Đề tài Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống siêu thị và bài học rút ra cho Việt Nam

Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới với mục tiêu đặt ra là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Thu nhập không ngừng nâng cao, đời sống người dân ngày càng phát triển, nhu cầu cũng thay đổi khác đi, từ việc chỉ là ăn no mặc ấm thì bây giờ đã trở thành ăn ngon mặt đẹp. Chính vì thế mà thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ thần tốc

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kinh nghiệm quốc tế về phát triển hệ thống siêu thị và bài học rút ra cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM TẠ Trong suốt 2 năm học ở trường, em đã nhận được rất nhiều tình cảm cũng như sự chỉ dạy tận tình của các thầy, các cô. Và bản thân em đã học hỏi được rất nhiều điều từ những lời chỉ dạy đó. Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô của Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Tâm, người đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Tuy nhiên, do đây là lần đầu tiên thực hiện cũng như do thời gian và kiến thức có hạn nên còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy để những chuyên đề sau, đặc biêt là Luận văn tốt nghiệp, em thực hiện tốt hơn. Ngày 18 tháng 10 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Thanh Định LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 18 tháng 10 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Thanh Định NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày ….., tháng….., năm 20…. Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Quốc Nghi MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ i LỜI CAM ĐOAN ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iii MỤC LỤC iv PHẦN GIỚI THIỆU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung 1 2.2 Mục tiêu cụ thể 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2 3.2 Phương pháp phân tích 2 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 4.1 Thời gian nghiên cứu 2 4.2 Không gian nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 3 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3 1.1 KHÁI NIỆM 3 1.2 CÁC LOẠI HÌNH SIÊU THỊ 3 1.2.1 Siêu thị truyền thống 3 1.2.2 Siêu thị chuyên doanh 3 1.2.3 Siêu thị trực tuyến 4 1.3 LỢI ÍCH CỦA SIÊU THỊ 4 CHƯƠNG 2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 6 2.1 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 2.1.1 Thực trạng 6 2.1.2 Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc 7 2.1.3 Chính sách quản lý của chính phủ Trung Quốc 8 2.2 KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN 8 2.2.1 Thực trạng 8 2.2.2 Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Thái Lan 11 2.2.3 Chính sách quản lý của chính phủ Thái Lan 11 2.3 KINH NGHIỆM CỦA PHÁP 12 2.3.1 Thực trạng 12 2.3.2 Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Pháp 13 2.3.3 Chính sách quản lý của chính phủ Pháp 14 CHƯƠNG 3. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 15 Thứ nhất 15 Thứ hai 15 Thứ ba 15 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 16 1. KẾT LUẬN 16 2. KIẾN NGHỊ 16 2.1 Đối với nhà nước 16 2.2 Đối với doanh nghiệp 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 PHẦN GIỚI THIỆU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển hội nhập với các nền kinh tế khác trên thế giới với mục tiêu đặt ra là trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Thu nhập không ngừng nâng cao, đời sống người dân ngày càng phát triển, nhu cầu cũng thay đổi khác đi, từ việc chỉ là ăn no mặc ấm thì bây giờ đã trở thành ăn ngon mặt đẹp. Chính vì thế mà thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang phát triển với tốc độ thần tốc, đóng góp 1 phần không nhỏ vào thu nhập quốc dân, chính vì thế Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ hấp dẫn không những đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả những nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài. Việc ra đời các đại siêu thị, các hệ thống phân phối phân bổ hợp lý sẽ rút ngắn khoảng cách về giá bán sản phẩm. Với chất lượng lịch vụ tốt, giá cả hợp lý thì việc chuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiện đại như siêu thị và cửa hàng tự chọn đang tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội đang ngày một càng cao thì các dịch vụ phục vụ cũng phát triển theo, nhu cầu mua sắm cũng càng được đa dạng hóa. Với sức mạnh về tài chính và nhiều năm kinh nghiệm, các nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài có nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Tuy nhiên, sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài cũng đã kích thích các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước năng động hơn và hoạt động hiệu quả hơn cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá về quản lý và kinh doanh. Để có thể làm chủ thị trường bán lẻ của nước nhà, các doanh nghiệp Việt Nam bắt buột phải tìm cho mình một hướng đi đúng. Chính vì thế em xin chọn để tài “KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM” , nhằm giúp các doanh nghiệp Việt có thể tìm được hướng đi đúng và chiếm lĩnh được lòng tin người tiêu dùng Việt khi nước ta đang đứng từ nhiều sức ép thâm nhập của các tập đoàn nước ngoài muốn thôn tính toàn bộ thị trường nước ta. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển siêu thị ở các nước trên thế giới dựa trên những số liệu thống kê thu thập và những thông tin kinh tế xã hội ở quốc tế, xem xét thực trạng ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và áp dụng tìm ra hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt, góp phần ổn định và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu sự phát triển cúa hệ thống siêu thị và bài học kinh nghiệm ở các nước Trung Quốc , Thái Lan, Pháp. Phân tích thực trạng hệ thống siêu thị ở Việt Nam. Đề ra những biện pháp để phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp trên Internet: trang web Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư, sách báo mạng, các tạp chí kinh tế … 3.2 Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài : từ ngày 16/8/2010 đến ngày 01/11/2010 4.2 Không gian nghiên cứu đề tài nghiên cứu tình hình phát triển hệ thống siêu thị ở nhiều quốc gia trên thế giới. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG SIÊU THỊ Ở VIỆT NAM Nền kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập trung bình của người dân tăng cao. Trong năm 2007, người Việt Nam đã chi gần 45 tỷ USD cho mua sắm và tiêu dùng. Ngoài các tập đoàn phân phối lớn hiện đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry, Bourbon, Parkson, Zen Plaza, Diamond Plaza..., theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đang có thêm nhiều tên tuổi lớn chờ cơ hội xâm nhập thị trường Việt Nam, như Wal-Mart, Carefour, Tesco, Dairy Farm... Ông Phạm Hoàng Hà, Giám đốc Ban dự án và Phát triển thị trường, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phú Thái, cho hay, doanh thu bình quân từ năm 2003 đến 2007 của thị trường bán lẻ Việt Nam vào khoảng 37 tỷ USD, chưa phải là một thị trường lớn trong khu vực, tuy nhiên lại có tốc độ tăng trưởng 20% sau mỗi năm.Ông này cũng đưa ra dự báo, đến năm 2012, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt doanh thu bình quân khoảng 50 tỷ USD. Tuy có thu nhập bình quân đầu người vào loại thấp trên thế giới, nhưng người Việt Nam chi tới 70% thu nhập cho mục đích tiêu dùng. Một con số cao so với khoảng con số tương tự là 40% ở các nước phát triển. Một trong những yếu tố khiến các nhà phân tích kỳ vọng vào sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam là hệ thống phân phối bán lẻ hiện mới thu hút khoảng 10% chi tiêu của người dân nhưng lại tập trung chủ yếu ở tầng lớp trẻ. Có tới 40% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua hàng hóa tại các chợ, 44% qua các cửa hàng bán lẻ độc lập và khoảng 6% mua từ người sản xuất hàng hóa. Số lượng các trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị. Dự kiến đến cuối 2010, cả nước sẽ có khoảng 850 TTTM và siêu thị cùng vài chục ngàn cửa hàng tiện ích. Trong đó, các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các DN trong nước như Saigon Co.op, Fivimart, Citimart... ngày càng xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, sự thay đổi này được đánh giá là nặng về lượng nhưng thiếu về chất. Về tương quan thị phần, các tập đoàn nước ngoài đang chiếm tỷ trọng khá ấn tượng trong phân phối bán lẻ hiện đại tại các thành phố lớn, nhường phần còn lại (khoảng 