Đề tài Khuôn hai tấm

Xét về mặt cấu tạo: khuôn 2 tấm là loại khuôn có 1 mặt phân khuôn bao gồm : phần cố định và phần di động Về nguyên lý hoạt động: mở 1 lần để lấy sản phẩm và kênh nhựa

docx10 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2609 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khuôn hai tấm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO KHUÔN MẨU Đề tài báo cáo: KHUÔN HAI TẤM GVHD: Trần Minh Thế Uyên SVTH: Trương Hoàng Khoa 07112042 Lý Tấn Đạt 07112018 Huỳnh Chí Thanh 07112078 Nguyễn Trọng Tín 07112089 Tháng 3/2011 MỤC LỤC I : Khuôn 2 tấm Khái niệm…………………………………………………….2 Đặc điểm cấu tạo…………………………………………….2 Nguyên lý hoạt động………………………………………...4 Ưu nhược điểm………………………………………………8 Ứng dụng…………………………………………………….8 II : Tài liệu tham khảo…………………………………………….9 I : khuôn 2 tấm Khái niệm Xét về mặt cấu tạo: khuôn 2 tấm là loại khuôn có 1 mặt phân khuôn bao gồm : phần cố định và phần di động Về nguyên lý hoạt động: mở 1 lần để lấy sản phẩm và kênh nhựa Cấu tạo. Chức năng của các yếu tố cấu thành khuôn: 1. Vít lục giác : liên kết các tấm khuôn và tạo tính thẩm mỹ. 2. Vòng định vị : định tâm giữa bạc cuống phun và vòi phun. 3. Bạc cuống phun : dẫn nhựa từ máy ép phun vào các kênh dẫn nhựa 4. Khuôn cái : tạo hình cho sản phẩm 5. Bạc định vị : đảm bảo vị trí tương quan giữa khuôn đực và khuôn cái 6. Tấm kẹp trước : giữ chặt phần cố định của khuôn vào máy ép. 7&11. Vỏ khuôn cái và vỏ khuôn đực : thường được làm bằng vật liệu rẻ tiền hơn so với khuôn cái nhằm đảm bảo tính kinh tế mà vẫn đảm bảo yếu tố kỹ thuật. 8. Chốt hồi : hồi hệ thống đẩy về vị trí ban đầu khi khuôn đóng 9. Khuôn đực : tạo hình cho sản phẩm. 10. Chốt định vị : dẫn hướng và định vị khi khuôn đóng 12. Tấm đỡ : tăng bền cho khuôn trong quá trình làm việc. 13. Gối đỡ : tạo khoảng trống để tấm đẩy hoạt động 14. Tấm giữ : giữ các chốt đẩy. 15. Tấm đẩy : đẩy các chốt đẩy đề lói sản phẩm rời khỏi khuôn 16. Tấm kẹp sau : giữ chặt phần di động của khuôn trên máy ép nhựa. 17. Gối đỡ phụ : tăng bền cho khuôn trong quá trình ép phun. TLTK: chương 1_ GT công nghệ ép phun Tr2 Nguyên lý hoạt động. Ban đầu, phần bàn máy của khuôn động sẽ chuyển động từ trái qua phải, mang theo phần khuôn động (Core Side). Trục dẫn hướng (Guide pin) và Bạc dẫn hướng (Guide Bush) sẽ dẫn hướng cho 2 nửa khuôn động và tĩnh. Khi phần khuôn động áp vào phần khuôn tĩnh (Cavity Side) ở mặt phân khuôn (parting line) thì máy đúc sẽ bơm nhựa vào lòng khuôn – ở trên hình ảnh bạn nhìn thấy đó là phần màu đỏ. Tùy thuộc vào độ lớn của sản phẩm, trong khoảng từ 18 đến 60 giây thì nhựa sẽ điền đầy lòng khuôn. Sau đó hệ thống làm mát sẽ hoạt động. Lúc này trục đẩy của máy đúc (Ejector Rod) sẽ đẩy 2 tấm đẩy (Ejector Plate) và kéo theo đó là đẩy cả hệ thống đẩy giúp đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Trong quá trình đẩy thì tấm đẩy cũng nén lò xo của khuôn. Khi trục đẩy của máy đúc trở về vị trí cũ, lực tác động lên tấm đẩy không còn nữa, lúc này lực nén lò xo sẽ đóng vai trò giúp tấm đẩy trở về vị trí ban đầu để bắt đầu lần đúc mới với sự trợ giúp của cả Chốt hồi (Return Pin). Quá trình liên tục được thực hiện. TLTK: File flash. Ưu, nhược điểm Ưu điểm. + So với khuôn 3 tấm thì khuôn 2 tấm đơn giản hơn, rẻ hơn, chu kỳ ép ngắn hơn . + Việc thiết kế đơn giản. + Kết cấu khuôn không đòi hỏi độ phức tạp.(khuôn chỉ có 2 phần core và cavity do đó chỉ cần mở 1 lần để lấy sản phẩm và kênh nhựa) + Thời gian để gia công và chế tạo khuôn củng ngắn hơn.(do cấu tạo khuôn đơn giản,số kênh vào nhựa ít) + Giá thành thấp hơn so với khuôn 3 tấm hay khuôn nhiều tầng. khuôn 2 tấm chỉ có 2 tấm nên vật liệu gia công ít và việc thiết kế khuôn ít thời gian và công sức nên giá thành thấp hơn. Nhược điểm. + Khuôn 2 tấm chỉ sử dụng được cho các chi tiết đòi hỏi có độ chính xác thấp hơn so với các loại khuôn nhiều tấm . + Quá trình tự động hóa hoàn toàn trong quá trình làm việc thấp hơn do không có hệ thống cắt đuôi keo, hệ thống này tự động tách ra trong quá trình tách khuôn nên đuôi keo vẫn còn lớn . (do đó phải cần thuê nhân công để cắt đuôi keo) + Phải tốn nhiều nguyên liệu.(do sản phẩm khi sử dụng tới đuôi keo vì vậy lượng đuôi keo phế phẩm tái chế khá nhiều) + Khuôn 2 tấm thì không thể dùng để gia công những sản phẩm đòi hỏi có độ phức tạp cao. Vì sự điền đầy nhựa trong khuôn 2 tấm là không kiểm soát được, và các sản phẩm của khuôn 2 tấm có rất ít miệng phun nên quá trình đưa nhựa vào sản phảm thì rất lâu nên có thể gây nhiều biến dạng cho sản phẩm. Ứng dụng. Ứng dụng với những sản phẩm có vòng đời ngắn như những mặt hàng điện tử dân dụng (trong vài tháng). Thì đòi hỏi thời gian thiết kế, gia công và chế tạo khuôn là ngắn nhất. Sử dụng cho các sản phẩm đòi hỏi ít miệng phun. Ứng dụng cho những sản phẩm dân dụng các đồ dùng cá nhân, các sản phẩm phục vụ cho gia đình ….. Được sử dụng trong việc chế tạo các sản phẩm gia dụng đòi hỏi độ chính xác cao.Thích hợp với những sản phẩm đơn giản đòi hỏi thời gian thiết kế ngắn, và gia công ngắn để đưa ra thị trường. TLTK: II: Tài liệu tham khảo [1]: PTS. Vũ Hoài Ân, Thiết Kế Khuôn Cho Sản Phẩm Nhựa, 1994. [2]: Gunter Mennig, Klaus Stoeckert (1998). Mold-making handbook. Hanser/Gardner Publications Tài liệu trên internet : [3]: 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12, 13. chương 3_ Thiết kế khuôn ép phun 14. chương 2_ Thiết kế khuôn nhiều tầng