Đề tài Không gian trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac

Tiểu thuyết “Miếng da lừa “ (La Peau de Chagrin _1830 ) giữ một vị trí đặc biệt trong bộ “Tấn trò đời “ (La Comédie Humaine) của văn hào Balzac. Tác phẩm là hiện thân sinh động của sự khái quát triết lý về tấn tuồng nhân loại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đồng thời đánh dấu nhiệt hứng của một tài năng đã tiếp thu được những hình thức xác định, từ đó dòng thép quý sẽ chảy ra để tạo ra những hợp kim khác đưa lại cho sự nghiệp sáng tác của ông một sự bền vững chắc chắn. Truyện sử dụng phương thức kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá cuộc sống. Yếu tố kỳ ảo chi phối hầu hết các yếu tố tổ chức tác phẩm , trong đó có không gian truyện. Trong văn học, không gian nghệ thuật có những nét đặc thù. So với hội hoạ , điêu khắc thì văn học vấp phải nhiều khó khăn trong việc tái hiện đồng thời tương quan của các sự vật trong không gian. Letxinh đã từng chỉ ra chỗ yếu đó của văn học “những gì mad con mắt nắm bắt được tức khắc thì nhà thơ phải trình bày cho chúng ta chậm rãi , theo từng bộ phận, và thường kết quả là , khi cẩm thụ bộ phân sau thì chúng ra đã quên mất bộ phận trước, ở đây sự đối chiếu các vật thể trong không gian đã vấp phải tính liên tục của lời nói trong thời gian. Nhưng bù lại , văn học có khả năng tái hiện không gian trong tính vận động và không gian mang tính quan niệm của con người “. Với chất liệu ngôn từ , nhà văn có thể dễ dàng chuyển từ không gian này tới không gian khác mà không gây nên sự hụt hẫng giãn cách trong tâm trí người đọc. Trong hiện thực , không gian , thời gian , vận động là hình thức tồn tại của vật chất, trong nghệ thuật không gian là hình thức tồn tại của hình tượng, Nó thâm nhập vào hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới , mà còn là hoạt động biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Đối với Balzac, không gian không phải là một bối cảnh nên thơ cho các hành động thơ mộng, mà là một môi trường ở đó hoạt động diễn ra , hành động tiếp xúc với hàng nghìn mối quan hệ. Không gian luôn bắt nguồn từ không gian hiện thực , nơi câu chuyện diễn ra. Thường các nhân vật của Balzac xuất hiện trong hai không gian cơ bản “không gian công cộng như sòng bạc , quán ăn, nhà thờ. . ở đó nhân vật không bao giờ hoà mình được với khối người đang nhốn nhác, mà luôn trong tình trạng bị cô lập hoá. Kiểu không gian thứ hai là gia đình nhân vật cũng trong tình trạng cô đơn, hầu như mất đi khả năng giao tiếp thông thường. Các kiểu không gian này góp phần vào cách nhìn của tác giả về nhân vật , chi phối cách tả , cách kể, khi dàn chuyện. Nhân vật chính trong tác phẩm này được miêu tả , khắc hoạ ở cả hai chiều không gian như vậy.

doc6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3151 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Không gian trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không gian trong tiểu thuyết “Miếng da lừa “ của Balzac Tiểu thuyết “Miếng da lừa “ (La Peau de Chagrin _1830 ) giữ một vị trí đặc biệt trong bộ “Tấn trò đời “ (La Comédie Humaine) của văn hào Balzac. Tác phẩm là hiện thân sinh động của sự khái quát triết lý về tấn tuồng nhân loại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đồng thời đánh dấu nhiệt hứng của một tài năng đã tiếp thu được những hình thức xác định, từ đó dòng thép quý sẽ chảy ra để tạo ra những hợp kim khác đưa lại cho sự nghiệp sáng tác của ông một sự bền vững chắc chắn. Truyện sử dụng phương thức kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá cuộc sống. Yếu tố kỳ ảo chi phối hầu hết các yếu tố tổ chức tác phẩm , trong đó có không gian truyện. Trong văn học, không gian nghệ thuật có những nét đặc thù. So với hội hoạ , điêu khắc thì văn học vấp phải nhiều khó khăn trong việc tái hiện đồng thời tương quan của các sự vật trong không gian. Letxinh đã từng chỉ ra chỗ yếu đó của văn học “những gì mad con mắt nắm bắt được tức khắc thì nhà thơ phải trình bày cho chúng ta chậm rãi , theo từng bộ phận, và thường kết quả là , khi cẩm thụ bộ phân sau thì chúng ra đã quên mất bộ phận trước, ở đây sự đối chiếu các vật thể trong không gian đã vấp phải tính liên tục của lời nói trong thời gian. Nhưng bù lại , văn học có khả năng tái hiện không gian trong tính vận động và không gian mang tính quan niệm của con người “. Với chất liệu ngôn từ , nhà văn có thể dễ dàng chuyển từ không gian này tới không gian khác mà không gây nên sự hụt hẫng giãn cách trong tâm trí người đọc. Trong hiện thực , không gian , thời gian , vận động là hình thức tồn tại của vật chất, trong nghệ thuật không gian là hình thức tồn tại của hình tượng, Nó thâm nhập vào hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới , mà còn là hoạt động biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Đối với Balzac, không gian không phải là một bối cảnh nên thơ cho các hành động thơ mộng, mà là một môi trường ở đó hoạt động diễn ra , hành động tiếp xúc với hàng nghìn mối quan hệ. Không gian luôn bắt nguồn từ không gian hiện thực , nơi câu chuyện diễn ra. Thường các nhân vật của Balzac xuất hiện trong hai không gian cơ bản “không gian công cộng như sòng bạc , quán ăn, nhà thờ. . ở đó nhân vật không bao giờ hoà mình được với khối người đang nhốn nhác, mà luôn trong tình trạng bị cô lập hoá. Kiểu không gian thứ hai là gia đình nhân vật cũng trong tình trạng cô đơn, hầu như mất đi khả năng giao tiếp thông thường. Các kiểu không gian này góp phần vào cách nhìn của tác giả về nhân vật , chi phối cách tả , cách kể, khi dàn chuyện. Nhân vật chính trong tác phẩm này được miêu tả , khắc hoạ ở cả hai chiều không gian như vậy. Raphaen de Valentin , thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, tài hoa, có nghị lực nhưng mắc vào vòng ăn chơi , đua đòi, đến mức phải đi tự vẫn. Trên đường đi kết thức cuộc đời mình, Raphaen được lão già bán đồ cổ cho “miếng da lừa “ có sức mạnh huyền bí. Nhờ pháp thuật của miếng da, anh ra trở nên giàu có, nhưng mỗi lần ước nguyện của anh ta được hoàn thành thì miếng da co lại một ít. Cho đến khi ước muốn cuối cùng được thực hiện xong thì anh ta chết , miếng da cũng tiêu biến. Từ câu chuyện cuộc đời nhân vật Raphaen, tác giả đặt ra một vấn đề có tính triết luận giữa các ước muốn và có thể , giữa khát khao và hành động. Truyện diễn ra vào “ tháng 10, năm ngoái “ tức là gần trùng với thời điểm hiện tại. Không gian là tại Paris. Điều đó làm cho câu chuyện gần với đời thường. Nhân vật được “ném” ngay vào không gian của sòng bạc , với thảm, sàn nhà mòn vẹt, bẩn thou, các bức tường phủ một tấm giấy bang nhờn, cao ngang đầu người, các ghế độn rơm xuềnh xoàng. Râphaen bứơc vào với một “điều khủng khiếp bí mật nào đó, nét mặt của anh đượm một cái duyên u ám, con mắt nhìn biểu lộ những cố gắng vô hiệu của hàng nghìn mối hy vọng không thành”. Đó là lúc anh ta quyết định ném đồng bạc cuối cùng xuống chiếu bạc, mong thay đổi được hoàn cảnh hiện tại. Kiểu không gian khai truyện trực tiếp này mang đặc trưng rất riêng của Balzac và cũng là kiểu khai truyện nói chung của Tấn trò đời. Trên cơ sở một không gian , thời gian cụ thể , kiểu khai truyện này thực hiện chức năng văn bản hoá về mặt xã hội và xác