Nền kinh tế của Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất kể từ năm 1930, cuộc khủng hoảng này lớn hơn mọi cuộc khủng hoảng
tài chính chu kỳ đã diễn ra trong lịch sử, nó không chỉ khiến cho nền kinh tế
của Mỹ mà kinh tế của cả thế giới cũng lâm vào tình trạng suy thoái trầm
trọng. Hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ phải chứng kiến nhiều cuộc
sụp đổ, thậm chí là sự phá sản của những định chế tài chính “gạo cội” có lịch
sự hoạt động hơn một trăm năm. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xảy ra
cuộc khủng hoảng này chính là những bất cập trong vấn đề giám sát hệ thống
Tài chính – Ngân hàng tại Mỹ. Mô hình giám sát được đánh giá vào bậc tiên
tiến và vững mạnh nhất thế giới cũng không thể lường trước và ngăn ngừa
được rủi ro hệ thống.
Tại Việt Nam, nền kinh tế nói chung và hệ thống Tài chính – Ngân
hàng nói riêng cũng đã hứng chịu ít nhiều những tác động tiêu cực theo xu thế
suy thoái kinh tế của Mỹ và toàn cầu. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng tài chính
Mỹ đã đặt ra một cơ hội để những nhà hoạch định chính sách trong nước đánh
giá lại và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong vấn đề giám sát
hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ từ góc độ giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng để
xây dựng một mô hình giám sát vững mạnh cho hệ thống Tài chính – Ngân
hàng trong nước, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một
yêu cầu cấp thiết đang đặt ra từng ngày. Nhận thức rõ được vai trò và tầm
quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Khủng hoảng tài
chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu.
71 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
Chƣơng I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ - HỆ
THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH MỸ HIỆN NAY
1. Tổng quan về hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ.
2. Phân tích nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay.
2.1. Nguyên nhân sâu xa theo phân tích của nhóm nghiên cứu.
2.1.1 Chứng khoán hoá và các công cụ phái sinh – điểm đặc sắc của cuộc
khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.
3. Vai trò tất yếu của hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng.
Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tổng quan chung về hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay.
1.1. Giới thiệu.
1.2. Một vài đặc trưng của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.
1.2.1. Đặc trưng về mặt hoạt động vĩ mô của hệ thống tài chính – ngân hàng.
1.2.2. Đặc trưng trên bình diện rủi ro hệ thống.
2. Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam
hiện nay.
2.1. Thực trạng.
2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng ở Việt Nam.
2.2.1. Kết quả đạt được.
2.2.2. Những mặt hạn chế.
3. Những diễn biến có thể dự đoán.
ii
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
TẠI VIỆT NAM
1. Định hướng của hoạt động giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại
Việt Nam.
2. Đề xuất các giải pháp.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Để cho thuận tiên, nhóm nghiên cứu gọi các bảng biểu, sơ đồ là hình vẽ.
Hình 1. Tổ chức của Hệ thống dự trữ Liên bang
Hình 2: CPI và lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp phi tài chính trong
phần trăm GDP
Hình 3: Một cách đơn giản mô hình hóa cuộc khủng hoảng Mỹ
Hình 4: Lãi suất tại Mỹ
Hình 5: Lãi suất cho vay thế chấp
Hình 6: Tỷ lệ tiết kiệm tại Mỹ
Hình 7: Cho vay dưới chuẩn và chất lượng các khoản tín dụng
Hình 8: Quy trình của hoạt động chứng khoán hoá
Hình 9: Sơ đồ phân nhánh các CDO từ MBS, ABS
HÌnh 10: Mô hình bùng phát khủng hoảng do cạn kiệt nội sinh của chu trình
tài chính
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHTW: Ngân hàng Trung Ương
NHQG: Ngân hàng Quốc gia
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
TTCK: Thị trường chứng khoán
CK: Chứng khoán
TCNH: Tài chính – Ngân hàng
HOSE: Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM
HNX: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
OTC: Thị trường chứng khoán phi tập trung
BHTG: Bảo hiểm tiền gửi
BH: Bảo hiểm
QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân
NHTM: Ngân hàng thương mại
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Nền kinh tế của Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất kể từ năm 1930, cuộc khủng hoảng này lớn hơn mọi cuộc khủng hoảng
tài chính chu kỳ đã diễn ra trong lịch sử, nó không chỉ khiến cho nền kinh tế
của Mỹ mà kinh tế của cả thế giới cũng lâm vào tình trạng suy thoái trầm
trọng. Hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ phải chứng kiến nhiều cuộc
sụp đổ, thậm chí là sự phá sản của những định chế tài chính “gạo cội” có lịch
sự hoạt động hơn một trăm năm. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xảy ra
cuộc khủng hoảng này chính là những bất cập trong vấn đề giám sát hệ thống
Tài chính – Ngân hàng tại Mỹ. Mô hình giám sát được đánh giá vào bậc tiên
tiến và vững mạnh nhất thế giới cũng không thể lường trước và ngăn ngừa
được rủi ro hệ thống.
