Đề tài Khủng hoảng tài chính 2008

Kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, khởi đầu từ Mỹ vào tháng 9/2008, cho đến nay đã có rất nhiều bản tường thuật về diễn biến của cuộc khủng hoảng này trên mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới; bao gồm những diễn biến trên thị trường tiền tệ - tín dụngvà thị trường chứng khoáncủa nhiều nước. Bản báo cáo nàyđiểm lại những vấn đề quan trọng nhất xoay quanh cuộc khủng hoảng được cho là chưa từng có trong lịch sử về quy mô và tốc độ ảnh hưởng. Trước hết, dưới đây là tóm lược những biện pháp cứu trợ được hàng loạt nền kinh tế hàng đầu trên thếgiới đã và đang thực hiện nhằm đối phó với khủng hoảng và nỗlực chặn đứng nó.

pdf32 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nov. 2008 2008 Phòng Phân tích & Dự báo thị trường (SRTC-UBCKNN) KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008 [Tổng hợp về cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, đang lan rộng trên phạm vi toàn thế giới và điểm dừng chưa thể dự đoán] Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 2 NỘI DUNG 1. Danh mục tiến trình cứu trợ sau khi nổ ra khủng hoảng………………………….2 2. Diễn biến thị trường chứng khoán thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009……4 3. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi bùng phát khủng hoảng đến đầu năm 2009………………………………………………………………………..11 4. Nhận định nguyên nhân khủng hoảng……………………………………………20 5. Các quan điểm dự báo……………………………………………………………...23 Kể từ khi cuộc khủng hoảng bùng phát, khởi đầu từ Mỹ vào tháng 9/2008, cho đến nay đã có rất nhiều bản tường thuật về diễn biến của cuộc khủng hoảng này trên mọi mặt của đời sống kinh tế thế giới; bao gồm những diễn biến trên thị trường tiền tệ - tín dụng và thị trường chứng khoán của nhiều nước. Bản báo cáo này điểm lại những vấn đề quan trọng nhất xoay quanh cuộc khủng hoảng được cho là chưa từng có trong lịch sử về quy mô và tốc độ ảnh hưởng. Trước hết, dưới đây là tóm lược những biện pháp cứu trợ được hàng loạt nền kinh tế hàng đầu trên thế giới đã và đang thực hiện nhằm đối phó với khủng hoảng và nỗ lực chặn đứng nó. TIẾN TRÌNH CỨU TRỢ Mỹ - 19/9/2008: Quan chức Chính phủ Mỹ bắt đầu triển khai kế hoạch 700 tỷ USD giúp các ngân hàng thoát khỏi tình trạng nợ xấu. - 6/10/2008: FED công bố kế hoạch mua một lượng lớn các khoản nợ ngắn hạn từ các công ty nhằm khai thông thị trường tiền tệ đang đóng băng. - 14/10/2008: Chính phủ Mỹ dùng 250 tỷ USD trong gói 700 tỷ để mua lại cổ phiếu của một số ngân hàng quan trọng. - 9/11/2008: Tập đoàn bảo hiểm khổng lồ AIG có thêm hỗ trợ tài chính của Chính phủ Mỹ, nâng tổng khoản tiền nhận cứu trợ lên 150 tỷ USD (khoản cứu trợ ban đầu là 85 tỷ USD). - 12/11/2008: Từ bỏ kế hoạch dùng một phần trong 700 tỷ USD mua lại khoản nợ xấu của các ngân hàng. Thay vào đó, chính phủ sẽ tập trung mua cổ phiếu của các tổ chức cho vay đang gặp khó khăn. - 15/11/2008: Hội nghị thượng đỉnh của nhóm các nền kinh tế giàu nhất thế giới được tổ chức tại Washington (Mỹ), do Tổng thống Bush chủ trì Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 3 - 23/11/2008: Các cơ quan quản lý tài chính chủ chốt của Mỹ, gồm Bộ Tài chính, Cục Dự trữ liên bang (FED) và Hãng bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thông báo các biện pháp lập lại ổn định tại Citigroup Inc. Bộ Tài chính sẽ bỏ ra 20 tỷ từ gói 700 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng có mạng lưới dịch vụ rộng nhất thế giới này. Trước đó, Citi đã nhận 25 tỷ USD và là một trong những ngân hàng đầu tiên nhận được hỗ trợ của Chính