Trong nhà máy chế biến dầu mỏ và khí đốt, hệ thống an toàn đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo giới hạn an toàn cho con người và các thiết bị hoạt động
ổn định. Hệ thống an toàn bao gồm nhiều hệ thống cảnh báo sớm trong đó có hệ
thống phát hiện rò rỉ khí, đặc biệt là các khí dễ cháy như khí hydrocarbon. Các khí này bị
rò rỉ không chỉ gây ô nhiễm môi trường làm việc mà còn là nguyên nhân chính gây ra cháy
nổ trong nhà máy. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong nhà máy, nó có thể gây ra những thiệt
hại vô cùng to lớn đối với nhà máy, gây tổn thất nặng nề về người và của. Việc xác định
các nguy cơ tiềm ẩn thông qua xác định nồng độ các khí trên có trong không khí thông qua
các cảm biến khí được lắp đặt tại các vị trí khác nhau trong nhà máy.
36 trang |
Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật phát hiện rò rỉ khí hydrocacbon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
TALENTS FOR DEVELOPMENT
BÀI TIỂU LUẬN
Đề Tài: KỸ THUẬT PHÁT HIỆN RÒ RỈ KHÍ
HYDROCACBON
Giảng viên: TS. Nguyễn Trung Khương Môn Học: KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Nhóm: Nhóm 2 - Lọc Hóa Dầu
Danh sách thành viên
1. Nguyễn Lương Thùy Dương
2. Nguyễn Thị Hồng Hoa
3. Trần Trung Hiếu
4. Đinh Văn Lục
5. Nguyễn Nhật Sang
Bà Rịa, tháng 11 năm 2014
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 2
Lời Nói Đầu
rong nhà máy chế biến dầu mỏ và khí đốt, hệ thống an toàn đóng vai trò quan
trọng trong việc đảm bảo giới hạn an toàn cho con người và các thiết bị hoạt động
ổn định. Hệ thống an toàn bao gồm nhiều hệ thống cảnh báo sớm trong đó có hệ
thống phát hiện rò rỉ khí, đặc biệt là các khí dễ cháy như khí hydrocarbon. Các khí này bị
rò rỉ không chỉ gây ô nhiễm môi trường làm việc mà còn là nguyên nhân chính gây ra cháy
nổ trong nhà máy. Khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong nhà máy, nó có thể gây ra những thiệt
hại vô cùng to lớn đối với nhà máy, gây tổn thất nặng nề về người và của. Việc xác định
các nguy cơ tiềm ẩn thông qua xác định nồng độ các khí trên có trong không khí thông qua
các cảm biến khí được lắp đặt tại các vị trí khác nhau trong nhà máy.
Trong bài tiểu luận này, chúng em xin trình bày về hệ thống phát hiện rò rỉ khí
Hydrocarbon điển hình được sử dụng phổ biến trong các nhà máy, đặt biệt là các nhà máy
chế biến khí. Trong quá trình thực hiện, dù đã rất cố gắng tuy nhiên sẽ vẫn còn có những
sai sót. Mong thầy và các bạn sẽ đóng góp ý kiến sửa chữa để bài tiểu luận có thể đạt kết
quả tốt nhất.
Chúng em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình về cả tài liệu và phương hướng
làm đề tài của thầy đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Nhóm sinh viên thực hiện
Bà Rịa, tháng 11 năm 2014
T
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 3
Mục Lục
Chương I. TỔNG QUAN ................................................................................................. 5
1. Tầm quan trọng của hệ thống phát hiện rò rỉ khí ......................................................... 5
2. Các tai nạn do rò rỉ khí dễ cháy nổ gây nên: [1] ........................................................... 5
3. Các đặc trưng của khí và hơi dễ cháy nổ ...................................................................... 7
3.1 Các thuật ngữ liên quan [2] .................................................................................... 7
3.2 Đặc trưng cơ bản cho khí và hơi dễ cháy nổ [3] .................................................... 8
Chương II. ĐẦU DÒ XÚC TÁC LOẠI PELLISTOR [4], [5] .......................................... 9
1. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 9
2. Cấu tạo .......................................................................................................................... 9
3. Nguyên tắc hoạt động ................................................................................................. 11
4. Độ nhạy tương đối ...................................................................................................... 13
5. Đặc điểm của đầu dò xúc tác ...................................................................................... 14
Chương III. CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI ......................................................................... 15
1. Lịch sử phát triển [6] .................................................................................................. 16
2. Cơ sở lý thuyết [3] ...................................................................................................... 17
3. Phân loại đầu dò hồng ngoại dựa trên vật liệu bán dẫn sử dụng [6] .......................... 19
4. Cấu tạo và cơ chế hoạt động của đầu dò hồng ngoại ................................................. 20
4.1 Cảm biến điểm (Point IR detector) [7] ................................................................ 21
4.2 Cảm biến đường truyền rộng (open path IR detector) [7] ................................... 24
5. Camera hồng ngoại (Gas detection camera) [8] ......................................................... 27
6. Đặc điểm của đầu dò hồng ngoại [9] .......................................................................... 28
Chương IV. SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN [4], [10] ........................................................... 29
1. Khả năng phát hiện rò rỉ. ............................................................................................ 29
2. Thích ứng với môi trường làm việc. ........................................................................... 29
3. Giới hạn làm việc của đầu dò. .................................................................................... 30
4. Bảo trì và sửa chữa. .................................................................................................... 30
5. Tuổi thọ thiết bị .......................................................................................................... 31
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 4
Chương V. XỬ LÝ TÍN HIỆU [7] .................................................................................. 32
TỔNG KẾT 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 36
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 5
Chương I. TỔNG QUAN
1. Tầm quan trọng của hệ thống phát hiện rò rỉ khí
Khí hydrocarbon là những khí dễ cháy nỗ khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ
cao. Trong nhà máy chế biến khí, các khí hydrocarbon bị rò rỉ chính là các mối nguy chính
gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh cũng như gây ra cháy nổ trong nhà máy. Khi có sự
cố cháy nổ xảy ra trong nhà máy, nó có thể gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn đối với
nhà máy, gây tổn thất nặng nề về người và của. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy
luôn được chú trọng. Để phát hiện các nguy cơ cháy nổ trong nhà máy, nhà máy chế biến
khí Dinh Cố sử dụng các đầu dò cảm biến: cảm biến khí, cảm biến nhiệt, cảm biến lửa và
cảm biến khói. Các bộ cảm biến khí để phát hiện rò rỉ khí hydrocarbon trong nhà máy
thường được lắp đặt ở những nơi tồn chứa sản phẩm, xung quanh đường ống, xung quanh
các thiết bị công nghệ để xác định nguy cơ cháy nổ trong vùng đó.
Các tín hiệu thu được từ các đầu dò cảm biến được truyền về và được hiển thị trên
các panel điều khiển của hệ thống phòng chống cháy nổ trong phòng điều khiển trung tâm.
Các pane điều khiển tự động xử lý các tín hiệu cảm biến để xác định vùng có nguy cơ cháy
nổ, đồng thời:
Đóng van cô lập vùng cháy nổ và xả khí ra đuốc đốt.
Kích hoạt máy bơm chữa cháy
Mở van xả nước, CO2 vào vùng có cháy nổ
Báo động bằng còi, đèn chớp ở vùng có cháy nổ và phòng điều khiển
Các khí hydrocarbon có thể bị rò rỉ do vỡ, nứt hệ thống ống dẫn, thiết bị hay do hở các
mối nối giữa các chi tiết cơ khí, hoặc bồn chứa.
2. Các tai nạn do rò rỉ khí dễ cháy nổ gây nên: [1]
Dưới đây là bảng thống kê của Wiki về các tai nạn nghiêm trọng trên thế giới mà
nguyên nhân là do rò rỉ khí cháy nổ gây nên từ năm 2000 đến nay, bao gồm cả khu vực
công nghiệp và khu vực dân sinh.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 6
Thời gian Địa điểm Thiệt hại
19/8/2000 Carlsbad, New Mexico
Một đường ống dẫn khí tự nhiên bị vỡ và ngọn
lửa lan ra đã giết chết 12 người cắm trại gần đó.
