Toán học là một trong những bộ môn khoa học tự nhiên, được phát sinh từ nhu cầu thực tế của con người. Dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong đó giải bài tập là hình thức chủ yếu, do đó dạy học giải bài tập có một vị trí vô cùng quan trọng.
24 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3519 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm dạy- Học: giải bài tập “bất đẳng thức” hướng khắc phục sai lầm, tạo lập mới hệ thống bài tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:
KINH NGHIỆM DẠY- HỌC: GIẢI BÀI TẬP “BẤT ĐẲNG THỨC” HƯỚNG KHẮC PHỤC SAI LẦM - TẠO LẬP MỚI HỆ THỐNG BÀI TẬP
Họ và tên : Phạm Thị Vỹ
Giáo viên trường trung học cơ sở Buôn Trấp
Trình độ chuyên môn : ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – CHUYÊN NGÀNH TOÁN .
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Toán học là một trong những bộ môn khoa học tự nhiên, được phát sinh từ nhu cầu thực tế của con người. Dạy toán là dạy hoạt động toán học cho học sinh, trong đó giải bài tập là hình thức chủ yếu, do đó dạy học giải bài tập có một vị trí vô cùng quan trọng.
Đặc trưng của bài tập bộ môn toán nói chung, và thể loại toán về “bất đẳng thức” nói riêng vô cùng rộng lớn và phong phú cả về thể loại, nội dung cũng như mức độ yêu cầu của từng thể loại đó. Nó luôn là cơ sở, là nền tảng vững chắc cho bộ môn toán học và các bộ môn khoa học tự nhiên khác. Loại bài tập này vận dụng được cho nhiều đối tượng học sinh trong một lớp, một khối và trong nhiều cấp học. Đặc biệt dạng bài tập về bất đẳng thức được đánh giá là loại bài nhằm phát triển tư duy trí tuệ của học sinh. Nó thường được đóng vai trò làm câu khống chế điểm 9, điểm 10 trong các đề kiểm tra, đề thi hằng năm. Nhằm giúp giáo viên chúng ta dễ dàng phát hiện, phân loại đối tượng học sinh, chọn lựa học sinh khá, giỏi trong quá trình dạy học. Nếu học sinh biết giải và giải thành thạo loại toán này thì việc học bộ môn toán sẽ không còn là rào cản hay thách thức đối với học sinh. Thế nhưng, theo nhận định chủ quan của bản thân thì khả năng nhận thức, vận dụng kiến thức bộ môn toán vào thực tiễn cũng như niềm đam mê toán học của học sinh hiện nay còn quá khiêm tốn.
Toán học là môn học luôn mang tính kế thừa, có nắm chắc kiến thức cơ bản về “bất đẳng thức” biết vận dụng thành thạo kiến thức này trong việc giải bài tập thì may chăng mới có thể mở rộng và nâng cao kiến thức sau này. Đó là cơ hội để bước vào trường chuyên, lớp chọn, tương lai vào các trường đại học theo mong ước. Người ta thường nói ( móng có chắc thì tường mới vững ).
Qua nhiều năm dạy học, qua nhiều kì kiểm tra và không ít lần được chọn bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi nhận thấy khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc ra đề kiểm tra về mảng kiến thức “bất đẳng thức” của một số không ít học sinh và ngay cả giáo viên vẫn còn nhiều lúng túng. Đề bài thường mang tính khuôn mẫu hay sao chép từ nhiều tài liệu khác nhau. Kết quả bài làm của học sinh còn đặt nặng tính may rủi. Nếu mỗi giáo viên chúng ta cùng nhìn thấy được tầm quan trọng của loại toán này, biết dựa vào sự phong phú và tính đa dạng của nó thì chắc chắn khi đứng lớp chúng ta có thể tự tin chủ động được kiến thức. Khôn khéo lựa chọn phương pháp giải phù hợp đối với từng loại bài tập cụ thể. Hơn thế, mỗi giáo viên chúng ta có thể linh hoạt hơn trong việc giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải bài tập. Tự cải biên đề bài, ra đề bài phù hợp với khả năng của nhiều học sinh. Có thể mở rộng, nâng cao kiến thức ngay trên một tiết học. Việc làm này không những phù hợp với nhiều đối tượng học sinh, tạo cho không khí lớp học thêm phần sinh động mà còn phát huy được tố chất toán học đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh. Đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay. Thuận lợi cho giáo viên trong việc phụ đạo học sinh yếu kém, đồng thời bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
Vậy làm thế nào để mỗi giáo viên chúng ta tự tin hơn, làm chủ được mảng kiến thức về “Bất đẳng thức” khi truyền tải đến với học sinh, hướng dẫn và giúp học sinh biết tránh sai lầm thường mắc khi giải loại bài tập này. Từ đó biết cải biên đề bài, tạo mới hệ thống bài tập, biết vận dụng khả năng mở rộng kiến thức nhằm dễ dàng đạt được điểm tối đa trong các bài kiểm tra, bài thi. Giáo viên khi thực thi tiết dạy, không còn quá lệ thuộc vào sách giáo khoa. Đặc biệt hơn, đó là việc ra đề thi, đề kiểm tra ít có, hoặc không có sự trùng lặp đề năm nay với đề năm trước, đề kì này với đề kì trước. Chấm dứt được sự ỉ lại hay mong chờ may rủi trong thi cử, kiểm tra của học sinh. Đó chính là lí do mà đề tài cần quan tâm.
