Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, nó là phương tiện để công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước. Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1998 đã cụ thể hoá quyền cơ bản đó, đồng thời thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật khiếu nại, tố cáo đến nay đã đi vào đời sống kinh tế, xã hội, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ, những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương được giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời gian luật định góp phần thiết lập kỷ cương. Đồng thời bên cạnh đó đã xuất hiện những quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần phải bổ sung, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế, những vấn đề quy định chưa rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh để công tác giải quyết tổng hợp, tổng kết tình hình khiếu nại của công dân được đầy đủ chính xác và kịp thời. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng những vụ việc khiếu kiện kéo dài, những vụ việc dồn từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên không hề giảm, gây ra tình trạng quá tải trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước nhất là đối với các cơ quan Trung ương.
Các vụ án sau khi đã có Quyết định giải quyết lần đầu thì số vụ tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên rất cao, nó có nguyên nhân của nó: Thứ nhất, quyết định của cấp dưới đã bị khiếu nại nhưng vẫn được giao thụ lý giải quyết, do đó vẫn mang tính chủ quan của người ra quyết định, thường là nội dung vẫn như cũ làm phát sinh khiếu kiện. Thứ hai, về mặt tâm lý của người khiếu kiện, khi vụ việc được giao cho người đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, thì khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà kết quả không được như ý muốn thì người khiếu nại vẫn nghi ngờ, tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Thứ ba, ngưòi khiếu nại vì nôn nóng muốn giải quyết nhanh vụ việc mà cùng lúc lại gửi đơn thư đến nhiều cấp, nhiều ngành. Chính vì vậy việc nâng cao vai trò giải quyết của toà án hành chính trong các vụ khiếu nại, tố cáo là rất quan trọng. Có như vậy mới tránh được việc đơn thư gửi nhiều lần, trùng lặp về nội dung, các phán quyết của toà án cũng đảm bảo tính pháp lý, tránh được tình trạng đơn thư giải quyết kéo dài. vượt cấp.
19 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1505 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, nó là phương tiện để công dân sử dụng bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước. Luật khiếu nại, tố cáo ban hành ngày 2 tháng 12 năm 1998 đã cụ thể hoá quyền cơ bản đó, đồng thời thể hiện rõ quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng đòi hỏi bức xúc của thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật khiếu nại, tố cáo đến nay đã đi vào đời sống kinh tế, xã hội, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có nhiều tiến bộ, những vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương được giải quyết theo trình tự, thủ tục, thời gian luật định góp phần thiết lập kỷ cương. Đồng thời bên cạnh đó đã xuất hiện những quy định không còn phù hợp với thực tiễn cần phải bổ sung, sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tế, những vấn đề quy định chưa rõ ràng cần phải có sự điều chỉnh để công tác giải quyết tổng hợp, tổng kết tình hình khiếu nại của công dân được đầy đủ chính xác và kịp thời. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng những vụ việc khiếu kiện kéo dài, những vụ việc dồn từ cơ quan cấp dưới lên cơ quan cấp trên không hề giảm, gây ra tình trạng quá tải trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính Nhà nước nhất là đối với các cơ quan Trung ương.
Các vụ án sau khi đã có Quyết định giải quyết lần đầu thì số vụ tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên rất cao, nó có nguyên nhân của nó: Thứ nhất, quyết định của cấp dưới đã bị khiếu nại nhưng vẫn được giao thụ lý giải quyết, do đó vẫn mang tính chủ quan của người ra quyết định, thường là nội dung vẫn như cũ làm phát sinh khiếu kiện. Thứ hai, về mặt tâm lý của người khiếu kiện, khi vụ việc được giao cho người đã có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính, thì khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà kết quả không được như ý muốn thì người khiếu nại vẫn nghi ngờ, tiếp tục khiếu nại lên cơ quan cấp trên. Thứ ba, ngưòi khiếu nại vì nôn nóng muốn giải quyết nhanh vụ việc mà cùng lúc lại gửi đơn thư đến nhiều cấp, nhiều ngành. Chính vì vậy việc nâng cao vai trò giải quyết của toà án hành chính trong các vụ khiếu nại, tố cáo là rất quan trọng. Có như vậy mới tránh được việc đơn thư gửi nhiều lần, trùng lặp về nội dung, các phán quyết của toà án cũng đảm bảo tính pháp lý, tránh được tình trạng đơn thư giải quyết kéo dài. vượt cấp.
Vụ án hành chính "Khiếu kiện quyết định buộc thôi việc" sau đây đã phần nào nói lên thực trạng việc khiếu nại, tố cáo ở các địa phương cũng như ở Trung ương nước ta hiện nay.
PHẦN I: TÌNH HUỐNG
Vụ việc xảy ra với người khởi kiện là ông Trần Văn Hùng, sinh năm 1954, địa chỉ số 20/4 phố Lý Thái Tổ, phường Bạch Đằng, thành phố Ngô Quyền, tỉnh BKT và người bị kiện là ông Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT. Với nội dung chủ yếu của vụ án như sau:
Ông Trần Văn Hùng là Đội trưởng Đội thuế phường Lê Lợi, thành phố Ngô Quyền. Từ năm 1996 đến tháng 2 năm 1999, gia đình ông Hùng có mua chịu một số lượng hàng hoá vật tư xây dựng (để xây dựng, sửa chữa nhà ở) của một số hộ kinh doanh trong địa bàn ông Hùng trực tiếp phụ trách và một số hộ trong địa bàn xã, phường khác trong thành phố, tổng số tiền là 120.000.000 đồng, mới trả nợ được 70.000.000 đồng. Do gia đình ông Hùng không trả nợ đúng hạn nên các hộ cho vay tiền gửi đơn khiếu nại đến Đội Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Ngô Quyền và Chi cục Thuế thành phố Ngô Quyền đề buộc ông Hùng trả hết nợ.
Đến ngày 14/4/1999, ông Hùng chỉ còn nợ lại 18.000.000 đồng và ông đã viết tường trình trước Tổ kiểm tra xử lý của Công an, Chi cục Thuế thành phố Ngô Quyền, hứa số tiền còn lại sẽ có trách nhiệm trả nốt trong thời gian sớm nhất. Ngày 23/4/1999, Chi cục Thuế Ngô Quyền ra Quyết định số 7B/TCCB đình chỉ công tác đối với ông Hùng và ngày 15/6/1999, Chi cục Thuế gửi Báo cáo số 31/BC-TCCB gửi Cục Thuế tỉnh BKT báo cáo về việc ông Hùng còn thiếu nợ số tiền trên.
Đội Thuế phường Lê Lợi họp xét kiểm điểm kỷ luật ông Hùng vào ngày 6/7/1999, đề nghị Cục thuế áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo. Ngày 10/7/1999 Hội đồng kỷ luật Chi cục Thuế Ngô Quyền họp xét kỷ luật và ngày 03/8/1999 có Công văn số 24/ĐN-CCT đề nghị Cục thuế tỉnh BKT kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Hùng. Ngày 10/8/1999, Hội đồng kỷ luật Cục thuế tỉnh BKT họp xét kỷ luật ông Hùng và ngày 14/8/1999, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 03/QĐ-TCCB kỷ luật buộc thôi việc đối với ông Hùng và buộc ông Hùng có trách nhiệm trả số nợ còn lại là 20.000.000 đồng cho các hộ ông Hùng đã mua hàng còn nợ.
PHẦN II: PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. Mục đích của việc phân tích, xử lý tình huống:
Qua việc phân tích và xử lý tình huống cụ thể phần nào ta sẽ làm rõ được những cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác kiểm sát giải quyết án hành chính liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công chức, từ đó nêu ra được những vấn đề cần đề xuất, kiến nghị bổ sung, sửa đổi pháp luật về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo. Mặt khác nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước cũng như việc giải quyết các thủ tục về vấn đề này, chỉ rõ được những vấn đề vướng mắc trong tố tụng hành chính để góp ý xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nhằm phát huy những mặt đạt được; khắc phục tồn tại, hạn chế của công tác kiểm sát giải quyết án hành chính để khâu công tác này đạt chất lượng, hiệu quả hơn.
II. Phân tích xử lý, tình huống:
Do ông Hùng có đơn khiếu nại đề ngày 19/8/1999 đối cới Quyết định nói trên, Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT có Công văn số 26/CT-TCCB đề ngày 11/10/1999 trả lời, khẳng định Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên là đúng.
Ngày 21/10/1999, ông Hùng khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân tỉnh BKT, đề nghị Toà án huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên. Toà án nhân dân tỉnh BKT thụ lý vụ án vào ngày 4/11/1999.
Ngày 29/12/1999, Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 11/QĐ-TCCB thu hồi Quyết định số 03/QĐ-TCCB nêu trên để “Chờ Hội đồng kỷ luật bổ sung, làm rõ một số vấn đề liên quan sẽ xử lý tiếp ”.
Tại phiên toà sơ thẩm ngày 3/01/2000 của Toà án nhân dân tình BKT, không có Quyết định nêu trên nên ông Hùng rút đơn khởi kiện. Cùng ngày Toà án nhân dân đã ban hành Quyết định số 01/HCST đình chỉ việc giải quyết vụ án, với lý do ông Hùng rút đơn khởi kiện.
Ngày 10/01/2000, ông Hùng kháng cáo đối với Quyết định đình chỉ vụ án. ngày 12/01/2000, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BKT cũng có kháng nghị số 31/KN-HC đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 01/HCST nêu trên.
Ngày 25/01/2000, Hội đồng kỷ luật Cục thuế tỉnh BKT lại xét kỷ luật đối với ông Hùng và ngày 29/02/2000, Cục thuế tỉnh BKT lại ban hành Quyết định số 01/QĐ-TCCB kỷ luật buộc thôi việc đối ông Hùng. Ngày 20/3/2000, khi ông Hùng nhận được Quyết định buộc thôi việc số 01 trên ông đã khiếu nại đối với Quyết định này.
Ông Hùng tiếp tục khởi kiện đối với Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 và Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT bằng đơn đề ngày 31/5/2000.
Bản án hành chính phúc thẩm số 01/HCPT ngày 4/01/2001 của Toà phúc thẩm Toà án nhân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử huỷ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính số 01/HCST ngày 3/01/2000 của Toà án nhân tỉnh BKT, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh BKT xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Bản án hành chính sơ thẩm số 03/HCST ngày 29/6/2001 của Toà án nhân tỉnh BKT đã xử: Bác yêu cầu đơn khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
Ngày 9/7/2001, ông Hùng kháng cáo.
Bản án phúc thẩm số 29/HCPT ngày 29/9/2001 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử huỷ bản án sơ thẩm số 03/HCST nêu trên, giao hồ sơ về Toà án nhân dân tỉnh BKT xét xử sơ thẩm lại với thành phần Hội đồng xét xử khác.
Bản án hành chính sơ thẩm số 05/HCST ngày 27/12/2001 của Toà án nhân dân tỉnh BKT đã xử: Bác yêu cầu khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/2/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
Ngày 2/01/2002, ông Hùng kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Ngày 21/01/2002, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh BKT cũng có kháng nghị số 62/KN-HC đối với Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án sơ thẩm nêu trên.
Bản án phúc thẩm số 20/HCPT ngày 13/8/2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử: Sửa án sơ thẩm, huỷ Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT với nhận định Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT ban hành khi đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật theo Quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/01/1998 của Chính phủ.
Ngày 7/02/2003, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có Kháng nghị số 2/HC-TK đối với bản án phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng: Đề nghị HĐTP Toà án nhân dân tối cao xử huỷ bản án phúc thẩm để giao hồ sơ về cho Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật, với nhận định: Việc Toà phúc thẩm xử huỷ Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT là không đúng pháp luật vì Quyết định này là Quyết định thay thế Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999, là Quyết định ban hành đúng quy định tại khoản 3 Điêù 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17/01/1998 của Chính phủ. Mặt khác, Toà cấp phúc thẩm mới chỉ xem xét về thời hiệu ban hành Quyết định mà chưa xem xét tính chất, mức độ vi phạm của ông Hùng.
Ngày 31/3/2003, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Kết luận số 08/KL-HC, nhận định bản án phúc thẩm đã xét xử là có căn cứ, đúng pháp luật, đề nghị HĐTP Toà án nhân dân tối cao xét xử không chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Ngày 4/4/2003, Chánh án Toà án nhân tối cao ban hành Quyết định số 01/HC-TK rút Kháng nghị số 02/HC-TK nêu trên.
Trong quá trình sơ thẩm lần I của vụ hành chính này, các bước đã tiến hành như sau:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng:
Theo quy định tại Điều 12, Điều 43 Pháp lệnh cán bộ, công chức ban hành ngày 17/3/1998, có hiệu lực từ ngày 01/5/1998 thì ông Hùng là cán bộ, công chức nhà nước khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về Quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào đại diện của pháp nhân theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 102 Bộ Luật Dân sự và Điều 6, khoản 3 Điều 19 Pháp Lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì ông Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT có quyền quyết định bằng văn bản kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật (trong trờng hợp này là ông Trần Văn Hùng).
- Về thẩm quyền giải quyết loại việc:
Nội dung loại việc cần giải quyết là căn cứ vào đơn khiếu kiện của ông Trần Văn Hùng đề nghị huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT về việc buộc thôi việc đối với ông Hùng
Căn cứ vào khoản 2 Điều 2. khoản 4 Điều 11 Pháp Lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ban hành ngày 25/12/1998 có hiệu lực từ 8/01/1999 thì thẩm quyền giải quyết vụ việc trên thuộc Toà án nhân dân địa phương.
Vận dụng điểm 3 Công văn số 39/KHXX ban hành ngày 6/71996 của Toà án nhân dân tối cao và căn cứ tiết b khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
- Về việc án phí, lệ phí:
Theo Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-V12 ngày 22/12/1999 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Căn cứ khoản 4 Điều 11; Điều 29; khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; tiết c khoản 1 Điều 31 Chơng VI Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 thì khi Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính, kháng nghị bản án, quyết định hành chính sơ thẩm không phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí.
- Về thời hạn, thời hiệu khởi kiện:
Khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có quy định: Người khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với giải quyết nại đó. Cán bộ, công chức khởi kiện đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải làm đơn yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp này khi Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 thì sau đó 05 ngày, tức là ngày 19/8/1999 ông Hùng có đơn khiếu nại và khi Cục thuế tỉnh BKT ban hành Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 thì đến ngày 20/3/2000 có đơn khiếu nại. Như vậy việc khởi kiện của ông xét về mặt thời hạn là đúng quy định của pháp luật.
Vì ông Hùng là cán bộ, công chức Nhà nước nên căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP của Chính phủ thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính được quy định từ 3 tháng đến không quá 6 tháng. Do đó Quyết định 01/QĐ-TCCB ngày 29/02/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT ban hành là đã quá thời hiệu xử lý kỷ luật.
- Về thủ tục khởi kiện:
Căn cứ tiết a khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thủ tục khởi kiện đúng quy định của pháp luật (Có đơn, đã giải quyết lần đầu bằng văn bản).
Căn cứ vào khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính về hình thức đơn khởi kiện xét thấy đơn khởi kiện của ông Hùng có đầy đủ nội dung, có chữ ký đại diện và có tài liệu kèm theo.
Về căn cứ pháp lý:
Theo Nghị định 97/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ, có hiệu lực từ 2/12/1998; Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 9/3/1998, có hiệu lực từ 1/5/1998; Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ, có hiệu lực từ 26/6/1997 thì các Quyết định xử lý kỷ luật của Cục Thuế tỉnh BKT đều có hiệu lực.
Các căn cứ pháp lý của hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng được chuẩn bị và nghiên cứu gồm: các quy định về thảm quyền của Thẩm phán Toà án Nhân dân theo Luật tổ chức Toà án nhân dân ban hành ngày 10/10/1992, Pháp lệnh thẩm phán Toà án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành ngày 10/10/1992, Pháp lệnh Kiểm sát viên, Luật sư (năm 2001 mới có Pháp lệnh về Luật sư ban hành ngày 25/7/2001, có hiệu lực từ ngày 1/10/2001); Các quy định tại Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 1999, ban hành ngày 25/12/1998, có hiệu lực từ ngày 8/1/1999). Như vậy tại thời điểm xảy ra các tình huống vụ án thì các căn cứ pháp lý trên đều có hiệu lực.
Các tài liệu văn bản cần thiết để giải quyết vụ án phải thu thập:
Tờ trình của ông Hùng ngày 14/4/1999, Quyết định số 7B/TCCB ngày 14/4/1999 và Báo cáo số 31/BC ngày 15/6/1999 của Chi cục Thuế Ngô Quyền; Biên bản họp xét kỷ luật ông Hùng của Đội thuế phường Lê Lợi ngày 6/7/1999, của Chi cục thuế Ngô Quyền ngày 10/7/1999, Báo cáo số 24/ĐN- CCT của Chi cục thuế ngày 3/8/1999, Biên bản họp ngày 10/8/1999, Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT, Đơn khiếu nại đề ngày 19/8/1999 của ông Hùng, Công văn số 26/CT-TCCB ngày 11/10/1999 của Cục thuế tỉnh BKT, Đơn khởi kiện ngày 21/10/1999 của ông Hùng, Quyết định số 01/QĐ- TCCB ngày 29/12/1999 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT, Đơn xin rút đơn khởi kiện của ông Hùng và Quyết định số 01/HCST ngày 03/1/2001 của Toà án Nhân dân tỉnh BKT.