lập trường nhìn trần thuật cũng như mặc định đối tượng trần thuật. Nó đưa độc giả vào môi trường xã hội cụ thể, cho thấy khuôn mặt ban đầu của nhân vật. Trong không gian nhốn nháo , xô bồ , bon chen đó , cố gắng cuối cùng của Raphaen đã tan biến. Anh ta mất tất cả , tuyệt vọng, đường cùng dẫn đến quyết định ra cầu sông Sein tự vẫn. Thời gian diễn ra trong vài tiếng đồng hồ, không gian là không gian công cộng, là những con đường ồn ào nhưng trống vắng. Giữa không gian và thời gian không khớp nhau. Thời gian tỏ ra quá thừa mà con đường dẫn đến nơi tự tử lại quá ngắn. Điều đó như muốn kéo dài thời khắc Raphaen kết thúc cuộc đời. Bước chân đưa anh ta tới gian hàng bán đồ cổ và tại đây anh ta đã được trao cho “Miếng da lừa “huyền bí. Bao trùm lên câu chuyện là một không khí tĩnh lặng, huyền bí bởi những cổ vật hiện diện quanh Raphaen. Không gian như được nhân lên tầng tầng , lớp lớp qua sự hiện diện của những cổ vật lẫn trí tưởng tượng. ”Một pho tượng đá hoa ngồi trên một chiếc cột xoắn và rực rỡ màu trắng, nói với anh những thần thoại mê ly của Hy Lạp và Iiomi “ , “ Một chiếc bình muối do xưởng Benvơnutơ Xenlinhi chế tạo, đưa anh trở lại giữa thời kỳ Phục Hưng. Anh nhìn thấy trên bức đá chạm những cuộc chinh phục của Alecxăng “. Rồi những vật thị hiếu, quá đắt nhất của những tay phá gia, ” những đồ đạc do bàn tay thiên tài tạo nên được chất đống một cách rẻ rúng. Không gian đặc quánh một màu đen. Thứ ánh sáng duy nhất được phát ra từ chiếc đèn của ông lão bán đồ cổ. ánh sáng yếu ớt ấy không đủ để xua đi bóng tối mà còn tăng thêm không khí huyền bí, trầm lặng và có phần rời rạc nơi đây. Lịch sử của nhân loại qua hàng mấy mươi thế kỷ đang được hiện hữu quanh đây. Tất cả như dồn nén lại để giải đáp câu hỏi của muôn đời về cái ước muốn và cái có thể , về khả năng và hiện thực. Đây cũng là không gian cho cái kỳ ảo xuất hiện _ “miếng da lừa “ với dòng chữ Phạm bí ẩn có nguồn gốc từ phương Đông như đẩy câu chuyện về cõi xa xăm, mơ hồ , đến với thế giới của phép thuật, của những điều kì diệu. Lão bán đồ cổ , được miêu tat trong trạng thái đứng hoàn toàn phù hợp với không gian gian hàng, đứng như một chứng nhân lịch sử, chứng nhân của thời gian, như một “lời khuyên bằng xương, bằng thịt”. Trong ý nghĩa đó, lời độc thoại của lão có giá trị nhân văn to lớn. Nó là lời kêy gọi con người giữ lại cái thăng bằng của cuộc sống , là lời khuyên đạo đức với những kẻ đang đứng vào phút chót. Không gian mà Raphaen và lão già bán đồ cổ đứng vừa rộng, vừa hẹp. Hẹp bởi nó chỉ gói gọn trong gian hàng bán đồ cổ, sòng bạc , rộng bởi xung quanh sòng bạc là vực thẳm của sự sụp đổ , xung quanh gian hàng đồ cổ là di chứng cảu hàng mấy chục thế kỷ. Và ở ven rìa cái thực , các ảo đó, con người hiện ra nhỏ bé , hãi hùng Rời xa không gian của gian hàng bán đồ cổ, Balzac đưa người đọc tới một Pari hoa lệ , khi ước muốn đầu tiên của Raphaen đựơc thực hiện. Đó là ước muốn có một bữa tiệc đế vương, trong đó mọi thứ lạc thú đều quy về một lạc thú. Nếu trên là không gian của đêm đen bí ẩn thì không gian ở đây rực rỡ ánh sáng của nến của “đồ pha lê toả sáng như sao màu sắc cầu vồng “, lộng lẫy huy hoàng của lụa là, vàng son. Nhưng không khí ngột ngạt, bức bối bởi tiếng la hét , cãi lộn, tiếng cười do men say của rượu đã ngấm, ”ánh sáng trí tuệ tắt đi “. Và đây là thực tại , bộ mặt thật của xã hội thượng lưu Pháp “gian hậu phòng và phòng khách nhỏ , la liệt những người chết, người hấp hối, bày ra hình ảnh một bãi chiến trường “ và những bộ mặt xanh xao, hốc hác sau một đêm “hành lạc” thay cho vẻ tươi tắn, yêu kiều trước đó. Không gian đó , con người đó phản ảnh một cuộc sống vô nghĩa “nhơ nhớp giữa xa xỉ “, ”một sự pha trộn khinh khủng của những hoa lệ và những khổ cực của con người “. Chính thế giới phù hoa đó đã làm cho biết bao con người tha hoá nhân phẩm , trượt dài trong vòng tội lỗi trong đó có Raphaen. Bởi ngoài những lạc thú , con người ta sống không có tình người, sự giao tiếp giữa người với người chỉ dừng lại ở hàng vi cấu xé lẫn nhau Rời xa không gian ngột ngạt ấy, tác giả đưa người đọc đến không gian tĩnh lặng đến lạnh lẽo. Đó là căn nhà của Raphaen sau khi đã thành hầu tước giầu có, một căn nhà sang trọng , mà mỗi phòng là một kì quan, mà ở Pari không đến hai căn nhà như vậy. Nó khác hẳn với căn phòng trên gác xép mà Raphaen sống khi còn là một sinh viên nghèo khổ với “những bức tường vàng và bẩn. Mái nhà dốc thoai thoải và những ngói lở cho nhìn thấy trời”. Hai không gian gắn với hai chặng đường đời khác nhau của Raphaen. Khi còn nghèo khổ , Raphaen vẫn tràn đâyd nghị lực, tinh thần sống, anh làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ đến mức việc học tập “đối với tôi dường như là cái vấn đề đẹp nhất “ còn Raphaen bây giờ “chẳng bao giờ nói lấy một lời im lặng hoàn toàn trong nhà, cũng như ngoài vườn”. Hình ảnh căn nhà rộng lớn, vắng lặng như biểu tượng cho sự trống trải trong tâm hồn Raphaen. Anh ta không còn gì để nói, để làm ngoài chế độ ăn uống vô cùng nghiêm ngặt với mong muốn dành lại sự sống. ”Uớc muốn “ và “có thể “bị xoá đi trong ngôn ngữ của Raphaen nhưng đã được trả giá rõ ràng bằng cuộc đời của chính anh. Cho đến những ngày cuối cùng , mọi hi vọng về sự sống đều tan vỡ, Raphaen rời xa Paris ồn ào, hoa lệ nhưng thiếu vắng tình người , để dưỡng bệnh tại vùng quê bình lặng. Không gian mở ra hết sức thanh bình, nên thơ, ấm áp. Những con bò gặm cỏ trên cánh đồng , ngôi nhà xây bằng đá hoa cương lợp gỗ, những cành nho , những dây hoa hang, hoa nhài “mọc lan tràn”, hồ nước trong xanh. Có thể nói đây là một trong những đoạn tả cảnh hiếm hoi trong tác phẩm của Balzac. Thiên nhiên trong văn của Balzac thường ít được chú trọng khắc hoạ, thường được miêu tả ở góc độ hẹp và không phải là nơi thể hiện sự đồng cảm với nhân vật. Trước cảnh thiên nhiên tươi tắn ấy, lòng Raphaen vẫn trĩu nặng một nỗi ưu tư , đau buồn cho cuộc đời mình. Kết thúc tác phẩm là cái chết đau đớn của Raphaen bên cạnh người bạn tình trong gian phòng khách của ngôi nhà. Đây là cách kết thúc số phận của nhân vật thường gặp ở tác phẩm của Balzac. Các nhân vật đa phần chết trong không gian nhỏ hẹp, trong đơn côi như làm tăng thêm tấn bi kịch của cuộc đời nhân vật. Có thể nói, không gian trong tiểu thuyết của Balzac vừa mang tính chất cổ điển, vừa mang tính chất hiện đại. Cổ điện ở tính biệt lập đơn lẻ, hiện đại bởi nó gắn với cái kỳ ảo , nhưng là cái kỳ ảo của đời thường, của Pari , thành thị. Như vậy sự sáng tạo của Balzac đã vượt qua thời gian, không chỉ dừng lại ở thời đại ông mà còn vươn tới tương lai. Qua câu chuyện về “Miếng da lừa “ , Balzac đã taí hiện lại không gian của cả nước Pháp thế kỷ 19. Đó là nước Pháp với những con người đầy dục vọng, đam mê. Đam mê ấy gắn chặt với đồng tiền , với quyền lực_đó là động lực kịch tính của Tấn trò đời. Tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành , phá cách về nghệ thuật viết cảu Balzac. Từ Balzac trở đi, tất cả những tác phẩm có tính chất tiểu thuyết đều sẽ viết theo cách của ông, đôi khi còn để trang đua với dự định đồ sộ của ông, hoặc chống lại khỏi ảnh hưởng của Balzac. ” Thế kỷ 19 đa phần là một phát minh của Balzac “ là một lời ngợi ca xứng đáng cho văn hào này.
Tài liệu liên quan