II/ ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1) Đối tượng nghiên cứu : Học sinh và một số giáo viên dạy toán của trường trung học cơ sở Buôn Trấp và các trường lân cận trong huyện Krông Ana, Tỉnh Đắc Lắc.
2) Cơ sở nghiên cứu : Căn cứ vào chất lượng học sinh từ lớp 8 đến lớp 9 và học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 các trường THPT, trường THPT chuyên của các năm 1996-1997; 1997 -1998; 2001- 2002; 2002 - 2003; 2005 - 2006 và năm học này.
3) Phương pháp nghiên cứu : Phối hợp đồng loạt tất cả các phương pháp: “trò chuyện”, “đàm thoại”, “phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp”, “điều tra trên phiếu học tập, thông qua kết quả các bài kiểm tra 15 phút, 45phút, 90 phút, đề thi học sinh giỏi các cấp, đề thi vào lớp 10 THPT qua nhiều năm,v..v.
Tài liệu nghiên cứu: Sách giáo khoa, sách giáo viên trong toàn cấp học. Các đầu sách tham khảo xuất bản của bộ giáo dục và đào tạo nói về Bất đẳng thức. Sách nói về phương pháp dạy học – dạy học giải bài tập ( của trường đại học sư phạm) .v..v
III/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
1) Nhiệm vụ của đề tài : Thực ra, loại toán có dạng “bất đằng thức” các em đã tiếp cận ngay từ cấp tiểu học. Tuy nhiên mức độ yêu cầu của bài tập chỉ mới dừng lại ở phạm vi: quan sát so sánh, điền dấu ( >; B hoặc A < B. Lên đến lớp 8 lớp 9, yêu cầu về mức độ nhận thức cũng như vận dụng kiến thức có sự đòi hỏi cao hơn. Các em cũng đã biết vận dụng định nghĩa, tính chất và một số phương pháp thông thường để giải bài tập bất đẳng thức, biết tìm điều kiện của chữ để một biểu thức luôn dương, luôn âm, hay biểu thức này lớn hơn biểu thức kia. Vấn đề mà đề tài cần quan tâm ở đây là: Mức độ hiểu biết, nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức về “bất đẳng thức” đối với cả giáo viên và học sinh cần phải đạt ở mức cao hơn, linh hoạt, sáng tạo hơn.
Đối với học sinh, là người được lĩnh hội kiến thức và vận dụng kiến thức nhằm phát huy năng lực, phát triển trí tuệ. Để việc tiếp thu cũng như vận dụng có hiệu quả về mảng kiến thức này, đòi hỏi các em phải có sự cần cù, chịu khó, biết liên tướng, ghép nối các kiến thức đã được học một cách liên tục, lôgic, có hệ thống. Kiến thức có trước bao giờ cũng là tiền đề cho kiến thức có sau. Và ngược lại, kiến thức có sau là sự kế thừa hoặc mở rộng từ kiến thức có trước. Chính vì vậy học sinh phải có sự đam mê trong việc tự học, tự nghiên cứu và vận dụng. Việc làm này, yêu cầu này đối với mọi học sinh thật không dễ chút nào.
- Đối với giáo viên, là người trực tiếp truyền tải kiến thức đến với học sinh, là người chịu trách nhiệm trong việc ra đề thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Chất lượng day học của thầy được đánh giá bằng sự cân, đo, đong, đếm qua sự đam mê, tự giác nghiên cứu và hiệu quả vận dụng kiến thức của học sinh thông qua các kì thi. Do đó, ngoài việc chăm lo trang bị cho mình có một nghiệp vụ sư phạm vững vàng, một hành trang kiến thức vững chắc, người giáo viên chúng ta cần phải thường xuyên học hỏi, tự trau dồi cho mình một kĩ năng và nghệ thuật sư phạm trên bục giảng. Đặc biệt đối với loại bài tập “bất đẳng thức”, được mệnh danh là loại bài tập khó dạy, khó học nhất. Như chúng ta đã biết, việc giải bài tập là một yêu cầu quan trọng đối với mọi học sinh. Hơn nữa, loại bài tập về chứng minh “bất đẳng thức” rất khó nêu lên một phương pháp tổng quát để chứng minh, do tính đa dạng của các bất đẳng thức phải chứng minh cũng như các phương pháp chứng minh. Vì vậy, khi dạy bài tập loại toán này, người dạy không chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức mà còn dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ, tìm ra con đường giải. Từ đó rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo để cải biên đề bài, tạo mới hệ thống bài tập. Nhằm hình thành tư duy, phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh. Đó là nhiệm vụ không thể xem nhẹ đối với mỗi giáo viên chúng ta.
A: GIẢI BÀI TẬP “BẤT ĐẲNG THỨC”
Là giáo viên dạy toán, hẳn ai cũng thấy được việc dạy học sinh biết giải và giải thành thạo bài tập về đẳng thức đã khó thì việc dạy giải bài tập về “bất đẳng thức” lại càng khó hơn. Bởi lẻ khái niệm bất đẳng thức thức vô cùng phức tạp, một bất đẳng thức có thể đúng, nhưng lại có thể sai, đúng trong miền xác định này nhưng lại sai trong miền xác định khác.
Ví dụ : 3x +1 > 2x + 5 có giá trị chân lí đúng với mọi x > 4 , nhưng lại sai với mọi x 4 . Ngôn ngữ của bất đẳng thức lại được diễn đạt theo nhiều nghĩa khác nhau ( >; < ; ; lớn , hơn, bé hơn, không lớn hơn, không nhỏ hơn). Nếu học sinh không nắm vững định nghĩa, tính chất của bất đẳng thức thì e rằng việc giải bài tập dạng này thật là khó khăn. Để đạt được nhiệm vụ chung nói trên, cả giáo viên và học sinh cần phải hiểu một cách sâu sắc và nắm vững định nghĩa, tính chất của bất đẳng thức.
*Định nghĩa1:Hai biểu thức A và B được nối với nhau bởi một trong các quan hệ( ; ) thì ta nói có một bất đẳng thức. chẳng hạn: (A>B ; A < B ; A B ; A B) là các bất đẳng thức
* Định nghĩa 2: A>BA – B>0; A < B A – B < 0; A B A – B0 ;
A B A – B 0
* Tính chất của các quan hệ: Trong quan hệ ( ) thì có tính chất bắc cầu. Trong quan hệ ( ; ) thì có tính chất phản xạ, phản xứng, bắc cầu .
* Một số định lí thường dùng.
1. a > b b b a > b – c
2. a > b a m > b m 4.
Tổng quát (không trừ vế theo vế)
5. đặc biệt –a b
6.
* Tổng quát : ( Không chia vế theo vế )
7. a>b
8. a>b
9 . a>b và ab>0
Chú ý: a2 0 với aR a2>0 với aR. a 0
* Một số bất đẳng thức thường dùng trong khi giải bài tập .
+ Bất đẳng thức ( a b)2 0 với a, b.
+ Bất đẳng thức Côsi ( cauchy) : với a0, b0 thì a + b 2hoặc
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi a = b
+ Bất đẳng thức bunhiacôpxki :
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi
Bài tập toán loại “Bất đẳng thức” rất đa dạng và phong phú. Nó phong phú cả về thể loại nội dung cũng như mức độ yêu cầu nên khi dạy loại toán này chúng ta cần nghiên cứu kĩ nội dung đề bài, mức độ yêu cầu của đề bài, tìm hiểu xem, người học thuộc đối tượng nào. Từ đó tìm và chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng loại bài, đáp ứng phần lớn nhu cầu của từng đối tượng cần học.
Cho dù sử dụng phương pháp dạy học nào thì trước khi dạy giải bài tập, giáo viên chúng ta cần phải cho học sinh được ôn lại kiến thức lí thuyết bổ trợ cho bài tập. Nắm được lý thuyết, hiểu và biết vận dụng, chắc chắn sẽ thành công phần lớn trong việc giải bài tập. Mặc dầu chưa có một phương pháp tổng quát nào nói về chứng minh: “Bất đẳng thức”. Song từ các bài tập cụ thể và yêu cầu cụ thể ta có thể đưa ra “Một số” phương pháp đại cương sau dùng để giải bài tập dạng này.
+ Phương pháp so sánh.
+Phương pháp xét hiệu (dựa vào định nghĩa)
+ Phương pháp biến đổi tương đương (phương pháp biến đổi trực tiếp )
+ Phương pháp dùng bất đẳng thức có sẵn
+ Phương pháp phân tích số hạng
Để giúp giáo viên và học sinh thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc dạy cũng như việc học giải bài tập về bất đẳng thức, Ta có thể tạm chia các bài tập dạng này thành hai loại.
( Loại bài có sẵn thuật toán và loại bài chưa có sẵn thuật toán ). Sau đây là một số bài tập cụ thể minh họa cho nhận định trên.
A.1/ Loại bài tập có sẵn thuật toán :
Đối với loại bài tập đã có thuật toán, khi dạy giáo viên chúng ta yêu cầu học sinh không được xem nhẹ vì đây là cơ sở quan trọng để tiến tới giải các bài tập có nội dung khó hơn, phức tạp hơn . Do vậy học sinh cần hiểu rõ thuật toán là:
+ Năm vững quy tắc giải đã học .
+ Nhận dạng đúng bài toán
+ Giải theo quy tắc một cách thành thạo .
Đối với học sinh lớp 6, lớp 7 các bài tập về “bất đẳng thức” cũng chỉ là dạng bài: so sánh biểu thức A và biểu thức B; khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?. Chứng minh số A > số B hoặc số A < số B, cụm từ “ bất đẳng thức” vẫn còn là bí mật.
Ví dụ 1: a) so sánh : 200300 với 300200 hoặc chứng minh 200300 > 300200
b) So sánh : -200300 với -300200 hoặc chứng minh -200300 < -300200
c)So sánh : 200-300 với 300-200 hoặc chứng minh
Để dạy loại bài tập này giáo viên chúng ta nên cho học sinh ôn lại kiến thức lũy thừa, nâng một lũy thừa lên một lũy thừa, so sánh hai lũy thừa có cùng cơ số hoặc cùng số mũ. So sánh các số nguyên âm, so sánh nghịch đảo của các số nguyên dương. Từ đó hướng dẫn các em biến đổi các số đã cho về mục đích cần so sánh của mình, dùng phép biến đổi từng vế:
A = A1=A2 = ... = An
B = B1 = B2 = ... = Bn
Nếu An > Bn thì A > B
Giải: Câu a) 200300 =
300200 =
Vậy 200300 > 300200
Câu b và câu c: Từ kết quả câu a và các quy tắc so sánh hai số hai số nguyên âm, so sánh nghịch đảo của hai số nguyên dương ta suy ra được :
b) -200300 < -300200 c)
Với loại bài tập này, giáo viên lưu ý cho học sinh nên tạo lập mới đề bài, xây dựng thành một hệ thống bài tập mới ( bằng cách thay đổi cơ số hoặc số mũ ). Việc làm này tạo cho học sinh thói quen luôn nghiên cứu, mở rộng khả năng hiểu biết. Nhằm rèn luyện kĩ năng tư duy, phát triển trí tuệ cho học sinh.
Ví dụ 2: Chứng minh biểu thức sau : A = < 1
Đây là một dạng bài quen thuộc, phổ biến rộng rãi trong toàn cấp học. Vận dụng được cho nhiều đối tượng học sinh, nó tính chất giúp học sinh phát triển trí tuệ, hình thành năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng trình bày lời giải bài tập. Vì vậy, khi dạy loại toán này giáo viên chúng ta yêu cầu học sinh nhận xét đặc điểm của từng phân số, tìm ra điểm giống nhau của các phân số, từ đó rút ra được công thức tổng quát chung cho mọi phân số, tiến hành thực hiện công thức theo thuật giải.