Về việc thực hiện quyền của các đương sự:
Căn cứ Điều 20 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1999 thì các đương sự có quyền được rút toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, thay đổi hoặc sửa chữa Quyết định, cung cấp chứng cứ…
Các bước phải tiến hành trong quá trình phúc thẩm lần 1:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng: Người kháng cáo là ông Hùng tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Người bị kiện là Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
- Về thẩm quyền giải quyết các loại việc:
Căn cứ đơn kháng cáo và kháng nghị đề nghị Toà án xem xét lại Quyết định sơ thẩm: Đình chỉ giải quyết vụ án do ngời khởi kiện tự rút đơn khởi kiện theo tiết b khoản 1, khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Vụ việc này thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Nhân dân các tỉnh và việc nộp dự phí kháng cáo được căn cứ vào khoản 2 và khoản 4 Điều 29 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; Điều 27 và Điều 28 chương VI án phí hành chính của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ.
- Về thời hạn kháng cáo:
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì 10 ngày kể từ khi xét xử sơ thẩm hoặc khi nhận được bản án (nếu vắng mặt). Vụ án này sơ thẩm ra Quyết định từ ngày 03/1/2000; Kháng cáo ngày 10/1/2000 và kháng nghị ngày 12/1/2000, trong hạn luật định.
- Về thủ tục kháng cáo:
Căn cứ vào Điều 55, khoản 4 Điều 56, Điều 57, Điều 58 và Điều 59 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì các thủ tục kháng cáo đều đúng quy định
Các bước tiến hành trong quá trình sơ thẩm lần II:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng, thẩm quyền giải quyết loại việc (như đối với lần I)
+ Nội dung loại việc: Căn cứ vào đơn khởi kiện của ông Hùng: Đề nghị Toà án huỷ Quyết định số 03/QĐ-TCCB ngày 14/8/1999 vàa Quyết định số 01/QĐ-TCCB ngày 29/3/2000 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT về việc buộc thôi việc đối với ông Hùng.
+ Loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án hay không và thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án cấp nào (như đối với lần I).
- Về việc nộp dự phí án phí, thời hạn, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính (như đối với lần I).
+ Thủ tục khởi kiện: Có đơn khiếu nại nhưng chưa có giải quyết lần đầu bằng văn bản trả lời, căn cứ Điều 39, 55 Luật khiếu nại tố cáo ban hành ngày 01/01/1999 thì ông Hùng có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra toà án nhân dân để giải quyết.
+ Căn cứ pháp lý: Hiệu lực của văn bản pháp luật, Việc thực hiện của các đương sự (như đối với lần I), Các loại tài liệu, văn bản cần thiết thu thập để giải quyết vụ án.
Các bước tiến hành trong quá trình sơ thẩm lần II:
- Về tư cách pháp lý của các thành phần tham gia tố tụng, thẩm quyền giải quyết các loại việc (như sơ thẩm lần II)
+ Nội dung kháng cáo và kháng nghị yêu cầu giải quyết vấn đề: Căn cứ đơn kháng cáo và kgáng nghị đề nghị Toá án xem xét lại bản án sơ thẩm đã xử bác yêu cầu đơn khởi kiện của ông Hùng, giữ nguyên Quyết định số 01/QĐ-TCCB của Cục trưởng Cục thuế tỉnh BKT.
- Về việc nộp dự phí kháng cáo, thời hạn kháng cáo, kháng nghị (như quá trình sơ thẩm).
+ Thời hạn, kháng cáo, kháng nghị: Bản án sơ thẩm số 05/HCST ngày 27/12/2001, ông Hùng kháng cáo ngày 02/01/2001 là trong hạn Luật định, Viện kiểm sát có Kháng nghị số 62/KN ngày 21/01/2001 là quá hạn Luật định.
- Thủ tục kháng cáo, kháng nghị; Căn cứ pháp lý (như quá trình sơ thẩm).
PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Từ thực trạng phân tích tình huống cụ thể trong công tác giải quyết án hành chính lĩnh vực khiếu nại, tố cáo về việc kỷ luật cán bộ, công chức cùng các vướng mắc, khó khăn khi kiểm sát giải quyết loại án này, đồng thời để c