Gần đây, lạm phát diễn ra một cách nhanh chóng không dự báo được. Nó trở thành một mối quan tâm mà bất kì ai cũng nhắc tới khi gặp nhau. Nó tác động đến mọi mặc đời sống và để lại những hậu quả to lớn. Diễn tiếp trong bối cảnh lạm phát đang dần trở nên cao trào, vấn đề lạm phát không còn là của riêng ai mà là của toàn xã hội, chung tay họp sức, họp tác cùng Chính phủ và các cán bộđiều hành chính sách là một điều tất yếu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Khắc phục, ngăn chặn lạm phát là điều cần làm ngay bây giờ chứ không thể chần chừ được nữa.
28 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2772 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát 2011 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Mục lục
Chương 1: Cơ sở lí luận về làm phát…………………………..…………………………………..…4
1.1 Khái niệm lạm phát……………………………………………………..………….…...………..…4
1.2 Các phép đó của chỉ số lạm phát…………………………………………………………….…....4
1.3 Phân loại lạm phát………………………………………………………………………….....….…4
1.4 Nguyên nhân của lạm phát…………………………………………….…………..……..………..5
Chương 2: Tình hình kinh tế và thực trạng lạm phát ở Việt Nam………………..…..……………7
2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam…………………………………….………………………….…7
2.2 Diễn biến lạm phát ở nước ta hiện nay…………………………………………………...………9
2.3 Nguyên nhân lạm phát ở nước ta ……………………………………………………….............12
2.4 Tác động của lạm phát đến mọi mặt của đời sống………………………………….…….......16
Chương 3: Một số biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ……………………..………...…18
3.1 Để kiềm chế lạm phát do chi phí đẩy, Việt Nam đã có những biện pháp tích cực như: giảm
thuế nhập khẩu , dãn nợ, bù giá,...cho các doanh nghiệp nhập khẩu và sử dụng nguyên, nhiên
liệu nhập khẩu..........................................................................................................................18
3.2 Các biện pháp thắt chặt tiền tệ……………………………………………………………….….18
3.3 Chính phủ ban hành nghị quyết số 11/NQ-CP……………………………………………......18
3.4 Một số biện pháp khác………………………………………………………………….…….…..19
Chương 4 : Một số dự báo chung về tình hình kinh tế Việt Nam…………………………………21
4.1 Dự báo kinh tế Việt Nam cuối năm 2011…………………………………………………….…21
4.2 Nhận định tỉ giá USD cuối năm 2011……………………………………………………….….21
4.3 Dự báo xu thế tỉ giá USD cuối năm 2011………………………………………………….…..22
4.4 Dự báo giá vàng thế giới cuối năm 2011……………………………………………….……..22
Kết luận…………………………………………………………………………….…..……………25
2
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Gần đây, lạm phát diễn ra một cách nhanh chóng không dự báo được. Nó trở thành một mối
quan tâm mà bất kì ai cũng nhắc tới khi gặp nhau. Nó tác động đến mọi mặc đời sống và để lại những
hậu quả to lớn. Diễn tiếp trong bối cảnh lạm phát đang dần trở nên cao trào, vấn đề lạm phát không
còn là của riêng ai mà là của toàn xã hội, chung tay họp sức, họp tác cùng Chính phủ và các cán bộ
điều hành chính sách là một điều tất yếu để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Khắc phục, ngăn chặn
lạm phát là điều cần làm ngay bây giờ chứ không thể chần chừ được nữa. Vì vậy em chọn đề tài
“Lạm phát 2011 - thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu lý luận
- Làm rõ các vấn đề về lạm phát trong giai đoạn hiện tại.
- Nghiên cứu các giải pháp kiềm chế lạm phát và rút ra các giải pháp phù hợp nhất cho
việc này.
2.2 Mục tiêu thực tiễn
- Hệ thống lại các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam và thực trạng lạm phát tại Việt Nam
diễn ra trong thời gian qua.
- Đưa ra các đề xuất, biện pháp kiểm soát lạm phát để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
phát triển đất nước mà Quốc hội đã đề ra.
III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau để thu thập tài liệu rồi tổng hợp lại để đưa ra
cách nhìn tổng quan nhất, hợp lý nhất trong khả năng người viết:
Phương pháp tổng hợp: Thu thập và sử dụng có hiệu quả các tài liệu.
Phương pháp phân tích: Được sử dụng để làm rõ, củng cố vững chắc hơn các luận điểm cũng
như để các luận điểm được trình bày một cách khoa học.
Phương pháp logic, so sánh: Giúp cho cấu trúc vấn đề đưa ra sẽ đi theo một thứ tự hợp lý,
thông qua đó sẽ làm sáng tỏ nội dung.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu về vấn đề lạm phát đang diễn ra ở Việt Nam trong
thời gian gần đây
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: gồm 4 chương
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về lạm phát
3
Chƣơng 2: Tình hình kinh tế và thực trạng lạm phát ở Việt Nam
Chƣơng 3: Một số biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ
Chƣơng 4: Một số dự báo chung về tình hình kinh tế Việt Nam
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đưa ra nghiên cứu vấn đề khá “nóng bỏng” hiện nay, đó là vấn đề lạm phát đang diễn ra
ở Việt Nam. Đề tài đã phản ánh, cung cấp cách nhìn khá chi tiết về tình hình lạm phát và đưa ra
những giải pháp, kiến nghị phù hợp.
4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất
giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
1.2 Các phép đo chủ yếu của chỉ số lạm phát
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ
thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi
khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
- Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của
một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ.
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông
thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm
hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ
sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa
bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
- Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn.
Trong trường họp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản
vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
- Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của
tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác
định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực).
- Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc
hội" sáu tháng một lần của mình ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal
Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của
mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".
1.3 Phân loại lạm phát
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế
thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức độ khác nhau:
- Lạm phát vừa phải: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ một
con số hàng năm (dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm phát nước kiệu hay
lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc
đẩy nền kinh tế phát triển.
5
- Lạm phát cao: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng
năm (từ 10% - 100% một năm). Lạm phát cao còn được gọi là lạm phát phi mã. Lạm phát phi mã gây
ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Siêu lạm phát: loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng
năm trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế
rơi vào tình trạng siêu lạm phát.
* Ngoài ra, người ta còn phân loại lạm phát dựa vào việc so sánh hai chỉ tiêu là tỷ lệ tăng giá
và tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Theo cách này lạm phát sẽ ở trong hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá nhỏ hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Một bộ phận của
khối tiền gia tăng về cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ của nền kinh tế. Theo các nhà kinh tế,
lạm phát nằm ở giai đoạn này có thể chấp nhận được và thậm chí còn cho rằng lạm phát khi đó còn là
liều thuốc để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này tỷ lệ tăng giá lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ. Sở dĩ như vậy là
do lạm phát với tỷ lệ cao kéo dài đã làm cho kinh tế suy thoái. Hệ quả là khối lượng tiền phát hành
vượt mức khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Trong trường họp này lạm phát gây nguy hiểm
trầm trọng cho nền kinh tế.
1.4 Nguyên nhân của lạm phát
Khi nghiên cứu nguyên nhân của lạm phát, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau do
tiếp cận nó ở nhiều góc độ. Tuy vậy, tựu trung lại có các quan điểm sau:
1.4.1 Lạm phát do cầu kéo
Khi nền kinh tế đạt tới hay vượt quá sản lượng tiềm năng, việc tăng tổng mức cầu dẫn tới lạm
phát được gọi là lạm phát do cầu kéo hay lạm phát nhu cầu.
Số cầu tăng là do tổng khối lượng tiền lưu hàng (M) tăng hoặc do tốc độ lưu thông tiền tệ (V)
tăng. số lượng tiền tệ tăng do nhiều yếu tố, trong đó quan trọng hơn hết và thường xảy ra hơn hết là
do thiếu hụt ngân sách nhà nước. Thiếu hụt này được tài trợ bằng nhiều cách: phát hành trái phiếu,
vay mượn ở nước ngoài và nay mượn ở ngân hàng trung ương.
1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy
Khi chi phí sản xuất kinh doanh tăng sẽ đẩy giá cả tăng lên ngay cả khi các yếu tố sản xuất
chưa được sử dụng đầy đủ, chúng ta gọi đó là lạm phát do chi phí đẩy. vấn đề đặt ra là tại sao chi phí
tăng lên? Nhiều nhà kinh tế cho rằng tiền lương tăng lên là một nguyên nhân đẩy chi phí tăng lên khi
tốc độ tăng tiền ltrong cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động. Một số nhà kinh tế cho rằng việc đẩy
chi phí tiền ltrong tăng lên là do các công đoàn gây sức ép. Tuy nhiên một số nhà kinh tế khác lại cho
rằng chính công đoàn đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tốc độ tăng của lạm phát và giữ
6
cho lạm phát không giảm xuống quá nhanh vì các họp đồng ltrong của công đoàn thường là dài hạn
và khó thay đổi. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng về nhiên liệu, nguyên vật liệu cơ bản như dầu mỏ,
sắt thép... cũng làm cho giá cả của nó tăng lên và đẩy chi phí sản xuất tăng lên, dẫn đến sức ép đòi
tăng giá bán.
1.4.3 Lạm phát do những nguyên nhân liên quan đến sự thiếu hụt mức cung
Khi nền kinh tế đạt đến mức toàn dụng, nghĩa là các yếu tố sản xuất: nhân công, nguyên vật
liệu, máy móc thiết bị... gần như đã được khai thác tối ưu. Khi đó, mức cung hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường có khuynh hướng giảm dần. Bên cạnh đó, tình trạng tắt nghẽn của thị trường cũng làm giới
hạn mức cung hàng hóa. Đó là tình trạng mất cân đối các yếu tố sản xuất giữa các khu vực nhưng thị
trường lại không tạo ra cơ chế điều phối có hiệu quả, khiến cho khối lượng hàng hóa không đáp ứng
tốt nhu cầu tăng lên của thị trường. Hàng hóa khan hiếm làm cho giá cả tăng lên, đó là hậu quả tất
yếu. Cũng cần lưu ý rằng, ngay lúc nền kinh tế chưa đạt tới mức toàn dụng nhưng nếu cơ cấu kinh tế
tổ chức bất họp lý thì cũng không cho phép tạo ra khối lượng hàng hóa và dịch vụ đầy đủ để thỏa mãn
nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường. Trường họp này cũng làm nảy sinh hiện tượng lạm phát.
1.4.4 Những nguyên nhân chủ quan, khách quan khác
* Nguyên nhân chủ quan: chính sách quản lý kinh tế không phù họp của nhà nước như chính
sách cơ cấu kinh tế, chính sách lãi suất... làm cho nền kinh tế quốc dân bị mất cân đối, kinh tế tăng
trưởng chậm ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì điều
tất yếu là nhà nước phải tăng chỉ số phát hành tiền. Đặc biệt đối với một số quốc gia, trong những
điều kiện nhất định, nhà nước chủ trương dùng lạm phát như một công cụ để thực thi chính sách phát
triển kinh tế.
* Nguyên nhân khách quan: thiên tai, chiến tranh, tình hình biến động của thị trường nguyên
vật liệu, nhiên liệu trên thế giới...
7
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ THỰC TRẠNG LẠM PHÁT
VIỆT NAM
2.1 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam
2.1.1 Tình hình lạm phát
Chì số giá tiêu dùng tháng 8/2011 so với tháng 12/2010 tăng 15,68%. So với cùng kì thì lạm
phát đã tăng 23,02%. Đây là mức lạm phát cao nhất so với các nước trong khu vực.
2.1.2 Một số vấn đề khác
Chính sách tiền tệ
Để phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã cắt giảm 3% chỉ tiêu
tăng trưởng tín dụng, duy trì 20% thay vì 23% như đề xuất ban đầu với Chính phủ.
Chính sách tiền tệ bị thắt chặt quá mức, cả tăng trưởng huy động và cho vay đều giảm
rất mạnh so với năm trước. Tăng trương tín dụng chỉ tăng 7.13%
(nguồn: nhóm VFA)
Lãi suất
Lãi suất huy động đang ở mức cao nhưng vẫn chưa thu hút được người gửi tiền do lãi
suất không bù đắp được tỷ lệ lạm phát. Lãi suất cho vay đang ở mức rất cao, vượt quá
khả năng vay vốn của doanh nghiệp.
8
(Nguồn: nhóm VFA)
Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu hàng đầu của chính phủ là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa làm tốc độ tăng trưởng GDP 7 tháng đầu năm ở
mức 5.67% thấp hơn 0.56% so với cùng kì.