Ta có : với n N* khi đó : nên
A = = = Vậy A < 1
Cũng bài toán đó, song tùy từng đối tượng sinh mà giáo viên đặt ra các mức yêu cầu khác nhau, chẳng hạn
+ Đối với lớp 6, 7 thì yêu cầu: Chỉ ra được công thức tổng quát, vận dụng công thức để tính giá trị của biểu thức A.
+ Đối với lớp 8, lớp 9 thì yêu cầu: Chỉ ra và chứng minh được được công thức tổng quát. Dựa vào công thức, dùng khả năng tư duy, lập luận để khẳng định A < 1 hoặc A không là số tự nhiên .
Tương tự như dạng bài trên, sau khi giải bài tập giáo viên cho học sinh nêu hướng tạo lập hệ thống bài tập mới có nội dung tương tự nhằm phát triển năng lực trí tuệ của các em.
Ví dụ 3: Cho a < b .Chứng tỏ rằng :
a) 2a +1 < 2b + 1 ; b) 4a + 1 < 4b + 5 ; c) a(a+2) < (a +1)2
Với dạng toán này, yêu cầu học sinh ôn lại kiến thức về liên hệ giũa thứ tự và phép cộng , phép nhân. vận dụng tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, liên hệ giữa thứ tự và phép nhân để chứng minh. Với câu b thì cho học sinh dùng thêm tính chất bắc cầu để kết luận .
Mỗi loại bài tập trên đều có thể triển khai đồng thời cho nhiều đối tượng học sinh trong một lớp, nhiều lớp trong một khối. Chính vì vậy mỗi giáo viên chúng ta trước khi dạy dạng này cần nghiên cứu kĩ, tìm hiểu nội dung, mức độ yêu cầu cho từng đối tượng học. Để từ đó cân nhắc, chọn lọc, sắp đặt số lượng bài tập từ dễ đến khó, phân chia bài tập theo nhiều mức độ, đảm bảo tính hệ thống, lôgic, phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Được như vậy thì giờ học mới trở nên lí thú, cuốn hút được học sinh, phù hợp phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Giáo viên tăng cường cho học sinh cải biên đề bài, tạo ra hệ thống bài tập mới ( bằng cách thay đổi một số dự kiện thích hợp ). Việc làm này không ngoài mục đích khích lệ tinh thần tự học, phát huy tính sáng tạo, phát triển năng lực trí tuệ, khơi dậy tố chất toán học đang tiếm ẩn trong mỗi học sinh.
X Ưu điểm và hạn chế: Các dạng bài đã nêu trên cơ bản đều đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng. dễ cải biên đề bài. Kiến thức được nâng dần từ dễ đến khó, giúp cho học sinh thuộc diện đại trà cảm nhận được học toán không phải là quá khó. Từ đó giúp các em bớt đi mặc cảm lo sợ khi học toán. Thấy được vẫn còn tia hy vọng về khả năng học toán. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh khá giỏi. Giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức, cũng như ra đề kiểm tra phù hợp nhiều đối tượng. Đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Hơn thế nữa là thuận lợi cho giáo viên trong việc phụ đạo yếu kém, củng cố kiến thức cơ bản, bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi ngay trong một tiết học.
- Hạn chế : Đôi khi giáo viên không chủ động được thời gian ( vì lượng bài tập đưa ra quá nhiều). Nề nếp lớp học không theo ý muốn.
A.2/ Loại bài tập chưa có sẵn thuật toán:
Loại bài tập này chiếm một số lượng khá lớn, nó gây cho học sinh và cả giáo viên không ít khó khăn, dẫn đến tâm lí sợ và ngại, thiếu tự tin vào khả năng của mình. Đây là một trở ngại lớn cho chí tiến thủ vươn lên trong học tập của học sinh và trong dạy học của giáo viên. Khi dạy học sinh giải bài tập dạng này, giáo viên chúng ta không chỉ đơn thuần cung cấp lời giải mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh biết cách suy nghĩ, tìm ra con đường hợp lí để giải bài toán. Bởi vì “tìm được cách giải một bài toán là một điều phát minh” ( Pôlia – 1975). Để giúp giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong khi trình bày lời giải dạng toán này, ta có thể sử dụng một số phương pháp đại cương thông thường. Thông qua lượng đồ giải toán 4 bước của Pôlia.như sau.
B1:Tìm hiểu kĩ nội dung bài tập B2: Xây dựng chương trình giải
B3: Thực hiện chương trình giải B4: Nghiên cứu lời giải
Mỗi giáo viên đều phải hiểu được, đây không phải là một thuật toán để giải bài tập, mà nó chỉ mang tính chất hướng dẫn, gợi ý giúp cho giáo viên vận dụng vào từng bài cụ thể. Đó cũng là sáng tạo trong dạy học .
Sau đây là một số ví dụ cụ thể minh họa cho nhận định trên.
a) Dùng phương pháp xét hiệu :
Ví dụ :Chứng minh rằng :
a) với a.b>1 b) a2 + b2 với a + b 1
c) a3 + b3 > a2b+ab2 với a>0; b>0 d) a4 + b4 > a3b + ab3 với a>0; b>0
e) ( a10 + b10)(a2 +b2) (a8 + b8)( a4+b4)
Đối với loại bài tập này, giáo viên cho học sinh quan sát kĩ đề bài, tìm hiểu xem bài toán cho biết điều gì, yêu cầu ta phải làm gì ?. Để giải được bài tập dạng này ta cần liên hệ giữa cái đã cho và cải phải tìm, dùng phương pháp phân tích để biết vận dụng những kiến thức nào ?. Nếu khó quá, học sinh không thể trả lời thì giáo viên chúng ta nên có một số câu hỏi phụ, nhằm gợi ý, giúp học sinh xây dựng được chương trình giải. Sau đó giáo viên phối hợp với học sinh cùng thực hiện chương trình giải theo hướng đã định .
Xét hiệu, biến đổi biểu thúc về dạng phân thức ( bằng các phép toán thông thường ). Sau đó lí luận dấu của tử và mẫu dẫn tới phân thức không âm rồi kết luận
Cụ thể : câu a) Xét hiệu :
=
=
Vì ab >1 ab - 1>0; (a –b)2 0 và mẫu thức >0 nên
Vậy với ab >1.dấu “ = “ xảy ra a = b
Tương tự với các câu c, câu d: Giáo viên cho học sinh xét hiệu, phân tích đa hức thành nhân tử ( bằng các phương pháp nhóm, đặt nhân tử chung ). Lưu ý các nhân tử phải có dạng theo mong muốn ( không âm hoặc luôn dương ). Sau đó lập để suy ra điều cần chứng minh. Giáo viên nhấn mạnh cho học sinh, phải luôn xét điều kiện để dấu “ = “ xảy ra .
Chẳng hạn :
Câu c: a3 + b3 - a2b - ab2 =vì a>0; b>0 ; (a-b)2 0
Vậy a3 + b3 > a2b+ab2 với a>0; b>0 . dấu “ = “ xảy ra a = b
Câu d: (a4 + b4) – (a3b + ab3) = vì (a-b)2 0; (a2+ab+b2)>0
Vậy a4 + b4 > a3b + ab3 với a>0; b>0. dấu “ = “ xảy ra a = b
Câu e:( a10 + b10)(a2 +b2) - (a8 + b8)( a4+b4) = vì a2b2 0;
( a2 –b2 )0; (a4 +a2b2 +b4) > 0
Vậy ( a10 + b10)(a2 +b2) (a8 + b8)( a4+b4). Dấu “ = ” xảy ra
b)Phương pháp biến đổi tương đương (phương pháp biến đổi trực tiếp )
Để giải được loại bài tập chứng minh bất đẳng thức bằng phương pháp biến đổi tương đương, trước tiên giáo viên cho học sinh hiểu rõ và nắm vững quy trình biến đổi tương đương của bất đẳng thức như sau: Để chứng minh A B ta biến đổi tương đương như sau:
A B ...C D
Cuối cùng bất đẳng thức C D là đúng . Khi đó ta kết luận A B đúng ( đpcm)
Ví dụ 1: Chứng minh rằng : với a,b,c,d,e,R thì : a2 + b2 + c2 + d2 + e2 a ( b+c+d+e)
Muốn giải được bài tập này bằng phương pháp trên, giáo viên cho học sinh nhận xét các hạng tử