Tại Việt Nam, nền kinh tế nói chung và hệ thống Tài chính – Ngân
hàng nói riêng cũng đã hứng chịu ít nhiều những tác động tiêu cực theo xu thế
suy thoái kinh tế của Mỹ và toàn cầu. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng tài chính
Mỹ đã đặt ra một cơ hội để những nhà hoạch định chính sách trong nước đánh
giá lại và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong vấn đề giám sát
hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu cuộc khủng
hoảng tài chính Mỹ từ góc độ giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng để
xây dựng một mô hình giám sát vững mạnh cho hệ thống Tài chính – Ngân
hàng trong nước, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một
yêu cầu cấp thiết đang đặt ra từng ngày. Nhận thức rõ được vai trò và tầm
quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Khủng hoảng tài
chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu.
2. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
2
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm
2008 và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân Hàng tại Mỹ và Việt
Nam. Đề tài có tầm bao quát và xem xét lại nhiều vấn đề trong quá khứ lâu
dài về trước, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu tập trung vào khoảng thời gian từ
năm 1999 đến nay, trước khi xảy ra hai sự kiện là bong bóng “dot.com” và
khủng bố 11/9 tại Mỹ. Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu những bài học kinh
nghiệm và rút ra giải pháp cho vấn đề giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam
từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó các
phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị sẽ giải thích đặc điểm và
nguyên nhân khủng hoảng một cách sinh động.
4. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và phụ lục, bài viết có kết cấu như sau:
Chương I: Lý luận chung về khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám
sát hệ thống TCNH.
Chương II: Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống TCNH tại Việt
Nam hiện nay.
Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động
giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam.
5. Kết quả nghiên cứu dự kiến.
Đóng góp chủ yếu của đề tài là: i, Khái quát hóa cở sở lý luận về khủng
hoảng tài chính Mỹ và kinh nghiệm trong hoạt động giám sát hệ thống TCNH
tại Mỹ; ii, Phân tích năng lực của hoạt động giám sát tại Việt Nam hiện nay;
iii, Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho hoạt động giám sát hệ
thống TCNH tại Việt nam.
3
Do đây là một lĩnh vực có tính vĩ mô rất cao, cộng với trình độ người
viết còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm
nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
4
Chƣơng I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ - HỆ
THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH MỸ HIỆN NAY
1. Tổng quan về hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ.
Hệ thống tài chính Mỹ được cho là một hệ thống phức tạp về cấu trúc
và chức năng. Có nhiều loại hình tổ chức khác nhau: ngân hàng, công ty bảo
hiểm, quỹ tương trợ, thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu…tất cả những
tổ chức này đều được chính phủ giám sát. Hệ thống tài chính này chuyển
nhiều tỉ đô la mỗi năm từ những nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn để đầu
tư.
