràng và khuynh hướng thiên về chính luận, phóng sự báo chí có thể trình bày hiện thực như một bức tranh toàn cảnh vừa có tầm khái quát nhất định, đồng thời có chiều sâu với những chi tiết điển hình, sống động, trong đó những nhân vật xuất hiện một cách sắc sảo rõ nét cả về chiều sâu nội tâm, cá tính và hành vi.Trong phóng sự báo chí, tác giả đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình với tư cách là một nhân vật trần thuật – là người chịu trách nhịêm về những chi tiết, những sự việc có thực được thể hiện trong tác phẩm.Các tác giả phóng sự không dừng lại ở việc phản ánh hiện thực một cách khách quan thông qua những con số, sự kiện như trong các thể loại báo chí khác mà luôn có mong muốn khái quát thẩm định.Khi phóng sự phát triển và mang đậm màu sắc chính luận thì ở đó tác giả bày tỏ quan điểm của mình trước sự thật với một nhiệt tình đấu tranh vì sự tiến bộ xả hôị.
Sức mạnh của tác phẩm báo chí trước hết là khả năng khám phá, phơi bày những mâu thuẫnvà trả lời những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra.Điều đó cho thấy rằng, khi đề cập năng lực phản hiện thực của báo chí, phải dựa vào đặc trưng đặc điểm của nó và góc nhìn gắn liên với cá tính sáng tạo của chính tác giả.Có thể nói góc nhìn độc đáo, sáng tạo của nhà báo là nhân tố quyết địng năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự báo chí.
Thứ hai, về các nhân vật trần thuật và các nhân chứng. Trong đăc điểm này của phóng sự báo chí, chúng ta thấy nổi lên vai trò của nhân vật trần thuật – tác giả - nhân chứng khách quan của hiện thực.Cái tôi trong phóng sự là cái tôi trần thuật làm nên linh hồn, bản sắc của tác phẩm đó. Nó đóng vai trò tập hợp sắp xếp các dữ liệucủa sự kiện thông nhất trong môt chỉnh thể sống động và nhất quán.
Sự xuất hiện của nhân vật trần thuật là một đặc điểm nổi bật của phóng sự báo chí nói riêng. Với tư cách là nhân chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự kiện, tác giả phóng sự phải là người trực tiếp thẩm định tính xác thực của tác phẩm. Cái tôi trần thuật không chỉ giúp cho việc phản ánh sự kiện môt cách sinh động, nhiều chiều mà còn bộc lộ trực tiếp văn hoá của người viết. Trong các phóng sự báo chí, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra từng bản sắc riêng của từng tác phẩm. So với nhân chứng trong thể loại báo chí khác, nhân chứng trong báo chí có bản sắc hơn, sinh động và cụ thể hơn rất nhiều.Vì thế cần phải coi sự xuất hiện của các nhân chứng (trực tiếp hay gián tiếp ) tham gia thông tin cùng với tác giả là một trong những tiêu chí thể loại của phóng sự báo chí ở nước ta.
2. Đặc điểm về hình thức
2.1. Về ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu
Về ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu thì việc trình bày sự thật với bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và giọng điệu của tác giả trước sự thật là một điều hết sức quan trọng, chính nó góp phần tạo nên bản sắc của thể loại. Lối thông tin khô khan, khách quan hay thông tin định hướng bằng lí lẽ như các thể loại báo chí chính luận có những hạn chế riêng. Phóng sự đã khắc phục được những điểm yếu này bằng cách thông tin thời sự qua ngôn từ, ngữ điệu mang hình ảnh sinh động, giàu cảm xúc, có thể tác động không chỉ vào lí trí của người đọc mà còn có thể đến với họ bằng sự đồng cảm trái tim, đồng điệu về nhân cách. Phóng sự báo chí có nhiệm vụ là thông tin thời sự về người thật, việc thật trong một quá trình phát triển đồng thời trả lời những câu hỏi hiện thực đề rađáp ứng yêu cầu chung của tác phẩm báo chí. Tuy nhiên tác giả cũng có thể sử dụng một lối thể hiện kết hợp giữa thông tin thời sự với bút pháp văn họcđể nhằm tạo ra giọng điệu phong phú linh hoạt.Trong phóng sự báo chí, tác giả phải thẳng thăn bày tỏ những quan niệm của mình trước sự thật và sử dụng tổ hợp các yếu tố như miêu tảthuật, bình, đan xen yếu tố phân tích, nghị luận ở mức hợp lý, phóng sự báo chí tạo điều kiện cho người trần thuẫt xuất hiện với giọng điệu riêng.
Để viết tác phẩm báo chí có chất lượng, người làm báo không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn sự kiện vấn đề, biết cách mổ xẻ phơi bày sự thật, phải có khả năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả thông qua miêu tả, trần thuât, bình luận…Điều này còn tạo được tính cách riêng của tác giả trong phóng sự báo chí.
2.2. Các dạng phóng sự báo chí
Các dạng phóng sự báo chí thì chúng ta thấy rằng: phóng sự báo chí hiện đại của nước ta hiện đang có sự giao thoa, chuyển hoá mạnh mẽ cùng các thể loại báo chí khác. Quá trình này đã tạo ra một số dạng phóng sự báo chí rất đa dạng và linh hoạt.
Dạng phóng sự phản ánh vấn đề của đời sống. Như chúng ta đã biết, phóng sự báo chí có nhiệm vụ phán ánh về những sự thật chứa đựng mâu thuẫn trong đời sống. Những mâu thuẫn này có thể xuất hiện từ chính bản thân các sự kiện đời sống nhưng cũng có thể tồn tại dưới dạng là những vấn đề nổi bật, có sức thu hút sự quan tâm của công chúng.Vậy là, phóng sự có nhiệm vụ phản ánh và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề của đời sống và trong một mức độ nào đó, phóng sự có sự giao thoa với thể loại bình luận chuyên luận, kí chính luận. Đặc điểm dễ nhận thấy trong quá trình giao thoa đó là vấn đề trở thành nội dung trung tâm của tác phẩm phóng sự. Đó nhất thiết phải là những vấn đề tiêu biểu, xác thực và đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự. Tuy không trực tiêp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có thể có sức lay động lớn đến những vấn đề có phạm vi nhỏ hơn trong đời sống hàng ngày. Phóng sự phỏng vấn luôn chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong các dạng phóng sự trên báo chí nứơc ta hiện nay. Bởi vì, không phải ngày nào cũng co những sự kiện lớn xảy ra và không phải sự kiện nào cũng trở thành đề tài cho phóng sự, nhưng các vấn đề cần phân tích, giải đáp thì luôn luôn thường trực ở mọi lúc mọi nơi trong đời sống.
Dạng phóng sự chân dung.
Đây là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại kí chân dung.Hiện nay, dạng phóng sự này đang chiến ưu thế trên một số tờ báo có ảnh hưởng và phạm vi phát hành tương đối lớn như các báo Lao Động, Hà Nội mới, Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên….Thể loaị này vó nhiệm vụ phản ánh những con người tiêu biểu( cho cái xấu hoặc cái tốt ) trong đời sống.Con người trong dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là một tập thể trong bối cảnh điển hình nào đó để tự thân chi tiết sự kiện ấy bộc lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật.
Phóng sự chân dung. Là sự kết hợp ưu thế của phóng sự báo chí và thể loại kí chân dung.Tính kí chân dung được thể hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng được bộc lộ rõ nhất ở những yếu tố hình thức và trong cách tái hiện những chân dung đó. Điều này được thể hiện ở các tít phụ, ở những chi tiết sống động, ở bối cảnh và nhất là năng lực khái quát và cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật… Bằng cách khắc hoạ rõ nét bối cảnh cuộc sống, chiến đấu, lao động, học tập của nhân vật, tác phẩm phóng sự chân dung đã cho phép độc giả niệm rã rệt về cuộc sống rộng lớn xung quanh nhân vật đang trong thế vận động và phát triển của nó. Đó là bức tranh sinh động vừa có tính khái quát vừa có tính chi tiết, cụ thể.
Ngoài ra, phóng sự báo chí còn có sự giao thoa, kết hợp với nhiều thể loại khác ở bên trong và bên ngoài hệ thống thể loại báo chí. Như nó có thể kết hợp với ảnh báo để tạo thành thể loại phóng sự ảnh.
Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự.
Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt sự việc, sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau… Trong đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí (ví dụ: cháy nhà, sập hầm gây hậu quả nặng nề, một vụ cháy rừng; một quyết định gây ra những hậu quả nghiêm trọng; mọtt vụ án lớn, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng v.v.,). Trong trường hợp này, tác phẩm phóng sự có thể giao thoa với các thể loại có năng lực phản ánh sự kiện như tường thuật, ghi nhanh hoặc bài thông tấn. Biểu hiện cụ thể nhất của giao thoa này là sự kiện sẽ trở thành nội dung trung tâm trong tác phẩm phóng sự.
Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phóng sự thường phải đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự; chứa đựng mâu thuẫn hoặc nhưng câu hỏi cần được làm sáng tỏ; gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm…
Tác phẩm phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống để phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ hiện thực của nó. Đôi khi tác phẩm phóng sự sự kiện còn có thể đề cập nguyên nhân và nêu lên những vấn đề đặt ra sau sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Điều đáng chú ý trong dạng phóng sự này một số yếu tố như: ngữ đIệu, ngôn từ, bút pháp, đòi hỏi giàu hình ảnh … Có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như trong các dạng phóng sự khác.
Dạng phóng sự điều tra.
Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí với thể loại điều tra. Như chúng ta đã biết một trong những đặc điểm cơ bản của thể loại điều tra là phải trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra. Cách trả lời của điều tra là thông qua một hệ thống những bằng chứng xác thực và tiêu biểu. Sự kết hợp giữa phóng sự và điều tra thường diễn ra theo nguyên tắc sau: tính chất phóng sự thường được thể hiện ở những yếu tố thuộc về hình thức của tác phẩm như ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu, sự xuất hiện của nhân vật trần thuật… Còn đặc điểm thể loại của điều tra thì được thể hiện chủ yếu trong việc huy động những chi tiết, số liệu, dữ kiện nhằm xây dựng một hê thống các luận cứ nhằm làm sáng tỏ cái lôgic bên trong thể hiện bản chất của sự thật mà tác phẩm đề cập, trả lời được câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Trong những bài phóng sự điều tra, hình thức phóng sự có thể giúp tác giả trình bày những vấn đề gai góc, căng thẳng một cách mềm mại và linh hoạt. Dạng bài này thường được sử dụng trong trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống, hiện trạng nào đó, vẫn đang còn những câu hỏi chưa được trả lời, hoặc có nhiều cách trả lời khác nhau.
Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng
Trong thực tế của đời sống báo chí nước ta còn khá phổ biến một dạng phóng sự phản ánh về những hoàn cảnh, hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết phải đề cập các mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi.
Tất nhiên, với tư cách là những tác phẩm thuộc thể loại phóng sự, dạng phóng sự này vẫn phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp cho công chúng những thông tin mới mẻ, thú vị và bổ ích. Nó phải cung cấp cho người đọc những kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về đời sống xung quanh họ. Hay nói cách khác nó phải giúp cho công chúng những kiến thức cần để suy nghĩ, nhận thức và hành động. Trong số những tờ báo có chuyên mục về “phóng sự” ở nước ta, Sài Gòn giải phóng là tờ báo có tỉ lệ cao của những tác phẩm phóng sự thuộc dạng này.
II. Khảo sát việc sử dụng ngôn từ của chuyên mục phóng sự trên báo Lao Động số số 184 ngày 10/08/2007, số 276 ngày 27/11/2007, số 285 ngày 07/12/2007
1. Ngôn ngữ tít
Tít báo là một cấu trúc từ ngữ ngắn gọn gới thiệu khái quát chủ đề của tác phẩm và mức độ nào đó nếu có thể thu hút sự chú ý của công chúng và đương nhiên đây là thành tốđứng vị trí đầu tiên trong tác phẩm, là thành tố đầu tiên người đọc tiếp xúc với bài báo.Tít báo phải ngắn gọn, dễ hiểu và phải hấp dẫn. Tít báo thường có 7 loại cơ bản gồm: tít xác nhận, tít câu hỏi, tít kêu gọi, tít bình luận, tít trích dẫn, tít giật gân và tít biểu cảm.
Ví dụ:
“ Có một “Hoàng thành” nơi ải bắc” (Lao Động số 184 ngày 10/08/2007). Đây là một tít thuộc tít xác nhận, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao, sử dụng từ Hán Việt gây sự chú ý với người đọc.Tit bài tương đói ngắn gọn không rườm rà đã khái quát được một “Hoàng thành” bằng cách sử dụng những từ ngữ mang chất liệu văn học nhưng hình ảnh của tít luôngấưn với tính xấc thực của vấn đề.Các tít phụ mang tính chất thông báo dễ hiểu. (Nơi 3 công chúa nhà Lý về làm dâu). Tít phụ mang tính chất trái ngược về thời gian giữa thời gian dài và thời gian ngắn (17 năm và 35 ngày tìm kiến). Tít phụ thứ 3 có sức biểu cảm cao (Đánh thức 1000 năm lịch sử).
“ “Săn” lâm tặc” (Lao động số 276 ngày 27/11/2007). Đây là một tít thuộc tít xác nhận. Tít sử dụng ngôn ngữ rất ngắn gọn chỉ gồm 3 từ nhưng người đọc đã hiểu được nội dung bài phóng sự viết về nạn phá rừnghiện nay. Vì bản thân tít nay đã giới thiệu chủ đề của cả tác phẩm.Trong tít này còn sử dụng dấu (“ ”)_ “săn”gây sự chú ý thu hút người đọc dù đây là một vấn đề vẫn hay được nói đến.Các tít phụ khá là ấn tượng có sức biểu cảm cao( Tan hoang đại ngàn, vượt biên tóm lâm tặc)
“Người đàn bà đạp xíchlô thuê” ( Lao Động số 285 ngày 07/12/2007). đây là một tít báo xác nhận. Tít này sử dụng ngôn ngữ rất đơn giảndễ hiểu như nó vốn có không cần gọt giũa trau chuốt. Chỉ cần đọc tít thôi chúng ta đã biết bài phóng sự nói về sự vất vả cực nhọc của người đàn bà đạp xíchlô thuê. Vì trong tít đã cho người đọc biết nhân vật chính là ai, công việc của họ là gì. Các tít phụ cũng đơn giản, dễ hiểu.
Như vậy, qua 3 tít cúa 3 bài phóng sự trên thì ta thấy tít “Săn” lâm tặc” dễ nhớ, dễ hiểu. Tít “Có một “Hoàng thành” nơi ải bắc” có sự biểu cảm cao.Tít “Người đàn bà đạp xích lô thuê” đơn giản dễ hiẻu như nó vốn có.
