Đề tài Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường

doc57 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 : mở đầu Phần 2 : nội dung Chương 1 : Lý thuyết lam phát Các quan niệm về lạm phát Trương phái lưu thông tiền tệ 1.1.2 Trường phái cầu kéo Trường phái lạm phát và giá cả 1.1.4 Trương phái K.Marx 1.2 Phân loại lạm phát 1.2.1 Căn cứ vào định lượng gồm: 1.2.2Căn cứ vào định tính : 1.3Nguyên nhân lạm phát 1.3.1 Lạm phát do cầu kéo : 1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy : 1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục 1.3.4 Các nguyên nhân khác 1.4 Tác động của lạm phát 1.4.1 Lạm phát không dự kiến được Lạm phát dự kiến được Chính sách và biện pháp trong thòi kì lam phát 1.5.1 Biện pháp đối phó với lạm phát 1.5.1.1Những biện pháp tình thế 1.5.1.2Những biện pháp chiến lược 1.5.2Chính sách lạm phát 1.5.3 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 1.5.4 Lạm phát theo mục tiêu 1.5.4.1Giới thiệu lạm phát mục tiêu (LPMT) Đặc điểm của lạm phát mục tiêu Quy trình thực hiện LPMT Chương 2 : Lạm phát ở Việt Nam Sơ lược lịch sử lạm phát ở Việt Nam: Diễn biến 2.1.1.1Giai đoạn những năm trước Đổi mới 1986: Giai đoạn lạm phát sau Đổi mới 1986 đến nay: Nguyên nhân 2.1.2.1.Nguyên nhân khách quan. 2.1.2.2 Nguyên nhân chủ quan: 2.1.3 Phương hướng giải quyết Lạm Phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2009 Diễn biến 2.2.2 Nguyên nhân 2.2.2.1 Lạm phát tiền tệ 2.2.2.2 Lạm phát cầu kéo 2.2.2.3 Lạm phát chi phí đẩy 2.2.2.4 Nguyên nhân khác 2.2.3. Tác động của lạm phát: 2.2.3.1 Tác động đến tình hình kinh tế: Tác động đến tình hình xã hội: 2.2.4 Giai pháp 2.2.4.1 Năm 2007 2.2.4.2 Năm 2008 Năm 2009 2.2.5 Đánh giá giải pháp 2.2.5.1 Năm 2007 2.2.5.2 Năm 2008 2.2.5.3 Năm 2009 Phần 3 : Kết luận Phần 1 : mở đầu Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Lạm phát là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước. Lạm phát được coi như là một căn bệnh thế kỷ của nền kinh tế thị trường. Càng ngày, cùng với sự phát triển đa dạng phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫ đến lạm phát cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn.Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắc lọc thừa kế những thành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua. Trong đó, lạm pháp nổi lên như là mộtvấn đề hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, việc nguyên cứu về lạm phát, tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Từ năm 1976 đến nay, Việt Nam trải qua hai giai đoạn phát triển chính được đánh dấu bằng mốc khởi đầu đổi mới năm 1986 : nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cả hai giai đoạn này, lạm phát luôn là mọt vấn đề được quan tâm hang đầu trong các chính sách và chến lược phát triển, nhất là trong những thời điểm lạm phát dâng cao như nửa cuối thập niên 1970 – nửa đầu thập niên 1980 và lại nổi lên từ năm 2007 cho đến nay. Lạm phát ở nước ta giai đoạn 2007 cho đến nay có tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với sự điều hành quản lý của nhà nước đã phần nào ngăn chặn, khắc phục nhưng tác động của lạm phát, tình hình ngày càng được ổn định. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa thật sự được đẩy lùi mà còn có nguy cơ quay trở lại, diễn biến một cách phức tạp. Vì thế, việc tìm hiểu lạm phát trong thời gian qua về nguyên nhân, diễn biến, tác động, giải pháp… sẽ giúp ta có một cái nhìn tổn quan hơn, đúc kết được kinh ngiệm để xây dựng chiến lược phát triển đất nước trong thời gian sắp tới. Phần 2 : nội dung Chương 1 : Lý thuyết lam phát Các quan niệm về lạm phát Đối với vấn đề lạm phát có rất nhiều trường phái với nhiều cách tiếp cận khác nhau và mỗi trường phái đều có những lý luận khác nhau : Trương phái lưu thông tiền tệ Theo trường phái lạm phát "lưu thông tiền tệ" (đại diện là Miltơn Priedman) họ cho rằng lạm phát tiền tệ là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả hàng hoá tăng lên. Chúng ta đều biết rằng không phải bất cứ số lượng tiền nào tăng lên trong lưu thông với nhịp điệu nhanh hơn sản xuất cũng đều là lạm phát, nếu như nhà nước không giảm bớt nội dung vàng hoặc giá trị tượng trưng trong đồng tiền để bù đắp cho bội chi ngân sách. K.Mazx đã chỉ ra rằng ý nghĩ về lạm phát của học thuyết này là quá đơn giản. Những người theo học thuyết này đã dùng logic hình thức để kết hợp một cách máy móc hiện tượng tăng số lượng tiền với hiện tượng tăng giá để rút ra bản chất kinh tế của lạm phát. 1.1.2 Trường phái cầu kéo Trường phái lạm phát do cầu kéo mà đại diện là J.Keynes cho rằng. Lạm phát là "cầu dư thừa tổng quát cho phát hành tiền ra quá mức sản xuất trong thời kỳ toàn dụng dẫn đến mức giá chung tăng. Chúng ta nhận thức được rằng nói lạm phát là "cầu dư thừa tổng quát" là không chính xác, vì trong giai đoạn khủng hoảng ở thời kỳ CNTB phát triển mặc dù có khủng hoảng sản xuất thừa mà không có lạm phát. Còn ở Việt Nam trong năm 1991 có tình trạng cung lớn hơn cầu mà vẫn có lạm phát giá cả và lạm phát tiền tệ. Tuy Keynes đã tiến sâu hơn trường phái lạm phát lưu thông tiền tệ là không lấy hiện tượng bề ngoài, không coi điều kiện của lạm phát là nguyên nhân của lạm phát nhưng lại mắc sai lầm về mặt logíc là đem kết quả của lạm phát quy vào bản chất của lạm phát. Khái niệm của Keynes vẫn chưa nên được đúng bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. Trường phái lạm phát và giá cả Trường phái lạm phát giá cả họ cho rằng lạm phát là sự tăng giá. Thực chất lạm phát chỉ là một trong nhiều nguyên nhân của tăng giá. Có những thời kỳ giá mà không có lạm phát như: thời kỳ "cách mạng giá cả" ở thế kỷ XVI ở châu Âu, thời kỳ hưng thịnh của một chu kỳ sản xuất, những năm mất mùa... tăng giá chỉ là hệ quả là một tín hiệu dễ thấy của lạm phát nhưng có lúc tăng giá lại trở thành nguyên nhân của lạm phát. Lạm phát xảy ra là do tăng nhiều cái chứ không phải chỉ đơn thuần do tăng giá. Vì vậy quan điểm của trường phái này đã lẫn lộn giữa hiện tượng và bản chất, làm cho người ta dễ ngộ nhận giữa tăng giá và lạm phát. 1.1.4 Trương phái K.Marx K.Marx đã cho rằng "lạm phát là sự tràn đầy các kênh, các luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa làm cho giá cả (mức giá) tăng vọt và việc phân phối lại sản phẩm xã hội giữa các giai cấp trong dân cư có lợi cho giai cấp tư sản. Ở đây Marx đã đứng trên góc độ giai cấp để nhìn nhận lạm phát, dẫn tới người ta có thể hiểu lạm phát là do nhà nước do giai cấp tư bản, để bóc lột một lần nữa giai cấp vô sản. Quan điểm này có thể xếp vào quan điểm lạm phát "lưu thông tiền tệ" song định nghĩa này hoàn hảo hơn vì nó đề cấp tới bản chất kinh tế - xã hội của lạm phát. Tuy nhiên nó có nhược điểm là cho rằng lạm phát chỉ là phạm trù kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và chưa nêu được ảnh hưởng của lạm phát trên phạm vi quốc tế. Trên đây là các quan điểm của các trường phái kinh tế học chính. Nói chung các quan điểm đều chưa hoàn chỉnh, nhưng đã nêu được một số mặt của hai thuộc tính cơ bản của lạm phát. Bàn lạm phát là vấn đề rộng và để định nghĩa được nó đòi hỏi phải có sự đầu tư sâu và kỹ càng. Chúng ta có thể dễ chấp nhận quan điểm của trường phái giá cả, (ở nước ta và nhiều nước quan niệm này tương đối phổ biến). Sở dĩ như vậy là vì thế kỷ XX là thế kỷ lạm phát, lạm phát hầu như diễn ra ở tuyệt đại bộ phận các nước mà sự tăng giá lại là tín hiệu nhạy bén, dễ thấy của lạm phát. Như vậy chúng ta sẽ hiểu đơn giản là "lạm phát là sự tăng giá kéo dài, là sự thừa các đồng tiền trong lưu thông, là việc nhà nước phát hành thêm tiền nhằm bù đắp bội chi ngân sách". Hay lạm phát là chính sách đặc biệt nhanh chóng và tối đa nhất trong các hình thức phân phối lại giá trị vật chất xã hội mà giai cấp cầm quyền sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Nhưng nói chung lạm phát là một hiện tượng của các nền kinh tế thị trường 1.2 Phân loại lạm phát 1.2.1 Căn cứ vào định lượng gồm: * Lạm phát vừa phải :Còn gọi là lạm phát một con số ,có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm .Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kì này nền kinh tế hoạt động một cách bình thường ,đời sống của người lao động ổn định .Sự ổn định đó được biểu hiện : Giá cả tăng chậm ,lãi xuất tiền gửi không cao ,không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn … Có thể nói đây là mứ clạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được ,những tác động của nó là không đáng kể *Lạm phát phi mã : lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 con số 1 năm . Ở mức 2 con số thấp :11,12% thì nói chung các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh tế vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thì lạm phát sẽ làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng ,gây biến động lớn về kinh tế ,các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá ,vàng bạc ,bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi xuất bình thường .Như vậy lạm phát sẽ làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập vì những tác động tiêu cực của nó không nhỏ .Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối đe doạ đối với sự ổn định của nền kinh tế * Siêu lạm phát : 3 con số một năm xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ rất nhanh ,tỷ lệ lạm phát cao .Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát phi mã ,nó như một căn bệnh chết người ,tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng ,giá cả tăng nhanh và không ổn định ,tiền luơng thục tế của người lao động bị giảm mạnh ,tiền tệ mất giá nhanh chóng ,thông tin không còn chính xác ,các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuất khin doanh lâm vào tình trạng rối loạn ,mất phương hướng .Tóm lại ,siêu lạm phát làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng .Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít xảy ra . 1.2.2Căn cứ vào định tính : * Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng . - Lạm phát cân bằng : Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động ,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp .Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và dến nền kinh tế nói chung. -Lạm phát không cân bằng :Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động.Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra . *Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường - Lạm phát dự đoán trước : là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn .Loại lạm phát này có thể dự đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo.Về mặt tâm lý ,người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước.Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống ,đến kinh tế . - Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện .Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý ,đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi .Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút . Đối với các nước đang phát triển lạm phát thường kéo dài , do đó các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại với tỷ lệ khác nhau : lạm phát kinh liên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm ,lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài hơn 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% và siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm . 1.3Nguyên nhân lạm phát 1.3.1 Lạm phát do cầu kéo : