Đề tài Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của phòng nội vụ lao động thương binh xã hội thuộc uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc

Ngọc Lặc là nơi có tiềm năng khoáng sản tài nguyên rừng phong phú, đa dạng để phát triển một số ngành công nghiệp như vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lâm sản: Như nhà máy chế biến mây tre đan, đũa tre xuất khẩu, chế biến hoa quả hộp, thức ăn gia súc Đồng chí Phạm Thanh Sơn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc cho biết: Sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng Ngọc Lặc thành Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây, đồng bào các dân tộc ở Ngọc Lặc rất phấn khởi bởi từ lâu nơi này đã được bà con miền núi coi là "Thủ phủ " miền Tây Thanh Hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào tiềm năng khoáng sản phong phú, chiến lược phát triển bền vững, trong vòng 10 -15 năm nữa chúng ta sẽ thấy một đô thị mới - một bộ mặt mới của Ngọc Lặc phát triển sầm uất về cả 2 phía đường Hồ Chí Minh

doc31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của phòng nội vụ lao động thương binh xã hội thuộc uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong bài "Tìm người tài đức" Hồ Chí Minh viết: Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài.Trong số 20 triệu dân chắc không thiếu người tài đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi bậc tài đức không thể xuất thân (HCM, 2002, tập 4:) Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy cuộc cạnh tranh thu hút chất xám dẫn đến nạn chảy máu chất xám diễn ra ngày càng khốc liệt. Bởi vì, hơn ai hết bản thân các quốc gia đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực. Một quốc gia, địa phương, cơ quan hay doanh nghiệp không thể phát triển và cường thịnh mà không có nhân tài. Tùy theo chiến lược phát triển mà mỗi nước mỗi, mỗi địa phương đưa ra chính sách thu hút nhân tài khác nhau. Việc tìm ra người tài đã khó nhưng sử dụng thế nào cho hơp lý để mang lại hiệu quả cao nhất thì càng khó hơn. Đây là vấn đề nhức nhối của mọi thời đại, ở khắp các quốc gia trên thế giới. Chính vì lẽ đó tôi quyết định chọn vấn đề sử dụng nguồn nhân lực trong một cơ quan làm đề tài nghiên cứa của mình. Tuy nghiên cứu ở một phạm vi nhỏ nhưng qua đó tôi đã có được những bài học quý cho bản thân và tôi tin rằng đây sẽ là một tài liệu bổ ích cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực… CHƯƠNG I KHÁI QUÁT NHẤT VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN NGỌC LẶC I. Đặc điểm chung về kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc 1. Vị trí địa lý Về địa lý: Ngọc Lặc là nơi có vị trí trung tâm của tỉnh và tương đối trung tâm của các huyện miền núi phía tây tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây có đường giao thông thuận lợi cả Bắc – Nam và Đông – Tây dễ dàng giao lưu với các tỉnh khác. Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ; Phía Nam giáp huyện Thường Xuân; Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân; Phía Tây giáp huyện Lang Chánh. Toàn huyện có tổng diện tích 49.587.88 ha với 21 xã và 1 thị trấn. Trong đó: Có 5 xã miền núi thuộc khu vực III đó là các xã: Thạch Lập, Vân Am, Thúy Sơn, Cao Ngọc và Phúc Thịnh. Khu vực I gồm Thị trấn Ngọc Lặc, 16 xã còn lại thuộc khu vực II. Về dân số và tài nguyên: Theo báo cáo của phòng Dân tộc thuộc UBND huyện Ngọc Lặc ngày 25/03/2008 có số lượng, tỷ lệ các dân tộc trong huyện như sau: Tổng số hộ toàn huyện là: 28.700 hộ Tổng số khẩu toàn huyện là: 145.523 người Trong đó: Số khẩu dân tộc Kinh chiếm: 27.28% Số khẩu dân tộc Mường chiếm: 70.60% Số khẩu dân tộc Dao chiếm: 1.12% Số khẩu dân tộc Thái chiếm: 0.68% Số khẩu là các dân tộc thiểu số khác: 0.14% Đã từ lâu Ngọc Lặc trở thành cửu ngõ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa các miền trong tỉnh với nước bạn Lào. Ngọc Lặc là nơi có tiềm năng khoáng sản tài nguyên rừng phong phú, đa dạng để phát triển một số ngành công nghiệp như vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến lâm sản: Như nhà máy chế biến mây tre đan, đũa tre xuất khẩu, chế biến hoa quả hộp, thức ăn gia súc … Đồng chí Phạm Thanh Sơn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ngọc Lặc cho biết: Sau khi có quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng Ngọc Lặc thành Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây, đồng bào các dân tộc ở Ngọc Lặc rất phấn khởi bởi từ lâu nơi này đã được bà con miền núi coi là "Thủ phủ " miền Tây Thanh Hóa. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào tiềm năng khoáng sản phong phú, chiến lược phát triển bền vững, trong vòng 10 -15 năm nữa chúng ta sẽ thấy một đô thị mới - một bộ mặt mới của Ngọc Lặc phát triển sầm uất về cả 2 phía đường Hồ Chí Minh 2. Tình hình kinh tế – xã hội của Ngọc Lặc Theo báo cáo ngày 14 tháng 11 năm 2007 của văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc về kết quả kiểm tra tình hình xây dựng cơ sở như sau: 2.1. Về kinh tế * Sản xuất nông - lâm nghiệp: Sản xuất nông nghiệp năm 2007 nhìn chung đạt kết quả khá toàn diện. Tổng diện tích gieo trồng: 20.826,1 ha đạt 105,7% kế hoặch, tăng 6,1% so với 2006.Trong đó vụ mùa 2007 là 6.349,7 ha, đạt 102,4% kế hoặc tăng 4,6% so cùng kỳ. Tổng sản lượng lương thực có hạt: 49.216 tấn đạt 109,4 % kế hoặch + Kết quả chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống trên địa bàn huyện: Năm 2007 được sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, đặc biệt là sự điều hành trực tiếp của UBND Huyện về việc thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nổi bật là đưa giống lúa lai vào sản xuất vụ chiêm xuân đạt 49,2% diện tích vụ chiêm, 29,0 % diện tích vụ mùa. + Kết quả thực hiện các mô hình cánh đồng có thu nhâp cao trên một diện tích: Đầu năm UBND Huyện đã tổng kết 2 mô hình điểm ở 2 xã Mỹ Tân và Phùng Minh. Tại xã Mỹ Tân mô hình 2 màu 1 lúa ( Lúa, dưa hấu, Hành Chăm) với diện tích 2 ha , mô hình này đạt 50 triệu đồng/ ha nhưng đầu ra của sản phẩm khó khăn. Tại xã Phùng Minh mô hình 2 lúa 1 màu 2 ha giá trị / diện tích đạt cao nhưng chưa đảm bảo 50 triệu đồng/ ha. Huyện đã triển khai thực hiện ở nhiều thôn ,nhưng mới có 2 thôn đạt gần 50 triệu đồng/ ha.Toàn huyện có 127 hộ có thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên từ sản xuất nông -Lâm nghệp. * Chăn nuôi- Thú y: UBND Huyện chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã thực hiện tốt công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.Số gia súc đã tiêm: 40.720 con, tăng 107,7 % so với 2006.Số gia cầm được tiêm: 1.301.381 con 22/22 xã an toàn dịch bệnh. Duy trì ổn định và phát triển nhanh tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn huyện. * Lâm nghiệp: Năm 2007 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Toàn huyện trồng được 941 ha đạt 94,1% KH, tăng 39,9% so với 2006. Tiếp tục duy trì bảo vệ rừng 19.764 ha, khoanh nuôi tái sinh 2.749 ha. Chăm sóc rừng trồng 461,97 ha, từng bước phát triển kinh tế Trang trại. * Sản xuất công nghiệp - dịch vụ thương mại và đầu tư phát triển: + Sản xuất công nghiệp-TCN: Cấp Uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo phát triển Công nghiệp -Thủ công nghiệp, ngành nghề trên địa bàn huyện. Vì vậy các thành phần kinh tế trong huyện đã đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong năm đã thành lập được 03 công ty TNHH và công ty cổ phần. Tuyên truyền hướng dẫn tập huấn kỹ thuât và thực hiện nhân cấy nghề mới mây giang xuyên cho 100 hộ nông dân tại xã Thuý Sơn. Xây dựng đề án phát triển ngành nghề thủ công nghiệp giai đoạn 2007-2010. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp – thủ công nghiệp ( giá CĐ): 32.760 triệu đồng. * Thương mại - dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển. Lưu thông hàng hoá đảm bảo ổn định và đúng chính sách pháp luật. Các mặt hàng chính sách được cung ứng kịp thời cho đồng bào các dân tộc trong huyện : Muối I ốt 685 tấn, dầu hoả 79.000 lít, phân bón các loại 2.963 tấn. * Công tác đầu tư phát triển: Năm 2007 UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các xã, thị trấn làm tốt công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo nghị định 186/ NĐ-CP, ngày 05/11/2004 của Chính phủ. Kiểm tra giám sát quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng Giao thông, thuỷ lợi. Tập trung chỉ đạo các xã, các ban quản lý dự án Chương trình 174 , 134, WB, chương trình kiên cố hoá trường lớp học, thực hiện quản lý và giám sát các công trình thi công chuyển tiếp của năm 2006. * Kết quả hoạt động Tài chính - Ngân hàng: + Công tác Tài chính : Các đơn vị Xã, Thị Trấn, các đơn vị dự toán đã chấp hành tốt việc lập kế hoạch thu, chi ngân sách năm 2007 và xét duyệt quyết toán năm 2006 đảm bảo thời gian và đúng qui định của luật ngân sách. Tổng thu ngân sách huyện, xã năm 2007 ước: 101.194 triệu đồng đạt 142 % kế hoặch. + Kho bạc nhà nước huyện: Đã tích cực trong công tác huy động vốn đáp ứng yêu cầu về vốn cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Cấp phát vốn được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đúng chế độ qui định của luật ngân sách nhà nước. + Công tác tín dụng ngân hàng: Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn đã bám sát các chủ trương, Nghị quyết của huyện, phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu mùa vụ cây trồng vật nuôi, xoá đói giảm nghèo. Tổng huy động năm 2007 là 42,5 tỷ đồng * Tài nguyên môi trường: Thực hịên qui hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã từ năm 2007 - 2010, thực hiện lập dự án quy hoạch sử dụng đất cho 7/ 21 xã , Lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2007 - 2010 cho 16 xã vùng nông thôn và 6 xã vùng Đô thị, phối hợp với sở xây dựng và các ngành cấp tỉnh lập qui hoạch chi tiết các khu đô thị số 1 và số 2 trình UBND Tỉnh phê duyệt. 2.2. Về xã hội * Giáo dục – dạy nghề: Huyện Ngọc Lặc đã thực hiện phổ cập THCS cho lực lượng lao động tiến tới phổ cập THPT. Đảm bảo đến năm 2010 thanh niên đến tuổi lao động có trình độ văn hoá tối thiểu là THCS để góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Ổn định qui mô phát triển THPT, thu hút khoảng 60% - 75% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, từ 10 – 15% vừa học văn hoá vừa học nghề, số còn lại tạo điều kiện để học sinh có thể vào các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài huyện. Từng bước nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% năm 2010 và 35% vào năm 2015 (mức của tỉnh vào năm 2010 là 38%). Điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo với tỷ lệ khoảng 2% số lao động có trình độ đại học, cao đẳng; Tăng tỷ lệ học sinh các lớp cuối cấp THCS và THPT được học kỹ thuật - hướng nghiệp từ khoảng 40 – 50% vào năm 2010 và đạt 60 – 70% vào năm 2015. Bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng lao động đã qua đào tạo khoảng 10 – 15%. Chú trọng cập nhật kiến thức mới về kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, ngoại ngữ, tin học... Tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, cập nhật kiến thức mới cho lao động ở khu vực nông thôn (đặc biệt là người nghèo) khoảng 3000 đến 4000 người mỗi năm. Thông qua “Trung tâm học tập cộng đồng xã” – một mô hình liên kết hài hoà khuyến nông – khuyến lâm. Phấn đấu đến năm 2010 lao động qua đào tạo nghề và CNKT đạt 19,5% góp phần đưa tỷ lệ lao động của huyện là đạt 30%. Đến năm 2015 tỷ lệ đào tạo nghề và CNKT là 21,5% đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn huyện lên 35% trở lên. Phương thức Đào tạo nghề chia theo các cấp độ sau: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề và truyền nghề (với các phương thức truyền thống tập trung, chú trọng vào các làng nghề. Ưu tiên đào tạo nghề theo hình thức tư thục hoặc bán công). Để thực hiện được chỉ tiêu này, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp Uỷ đảng, Chính quyền, sự phối kết hợp giữa các ban ngành chức năng. Định hướng nghề nghiệp, làm thay đổi tư duy của học sinh bậc THCS và THPT để các em có thể dựa vào lực học của mình để chuyển sang học nghề ngay khi đang còn là học sinh THPT. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền cấp huyện 1. Vài nét về Hội đồng nhân dân huyện Tại điều 1 Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003 quy định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũc trang nhân dân và của công dân địa phương. 