Đề tài Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam_Đinh Thị Việt Thu

Trong những năm 1990, tốc độ toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng gây ra sự lo ngại rộng rãi trong nền kinh tế thế giới. Đây là những đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ 20, một xu hướng không thể đảo ngược vào thế kỷ 21. Những đặc điểm này dẫn tới những mối quan hệ gần gũi hơn giữa tất cả các nước và khu vực cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau và cạnh tranh lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, liệu một nước có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế liên tục và lành mạnh hay không được quyết định bởi việc nước này có thể đối phó lại với xu hướng phát triển kinh tế thế giới đúng lúc và điều chỉnh hướng phát triển của mình. Trong bối cảnh sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu sắc ở tầm khu vực và toàn cầu và việc các nước ASEAN đã gần thực hiện xong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), câu hỏi đặt ra là liệu ASEAN sẽ đi theo định hướng hội nhập khu vực nào sau AFTA. Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc ngày càng phát triển, việc Trung Quốc gia nhập WTO, những gần gũi về địa lý và văn hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, thì sự lựa chọn thiết lập một Khu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 2 - vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc – ACFTA (ASEAN – China Free Trade Area) có thể là một câu trả lời về một trong những định hướng hợp tác phát triển kinh tế tiếp theo của ASEAN. Thật vậy, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển và đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Việc thành lập một hiệp định thương mại tự do và tăng cường quan hệ song phương là một quyết định sáng suốt của hai bên trong quá trình theo đuổi những cơ hội phát triển mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhiều năm suy thoái của cường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đặc biệt có lợi đối với tiềm năng tăng trưởng kinh tế của hai bên. Hơn nữa, điều này sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế ở khu vực và cho phép ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thương mại quốc tế. Bên cạnh những cơ hội đó, việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc trong vòng 10 năm tới chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thách thức lớn đối với các nước tham gia, đặc biệt đối với các thành viên mới của ASEAN trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những cơ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 3 - hội và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một trong những vấn đề có tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay để có thể giúp các nước thành viên, nhất là Việt Nam, có thể chuẩn bị đầy đủ để tham gia có hiệu quả vào Khu vực mậu dịch tự do này. Do vậy, em mạnh dạn chọn đề tài "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam” với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ những mảng sáng tối của bức tranh kinh tế các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh một khu vực mậu dịch tự do được thiết lập giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó giúp Việt Nam hội nhập thành công vào khu vực này. Khoá luận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp lý luận biện chứng, phương pháp nghiên cứu tài liệu, có sự tổng hợp, phân tích và so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Bố cục của khoá luận, ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, bao gồm 3 chương chính: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 4 - Chương 1 phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và tóm tắt quá trình hình thành khu vực này, đồng thời khái quát hoá những nội dung cơ bản nhất của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (FAACCEC). Chương 2 đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức nói chung của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với các nước thành viên. Chương 3 là chương cuối cùng, tập trung vào những tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do này.