2. Ngôn ngữ sapô
Sapô là một thuật ngữ bắt đầu từ tiếng Pháp chapean – cái mũ.Sapô được xem là một tiểu văn bản nằm dưới tít chính và phía trên phần nội dung được trình bày bằng cỡ chữ đặc biệt và có nhiệm vụ làm rõ hơn chủ đề tác phẩm. Sapô phải thu hút sự chú ý của độc giả. Ngôn ngữ viết sapô phải có cảm xúc và gây ấn tượng phải nêu được ý chính của tác phẩm chứng minh được tính thời sự của bài báo.Có 9 loại sapô đó là : sapô gọi tên, sapô tóm tắt, sapô nêu sự kiện dẫn đường,sapô chân dung, sapô tả cảnh, sapô nêu luận cứ, sapô kể chuyện, sapô nêu cảm xúc và suy tư riêng của tác giả, sapô tiếp nối tiêu đề.
Ví dụ :
* “Có thể hơi vội vàng nếu “ xưng tụng” những di tích kiến trúc của vương tôn hoàng tộc vưa phát lộ tại vùng đất phên giậu phía bắc Việt Nam kia là mang tầm cỡ của một “Hoàng thành”. Nhưng các báo cáo khoa học ban đầu đều cho thấy: các hạng mục củ “nền cũ lâu đài”hoành tráng mà các nhà khảo cổvừa khai quật được có niên đại từ triều Lý, với “rất nhiều nét tương đồng với hoàng thành Thăng Long” ”( LĐ số 184 ngày 10/08/2007).
Đây là sapô tóm tắt.Đầu tiên tác giả cung cấp những thông tin cốt lõi liên quan tới nội dung tác phẩm với từ ngữ chính xác, dễ hiểu và cách sử dụng dấu (“ ”) tăng thêm tính hấp dẫn của bài phóng sự để người đọc có một cái nhìn khái quát về tác phẩm.
* “Lần đầu tiên trong đời tôi đưựoc đi “săn” lâm tặc. Và, cũng là lần đầu tiên tôi được chứng kiến cảnh “rừng vàng” bị tàn phá. Thế mới biết mới kính trọng biết bao tấm gương đã ngã xuống vì rừng.Lần đầu tiên, tim tôi nhói đau trước những gốc cây trơ trọi, máu cây quằn quại chảy… “Rừng Thanh Thuỷ( Thanh chương - Nghệ An)đã bị lâm tặc “mò” đến rồi.Mờy chục năm công lao giữ rừng, dân mình không ai vi sơ thế mà giặc rừng bắt đầu phá…”. Câu chuyện ấy tôi tình cờ nghe được từ một lãnh đạo huyện Thanh Chương. Đồng chí đó còn tiết lộ, tới đây sẽ “ phát” công văn đề nghị làm việc với huyện Hương Sơn(Hà Tĩnh) để bàn về việc phối hợpbảo vệ rừng vì nóng ruột quá…Và tôi quyết trí đi theo các đồng chí kiểm lâm để “săn” lâm tặc”.
Đây là sapô tóm tắt đồng thời nêu sư kiện dẫn đường.Bằng việc dùng ngôn ngữ rất cảm xúc và ấn tượng với những hình ảnh chất liệu văn học tác giả như vẽ ra truớc mắt chúng ta cảnh đau thương về cánh rừng Thanh Thuỷ như “rừng vàng”, “tim tôi nhói đau trước những gốc caay trơ trọi”.Tác giả còn dùng hình ảnh nhân hoá khi nói về cây rừng bị tàn phá “máu cây quằn quại chảy”. Cách dùng từ gây ấn tượng “săn” “mò”.Cách gới thiệ bài báo bằng những thông tin, chi tiết như thế này thực sự rất lôi cuốn người đọc và thể hiện được tính thới sự của phong sự.
* “Giữa nhịp sống sôi động ồn ào, náo nhiệt trên những con đường Hà Nội, một ngày nào đó, bạn tình cờ trông thấy một người phụ nữ nhỏ bé đang oằn mình đạp xíchlô, trên xe trở vật liệu xây dựng.Có lẽ, chị là người duy nhất ở đất Hà thành chọn cho mình cái nghề mà từ lâu dường như chỉ dành cho đàn ông”.
Đây là kiểu sapô châ