Ở Mỹ, các ngân hàng hoạt động trong một hệ thống quản lý ngân hàng
kép (dual banking system) – nghĩa là cả chính quyền liên bang và tiểu bang
đều có quyền kiểm soát đối với ngân hàng. Hệ thống này được thiết lập nhằm
giúp chính quyền tiểu bang kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động ngân hàng trong
phạm vi lãnh thổ của mình, đồng thời đảm bảo cho các ngân hàng được chính
quyền tiểu bang và cộng đồng địa phương đối xử công bằng khi mở rộng hoạt
động sang các bang khác nhau. Các cơ quan quản lý hệ thống tài chính quan
trọng của chính phủ Mỹ là Hệ thống dự trữ liên bang (FED), Cục kiểm soát
tiền tệ, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC), Bộ Tư pháp, Ủy ban
chứng khoán và hối đoái cũng có vai trò quản lý ngân hàng nhưng kém quan
trọng hơn, trong khi đó Hội đồng ngân hàng bang là cơ quan quản lý cấp bang
cao nhất của các ngân hàng Mỹ.
Khi các ngân hàng trong hệ thống tài chính thực hiện nghiệp vụ nhận
tiền gửi vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng, họ phải
tiến hành những công việc đó trong một khung pháp lý chặt chẽ được xây
dựng chủ yếu để bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Các nhà ngân hàng thường nói
với nhau rằng những ký tự FDIC (Federal Deposit Insurance Corporation) –
Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang – thực sự nghĩa là "Yêu cầu tăng vốn
5
không ngừng" – Forever Demanding Increase Capital. FDIC và các cơ quan
quản lý ngân hàng khác dường như không ngừng yêu cầu (ít nhất là đối với
các ngân hàng của Mỹ) phải tăng vốn nhiều hơn, tăng cường cung cấp các báo
cáo, mở rộng hơn nữa các dịch vụ công cộng… Ở Mỹ cũng như hầu hết các
quốc gia khác, không một ngân hàng mới nào có thể thành lập nếu không
được Chính phủ chấp thuận. Việc ngân hàng cung cấp dịch vụ nhận tiền gửi
và các công cụ tài chính khác cho công chúng để huy động vốn đều đòi hỏi
phải có sự cho phép của các cơ quan quản lý ngân hàng. Chất lượng danh mục
cho vay đầu tư cũng như sự hợp lý về vốn chủ sở hữu của ngân hàng luôn
được các thanh tra ngân hàng xem xét cẩn thận. Khi một ngân hàng muốn mở
rộng hoạt động bằng cách xây dựng một tòa nhà mới, sáp nhập với một ngân
hàng khác, thiếp lập văn phòng chi nhánh hoặc tiếp nhận hay bắt đầu một hoạt
động kinh doanh phi ngân hàng, trước hết nó phải nhận được sự đồng ý của
cơ quan quản lý. Sau cùng, chủ sở hữu của một ngân hàng không thể đưa
quyền đóng cửa và rút lui khỏi ngành nếu họ không có sự chấp thuận rõ ràng
bằng văn bản từ chính cơ quan quản lý, nơi đã cấp quyết định thành lập ngân
hàng.
Các cơ quan quản lý ngân hàng tại Mỹ và chức năng của chúng
Hệ thống dự trữ liên bang – Federal Reserve System
Giám sát và quản lý thường xuyên tất cả các ngân hàng được chính quyền
tiểu bang cấp giấy phép (ngân hàng bang) và các công ty sở hữu ngân hàng
hoạt động tại Mỹ.
Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc trên tiền gửi.
Thông qua các đơn vị sáp nhập, thiết lập chi nhánh, hoặc thực hiện chức
năng tín thác.
Quyết định công nhận, giám sát và kiểm tra các công ty quốc tế hoạt động
trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ.
Cục quản lý tiền tệ - Controller of Currency
6
Ban hành quyết định thành lập cho các ngân hàng nội địa mới.
Giám sát và kiểm tra thường xuyên tất cả các ngân hàng nội địa.
Thông qua tất cả các đơn vị sáp nhập, thiết lập chi nhánh, thực hiện chức
năng tín thác.
Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang – Federal Deposit Insurance
Corporation (FDIC)
Bảo hiểm các khoản tiền gửi cho ngân hàng tuân thủ các quy định của công
ty.
Thông qua tất cả các đơn vị sát nhập, thiết lập chi nhánh, thực hiện chức
năng tín thác của những ngân hàng được bảo hiểm.
Yêu cầu mọi ngân hàng được bảo hiểm tập hợp các báo cáo về tình trạng
tài chính của họ.