20-30%) cho các nhà phân phối Việt Nam và đẩy họ về nông thôn. Trong khi đó, lực lượng các DN bán lẻ của VN, trên danh nghĩa là chiếm phần lớn nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ, phục vụ được ít người hơn. CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA. 2.1 KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 2.1.1 Thực trạng Thị trường bán lẻ của Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ vào loại lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỉ USD. Dự báo trong 20 năm tới thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ là khoảng 2,4 ngàn tỉ USD. Siêu thị của Trung Quốc đã phát triển rất mạnh vào đầu thập kỷ 90, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 70%. Sự phát triển của các siêu thị chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải hay Quảng Châu. Vào cuối năm 2000, mức bán ra của hệ thống siêu thị đã chiếm đến 7% tổng khối lượng hàng hoá bán lẻ của Trung Quốc. Doanh thu của một số siêu thị đã vượt quá doanh số của một số trung tâm buôn bán hàng đầu của Trung Quốc. Do thành công của các siêu thị đã thu hút rất nhiều tập đoàn bán lẻ trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc. Với hệ thống phân phối nhiều tầng, nhiều lớp truyền thống của Trung Quốc làm tăng chi phí đối với hàng hoá đặc biệt là chi phí đối với hàng hoá nhập khẩu. Khi các nhà xuất khẩu cung cấp hàng hoá cho các siêu thị lớn họ sẽ giảm chi phí trung gian do đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu đối với hàng hoá nội địa của Trung Quốc. Hơn nữa, sau khi Trung Quốc gia nhập WTO các rào cản thuế quan và phi thuế quan giảm đi sẽ là cơ hội thuận lợi cho hàng hoá nhập khẩu. MÔ HÌNH BÁN LẺ HÀNG HOÁ CỦA HÀNG HOÁ Các nhà chế tạo Các nhà bán lẻ Chuỗi phân phối Thực phẩm tươi sống và đông lạnh - Tăng tính điều phối - Tận dụng tốt hơn nguồn lực - Người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn Siêu thị Các loại tạp phẩm thông thường Các cửa hàng Bia, nước đóng chai Các cửa hàng nhỏ lẻ Dệt may Hàng chăm sóc Cửa hàng khác Dịch vụ hậu cần Có rất nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đã bắt đầu đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Một số nhà bán lẻ lớn đã mở đến hơn 20 siêu thị ở các thành phố lớn của Trung Quốc. Do có kinh nghiệm và sức mạnh nên thị phần của các tập đoàn quốc tế ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, do thị trường bán lẻ của Trung Quốc đã bão hoà nên doanh thu của các tập đoàn bán lẻ đã không tăng lên được nữa. Với sự tham gia của các siêu thị quốc tế đã gây sức ép rất lớn đối với các nhà bán lẻ trong nước của Trung Quốc. Các doanh nghiệp bán lẻ của Trung Quốc tuy rất nhiều nhưng thường có quy mô nhỏ. Quy mô nhỏ cũng chính là các yếu điểm của các siêu thị của Trung Quốc. Hiện nay chỉ có 122 công ty bán lẻ của Trung Quốc có doanh thu nhiều hơn 50 triệu nhân dân tệ. 2.1.2 Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc Các siêu thị thường sạch sẽ hơn, mua hàng thoải mái và thuận tiện hơn. Chất lượng hàng hoá trong các siêu thị được đảm bảo hơn. Đối với thực phẩm đóng hộp họ không phải mặc cả giá và họ có thể tin tưởng vào khối lượng sản phẩm. Siêu thị cung cấp số lượng hàng hoá lớn hơn nhiều so với các loại hình bán lẻ truyền thống. Siêu thị cung cấp nhiều hàng đông lạnh, làm lạnh và thực phẩm chế biến sẵn cho các gia đình. Hơn nữa tại Trung Quốc 90% các gia đình thành phố có tủ lạnh. Tuy nhiên, vẫn có một số người thích mua hàng ở các cửa hàng truyền thống do giá thấp hơn, thực phẩm tươi hơn và có sự giao tiếp giữa các cá nhân, một trong những phong cách quan trọng của người Trung Quốc. Qui mô về diện tích ngày càng tăng, hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú. TIÊU CHUẨN SIÊU THỊ CỦA TRUNG QUỐC Đại siêu thị Siêu thị phức hợp Cửa hàng giảm giá Siêu thị truyền thống Kích thước trung bình 20.000 m2 3.000 m2 1.000 m2 500 m2 Số lượng hàng hoá 60.000 15.000 6.000 3.000 Các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi có rất nhiều các siêu thị, lại thực hiện thống nhất thu mua theo một đầu mối, thống nhất tiến hành phân phối hàng hoá cho các cửa hàng của chuỗi, do vậy các doanh nghiệp thành viên của chuỗi có quy mô lớn và vừa thường có hệ thống phân phối và lưu thông hàng hoá riêng. Việc