2. Vài nét về Uỷ ban nhân dân Tại điều 2 Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân năm 2003 quy định: Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiên chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửu quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. 3. Các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng) Theo Nghị Định số 14/2008/NĐ - CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 thì các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được tổ chức như sau: Các cơ quan chuyên môn cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn như: - Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. - Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn. - Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện. - Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy đinh của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực. - Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật, theo phân công của Uỷ ban nhân dân huyện. - Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỹ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. - Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. . Đối với UBND huyện Ngọc Lặc các cơ quan chuyên môn không có gì thay đổi so với năm 2007. Nhìn chung ổn định và được củng cố. Cơ quan không thành lập tổ chức, bộ máy mới. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thực hiện theo Quy định hiện hành của Pháp luật, theo chức năng của phòng chuyên môn. Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo Nghị dịnh 14/2008/NĐ - CP thì các đợn vị hành chính cấp huyện có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình mà tổ chuắc các cơ quan chuyên môn cho phù hợp. Theo tinh thần đó, cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc bao gồm các cơ quan sau: Với cách bố trí đó UBND huyện Ngọc Lặc có 13 cơ quan chuyên môn trong đó có thêm phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phòng Công Thương; phòng Dân tộc. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã; Phòng Công Thương: Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoặch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị; giao thông; khoa học công nghệ. Phòng Dân tộc: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc trên đại bàn huyện. Chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của UBND hyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về công tác chuyên môn, nghiệp vụ của ban dân tộc. Cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Nọc Lặc còn có điểm khác biệt: Phòng Nội vụ và phòng Lao động Thương binh Xã hội ghép chung thành một phòng là phòng Nội vụ Lao động Thương binh và Xã hội. Với cách thức tổ chức đó đã tạo nên nét đặc thù riêng cho Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc nói chung và phòng Nội vụ Lao động Thương binh Xã hội nói riêng. Qua đó cho thấy Đảng Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Ngọc Lặc đã có những linh hoạt, sáng tạo trong việc tiếp thu Nghị Định của Chính Phủ, đáp ứng tốt những yêu cầu thực tiễn phù hợp vớitình hình của địa phương. Cơ cấu của Uỷ ban được tổ chức thống nhất bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện, bảo đảm thông suốt về quản lý nghành, lĩnh vực tới tận cơ sở. Các phòng được tổ chức dựa trên nguyên tắc quản lý đa nghành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các phòng với nhau. Đây là những cơ quan tham mưa, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của nghành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. Các phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. III. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của phòng nội vụ lao động thương binh xã hội thuộc ủy ban nhân dân huyện Ngọc Lặc 1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Phòng Nội vụ Lao động Thương binh Xã hội là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua – khen thưởng; lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới. Phòng Nội vụ - LĐTB&XH được Đảng bộ cơ quan UBND huyện giao là chi bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ - LĐTB&XH trên địa bàn toàn huyện với những nhiệm vụ khá nặng nề, liên quan tới chế độ chính sách của cán bộ, của Đả
Tài liệu liên quan