Bộ Tƣ pháp – Department of Justice
Xem xét và thông qua các đề nghị sáp nhập của ngân hàng và công ty sở
hữu ngân hàng. Nghiên cứu tác động của chúng đối với cạnh tranh và chấn
chỉnh kịp thời nếu đề nghị này tác động tiêu cực đáng kể tới mức độ cạnh
tranh trên thị trường.
Ủy ban hối đoái và chứng khoán
Thông qua các đề nghị về việc phát hành chứng khoán của ngân hàng và
của công ty sở hữu ngân hàng.
Hội đồng ngân hàng bang – State Banking Board or Commission
Ban hành giấy phép thành lập ngân hàng mới.
Giám sát và kiểm tra thường xuyên tất cả các ngân hàng được cấp giấy
phép của bang.
Có quyền thông qua tất cả đơn yêu cầu của các ngân hàng hoạt động trong
phạm vi bang về việc thành lập công ty con, tiếp quản các chi nhánh, hoặc
thành lập văn phòng chi nhánh mới.
7
Bàn về sự độc lập của Fed
Những quy định về ngân hàng và quản lý ngân hàng tại Mỹ được kiểm
soát bởi Cục dự trữ liên bang (Fed). Cũng giống như mọi NHTW trên khắp
thế giới, Fed tác động tới hoạt động hàng ngày của các ngân hàng nhiều hơn
bất kỳ cơ quan nào khác của Chính phủ. Công việc chủ yếu là thực hiện chính
sách tiền tệ, bao gồm việc đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống tài
chính – ngân hàng, đảm bảo sự tương hợp của quá trình cung ứng tiền tệ và
tín dụng với các mục tiêu kinh tế quốc gia. Bằng cách kiểm soát tốc độ tăng
trưởng của mức cung tiền tệ và tín dụng (bao gồm các khoản cho vay và đầu
tư chứng khoán của ngân hàng), Fed cố gắng đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế
ở một tốc độ thích hợp, thất nghiệp được giữ ở mức thấp, duy trì lạm phát hợp
lý và đảm bảo giá trị đồng USD trên thị trường quốc tế được giữ vững. Một
điểm khác biệt rõ rệt của Fed so với các NHTW khác trên thế giới là Fed
tương đối tự do trong việc theo đuổi những mục tiêu này bởi nó không phụ
thuộc vào nguồn tài trợ của Chính phủ. Thay vào đó, Fed có thể tăng vốn của
mình từ việc bán các dịch vụ và mua bán chứng khoán. Hàng năm, Fed
chuyển phần lớn lợi nhuận vào Kho bạc Mỹ sau khi đã bổ sung vốn và trả lãi
cho các ngân hàng nắm giữ cổ phần của Quỹ dự trữ liên bang. Ngược lại, các
NHTW của Nhật, Anh, Pháp, Italy, Tây Ban Nha và các nước khác dường
như được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ hơn của Chính phủ, và các nước này
nói chung đều trải qua những giai đoạn lạm phát cao với nhiều vấn đề kinh tế
trong những năm gần đây, điểm này nói lên rằng sự độc lập của Fed làm cho
nó có thể đạt được các mục tiêu kinh tế dài hạn dễ dàng hơn (đặc biệt là kiềm
chế lạm phát) do ít phải chịu áp lực chính trị.
Fed có một cấu trúc tổ chức rất lớn, phức tạp với nhiều bộ phận gần
giống như bộ máy hành chính của Chính phủ (xem sơ đồ). Trung tâm ra quyết
định và đồng thời có quyền lực lớn nhất trong hệ thống dự trữ liên bang là
Hội đồng thống đốc (Board of Governors) tại Washington, DC. Tất cả các
8
ngân hàng do Cục quản lý tiền tệ cấp giấy phép và một số ngân hàng thành
viên bang sẵn sàng tuân thủ sự giám sát và quản lý của Fed được xem là ngân
hàng thành viên. Các tổ chức thành viên phải mua cổ phiếu (tối đa là 6% vốn
và thặng dư vốn) của ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và phải chịu sự
kiểm tra hoạt động toàn diện của Fed. Các ngân hàng thành viên của hệ thống
dự trữ liên bang chỉ có một số ít đặc quyền bởi vì các dịch vụ của Fed được
cung cấp cho tất cả các tổ chức nhận tiền gửi đặt dự trữ tại Fed.