pdf268 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam_Đinh Thị Việt Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 1 - LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm 1990, tốc độ toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng gây ra sự lo ngại rộng rãi trong nền kinh tế thế giới. Đây là những đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ 20, một xu hướng không thể đảo ngược vào thế kỷ 21. Những đặc điểm này dẫn tới những mối quan hệ gần gũi hơn giữa tất cả các nước và khu vực cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau và cạnh tranh lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, liệu một nước có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế liên tục và lành mạnh hay không được quyết định bởi việc nước này có thể đối phó lại với xu hướng phát triển kinh tế thế giới đúng lúc và điều chỉnh hướng phát triển của mình. Trong bối cảnh sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu sắc ở tầm khu vực và toàn cầu và việc các nước ASEAN đã gần thực hiện xong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), câu hỏi đặt ra là liệu ASEAN sẽ đi theo định hướng hội nhập khu vực nào sau AFTA. Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc ngày càng phát triển, việc Trung Quốc gia nhập WTO, những gần gũi về địa lý và văn hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, thì sự lựa chọn thiết lập một Khu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 2 - vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc – ACFTA (ASEAN – China Free Trade Area) có thể là một câu trả lời về một trong những định hướng hợp tác phát triển kinh tế tiếp theo của ASEAN. Thật vậy, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển và đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Việc thành lập một hiệp định thương mại tự do và tăng cường quan hệ song phương là một quyết định sáng suốt của hai bên trong quá trình theo đuổi những cơ hội phát triển mới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhiều năm suy thoái của cường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đặc biệt có lợi đối với tiềm năng tăng trưởng kinh tế của hai bên. Hơn nữa, điều này sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế ở khu vực và cho phép ASEAN và Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thương mại quốc tế. Bên cạnh những cơ hội đó, việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 10 năm tới chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thách thức lớn đối với các nước tham gia, đặc biệt đối với các thành viên mới của ASEAN trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những cơ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 3 - hội và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một trong những vấn đề có tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong bối cảnh hiện nay để có thể giúp các nước thành viên, nhất là Việt Nam, có thể chuẩn bị đầy đủ để tham gia có hiệu quả vào Khu vực mậu dịch tự do này. Do vậy, em mạnh dạn chọn đề tài "Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam” với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ những mảng sáng tối của bức tranh kinh tế các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng trong bối cảnh một khu vực mậu dịch tự do được thiết lập giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó giúp Việt Nam hội nhập thành công vào khu vực này. Khoá luận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp lý luận biện chứng, phương pháp nghiên cứu tài liệu, có sự tổng hợp, phân tích và so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Bố cục của khoá luận, ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, bao gồm 3 chương chính: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 4 - Chương 1 phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và tóm tắt quá trình hình thành khu vực này, đồng thời khái quát hoá những nội dung cơ bản nhất của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (FAACCEC). Chương 2 đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức nói chung của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với các nước thành viên. Chương 3 là chương cuối cùng, tập trung vào những tác động của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do này. Dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu và tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh, khoá luận đã có những cố gắng nhất định nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về những cơ hội và thách thức đối với các nước thành viên, đặc biệt là đối với Việt Nam, một khi Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc được thành lập, từ đó đưa ra một số đề xuất để tăng cường sự hội nhập của Việt Nam vào Khu vực mậu dịch tự do này. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 5 - Tuy vậy, do tính mới mẻ của đề tài cũng như những hạn chế về thời gian, kiến thức và tài liệu nghiên cứu, khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của của các thầy cô và các bạn. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khoá luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cô, chú và anh, chị đang công tác tại Vụ hợp tác kinh tế đa phương (Bộ Ngoại giao), Trung tâm thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thông tin tư liệu thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), và Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Hà nội, tháng 12/ 2003 Sinh viên Đinh Thị Việt Thu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 6 - CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN - TRUNG QUỐC (ACFTA) 1.1. Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành ACFTA 1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên toàn cầu Nền kinh tế thế giới đã trải qua sự biến đổi chưa từng thấy trong nửa cuối những năm 1990. Đặc biệt, các hoạt động của các tập đoàn đã được toàn cầu hoá mạnh mẽ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự sáp nhập và mua lại (M&As) xuyên biên giới và thông qua các kênh giao dịch quốc tế khác nhau. Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, luật chơi mới về cạnh tranh đã được thiết lập ở các lĩnh vực như kiểm soát quản lý, quản lý công nghệ, nội địa hoá và mối quan hệ giữa các hãng, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài và sử dụng các chính sách thương mại quốc tế. Mục đích và nội dung của các thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) cũng đã thay đổi mạnh mẽ. Trong quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Liên minh Châu Âu (EU) vào nửa đầu những năm 1990, cuộc thảo luận kinh tế về những quan điểm thuận và chống PTA phần lớn chỉ giới hạn ở những đánh giá mang tính lý thuyết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 7 - và chiêm nghiệm về sức sáng tạo thương mại của J. Viner [1] và các tác động méo mó của thương mại. Tuy nhiên, không khí xung quanh ý tưởng chủ nghĩa khu vực đã thay đổi mạnh mẽ vào nửa cuối những năm 1990. Một đối tác tích cực là EU. Sau khi hoàn thành sự hội nhập sâu sắc giữa các nước thành viên, EU bắt đầu đàm phán một loạt khu vực mậu dịch tự do (FTA – Free Trade Area) với một số thành viên của Hội đồng thương mại tự do Châu Âu (EFTA), với các nước Đông Âu và các nước ven Địa Trung Hải. Các đối tác tích cực khác là những nước tương đối nhỏ bao gồm Mehico, Chile và Singapore. Những nước này đã đàm phán và ký kết một số FTA với cả những nước trong khu vực cũng như những nước cách xa về địa lý. Bị kích thích bởi các bước phát triển này, trong suốt những năm 80, Mỹ đã tích cực theo đuổi khả năng thành lập khu vực mậu dịch tự do với các nước khác ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bước đi đầu tiên của nước này là việc đưa ra đề nghị thành lập khu vực mậu dịch tự do với Australia. Năm 1987, Mike Mansfield - đại sứ Mỹ tại Nhật Bản đã đưa ra đề nghị nghiên cứu khả năng thành lập Khu vực mậu dịch tự do Mỹ – Nhật Bản. Năm 1989, báo cáo cuối cùng về “Sáng kiến ASEAN – Mỹ” đã được cùng nghiên cứu và đưa ra kêu Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 8 - gọi thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Mỹ. Gần đây hơn, năm 1997, Mỹ đã đưa ra đề nghị thành lập khu vực mậu dịch tự do P5 (Pacific 5 – nhóm 5 nước ở Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Chile, New Zealand, Singapore và Mỹ). Sang đến năm 2002, quá trình thành lập các khu vực mậu dịch tự do đã được Mỹ đẩy mạnh. Ngoài những FTA với Mehico, Canada, Jordan và Israel, trong năm 2003, Mỹ đã ký FTA với Singapore, Chile và các hiệp định khung về thương mại và đầu tư với Thái Lan, Philippines và Indonesia. Đầu tháng 6/ 2003, Mỹ cũng bắt đầu thương thảo để ký FTA với Liên hiệp quan thuế miền nam châu Phi (gồm các nước Nam Phi, Boswana, Lesotho, Namibia và Swaziland). Ngoài ra, Mỹ cũng đang xem xét khả năng ký kết FTA với Colombia và Bahrain (xem bảng 1). Bảng 1: Các khu mậu dịch tự do lớn của 1 số nước Các khu mậu dịch tự do đã ký kết Singapore Mehico Chile Mỹ EC/ EU * Mỹ và Canada (NAFTA), EU, Canada, Malta, Cyprus, Andora, Thổ Nhĩ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 9 - New Zealand, Nhật Bản, EFTA EFTA, Chile, Israel, Các nư thuộc khối tam giác phía bắc (El Salvador, Honduras, Nicaragoa), Dominica, Nicaragoa, Costa Rica, Bolivia, G3. Mehico, Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Honduras, Guatamela, Nicaragoa), Venezuela, Columbia, Equdor, MERCOSUR, Peru, Bolivia Canada và Mehico (NAFTA), Israel, Jordan Kỳ, Thuỵ Sỹ, Liechtenstein, Ireland, Norway, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovak, Rumania, Bulgaria, Lithuania, Estonia, Latvia, Faeroes, Slovenia, Mehico, Chile, Palestine, Tunisia, Israel, Jordan Các khu mậu dịch tự do đang đàm phán hay có kế hoạch bắt đầu đàm phán Mü, Mehico, Canada, Australia Singapore Mü, EU, EFTA, Hµn Quèc, Panama, Cuba, MERCOSUR Chile, FTAA, Singapore MERCOSUR, C¸c n­íc khèi Andean (Bolivia, Columbia, Peru, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 10 - Venezuela) C¸c khu mËu dÞch tù do ®ang ë giai ®o¹n ®Ò xuÊt Chile, EU, Hàn Quốc, Pacific 5 NhËt, New Zealand NhËt, Singapore, Pacific 5 Pacific 5 Nguån: Bé Kinh tÕ, Th­¬ng m¹i vµ C«ng nghiÖp NhËt B¶n (METI), 2001, Theo Sách trắng về thương mại quốc tế của JETRO (Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản), cho đến tháng 5/ 2003 đã có khoảng 250 hiệp định mậu dịch tự do (FTA) song phương và khu vực đã được thông báo cho GATT/ WTO, trong đó có 130 hiệp định được thông báo sau tháng 1/ 1995. Khoảng trên 170 FTA đang có hiệu lực và 70 FTA khác đã có hiệu lực mặc dù chưa được thông báo cho WTO. Dự kiến đến cuối năm 2005, sẽ có 300 hiệp định mậu dịch tự do song phương và khu vực có hiệu lực [2]. Chính tổng giám đốc WTO Sapuchai Panitchpakdhi cũng phải thừa nhận xu thế đàm phán hiệp định mậu dịch tự do song Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 11 - phương và khu vực đã trở nên phổ biến, và nghi ngại rằng xu thế này có thể phá vỡ các hoạt động đa phương trong khuôn khổ WTO [3]. Ở khu vực Đông Á, tính đến tháng 12/ 2002 chỉ có 4 khu vực như vậy được ký kết (tham khảo Phụ lục 1), nhưng điều cần nói là xu hướng này mới chỉ xuất hiện ở Đông Á từ năm 1999. Vào cuối năm 1998, Hàn Quốc đã đề nghị Nhật Bản nghiên cứu khả năng thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước. Tháng 9/ 1999, Singapore đã nhất trí với New Zealand về việc bắt đầu đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do, nước này cũng đưa ra đề nghị tương tự đối với các nước Chile, Mehico và Hàn Quốc. Tháng 10 năm đó, Singapore đã đưa ra đề nghị thiết lập quan hệ giữa Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) với Hiệp định quan hệ kinh tế gần gũi hơn giữa Australia và New Zealand (CER). Tháng 11 năm đó, Singapore bắt đầu đàm phán với Chile và tháng 12, nước này đề nghị đi đến một hiệp định với Nhật Bản. Chỉ đến năm 1999 và 2000, các cuộc đàm phán và nghiên cứu ở cấp chính phủ mới thật sự có được động lực, và đi tiên phong là Singapore khi nước này đưa ra sáng kiến đàm phán và nghiên cứu về khu vực mậu dịch tự do với một loạt các nước khác trong khu vực. Khái niệm về khu vực mậu dịch tự do đại Đông Á (EAFTA) đã được đưa ra Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 12 - thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN + 3 tổ chức vào tháng 12/ 2000 và các nước đã đi đến nhất trí thành lập một nhóm nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2001, Singapore và New Zealand đã đạt được thoả thuận và đó là khu vực mậu dịch tự do đầu tiên ở Đông Á phù hợp với Điều 24 của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Tháng 11 năm đó, ASEAN và Trung Quốc đã đi đến thoả thuận về nguyên tắc đối với việc thành lập 1 khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc trong vòng 10 năm. Lý do khiến cho hàng loạt FTA nói trên được ký kết là bởi lẽ thực tế đã cho thấy, ở một mức độ nhất định, nguồn lợi mà FTA mang lại cho các quốc gia là rất lớn: Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, các FTA gần như bao gồm toàn bộ các lĩnh vực trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành viên: không chỉ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, … mà cả các vấn đề khác như du lịch, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình … (tham khảo Phụ lục 2). Với phạm vi bao quát rộng như vậy, FTA sẽ đem lại nhiều lợi ích như mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ, tăng cường đàm phán đối với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 13 - một nước thứ ba. Hơn thế nữa, tự do thương mại thông qua FTA sẽ càng làm tăng sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và các tổ chức thương mại của các nước thành viên, tạo điều kiện cho họ dễ dàng thành công trong các vòng đàm phán đa phương. Với ý nghĩa như vậy, FTA chính là cánh cửa để một nước hội nhập thương mại với thế giới, khởi đầu cho quá trình tự do hoá cạnh tranh, từ đó các nước có nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác thích hợp. Thứ hai, mức độ điều chỉnh của các FTA sâu rộng hơn rất nhiều so với WTO, với những ưu đãi cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới tự do hoá tối đa và triệt tiêu hoàn toàn những trở ngại đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đặc biệt là vấn đề triệt tiêu thuế suất nhập khẩu xuống 0% và các ưu đãi mở cửa thị trường đầu tư. Ngoài ra, bản chất của các FTA không chỉ đơn thuần là việc tự do hoá thương mại, mà còn bao gồm cả việc hợp tác trong tất cả các lĩnh vực ngoài thương mại, ví dụ: hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong việc phát triển công nghệ thông tin, đơn giản hoá thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, … Nói cách khác, do hầu hết các FTA, đặc biệt là những FTA mới được ký kết gần đây, đã đa dạng hoá nội dung bên cạnh nội dung loại bỏ thuế quan Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 14 - và tự do hoá khu vực dịch vụ nên mỗi khi con đường đa phương bị tắc nghẽn hay cản trở, các nước liền tìm đến những dàn xếp song phương hay khu vực. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các FTA luôn đi ngược lại với tiến trình của các vòng đàm phán đa phương, bởi cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được các Khu vực mậu dịch tự do hỗ trợ hay ngăn cản tự do hoá thương mại trên phạm vi toàn cầu. Nhưng có thể thấy thành viên của hai khối mậu dịch tự do lớn nhất là EU và NAFTA đều là thành viên của WTO mà nguyên tắc cơ bản của tổ chức này là tối huệ quốc (không phân biệt đối xử) được nêu rõ ở điều khoản I, nên khả năng các FTA ngăn cản tiến trình tự do hoá toàn cầu là khó xảy ra. Thật vậy, tuy GATT và WTO đề cao nguyên tắc không phân biệt đối xử trong ngoại thương nhưng vẫn có những điều khoản cụ thể cho phép các thành viên tham gia FTA, với điều kiện phải thông báo về những FTA đó. Điều 24 của GATT quy định về việc thành lập và hoạt động của FTA và liên hiệp thuế quan đối với trao đổi hàng hoá. Điều 5 của GATS (Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ) cho phép lập các FTA về trao đổi dịch vụ. Ngoài ra còn có một điều khoản đặc biệt cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 15 - phép ký kết FTA về trao đổi hàng hoá giữa các thành viên là nước đang phát triển. Các quy định này có thể không bắt buộc trong các vụ giải quyết tranh chấp nhưng có tác dụng như là nguyên tắc ứng xử ở một chừng mực nào đó. Tuy nhiên, còn vượt xa phạm vi của những điều khoản này là việc không tồn tại bất kỳ một quy định chính sách nào khác được quốc tế thừa nhận. Vì thế, các thoả thuận khu vực có thể chứa đựng hầu hết các vấn đề vượt xa thương mại hàng hoá và dịch vụ. Nói cách khác, ở một mức độ nhất định, các FTA có tính bổ sung cho WTO trong việc tự do hoá thương mại. Chính vì vậy, giới học giả Nhật cho rằng các FTA nên theo mô hình WTO – cộng, nghĩa là bao gồm nhiều lĩnh vực hơn và mức độ sâu rộng hơn. Tại Hội nghị thách thức và cơ hội đối với việc hợp tác khu vực APEC ngày 16/ 5/ 2003 tại Tokyo (Nhật Bản), Đại sứ Singapore tại Nhật Bản cũng nêu rõ: “Tự do hoá thương mại theo WTO không có được nhiều bước tiến trong những năm gần đây do WTO có quá nhiều thành viên. Trong bối cảnh như vậy, các hiệp định tự do khu vực và song phương sẽ là cơ chế bổ sung tốt cho tiến trình đa phương” [3]. Như vậy, FTA là cách tiếp cận tốt thứ nhì đối với tự do hoá mậu dịch nhưng là giải pháp khả thi nhất trong một thế giới đa dạng. Tuy nhiên, FTA chỉ trở thành những viên đá lát đường cho toàn cầu hoá Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học Ngoại Thương - 16 - khi nó phải đảm bảo rằng ảnh hưởng do thương mại tăng lên (trade creation) lớn hơn ảnh hưởng do thương mại giảm đi (trade diversion) [1]. Đến khi đó, FTA sẽ có thể trở thành một đòn bẩy thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tự do thương mại toàn cầu và cuối cùng, chủ nghĩa khu vực mới sẽ đi vào liên kết kinh tế theo chiều sâu. Một điểm lợi nữa của FTA là trong quá trình hình thành mạng lưới các FTA, mối liên hệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cải cách kinh tế trong nước đã đặc biệt được chú trọng. Các FTA được xem như là các công cụ chính sác
Tài liệu liên quan