phủMỹ. - 25/11/2008: Gói giải pháp mới với tổng số tiền lên tới 800 tỷ USD được công bố. - Ngày 13/1/2009: Tổng thống đắc cử Mỹ B.Obama yêu cầu QH nước này giải ngân tiếp 350 tỷ USD trong Chương trình cứu trợ các tài sản đang gặp khó khăn (TARP) trị giá 700 tỷ USD giúp nước Mỹ đối phó cuộc khủng hoảng tài chính. - Ngày 15/1/2009: Thượng viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận cho Chính phủ giải ngân tiếp 350 tỷ USD kích thích kinh tế với tỷ lệ phiếu thuận/phiếu chống là 52/42. Một nửa còn lại của gói kích thích kinh tế 700 tỷ USD đã được chấp thuận để mua lại các tài sản đang gặp khó khăn tại Mỹ. - Đầu tháng 2/2009: Bộ trưởng bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner vừa mới tiết lộ một kế hoạch cứu trợ ngân hàng toàn diện trị giá ít nhất 1,5 nghìn tỷ USD với các mục tiêu sẽ hâm nóng lại thị trường tín dụng, củng cố các ngân hàng và hỗ trợ tích cực cho những người sở hữu nhà và các doanh nghiệp nhỏ; và đồng thời với việc triển khai này là áp dụng các tiêu chuẩn mới và cao hơn về tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình. Các nước khác (tháng 11/2008) - Nhật Bản: Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã thông báo khoản cứu trợ cả gói trị giá 27 nghìn tỷ yên (275 triệu đôla) trong đó có việc tăng cường hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ - Liên minh châu Âu: Đưa ra dự thảo cho chương trình cả gói kích thích kinh tế trong vòng 2 năm. Gói này sẽ chiếm ít nhất 1% tổng thu nhập của khối, tương đương khoảng 130 tỷ euro (170 tỷ USD). - Trung Quốc: Công bố gói giải pháp kinh tế trị giá 586 tỷ USD nhằm ngăn chặn tác động của khủng hoảng tài chính. Khoản tiền 586 tỷ USD được dành cho 10 lĩnh vực, trong đó có cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội từ nay đến năm 2010, tiêu dùng của người dân, đặc biệt là nhà ở giá rẻ, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và tái thiết các vùng bị thiên tai, như khu vực bị động đất tại tỉnh Tứ Xuyên. Một phần của gói kích thích cũng được dành cho khu vực tư nhân, - Hàn quốc: Chính phủ Hàn Quốc công bố khoản cứu trợ trị giá 100 tỷ đôla Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 4 trong thời hạn 3 năm để hỗ trợ cho tất cả các khoản nợ nước ngoài do các tổ chức tài chính trong nước đang phải gánh chịu; đồng thời là khoản hỗ trợ 30 tỷ đôla bơm vào các ngân hàng nhằm tăng tính thanh khoản. Ngoài ra, trong khu vực Đông Á, Trung quốc, Hàn quốc, Nhật Bản xem xét đóng góp dự trữ ngoại hối trong một quỹ chung trị giá 80 tỷ đôla nhằm đối phó với khủng hoảng - Tại Mỹ Latinh: Ác-hen-ti-na trở thành nước đầu tiên có các động thái ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Tổng thống nước này Cristina Kirchner đã đề xuất giảm thuế và tăng đầu tư, nhằm giúp hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nền kinh tế. Tổng thống cũng công bố quyết định bơm hơn 21 tỷ USD cho đầu tư hạ tầng của nước này. Ngoài ra, các tổ chức tiền tệ quốc tế cũng chuẩn bị phương án cứu trợ cho chính phủ một số nước nếu có nhu cầu. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông báo chuẩn bị một khoản trị giá 200 tỷ đôla nhằm sẵn sàng cứu trợ các nền kinh tế gặp khủng hoảng. Ukraine, Hungary và Iceland là những nước đầu tiên nhận cứu trợ của IMF. Ngân hàng thế giới thông qua Ngân hàng tái thiết phát triển quốc tế thuộc nhóm Ngân hàng thế giới năm trước đã cho vay 13,5 tỷ USD cho các nước có thu nhập trung bình; năm nay trong bối cảnh khủng hoảng, Ngân hàng này thông báo có khả năng tăng gấp đôi số vốn cho vay trên. Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc WB cũng đang xem xét thành lập một quỹ đặc biệt để đầu tư và tái cấp vốn cho ngân hàng vừa và nhỏ tại các nước nghèo nếu chính phủ các nước không đủ khả năng hỗ trợ. Dự kiến IFC đóng góp khoảng 1 tỷ USD và gây vốn thêm khoảng 2 tỷ USD từ các định chế tài chính quốc tế, ngân hàng thương mại, cơ quan tài chính của các chính phủ và nhà đầu tư khác. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI CUỐI NĂM 2008 Ngày giao dịch tuần từ 29/9-3/10/2008 ngay sau khi bùng phát khủng hoảng Mối quan tâm chính trong tuần từ 29/09/2008 đến 03/10/2008 là thông tin về kế hoạch gói giải cứu thị trường 700 tỷ của Chính phủ Mỹ và phản ứng của thị trường sau quyết định của Quốc hộiMỹ. Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, cả thế giới chứng kiến sự mất điểm thảm hại của tất cả các TTCK lớn trên thế giới sau khi có kết quả Hạ viện Mỹ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường của Chính phủ Mỹ. Thị trường chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 có ngày giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử, còn Nasdaq có ngày giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2000. Trong phiên giao dịch đầu tuần này, Dow Jones đã giảm tới 777,68 điểm (gần 7%). Các cổ phiếu khối tài chính dẫn đầu về biên độ giảm điểm, điển hình là cổ phiếu của Wachovia (81,6%), National City (63,34%), Morgan Stanley (15,19%), Goldman Sachs (12,53%) và City Group (11,19%). Tuy nhiên, giảm Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 5 điểm trên diện rộng chính là cổ phiếu của khối công nghệ như: Nasdaq (9%), Apple (17,92%), Google (11,61%), Yahoo (10,78%), Microsoft (8,72%) và Dell (9,35%). Biểu đồ 1: Chỉ số Dow Jones trong phiên giao dịch ngày thứ Hai 29/09/2008 Thị trường chứng khoán Châu Âu: Sụt giảm mạnh và xuống thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Kết thúc ngày giao dịch đầu tuần, FTSE-100 giảm 269,7 điểm (5,3%), đóng cửa ở mức 4.818,77 điểm; DAX giảm 4,23% và CAC-400 rơi 5,05%. Thị trường chứng khoán Châu Á: Cũng đồng loạt mất điểm khi kết thúc ngày giao dịch 29/09, trong đó thị trường Nhật Bản tiếp tục mất điểm phiên thứ ba liên tiếp. Dẫn đầu về biên độ giảm điểm là các cổ phiếu khối ngân hàng và cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn như Sumitomo Mitsui Financial Group mất 1,6%, cổ phiếu Mizuho Financial Group giảm 1,5%, Toyota giảm 3,2%, Honda Motor mất 3,9%... Kết thúc ngày giao dịch, Nikkei-225 giảm 149,55 điểm (tương đương 1,26%), đóng cửa ngày giao dịch ở mức 11.743,61, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu lên điểm. Cổ phiếu khối tài chính trên thị trường Hồng Kông giảm mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng mất 801,41 điểm (tương đương 4,29%), đóng cửa ở mức 17.880,68 điểm. Các chỉ số khác như Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 1,35% và Straits Times của Singapore giảm 2,35%. Tuần giảm điểm liên tục từ 29/09/2008 đến 03/10/2008 Sau phiên giảm điểm ngày 29/09/2008, TTCK đã chứng kiến một tuần mất điểm nghiêm trọng trên toàn cầu. Tất cả các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới đều liên tục mất điểm. Ngày 02/10: Dow Jones giảm 3,22% xuống mức 10.482,85 điểm. S&P 500 mất 4,08%, đóng cửa tại 1.114,28 điểm. Nasdaq đóng cửa tại 1.976,72 điểm, giảm 4,48%. Trong phiên này, phần lớn các cổ phiếu tại SGDCK New York cùng mất giá mạnh, cứ Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 6 5 mã giảm mới có 1 mã tăng giá. Đáng chú ý trong phiên này là sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu các tập đoàn lớn như: Cổ phiếu General Electric (GE) giảm tới 9,67%, cổ phiếu American Express (AXP) mất 9,05%, Alcoa (AA) trượt 8,89%, Apple (AAPL) mất 8,27%, Intel (INTC) giảm 7,13%... Tại Châu Á và Châu Âu, các thị trường chủ chốt cũng đồng loạt giảm điểm. Tuy nhiên, chỉ số Hang Seng và và chỉ số Straits Times tăng nhẹ tương ứng 1,08% và 0,2%. Ngày 03/10: Bảng 1: Chỉ số chứng khoán thế giới ngày 3/10/2008 TTCK Mỹ Giá trị Thay đổi % thay đổi Dow Jones Index 10,325.38 -157.47 -1.50% S&P 500 Index 1,099.23 -15.05 -1.35% Nasdaq Composite Index 1,947.39 -29.33 -1.48% TTCK Châu Âu Giá trị Thay đổi % thay đổi DJ Euro Stoxx 50 3,113.82 106.31 3.53% FTSE 100 Index 4,980.25 109.91 2.26% DAX 30 Index 5,797.03 136.40 2.41% CAC 40 Index 4,080.75 117.47 2.96% TTCK Châu Á Giá trị Thay đổi % thay đổi Nikkei 225 Index 10,938.14 -216.62 -1.94% Hang Seng Index 17,682.40 -528.71 -2.90% CSI 300 Index 1,143.66 -1,100.00 -49.03% KOSPI Index 1,419.65 0.00 0.00% Straits Times Index 2,297.12 -66.48 -2.81% Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu thị trường, các chỉ số chính đã tăng mạnh vào đầu ngày giao dịch nhưng sau đó vào cuối ngày các chỉ số đều quay đầu và tiếp tục đi xuống. Nguyên nhân là các nhà phân tích cho rằng nguy cơ về một cuộc suy thoái kinh tế trong dài hạn vẫn còn hiển hiện. Sự lo ngại này bắt nguồn từ những báo cáo không tốt của các ngành công nghiệp chủ chốt như ô tô, báo cáo tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng... Ngày 07/10: Phiên giảm mạnh đã đưa cả ba chỉ số chính của Phố Wall về mức thấp nhất kể từ cuối năm 2003. Thị trường tín dụng tiếp tục căng thẳng khiến giới kinh doanh trở nên bi quan hơn về triển vọng kinh tế Mỹ và lo sợ kinh tế thế giới có khả năng đang bước vào một chu kỳ suy thoái mới sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Thị trường Mỹ tiếp tục có sự sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, thị trường châu Á và châu Âu tình hình khả quan hơn khi mức giảm không sâu, thậm chí có một số thị trường đã có sự tăng trưởng nhờ những nỗ lực của nhiều nước trong khu vực nhằm chống lại khủng hoảng tài chính. Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 7 Ngày 09/10: Các chỉ số chính trên phố Wall đều sụt giảm với biên độ trên 5% và đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm trở lại đây. Không chỉ cổ phiếu ngành tài chính, hàng hiệu trong lĩnh vực ô tô, công nghệ cũng bị cuốn vào cơn bão giảm giá, trong đó General Motors giảm 31% và Ford Motor mất 21% giá trị. Vào đúng dịp kỷ niệm một năm phố Wall lập kỷ lục, Dow Jones Index đứt phanh, rơi xuống ngưỡng 9.000 điểm, thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Tính chung trong bảy phiên qua, Dow Jones đã mất 2.271 điểmm tương đương 20,1%. Ngày 10/10: Trên phố Wall, các chỉ số chính đã hãm đà giảm tốc so với ngày giao dịch trước đó, thậm chí Nasdaq còn có sự tăng nhẹ với mức 0,27%. Ngược lại, các chỉ số chính trên thị trường châu Á và châu Âu lại tiếp tục giảm sâu với tỷ lệ trên dưới 7%. Như vậy, sau một tuần, hầu như tất cả các thị trường chính đều có sự mất điểm đáng kể. Dow Jones giảm 1.874 điểm, mức giảm tồi tệ nhất từ trước đến nay tính cả bằng phần trăm lẫn điểm giá trị. Tâm lý hoảng loạn đã khiến các nhà đầu tư liên tục rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán. Chỉ trong vòng một tuần đã có tới 43,3 tỷ đôla được rút ra khỏi các quỹ tương hỗ. Bảng 2: Chỉ số chứng khoán thế giới từ 6/10-10/10/2008 % thay đổi 10/10 so với cuối tuần trước TTCK Mỹ 06/10 07/10 08/10 09/10 10/10 Thay đổi %thay đổi Dow Jones Index -3.58% -5.11% -2.00% -7.33% -1.49% -1874.19 -18.15% S&P 500 Index -3.85% -5.74% -1.13% -7.62% -1.18% -200.01 -18.20% Nasdaq Composite Index -4.34% -5.80% -0.83% -5.47% 0.27% -297.88 -15.30% TTCK Châu Âu % thay đổi Thay đổi %thay đổi DJ Euro Stoxx 50 -7.86% 0.37% -6.42% -2.43% -7.88% -691.95 -22.22% FTSE 100 Index -7.85% 0.35% -5.18% -1.21% -8.85% -1048.19 -21.05% DAX 30 Index -7.07% -1.12% -5.88% -2.53% -7.01% -1252.72 -21.61% CAC 40 Index -9.04% 0.55% -6.31% -1.55% -7.73% -904.26 -22.16% TTCK Châu Á % thay đổi Thay đổi %thay đổi Nikkei 225 Index -4.25% -3.03% -9.38% -0.50% -9.62% -2661.71 -24.33% Hang Seng Index -4.97% 0.00% -8.17% 3.31% -7.19% -2885.53 -16.32% CSI 300 Index 86.13% -1.23% -3.78% -1.36% -4.43% 763.3 66.74% KOSPI Index -4.29% 0.54% -5.81% 0.64% -4.13% -178.18 -12.55% Straits Times Index -5.61% 0.43% -6.61% 3.40% -7.34% -348.79 -15.18% Tại châu Á, những lo ngại về việc cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ dẫn đến suy thoái cùng những dự báo không mấy khả quan về sản lượng của các Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 8 mặt hàng xuất khẩu như ô tô vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường Nhật Bản. Kết thúc tuần, chỉ số Nikkei 225 đánh dấu 7 phiên giảm liên tiếp và dừng lại ở mức 8.276,43 điểm, giảm tới 24% so với đầu tuần. Tại châu Âu, sau năm ngày giao dịch, FTSE-100 giảm 21%, CAC-40 mất 22,15% và DAX-30 giảm 21,6%. Sau khi giảm mạnh điểm trong 2 tuần liên tiếp, vào đầu tuần tiếp theo, hầu hết các chỉ số chính trên thế giới đều tăng điểm mạnh. Một trong những nguyên nhân được đưa ra để giải thích cho đợt tăng điểm này là giá chứng khoán đã xuống khá thấp trong hơn 10 ngày qua, đồng thời tất cả các quốc gia hàng đầu trên thế giới đều có những động thái nhằm cứu vãn thị trường tài chính. Bảng 3: Giá trị sụt giảm của các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới thời điểm cuối năm 2008. TTCK Mỹ Giá trị (30/12/08) Thay đổi so với 2007 Thay đổi % thay đổi Dow Jones Index 8.668,39 4.375,57 34,6 Nasdaq Composite Index 890,64 1.058,93 41,5 S&P 500 Index 1.550,70 556,52 39,3 TTCK Châu Âu Giá trị (30/12/08) Thay đổi so với 2007Thay đổi % thay đổi FTSE 100 Index 4.392,68 2.024,02 31,5 DAX 30 Index 4.810,20 3.138,91 39,5 CAC 40 Index 3.217,13 2.333,23 42,0 TTCK Châu Á Giá trị (30/12/08) Thay đổi so với 2007Thay đổi % thay đổi Taiwan Weighted 4.589,04 3.734,01 44,8 Nikkei 225 Index 8.859,56 5.831,85 42,1 Hang Seng Index 14.235,50 13.325,02 48,8 KOSPI Index Composite 1.124,47 728,98 40,7 Straits Times Index 1.770,65 1.690,57 49,0 Shanghai Composite 1.832,91 3.428,65 65,2 BSE 30 9.716,16 10.749,14 52,2 ASX 3.591,40 2.842,70 44,1 VN-Index 316,32 604,75 65,9 DIỄN BIẾN KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI ĐẦU NĂM 2009 02/01/2009- Ngày giao dịch đầu tiên của năm 2009 Ngày giao dịch đầu tiên của năm 2009 hầu hết tất cả các thị trường trên thế giới đều có sự tăng điểm, thậm chí là tăng rất mạnh. Với những dự báo khả quan về tình hình thị trường tài chính thế giới trong năm 2009, nhiều nhà đầu tư đã thực Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 9 hiện việc mua gom cổ phiếu, đặc biệt là cổ phiếu khối công nghệ cho dù số liệu cho thấy tình hình sản xuất suy giảm mạnh. Ngày 07/01/2009 Sau phiên tăng điểm ngày 06/01/2009 do sự lạc quan của nhà đầu tư vào kế hoạch gói kích thích kinh tế trị giá trên 800 tỷ USD của Tổng thống mới đắc cử Barrack Obama, thị trường Mỹ lại tụt dốc sau những công bố của Chính phủ về tình hình thất nghiệp và dự báo mức tăng trưởng âm 2,2% trong năm 2009. Các thị trường chính của Mỹ có phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu tháng. Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 245,40 điểm, tương đương -2,72%, đóng cửa ở mức 8.769,7. Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 53,32 điểm, tương đương -3,23%, chốt ở mức 1.599,06. Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 28,05 điểm, tương đương -3%, đóng cửa ở mức 906,65. Tại Châu Âu, sau 06 ngày liên tiếp khởi sắc, thị trường lại giảm điểm do những lo ngại từ nền kinh tế Mỹ. Các cổ phiếu ngành năng lượng và dầu mỏ dẫn đầu về biên độ giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 131,41 điểm, tương đương -2,83%, đóng cửa ở mức 4.507,51, khối lượng giao dịch đạt 1,87 tỷ cổ phiếu. Chỉ số DAX của Đức hạ 1,77%, khối lượng giao dịch đạt 29 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,48%, khối lượng giao dịch đạt 177,7 triệu cổ phiếu. Chứng khoán Châu Á biến động không đồng đều với việc tăng điểm ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Úc. Thị trường Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông và Singapore mất điểm, trong đó Ấn Độ và Hồng Kông giảm mạnh do ảnh hưởng của thông tin các tổ chức nước ngoài có kế hoạch bán bớt cổ phần mà họ nắm giữ tại một số ngân hàng lớn ở các nước này làm cho cổ phiếu khối ngân hàng giảm mạnh, qua đó kéo toàn thị trường đi xuống. Ngày 14/01/2008 Tại thị trường Mỹ, những lo ngại về triển vọng ngành ngân hàng Mỹ, châu Âu cũng như số liệu không khả quan về doanh số bán lẻ ở Mỹ, đã đẩy chứng khoán Phố Wall giảm mạnh. Lệnh bán cổ phiếu khối ngân hàng, công nghệ...được tung ra đã đẩy cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ luôn luôn ở dưới ngưỡng giá trị so với phiên trước đó. Chỉ số S&P Tài chính mất 5,7%, trong đó cổ phiếu Citigroup đã giảm 23,22% xuống 4,53 USD/cổ phiếu, cổ phiếu Morgan Stanley mất 8,85%, cổ phiếu JPMorgan hạ 1,67%, cổ phiếu Bank of America mất 4,23%, cổ phiếu HSBC, Deutsche Bank niêm yết trên sàn New York có mức giảm lần lượt là 8% Phòng PT&DBTT-Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 10 và 9,2%. Trong ngày giao dịch, cổ phiếu của Motorola đã giảm 4,86% xuống 4,11 USD/cổ phiếu sau khi hãng này công bố cắt giảm 4.000 việc làm và các chi phí khác để tiết kiệm được khoảng 700 triệu USDKết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục giảm 248,42 điểm, tương đương -2,94 %, đóng cửa ở mức 8.200,14. Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 56,82 điểm, tương đương -3,67%, chốt ở mức 1.489,64. Chỉ số S&P 500 mất 29,17 điểm, tương đương -3,35%, đóng cửa ở mức 842,62. Tại Châu Âu, những cảnh báo về khả năng cắt giảm kết hoạch lợi nhuận và phải tăng vốn của HSBC, cũng như việc thua lỗ 6,4 tỷ USD trong quý 4/2008 của ngân hàng lớn nhất ở Đức - Deutsche Bank, đã đẩy cổ phiếu khối ngân hàng châu Âu sụt giảm với biên độ lớn. Cổ phiếu của HSBC giảm 9,8%, cổ phiếu Royal Bank of Scotland mất 17%, cổ phiếu BNP Paribas, Banco Santander và Credit Suisse giảm từ 6,9 - 8,6%... Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 218,51 điểm, tương đương -4,97%, đóng cửa ở mức 4.180,64, khối lượng giao dịch đạt 2,1 tỷ cổ phiếu. Chỉ số DAX của Đức tiếp tục hạ 4,63%, khối lượng giao dịch đạt 45,68 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 4,56%, khối lượng giao dịch đạt 184 triệu cổ phiếu. Thị trường châu Á trong chiều hướng ngược lại đã đồng loạt phục hồi do sự tăng lên mạnh mẽ của cổ phiếu khối công nghệ và năng lượng. Trung Quốc cũng công bố những số liệu thông kê lại cho thấy GDP của nước này đã vượt qua Đức từ năm 2007 để trở thành nền kinh tế lớ
Tài liệu liên quan