phân phối và lưu thông hàng hoá một cách thống nhất là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh theo mô hình chuỗi, do vậy các doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi hết sức coi trọng việc xây dựng các trung tâm phân phối lưu thông hàng hoá, rất nhiều doanh nghiệp đã từng bước hoàn thiện, và đã xây dựng một hệ thống thông tin về phân phối và lưu thông hàng hoá, cũng như hệ thống kho hàng tốt, trình độ về quản lý về phân phối và lưu thông hàng hoá cũng từng bước được nâng cao.Trung tâm phân phối và lưu thông hàng hoá của các doanh nghiệp kinh doanh theo dạng chuỗi có quy mô lớn và vừa có diện tích xây dựng lên đến 20.000 m2, có thể đồng thời cho phép 80 xe vận tại chở hàng đỗ xếp dỡ hàng hoá, có bán kính phục vụ tới 250 km2, có trình độ điện tử hàng hoá và cơ giới hoá tương đối cao đảm bảo cả việc bán lẻ, bảo đảm giao hàng đến nhà trong vòng 12 giờ sau khi mua thiết bị điện cỡ lớn và vừa, thậm chí theo yêu cầu của khách hàng có thể đưa hàng đến tận cửa chỉ sau 3 giờ. 2.1.3 Chính sách quản của chính phủ Trung Quốc Cải cách các qui định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá hiện đại. Áp dụng các biện pháp tích cực, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá hiện đại. Tăng cường bồi dưỡng và giáo dục về lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá, khuyến khích sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong phân phối và lưu thông hàng hoá. Xây dựng qui hoạch phát triển phân phối và lưu thông hàng hoá, chỉ đạo và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá. Tăng cường điều tiết giữa các ban ngành Chính phủ liên quan tới quản lý phân phối và lưu thông hàng hoá. Dành nhiều ưu đãi về tín dụng, thông tin, đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị trong nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các siêu thị trong nước trên thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc cũng khuyến khích các nhà bán lẻ của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường của các nước trong khu vực thậm chí cả các nước phát triển như EU và Hoa Kỳ. KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN 2.2.1 Thực trạng Cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á thương mại kiểu truyền thống vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống bán lẻ của Thái Lan. Trước cuộc khủng hoảng tiền tệ hệ thống thương mại truyền thống chiếm đến 70% tổng số thương mại của nước này và hệ thống bán lẻ hiện đại chỉ chiếm 30% doanh thu bán lẻ của Thái Lan. Hệ thống bán lẻ của Thái Lan tương đối phát triển, hệ thống này bao gồm hệ thống bán lẻ mới và hệ thống bán lẻ truyền thống như sơ đồ: Sơ đồ: Hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan Hệ thống bán lẻ Đại siêu thị Siêu thị Cash & Carry Cửa hàng tiện dụng Bán theo catalô Trung tâm thương mại Cửa hàng đặc biệt Truyền thống Bán lẻ hiện đại Hiện nay hệ thống bán lẻ hiện đại của Thái Lan có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của hệ thống bán lẻ truyền thống. Thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại năm 2002 là 54% so với hệ thống bán lẻ truyền thống là 46% và thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại đang ngày càng tăng lên khi trong thời gian tới nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế sẽ mở thêm các siêu thị và đại siêu thị ở Thái Lan. TỈ LỆ CỬA HÀNG SO VỚI TỈ LỆ THỊ TRƯỜNG TẠI THÁI LAN NĂM 2002 Loại cửa hàng Số lượng Tỉ lệ (%) Doanh thu (triệu bạt) Tỉ lệ(%) Cửa hàng giảm giá 114 0,04 126.000 24 Cửa hàng bách hoá 236 0,08 97.400 18 Siêu thị 247 0,08 22.785 4 Cửa hàng tiện lợi 3.650 1,21 34.175 6 Cửa hàng chuyên dụng 650 0,22 8.545 2 Thương mại hiện đại 4.897 1,62 288.905 54 Thương mại truyền thống 297.405 98,38 246.645 46 Tổng 301.830 100,00 535.550 100,00 Nguồn: Bộ Thương mại Thái Lan Nếu xét về số lượng cửa hàng hay điểm kinh doanh thì các hình thức thương mại hiện đại chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ (1,62%) so với thương mại truyền thống nhưng nếu xét về doanh thu các hình thức bán lẻ hiện đại chiếm vị trí quan trọng (54%) trong hệ thống bán lẻ của Thái Lan. Siêu thị đã phát triển rất nhanh ở Thái Lan, tuy nhiên hệ thống siêu thị của Thái Lan đã phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ các đại siêu thị của nước ngoài. Chỉ còn rất ít siêu thị truyền thống của Thái Lan có thể tồn tại và phần lớn các siêu thị này đã phải liên doanh với các siêu thị của nước ngoài để cạnh tranh với các đại siêu thị và các loại hình bán lẻ truyền thống. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các siêu thị vẫn là các chợ truyền thống. Một trong những kênh phân phối truyền thống của Thái Lan đó là các chợ ngoài trời. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong thập kỷ 90 các hình thức bán lẻ khác đã rất phát triển đặc biệt là thực phẩm, vốn được coi là ưu thế của các chợ truyền thống. Các loại hình siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện dụng đã phát triển rất nhanh đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tầng lớp trung lưu. 2.2.2 Chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Thái Lan Siêu thị ở Thái Lan chủ yếu tập trung ở Băng Cốc. Tại Băng Cốc có đến 75% siêu thị trong khi đó dân số của khu vực này chỉ chiếm 20% dân số của Thái Lan. Không giống như siêu thị của một số nước phát triển khác siêu thị của Thái Lan thường nằm trong các Trung tâm thương mại và nó thường là một phần của trung tâm thương mại với mục tiêu chủ yếu là bán hàng cho tầng lớp trung lưu của Thái Lan. Các tập đoàn lớn của Thái Lan đang có dự định xây dựng hàng loạt siêu thị cỡ trung bình trên diện tích rộng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau. Các doanh nghiệp trong nước cũng liên doanh với các công ty nước ngoài để mở thêm các siêu thị nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài. Vì các siêu thị ở Thái Lan phần lớn đều nằm trong các trung tâm thương mại và các trung tâm thương mại thì bao gồm rất nhiều loại hình kinh doanh như cửa hàng, bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên dụng ( hình thức và qui mô của các cửa hàng chuyên dụng ở Thái Lan cũng tương tự như các siêu thị chuyên doanh ở Việt Nam) nên rất thu hút khách hàng của nước này. Các trung tâm thương mại lớn thường cung cấp hàng hoá với giá rẻ hơn từ khoảng 20 - 30% so với với các cửa hàng bình thường và thậm chí còn thấp hơn cả trong các siêu thị. Và không giống như siêu thị, hoặc các cửa hàng chủ yếu tập trung vào tầng lớp trung lưu, các trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. 2.2.3 Chính sách quản lý của chính phủ Thái Lan Năm 2003 Cơ quan Nhà Đất của Thái Lan đã ban hành quy định về khu vực bán lẻ đối với 75 tỉnh của Thái Lan trừ Băng Cốc. Theo quy định mới các nhà bán lẻ có diện tích trên 1.000 m2 phải xây dựng cách trung tâm thành phố ít nhất là 15 km. Quy định này cũng đưa ra diện tích đất tối thiểu mà các siêu thị này cần phải có cũng như diện tích lưu không, cây xanh cần thiết đối với các siêu thị này. Quy định mới cũng đưa ra quy định cụ thể cho các siêu thị có diện tích từ 300 - 1.000 m2. Thái Lan cũng có lúc 80% thị phần bán sỉ và lẻ nằm trong tay các tập đoàn nước ngoài, và Chính phủ nước này đã phải điều tiết bằng cách chỉ cho các tập đoàn nước ngoài được mở từng siêu thị riêng lẻ, không cho hình thành chuỗi liên kết để chi phối thị trường... Thành lập Liên minh bán lẻ để giúp các siêu thị và các cửa hàng truyền thống trong nước làm quen với các hình thức bán lẻ hiện đại. Liên minh này giúp cho các siêu thị nhỏ trong nước có được quyền lực thị trường tương đương với các siêu thị lớn của nước ngoài. Với nhiều quy định chặt chẽ hơn của chính phủ đối với các siêu thị như các quy định về không gian và quy hoạch đất đai. Các nhà bán lẻ hiện nay của Thái Lan có xu hướng xây dựng các siêu thị ngày càng nhỏ hơn. Và các nhà bán lẻ đang có xu hướng xây dựng các siêu thị theo kiểu mua bán và giải trí, trong đó người tiêu dùng có thể kết hợp hoạt động mua bán và hoạt động giải trí. KINH NGHIỆM CỦA PHÁP Thực trạng Pháp là 1 trong những cường quốc kinh tế có sự phát triển nổi bật hơn so với Trung Quốc và Thái Lan trong cùng các giai đoạn của lịch sử. siêu thị được coi là loại hình cửa hàng chính thức khai sinh ra nền công nghiệp phân phối hiện đại tại nước Pháp. Siêu thị đầu tiên là của cửa hàng liên nhánh Goulet Tourpin mở ra vào năm 1957 tại Reuil Malmaison. Các siêu thị hiện chiếm khoảng 35% tổng doanh số bán hàng thực phẩm và 19% tổng mức bán lẻ. Siêu thị là một hìn
Tài liệu liên quan