9
Hội đồng thống đốc
Washington, DC
(7 thành viên)
Các ngân hàng thành
viên của Hệ thống
DTLB (gồm tất cả các
ngân hàng Quốc gia và
các ngân hàng bang
được tham gia Hệ
thống)
25 chi nhánh của các
ngân hàng DTLB ở các
thành phố
12 Ngân hàng Dự trữ
liên bang (DTLB) khu
vực
Những người kinh doanh chứng
khoán trên thị trường sơ cấp, đại
diện cho các nhà đầu tư trên thị
trường vốn và thị trường tiền tệ
Phòng giao dịch tại ngân hàng Dự trữ
liên bang New York (chỉ đạo bởi một
phó chủ tịch của NHDTLB New York,
người đồng thời quản lý danh mục
chứng khoán của toàn bộ Hệ thống
DTLB)
Uỷ ban thị trường mở Liên bang
(FOMC), gồm 7 thành viên Hội
đồng thống đốc và 5 trong số 12
chủ tịch của các ngân hàng Dự trữ
liên bang)
Chủ tịch của các
ngân hàng Dự trữ
có mặt trong
Giám sát và
quản lý
Mua bán chứng
khoán với
Chính sách cho hoạt động
hàng ngày của Fed trên thị
trường mở được thực hiện
bởi
Giám sát và
kiểm tra
Chỉ định thông qua
ban lãnh đạo và giám
sát hoạt động của
Bộ phận
chính của
Hình 1. Tổ chức của Hệ thống dự trữ Liên bang
10
2. Phân tích nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay.
Đến thời điểm này, chúng ta có thể chính thức coi tháng 8 năm 2007 là
điểm bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại. Đó là khi các NHTW
phải can thiệp để cấp thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Vậy đâu là
nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng hiện tại, và những nét đặc trưng
của cuộc khủng hoảng hiện tại so với những cuộc khủng hoảng trước đó. Cho
đến nay, trên thế giới phần lớn các chuyên gia kinh tế, tài chính đều cho rằng
có ba nguyên nhân không ít thì nhiều gây nên cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại đó là.
1. Tiết kiệm dư thừa – Saving glut: Trong đó Trung Quốc, các nước mới nổi,
các nước xuất khẩu dầu thô đã có thặng dư mậu dịch lớn trong vài năm trước
khi khủng khoảng xảy ra và đã dồn số tiền này vào Mỹ.
2. Fed đã giữa lãi suất quá thấp quá lâu sau vụ vỡ bong bóng chứng khoán
công ty công nghệ thông tin dot.com năm 2001.
3. Nhiều sản phẩm tài chính mới ra đời tạo ra sự chủ quan giả tạo vì nhiều
nhà đầu tư cho rằng họ đã phân tán được rủi ro. Ngoài ra những sản phẩm tài
chính mới này (CDO, CDS) cũng làm các định chế tài chính phụ thuộc lẫn
nhau nhiều hơn.
Nhưng theo nhóm nghiên cứu, ba ý được cho là nguyên nhân trên chỉ là
môi trường cho cuộc khủng hoảng hiện tại. Nguyên nhân căn bản sâu xa là
vấn đề từ hệ thống giám sát hiện tại của nước Mỹ. Cụ thể hơn là cấu trúc hiện
tại của hệ thống tài chính Mỹ đang có vấn đề trước sự phát triển của công
nghiệp Ngân hàng - Tài chính.
Với lập luận thứ nhất cho rằng Trung Quốc và các nước mới nổi có
thặng dư thượng mại lớn với Mỹ và đã đầu tư ngược lại số tiền lớn này vào
Mỹ.
11
Theo nhóm nghiên cứu lập luận này chưa thuyết phục. Bởi vì dòng vốn
từ Trung Quốc và các nước mới nổi đổ vào Mỹ chỉ chiếm 5% GDP(1). Nên
nếu nói dòng vốn này làm méo mó các quyết định tài chính thì rất thiếu thuyết
phục. Trong khi tổng dòng vốn vào và ra của Mỹ lớn hơn nhiều, do vậy nếu
nói dòng vốn vào là nguyên nhân thì phải chăng phải cấm hoàn toàn dòng vốn
vào và ra chứ không chỉ là phần thặng dư 5%.
Đúng là dòng vốn từ Trung Quốc và các nước mới nổi đổ vào Mỹ trong
thập kỷ gần đây đã làm lãi suất thực giảm xuống thấp, dẫn đến bong bóng giá
tài sản trong đó có nhà đất. Tuy nhiên bong bóng tài sản và bong bóng nhà đất
chỉ là ngòi nổ của khủng hoảng chứ không phải cái căn gốc của vấn đề. Vấn
đề lãi suất thấp cũng chỉ là thấp so với lịch sử chứ hiện tại thì chưa khẳng
định được mức lãi suất đó là thấp. Cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay
(S&L) những năm 80 sảy ra với mức lãi suất cao, trái ngược với hoàn cảnh
hiện tại. Đáng ra với lãi suất thực thấp sẽ tốt cho nền kinh tế và hệ thống tài
chính chứ không phải là điều cần phải loại bỏ.
Với lý do thứ hai cho rằng Fed đã duy trì mức lãi suất quá thấp sau giai
đoạn bong bóng chứng khoán ngành công nghệ thông tin dotcom cuối năm
2000. Theo nhóm nghiên cứu, không thể trách tội Fed, không thể buộc tội
Alan Greespan chủ tịch của Fed lúc bấy giờ đã giữ lãi suất thấp quá lâu. Hãy
nhìn vào CPI và GDP của Mỹ trong giai đoạn 2002 – 2004.
(1)
Mô thức mới cho thị trường tài chính_George Soros_Nhà xuất bản tri thức năm 2008.
12
Hình 2: CPI và lợi nhuận trƣớc thuế của doanh nghiệp phi tài chính
trong phần trăm GDP
(Nguồn: Finance and Economics Discussion Series: 2008-06 Screen Reader version
Challenges in macro-finance modeling)
(Nguồn: Monetary Policy Report to the Congress, july 20, 2003)
Giả sử trong giai đoạn này Fed tăng lãi suất để ngăn chặn bong bóng tài
sản và bong bóng nhà đất, thì lấy gì đảm bảo nền kinh tế Mỹ không bị giảm
13
phát, thậm chí là suy thoái từ thời điểm đó? Một hoàn cảnh khó khăn cho Fed
khi mà nước Mỹ phải hứng chịu thêm vụ khủng bố lịch sử 11/9. Theo nhóm
nghiên cứu, Fed không có sự lựa chọn nào khác để cho nền kinh tế Mỹ thoát
khỏi suy thoái. Trong hoàn cảnh như vây, nhóm nghiên cứu tin rằng các nhà
kinh tế và thị trường sẽ không chấp nhận ý tưởng Fed sẽ thay đổi mục tiêu
lạm phát bằng mục tiêu giá tài sản.
Với ý tưởng thứ 3 cho rằng “Nhiều sản phẩm tài chính mới ra đời tạo ra
sự chủ quan giả tạo vì nhiều nhà đầu tư cho rằng họ đã phân tán được rủi ro.
Ngoài ra những sản phẩm tài chính mới này (CDO, CDS) cũng làm các định
chế tài chính phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn”. Ý tưởng này cũng chưa làm
nhóm nghiên cứu thuyết phục, nhóm nghiên cứu đồng ý với ý kiến cho rằng
những sản phẩm tài chính mới làm các định chế tài chính phụ thuộc lẫn nhau
nhiều hơn. Trước tiên về vấn đề các sản phẩm tài chính mới được tạo ra nó
thuộc phạm trù về sự đổi mới tài chính. Theo quan điểm kinh tế về sự suất
hiện các sản phẩm tài chính mới này đồng tình rằng sự đổi mới này được tạo
ra bởi vì các cá nhân và doanh nghiệp muốn làm cực đại lợi nhuận; nói khác
đi, sự đổi mới – điều có thể vô cùng có lợi cho nền kinh tế - được điều khi