17/1/2001 Hutchinson, Kansas, Mỹ
Khí tự nhiên được lưu trữ dưới lòng đất bị rò rỉ
vào các hang động rỗng gây ra hai vụ nổ. Một
phá hủy hai doanh nghiệp và làm bị thương 26
người. Một vụ nổ khác phá hủy một công viên
và giết chết hai người. Hố sụt và các đám mây
khí được hình thành xung quanh thành phố và
khí dần dần bị đốt cháy.
16/3/2004 Arkhangelsk, Nga
Một vụ nổ khí trong một căn hộ làm 58 người
chết.
11/5/2004
Nhà máy nhựa Stockline,
Maryhill, Glasgow
Khí rò ra từ một đường ống bị vỡ đã đánh lửa
làm 9 người thiệt mạng và 37 người bị thương.
2009 Versilia
Tàu Viareggio trật bánh, GPL được chứa trong
một toa xe lửa đã phát nổ, làm 33 người chết.
9/9/2010
San Bruno, California và
một vùng ngoại ô của San
Francisco
Khí bị rò rỉ và phát nổ, giết chết 4 người, làm 53
ngôi nhà bị đốt cháy và hơn 120 ngôi nhà bị hư
hại.
10/2/2011 Allentown, Pennsylvania
Một vụ nổ khí đã giết chết 5 người và san bằng
tòa nhà trong thành phố.
14/8/2012 Brentwood, New York
Một vụ nổ khí đã san bằng 1 ngôi nhà, giết chết
1 đứa trẻ và làm bị thương 17 người.
23/11/2012
Springfield,
Massachusetts
Một vụ rò rỉ và nổ khí tự nhiên đã phá hủy 2 tòa
nhà, gây thiệt hại cho 42 tòa nhà khác và làm bị
thương 21 người.
18/12/2012 Reynosa, Mexico
Nổ nhà máy khí của hãng Pemex, làm 26 người
chết
6/8/2013 Rosario, Argentina Vụ nổ khí làm 21 người chết.
12/3/2014
Khu căn hộ East Harlem,
Manhattan, New York
Vụ nổ khí làm ít nhất 8 người chết và hơn 70
người bị thương.
31/7/2014 Cao Hùng, Đài Loan
Rò rỉ khí trên đường ống dẫn khí dưới những
con đường công cộng gây thiệt hại đáng kể cho
thành phố.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 7
Hình 1: Quang cảnh sau vụ nổ tại nhà máy khí của hãng Pemex, Mexico
3. Các đặc trưng của khí và hơi dễ cháy nổ
3.1 Các thuật ngữ liên quan [2]
Khí dễ cháy (flammable gas) là khí dễ dàng bắt cháy khi tiếp xúc với nhiệt và
ngọn lửa. Các Hydrocarbon đều là các khí dễ cháy.
Giới hạn cháy/nổ dưới (Lower flammable limit – LFL/Lower explosion limit
– LEL) là nồng độ thấp nhất của khí/hơi hoặc hỗn hợp khí/hơi có thể bắt cháy và duy trì sự
cháy ở điều kiện xác định, thường cho bởi % về thể tích. Ở khoảng nồng độ thấp hơn giới
hạn nổ dưới, khí/hơi không đủ để duy trì sự cháy.
Giới hạn cháy/nổ trên (Upper flammable limit –UFL /Upper explosion limit
– UEL) là nồng độ cao nhất của khí/hơi hoặc hỗn hợp khí/hơi còn duy trì sự cháy ở điều
kiện xác định. Ở khoảng nồng độ cao hơn giới hạn nổ trên, oxi không đủ để duy trì sự
cháy.
Khoảng cháy/nổ (flammable range/ explosive range) là khoảng nồng độ từ
giới hạn dưới đến giới hạn trên.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 8
Điểm bốc cháy (flash point) là nhiệt độ thấp nhất mà chất lỏng tạo ra trên bề
mặt nó một lượng hơi đủ để tạo thành hỗn hợp cháy/nổ. Điểm bốc cháy phụ thuộc vào áp
suất hơi và giới hạn cháy/nổ dưới.
3.2 Đặc trưng cơ bản cho khí và hơi dễ cháy nổ [3]
Trước hết, cần phân biệt rõ ràng 2 thuật ngữ khí và hơi:
Khí là dạng vật chất tồn tại trên khoảng nhiệt độ sôi, khả năng gây cháy nổ
của khí được đặc trưng bởi giới hạn nổ dưới, giới hạn này càng thấp, khả năng gây cháy nổ
càng cao.Ở khí không tồn tại điểm bốc cháy.Như vậy, để đảm bảo an toàn trong công
nghiệp, cần kiểm soát nồng độ khí rò rỉ thấp hơn giới hạn nổ dưới để phòng ngừa khả năng
cháy nổ.
Giới hạn nổ dưới thường nằm từ 0,5 – 15% về thể tích.
Hơi là dạng vật chất thuộc thể khí tồn tại dưới khoảng nhiệt độ sôi, thường
nằm trong cân bằng với pha lỏng hoặc rắn và phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, áp suất. Khả
năng gây cháy nổ của hơi phụ thuộc vào điểm bốc cháy (Ký hiệu F), nhiệt độ bốc cháy
càng thấp, khả năng gây cháy nổ càng cao.
Gas LEL in Vol - % LEL in g/m3
Ignition Temp in
oC
Acetylene 2.3 24.9 305
Ammonia 15.4 109.1 630
1,3-butadien 1.4 31.6 415
i-butane 1.5 36.3 460
n-butane 1.4 33.9 365
n-butene 1.2 28.1 360
Dimethylether 2.7 51.9 240
Ethene 2.4 28.1 440
Ethylene oxide 2.6 47.8 435
Hydrogen 4.0 3.3 560
Methane 4.4 29.3 595
Methyl chloride 7.6 159.9 625
Propane 1.7 31.2 470
Propene 1.8 31.6 485
Bảng 1: Một số đặc trưng của một số loại khí dễ cháy nổ
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 9
Chương II. ĐẦU DÒ XÚC TÁC LOẠI PELLISTOR [4], [5]
1. Giới thiệu chung
Đầu dò xúc tác loại pellistor đã được sử rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp,
trong các thiết bị phát hiện khí dễ cháy đơn điểm trong khoảng hơn 50 năm, bắt đầu từ
khoảng những năm 1960.
2. Cấu tạo
Đầu dò có cấu tạo tương đối đơn giản và dễ dàng để sản xuất. Cấu tạo phụ thuộc
vào các nhà sản xuất khác nhau nhưng cơ bản đề gồm những thành phần cơ bản sau:
1 sợi platin hình xoắn ốc được phủ xúc tác nhạy khí, có vai trò là cảm biến.
1 sợi dây platin khác phủ vật liệu trơ không có hoạt tính xúc tác (như vàng)
đóng vai trò bù lại sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm của môi trường khi cảm biến hoạt động,
đóng vai trò là bộ tham chiếu.
Cả 2 sợi dây được cố định bằng cách quấn quanh 1 lõi sứ kim loại, thường là
nhôm oxit và được treo độc lập bằng mỗi 2 chấu bằng niken.
Chúng được đặt bên trong lớp nilon chịu nhiệt và lớp lưới bằng thép để bảo
vệ đầu dò khỏi các tác động từ bên ngoài.
Hình 2: Đầu dò (nhìn từ trên xuống) Hình 3:Sensor nhìn từ cạnh bên
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 10
Hình 4: Cảm biến khí xúc tác Hình 5: Hình ảnh thực tế đầu dò xúc tác
Người ta sử dụng platin là do các nguyên nhân sau:
Ở điều kiện thường các khí dễ cháy sẽ không cháy cho tới khi đạt được nhiệt
độ bốc cháy (ignition temperature). Tuy nhiên, trong điều kiện hoạt động hóa học chúng có
thể bắt cháy ở nhiệt độ thấp hơn. Hiện tượng này gọi là xúc tác cháy. Hầu hết các oxit kim
loại và hợp chất của chúng có đặc tính xúc tác. Paladi, palatin, thori và các hợp chất của
chúng là những chất xúc tác có hoạt tính cao nhất.
Platin có hệ số trở nhiệt lớn so với các kim loại khác. Hệ số trở nhiệt của Pt
tuyến tính trong khoảng nhiệt độ từ 5000C – 10000C, khoảng nhiệt độ cần thiết để cảm biến
có thể hoạt động.
Tính chất vật lý của Pt cho phép chế tạo thành dạng sợi xoắn và kích thước
nhỏ. Dây Pt có đường kính nhỏ không chỉ nhằm mục đích làm giảm kích thước của đầu dò
mà còn làm tăng tín hiệu nhờ tăng điện trở, giảm công suất tiêu thụ.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 11
Bên cạnh đó Pt bền về mặt hóa học, là chất chống ăn mòn và có thể hoạt
động ở nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài mà không bị biến tính. Điều này giúp các
cảm biến có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài mà không cần thay thế, sửa chữa.
Cầu đo Wheatstone Bridge
Cầu đo Wheatstone Bridge
dùng để đo tín hiệu đầu ra của sensor
được phát minh bởi Sir Charles
Wheatstone bao gồm mạch cầu như
hình vẽ. Mạch được nối với một
nguồn điện một chiều vào 2 nút, 2
nút còn lại được nối với với mạch đo
đầu ra.
Hình 6: Cầu đo Wheatstone Bridge
R1 là điện trở cắt có vai trò giữ cho mạch cầu cân bằng. Khi mạch cầu cân bằng thì
sẽ không có tín hiệu đầu ra. Giá trị 2 điện trở RB và R1 được lựa chọn lớn đảm bảo tính
chính xác của mạch cầu.
3. Nguyên tắc hoạt động
Các đầu dò xúc tác hoạt động trên nguyên tắc tương đối đơn giản và hiệu quả trên
cơ sở là một khí dễ cháy có thể được oxy hóa để tạo ra nhiệt. Kết quả là nhiệt độ thay đổi,
từ đó có thể được chuyển đổi, thông qua một Wheatstone cầu tiêu chuẩn, trở thành một tín
hiệu cảm biến. Tín hiệu đó có thể được sử dụng để kích hoạt báo động và bắt đầu quy trình
phòng ngừa cháy nổ.
Khi đầu dò hoạt động, một dòng điện khoảng 150mA sẽ nung nóng phần sứ xúc tác
đến nhiệt độ 5000C, nhiệt độ này sẽ đốt cháy khí hydrocacbon tiếp xúc với nó làm tăng
nhiệt độ và thay đổi điện trở của sensor hoạt động. khi đó Wheatstone brigde sẽ không cân
bằng gây ra độ chênh lệch điện thế. Tín hiệu này được đo lại là cầu đo. Do đó, giá trị điện
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 12
trở của bộ tham chiếu phải là hằng số trong suốt thời gian đo để có được kết quả chính xác
nhất.
Đầu ra của sensor tỉ lệ với tỉ lệ oxi hóa khí hydrocacbon. Giá trị cực đại của đầu ra
đạt được khi tỉ lệ thành phần hỗn hợp tuân theo phương trình phản ứng cháy. Ví dụ đối với
metan:
CH4 + 2O2 +8N2 CO2 + 2H2O + 8N2
Theo lý thuyết thì phản ứng xảy ra hoàn toàn khi tỉ lệ là 1 mol CH4 và 10 mol
không khí, hay 9,09% methane trong hỗn hợp khí.
Hình 7: Đặc tuyến điện áp tín hiệu ra phụ thuộc vào nồng độ khí methane của cảm
biến xúc tác
Từ đồ thị ta có thể thấy vùng nồng độ methan từ 0 – 5% (đạt giới hạn nổ thấp – LEL
hay Lower expoisive limit) có tín hiệu đầu ra Vout tuyến tính. Nồng độ methan càng gần đạt
tỉ lệ theo lý thuyết thì tín hiệuVout càng tăng mạnh tới khi đạt giá trị cực đại ở 10%.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 13
Tiếp tục tăng nồng độ methane thì tín hiệu đầu ra càng giảm dần về 0, hiện tượng
này là do thiếu oxy cho phản ứng cháy xảy ra.
Vùng nồng độ cókhả năng gây cháy nổ của khí là từ nồng độ LEL đến UEL, đối với
mỗi loại khí cháy là khác nhau, ví dụ của methane (CH4) 5-15 %, propane (C3H8) 2-9 %
và hydro (H2) là 4-75 %.
4. Độ nhạy tương đối
Sự biến thiên của % LEL của các khí khác nhau được gọi là độ nhạy tương đối. Độ
nhạy tương đối được xác định bằng thực nghiệm, và được đi kèm với thiết bị do nhà sản
xuất cung cấp. Việc tính toán độ nhạy tương đối thông qua hệ số điều chỉnh.
Hệ số điều chỉnh cho phép người sử dụng có thể đo các loại khí Hydrocacbon khác
nhau bằng cách nhân thêm 1 hệ số với kết quả đo được để có kết quả đo đạt cuối cùng.
Người ta sử dụng methane làm khí chuẩn để điều chỉnh bởi vì:
Khí methane là một khí rất phổ biến, thường gặp trong các hỗn hợp khí.
Khí methane cần sensor hoạt động ở nhiệt độ cao nhất so với các
hydrocacbon khác.
Hệ số điều chỉnh tùy thuộc vào loại sensor, tuổi thọ của sensor, do đó cách tốt nhất
là điều chỉnh sensor trực tiếp theo từng loại khí.
Gas Reading Gas Reading
Methane 100% Methanol 100%
Propane 60% Ethanol 70%
n-Butane 60% Iso-Propyl Alcohol 60%
n-Pentane 50% Acetone 60%
n-Hexane 45% Methy Ethyl Ketone 50%
Bảng 2: Hệ số điều chỉnh của một số loại khí của 1 loại sensor
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 14
5. Đặc điểm của đầu dò xúc tác
- Khoảng nhiệt độ hoạt động lớn: -400C đến 600C
- Độ ẩm trong khoảng 5-95%RH
- Áp suất trong khoảng:70-130kPa
- Độ chính xác của phép đo tương đối cao <±5%
- Thời gian hồi đáp nhanh: từ 10 đến 15s.
- Thời gian sống dài: 2-3 năm, độ mất hoạt tính 5-10%/năm, phụ thuộc vào
mục đích sử dụng, môi trường làm việc, loại sensor.
- Sensor cần được kiểm tra, điều chỉnh sau khoảng thời gian 3-6 tháng hoạt
động.
Nhược điểm
Ngộ độc xúc tác
Xúc tác của sensor có thể bị ngộ độc dẫn đến mất dần hoạt tính, giảm độ
nhạy và độ chính xác của sensor, thậm chí có thẻ mấy hoạt tính hoàn toàn chỉ với 1 lượng
nhỏ các tạp chất.
Những chất có thể gây ngộ độc xúc tác thường là Si, một thành phần phụ gia
thường thấy trong dầu bôi trơn của các thiết bị. Bên cạnh đó các hợp chất khác chứa lưu
huỳnh, clo và các kim loại nặng trong khí thiên nhiên cũng là nguyên nhân gây ngộ độc
xúc tác vĩnh viễn.
Một số tạp chất như các hợp chất chứa halogen có thể gây ức chế sensor xúc
tác, làm mất hoạt tính tạm thời. Sau khoảng thời gian 24-48h, sensor có thể trở lại hoạt
động bình thường.
Phá hủy sensor
Đầu dò có thể bị phá hủy, hỏng trong điều kiện nồng độ khí cháy quá cao,
lượng nhiệt sinh ra quá lớn và quá trình oxi hóa diễn ra mạnh diễn ra trên bề mặt của
sensor, làm giảm độ chính xác của sensor.
Kỹ thuật phát hiện khí Hydrocacbon Kỹ Thuật Đo Lường
PVU
Nhóm 2 – Lọc Hóa Dầu 15
Chương III. CẢM BIẾN HỒNG NGOẠI
Cảm biến xúc tác tồn tại một số nhược điểm như đầu dò dễ bị ngộ độc, bị ăn mòn
dưới tác động của môi trường, phải duy trì oxi để đảm bảo độ chính xác của cảm biến và
tuổi thọ cảm biến giảm khi sự phơi nhiễm khí được lặp lại nhiều lần. Khác với các cảm
biến x