Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng
hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Biểu hiện của nó là sự suy giảm tổng cầu, tỷ suất
lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu và sự gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế, dẫn đến
tốc độ tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia.
Trước J.M. Keynes, lý luận kinh tế truyền thống (trường phái cổ điển) cho rằng,
cung sẽ tự động tạo ra cầu, cơ chế thị trường sẽ làm cho tất cả mọi mặt của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa trở nên cân đối, chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn toàn tốt đẹp, không
có gì thiếu sót, không cần phải có sự điều tiết của Nhà nước vào kinh tế, chủ trương tự do
thả nổi, tự do cạnh tranh, tự do sản xuất, tự do mua bán. Tuy nhiên, Lý thuyết kinh tế tự
điều chỉnh bị thất bại trước thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt
một cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế.
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã bao trùm toàn thế giới, tình trạng thất nghiệp trở nên
nghiêm trọng ,tỷ lệ thất nghiệp ở nước Anh trong thời kỳ chiến tranh chưa bao giờ thấp
hơn 5%, có lúc còn đạt đến mức nghiêm trọng là gần 20%.
Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá sản xuất phát
triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có
sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, đồng
thời phải có lý thuyết đáp ứng nhu cầu thực tiễn mới đang thay đổi này. Vì thế, lý thuyết
kinh tế "Bàn tay hữu hình" ra đời và người sáng lập ra nó là John Maynard Keynes. Lý
thuyết này khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, với
sự điều tiết của mình nhà nước có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa nguy cơ khủng
hoảng kinh tế và thậm chí khi nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng, nhà nước vẫn có khả
năng đưa ra các chính sách giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Keynes đã đưa ra mô
hình tổng cầu (AD): Y = C + I + G + NX; Trong đó: Y là tổng lượng cầu về sản phẩm
của một nền kinh tế; C là chi tiêu tiêu dung; G chi tiêu của Chính phủ; NX là xuất khẩu
ròng.
Để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế, J.M. Keynes cho rằng phải tìm cách để
nâng cao Y, muốn vậy phải tăng các biến số trong hàm AD. Trong thời kỳ khủng hoảng,
nếu để nền kinh tế thả nổi tự do thì các biến số C, I và NX sẽ không tự động tăng lên, khi
đó nhất thiết cần sự can thiệp của Chính phủ, Chính phủ không những tự kích cầu bằng
cách tăng chi tiêu của mình (G) mà bằng các chính sách vĩ mô khác làm tăng các nhân tố
C, I, NX. Ông bác bỏ những lập luận ủng hộ việc cắt giảm lương để giải quyết vấn đề
khủng hoảng kinh tế, vì việc đó sẽ làm dấy lên làn song chống đối mạnh mẽ từ phía
người lao động. Keynes chủ trương:
- Đối với giới chủ cần phải tăng tiền lương (chứ không phải cắt giảm lương) để
tăng tổng cầu, việc tăng lương vẫn có thể kéo theo sự gia tăng lợi nhuận cho giới chủ nếu
có sự can thiệp tích cực của chính quyền nhằm kích thích tăng trưởng năng suất lẫn sản
lượng. Keynes cho rằng có thể tăng mức lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ
khi ta nối kết được mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất. (Năng
xuất ở đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm việc
của công nhân.) Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu phần sản phẩm
tiêu thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản lượng tuyệt đối cho tiêu thụ
(lương) và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng loạt gia tăng.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khủng hoảng tài chính thế giới - Từ lý thuyết kinh tế của john maynard keynes đến thực tế đối sách của Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI - TỪ LÝ
THUYẾT KINH TẾ CỦA JOHN MAYNARD KEYNES ĐẾN THỰC TẾ ĐỐI
SÁCH CỦA TRUNG QUỐC
Nguyễn Mạnh Cường
Trung tâm KH&BDCB
I. Sơ lược những lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes
Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng
hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Biểu hiện của nó là sự suy giảm tổng cầu, tỷ suất
lợi nhuận, kim ngạch xuất khẩu và sự gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế, … dẫn đến
tốc độ tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế xã
hội của mỗi quốc gia.
Trước J.M. Keynes, lý luận kinh tế truyền thống (trường phái cổ điển) cho rằng,
cung sẽ tự động tạo ra cầu, cơ chế thị trường sẽ làm cho tất cả mọi mặt của nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa trở nên cân đối, chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa hoàn toàn tốt đẹp, không
có gì thiếu sót, không cần phải có sự điều tiết của Nhà nước vào kinh tế, chủ trương tự do
thả nổi, tự do cạnh tranh, tự do sản xuất, tự do mua bán. Tuy nhiên, Lý thuyết kinh tế tự
điều chỉnh bị thất bại trước thực tế phũ phàng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặc biệt
một cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 đã làm tan rã tư tưởng tự do kinh tế.
Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã bao trùm toàn thế giới, tình trạng thất nghiệp trở nên
nghiêm trọng ,tỷ lệ thất nghiệp ở nước Anh trong thời kỳ chiến tranh chưa bao giờ thấp
hơn 5%, có lúc còn đạt đến mức nghiêm trọng là gần 20%.
Mặt khác, vào đầu thế kỷ XX, lực lượng sản xuất và sự xã hội hoá sản xuất phát
triển, độc quyền ra đời và bắt đầu bành trướng thế lực. Trước tình hình đó đòi hỏi phải có
sự điều tiết của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, đồng
thời phải có lý thuyết đáp ứng nhu cầu thực tiễn mới đang thay đổi này. Vì thế, lý thuyết
kinh tế "Bàn tay hữu hình" ra đời và người sáng lập ra nó là John Maynard Keynes. Lý
thuyết này khẳng định sự cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, với
sự điều tiết của mình nhà nước có thể ngăn chặn hoặc hạn chế tối đa nguy cơ khủng
hoảng kinh tế và thậm chí khi nền kinh tế đã rơi vào khủng hoảng, nhà nước vẫn có khả
năng đưa ra các chính sách giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Keynes đã đưa ra mô
hình tổng cầu (AD): Y = C + I + G + NX; Trong đó: Y là tổng lượng cầu về sản phẩm
của một nền kinh tế; C là chi tiêu tiêu dung; G chi tiêu của Chính phủ; NX là xuất khẩu
ròng.
Để giải quyết vấn đề khủng hoảng kinh tế, J.M. Keynes cho rằng phải tìm cách để
nâng cao Y, muốn vậy phải tăng các biến số trong hàm AD. Trong thời kỳ khủng hoảng,
nếu để nền kinh tế thả nổi tự do thì các biến số C, I và NX sẽ không tự động tăng lên, khi
đó nhất thiết cần sự can thiệp của Chính phủ, Chính phủ không những tự kích cầu bằng
cách tăng chi tiêu của mình (G) mà bằng các chính sách vĩ mô khác làm tăng các nhân tố
C, I, NX. Ông bác bỏ những lập luận ủng hộ việc cắt giảm lương để giải quyết vấn đề
khủng hoảng kinh tế, vì việc đó sẽ làm dấy lên làn song chống đối mạnh mẽ từ phía
người lao động. Keynes chủ trương:
- Đối với giới chủ cần phải tăng tiền lương (chứ không phải cắt giảm lương) để
tăng tổng cầu, việc tăng lương vẫn có thể kéo theo sự gia tăng lợi nhuận cho giới chủ nếu
có sự can thiệp tích cực của chính quyền nhằm kích thích tăng trưởng năng suất lẫn sản
lượng. Keynes cho rằng có thể tăng mức lương và tăng lợi nhuận (thặng dư) khi và chỉ
khi ta nối kết được mức tăng trưởng tiền lương với mức tăng trưởng về năng suất. (Năng
xuất ở đây chính là năng suất lao động hay sản lượng sản phẩm trong một giờ làm việc
của công nhân.) Nếu số lượng sản phẩm trong một giờ gia tăng, và nếu phần sản phẩm
tiêu thụ đối với số sản phẩm thặng dư là một hằng số, thì sản lượng tuyệt đối cho tiêu thụ
(lương) và cho thặng dư (lợi nhuận) có thể đồng loạt gia tăng.
- Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế.
+ Thực hiện chính sách trả lương cao nhằm cơ cấu lại ngành lại theo các phân xưởng đạt
năng suất cao nhất (cấm hoạt động đối với những phân xưởng tốn chi phí cao mà năng
suất lại thấp)
+ Tăng chi tiêu của chính phủ (đi đôi với công tác điều tiết chính sách tiền tệ: giảm lãi
suất), qua đó tạo điều kiện cho các công ty tăng cường đầu tư, thuê mướn thêm công
nhân, tăng sản lượng, với phương hướng mở rộng thị trường. Chính phủ tăng cường tài
trợ cho các dự án mở rộng sản xuất các mặt hàng thiết yếu và mang tính trọng điểm.
+ Trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp không muốn đầu tư mà giữ lại tiền mặt hoặc
mua chứng khoán ngắn hạn để kiếm lời. Do vậy, một mặt Chính phủ bắt đầu đánh thuế
vào thu nhập chưa được đem đi đầu tư của các công ty và nhà nước dùng số tiền thuế đó
để mở rộng thị trường và buộc doanh nghiệp phải có những hướng giải quyết.
+ Bảo hộ mậu dịch: thời kỳ này, mỗi quốc gia đều đang cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa của mình để kích thích tăng trưởng, vì vậy việc bảo hộ mậu dịch ở mức độ nào
đó sẽ giúp các công ty trong nước yên tâm sản xuất và không cắt giảm thêm nhân công.
Như vậy, lý thuyết kinh tế của J.M. Keynes đã phủ nhận chính sách kinh tế tự do chủ
nghĩa của tư bản chủ nghĩa: tự do thả nổi, không cần can thiệp của nhà nước, xác nhận
trong tình hình không có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế, xã hội tư bản
chủ nghĩa tất sẽ không đủ cầu có hiệu quả, từ đó không thể có đầy đủ công ăn việc làm,
chủ trương mở rộng chức năng của nhà nước, can thiệp một cách toàn diện vào kinh tế,
cho rằng đây là con đường duy nhất để chế độ kinh tế hiện hành tránh đựợc khủng toàn
diện. Về mặt vận dụng chính sách cụ thể chủ trương áp dụng chính sách tài chính mở
rộng, dùng chính sách lạm phát tiền tệ để thay thế chính sách tiền tệ truyền thống.
II. Khái quát tình hình kinh tế thế giời thời gian qua
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng các nền kinh tế chính trên
thế giới đang trên bờ suy thoái và ít có cơ hội phục hồi vào năm 2009. Tình trạng hỗn
loạn mà nền kinh tế thế giới đang phải gánh chịu do khủng hoảng tài chính đã tác động
mạnh mẽ đến các nước nghèo, sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brathers hồi
tháng 9/2008 và hàng loạt các tập đoàn lớn như: Merrill Lynch, Braford & Bingley,
Fortis và tập đoàn bảo hiểm của Nhật là Yamato Life Insurance Co. Trong đó, những tác
dộng xấu lớn nhất là tình trạng thất nghiệp, trao đổi thương mại quốc tế, giá cả bất động
sản và kinh doanh ô tô đều giảm mạnh. OECD dự đoán, năm 2009, tăng trưởng kinh tế
Mỹ năm 2009 là 0,9%, trong khi đó Nhật Bản dưới 0,1% và các nước thuộc khu vực
đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dưới 0,5%, với tốc độ suy thoái mạnh nhất trong
quý IV/2008 và quý I/2009. Đồng thời tốc độ tăng trưởng cũng chậm lại ở các thị trường
đang nổi như Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc.
Thủ tướng Ôn Gia bảo vừa cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tác động
đến nền kinh tế Trung Quốc thực sự nghiêm trọng. Cảnh báo này đưa ra sau khi Ủy ban
thống kê quốc gia Trung Quốc cho biết, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của nước này đã
giảm sút liên tục từ 16% hồi tháng 6 xuống còn 11,4% trong tháng 9 và xuống tiếp 8,2%
trong tháng 10, thấp nhất trong 7 năm qua. Xuất khẩu của TQ trong tháng 10 vừa qua chỉ
tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua. Trung
Quốc vốn là nước theo đuổi chính sách hướng mạnh về xuất khẩu, nhưng do cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới làm cho nhu cầu nhập khẩu của Mỹ, châu Âu – các thị trường
xuất khẩu chính của Trung Quốc giảm mạnh. Ngoài ra trong suốt một thời gian dài hứng
chịu lạm phát và những khó khăn kinh tế, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu khiến
nền kinh tế càng trở nên ảm đạm.
III. Thực tiễn đối sách của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới
Theo Tân Hoa Xã, Chính phủ Trung quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế trị
giá khoảng 586 tỷ USD (4000 tỷ nhân dân tệ) vào ngày 9/11, đánh dấu một bước ngoặt
quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của quốc gia này. Đối với một quốc gia có
tổng sản phẩm quốc nội khoảng 3500 tỷ USD như Trung Quốc, thì đây là kế hoạch khổng
lồ nếu so sánh với các cường quốc công nghiệp phát triển ví như Mỹ, với tổng sản phẩm
nội địa lên tới 14000 tỷ USD, chỉ chi khoảng 100 tỷ USD qua việc hoàn trả thuế trong
mùa hè vừa qua. Số tiền khổng lồ này sẽ được chi đến năm 2010 vào 10 lĩnh vực quan
trọng như: xây nhà ở cho người thu nhập thấp, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nông
thôn, mạng lưới giao thông vận tải, đổi mới kỹ thuật công nghệ, tái thiết sau thiên tai,
tăng chi phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường. Cùng với gói trợ giúp này chính phủ TQ
cũng đưa ra một loạt chính sách kích thích kinh tế:
- Áp dụng chính sách tài chính tích cực: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã liên
tục hạ lãi suất cơ bản và nới lỏng các quy tắc cho vay của các ngân hàng thương mại
như dỡ bỏ mức trần tín dụng áp dụng đối với các NHTM để hỗ trợ các doanh nghiệp
vừa và nhỏ;
- Chính phủ cố gắng cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn bằng cách đầu tư khá
nhiều dự án lớn vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.Khuyến khích
người dân, đặc biệt là các hộ gia đình ở khu vực nông thôn chi tiêu bằng cách giảm
thuế; tăng phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường và đổi mới công nghệ. Tại Hội nghị
Trung ương 3, khóa 17 của Đảng cộng sản Trung Quôc tháng 10 vừa qua, Chính phủ
đã đưa ra một kế hoạch lớn nhằm đưa thu nhập của khoảng 800 triệu dân nông thôn
tăng gấp đôi từ nay đến năm 2020.
- Đối với chính sách đối ngoại: Chính phủ áp dụng chính sách mở cửa dần dần có
trật tự nhằm bảo hộ cho các ngành sản xuất trong nước có điều kiện tự sản xuất; tích
cực, chủ động thu hút vốn đầu tư để mở rộng sản xuất nội địa. Trung Quốc vốn có
một nền kinh tế hướng ngoại, phát triển mạnh xuất khẩu. Khủng hoảng tài chính và
đình đốn kinh tế đã làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Mỹ, Châu Âu – vốn là các thị
trường xuất khẩu chính của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc đã quyết định lựa chọn
một chính sách thuế khóa chủ động với nới lỏng có chừng mực các chính sách tiền tệ,
nhằm khuyến khích, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhanh bằng cách nâng cao nhu cầu
trong nước.
Bên cạnh các động thái của Chính phủ, bản thân các địa phương của Trung Quốc
cũng có những đối sách nhằm nắm bắt cơ hội từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Điển hình là chính quyền thành phố Thượng Hải, họ nhận định đây là cơ hội để Thượng
Hải đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho một trung tâm tài chính thế giới.
Ông Han Zheng, thị trưởng thành phố Thượng Hải cho biết, đến năm 2010, Thượng Hải
sẽ có cơ sở hạ tầng xứng đáng là một trung tâm tài chính của thế giới và tiến tới năm
2020 trở thành một trong những thủ đô tài chính của thế giới. Từ đầu năm 2008 đến nay,
đã có hơn 600 công ty thế giới hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, môi
giới, quản lý tài sản đặt văn phòng đại diện tại đây nhưng đang vấp phải khó khăn về
nhân lực.
Đầu năm 2008 khi có những biểu hiện đầu tiên về khủng hoảng tài chính tín dụng
ở Mỹ và sau đó là Anh, chính quyền Thượng Hải đã phát đi một thông điệp sẵn sàng
tuyển dụng các tài năng tài chính về làm việc cho thủ phủ kinh tế và tài chính lớn này của
Trung Quốc. Chính quyền thành phố đã thành lập những đoàn chuyên gia dự kiến đến
London và Niu York trước mắt sẽ tuyển dụng 120 nhân viên trong lĩnh vực tài chính.
Đồng thời một nhóm chuyên gia sẽ làm việc thường xuyên tại mỹ để có thể thu nạp tuyển
dụng những cán bộ cao cấp chuẩn bị cho sự phát triển nhân lực tài chính năm 2010-2020.
Bà Linda Stewert Giám đốc Epoch, văn phòng chuyên săn đầu người có trụ sở tại Boston
(Mỹ) cho rằng, với khối lượng dự trữ 1900 tỷ USD, Trung Quốc đang ở trong hoàn cảnh
hết sức thuận lợi và họ sẽ tận dụng mọi cơ hội để nhân viên, cán bộ cao cấp trong ngành
tài chính ở Mỹ và Anh mất việc do cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Mặc dù những chính sách trên của Trung Quốc còn cần phải có thời gian để kiểm
nghiệm kết quả. Nhưng rõ ràng những động thái này của Trung Quốc đã thể hiện sự nhạy
bén của Chính phủ trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế và đặc
biệt là những đối sách này đã minh chững cho lý thuyết kinh tế của J. M. Keynes vẫn
nguyên giá trị trong thực tiễn kinh tế thế giới hiện nay