(nguồn: nhóm VFA)
Tổng vốn đầu tư xã hội – FDI – Đầu tư công
Tổng nguồn vốn đầu tư xã hội 6 tháng đạt mức tăng 5% so với cùng kì năm trước,
thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 13% cùng kì năm 2010 và 18% năm 2009.
Vốn FDI giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm do bất ổn kinh tế vĩ mô, chỉ đạt 56.7% so
với cùng kì năm 2010
(nguồn: nhóm VFA)
Sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 7.3% so với cùng kì năm 2010. Diễn biến
kinh tế khó lường làm sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn và hàng tồn kho đang
tăng lên.
9
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với cùng kì năm 2010.
Nhập siêu tháng 8 năm 2011 ước tính đạt 800 triệu USD. Nhập siêu 8 tháng 6.2 tỷ
USD là bằng 10.2% kim ngạch xuất khẩu.
(nguồn: nhóm VFA)
Tổng mức bán lẻ hàng hóa – Doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tính chung 8 tháng đầu năm nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì mức tăng chỉ ở 3.9% thấp
hơn mức tăng trung bình 15 - 20% những năm gần đây.
(nguồn: nhóm VFA)
2.2 Diễn biến tình trạng lạm phát ở nƣớc ta hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước nguy cơ lạm phát phi mã, với tỷ lệ thuộc hàng
cao nhất trong khu vực.
ốn tháng liền, chỉ số CPI ở Việt Nam đều ở mức hai chữ số. Tỷ lệ lạm phát tháng Hai lên tới
12,31%, cao nhất trong hai năm nay. So với tháng Một, chỉ số CPI vào tháng Hai tăng 2,1%, mức
tăng nhanh nhất tính theo từng tháng kể từ tháng Sáu năm 2008. Vào tháng Một, chỉ số CPI tăng
12,17% so với cùng kỳ năm trước, và đã tăng 1,74% so với tháng 12 năm 2010. Tính từ đầu năm,
biểu đồ CPI chưa hề ghi nhận con số âm nào.
Nhìn lại diễn biến CPI 6 tháng đầu năm 2011, có 2 điểm đáng lưu ý: một là CPI không giảm
hoặc tăng thấp ở tháng sau Tết Nguyên đán mà lên đến đỉnh của nửa đầu năm; hai là CPI giảm tốc rất
nhanh, Cùng lúc Chính phủ “bung ra” một loạt chính sách điều chỉnh giá cả điện, xăng dầu, than…
10
sau giai đoạn dài kìm nén, CPI tháng 4-2011 tăng đột biến và cao hơn cả tháng Tết nguyên đán trước
đó. Tuy nhiên, ngay lập tức các giải pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa đã được áp dụng để hỗ trợ kiểm
soát lạm phát.
CPI tháng 9 chỉ tăng 0.82% mức thấp nhất trong 12 tháng qua kể từ 9/2010. Điều này phát đi
tín hiệu cho thấy chính sách thắt chặt của chính phủ đã phát huy tác dụng.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Trong các nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, chỉ có giá bưu chính viễn thông do công nghệ
tiến bộ nhanh, có cạnh tranh mạnh giữa các doanh nghiệp nên giá có giảm (1.68%) , còn tất cả các
nhóm khác giá đều tăng. Điều đó chứng tỏ yếu tố tiền tệ vẫn còn tác động mạnh đến lạm phát, nên
mới làm cho giá của tất cả các nhóm hàng đều tăng. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cao chứng tỏ tiền từ
ngân hàng ra lưu thông tăng cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Nhìn chung giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao 3,01% (trong đó lương thực tăng 1,77%;
thực phẩm tăng 3,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 2,67%) Nhóm hàng này tăng cao không chỉ bởi
khó khăn trong nước (thiên tai, thay đổi khí hậu, diện tích đất canh tác giảm, dịch bệnh, chi phí đầu
vào tăng) mà còn bởi giá thế giới tăng cao, kéo theo giá trong nước tăng lên. Theo tính toán của Liên
hợp quốc, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Ngân hàng thế giới, bước sang năm 2011,
chỉ số giá lương thực trên thế giới tăng 28.3% so với giữa năm 2010. Do nhóm hàng này chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng của dân cư nên đã tác động lớn đến tốc độ tăng
giá chung.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm tiền thuê nhà ở,điện, nước, chất đốt và vật liệu xây
dựng) giá tăng cao nhất với 3.19% càng làm cho mong muốn cải thiện về nhà ở của những người có
nhu cầu thực, nhất là những người có thu nhập thấp trở lên xa vời.
11
Biểu đồ giá của các nhóm trong tháng 5/2011.
(Nguồn: GSO, NDHMoney)
Trong giai đoạn lạm phát vừa qua, khi niềm tin vào tiền đồng sụt giảm, vai trò của vàng và USD càng
được khẳng định.
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tháng Chín năm 2011
ChØ sè gi¸ tiªu dïng
Tha : ChØ sè gi¸ th¸ng 9
n¨m 2011 so víi cïng
kú n¨m 2010
Kỳ gốc
2009
Tha ng 9
năm 2010
Th¸ng 12
n¨m 2010
Tha ng 8
năm 2011
135.74 122.42 116.63 100.82 118.16
Hµng ¨n vµ dÞch vô ¨n uèng 148.55 133.38 123.18 100.28 125.94
Trong
®ã
L•¬ng thùc 141.83 126.88 112.22 101.53 122.90
Thùc phÈm 152.13 137.88 127.72 99.72 128.71
¡n uèng ngoµi gia
®×nh
144.41 126.35 121.33 100.90 120.49
Đồ uống và thuốc la 125.23 112.99 109.52 100.59 111.69
May mÆc, giÇy dÐp, mò nãn 123.71 113.98 110.51 100.92 111.58
Nhà ở và vật liệu x©y dùng 145.66 122.89 116.59 100.37 119.72
ThiÕt bÞ vµ ®å dïng gia ®×nh 116.53 109.82 107.57 100.51 108.46
Thuèc vµ dÞch vô y tÕ 109.84 106.21 104.88 100.28 105.51
12
Giao th«ng 135.92 120.13 119.01 99.76 114.86
B•u chÝnh viÔn th«ng 88.43 98.02 98.13 99.93 96.30
Gi¸o dôc 144.43 121.43 116.52 108.62 124.10
V¨n hãa, gi¶i trÝ vµ du lÞch 115.15 108.71 107.39 100.62 107.29
§å dïng vµ dÞch vô kh¸c 130.55 114.19 111.11 101.37 111.61
ChØ sè gi¸ vµng 241.88 161.26 130.48 113.14 141.09
ChØ sè gi¸ ®« la Mü 120.38 107.78 101.12 100.80 109.67
2.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát ở nƣớc ta
Từ đầu năm, chính phủ đã chủ trương thiết lập một mặt bằng giá mới khi đồng loại
tăng giá xăng (2900đ/1lít), tăng giá điện (165đ/1kWh) và giá than (5%) mặc dù CPI của 2 tháng đầu
năm đã tăng khá cao.
(nguồn: worldbank)
Chúng ta biết rằng lạm phát là mức tăng giá chung của cả nền kinh tế. Nguyên nhân gây ra
lạm phát có thể là từ bên ngoài (khách quan) hay những vấn đề nội tại của nền kinh tế (nguyên nhân
chủ quan), nhưng căn nguyên của lạm phát Việt Nam năm 2011 chính là yếu tố tiền tệ.
2.3.1 Lạm phát do yếu tố tiền tệ
Có thể nhận định, nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát của Việt Nam không phải do các yếu
tố bên ngoài. Trong thời gian qua, lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn một cách bất thường so với
các nước trong khu vực hay các đối thủ cạnh tranh cũng như các nước có điều kiện tương tự.
Ở các nước này, nhìn chung mức lạm phát luôn thấp hơn mức tăng trưởng GDP (cụ thể là hầu
hết đều dưới 5%), trong khi từ năm 2004 đến nay, lạm phát ở Việt Nam luôn cao hơn tăng trưởng
GDP. Cá biệt năm 2008 lên đến 23%, gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%,
gấp gần 2 lần mức tăng GDP; và chỉ mới 4 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã gần 2 con số.
Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác
nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau:
Do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng
nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế
13
nhưng tư nhân không có động cơ để làm hoặc làm không có hiệu quả. Trên thực tế nhà
nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và
chèn lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu
thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35-40% GDP và
đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một
mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và
nhữn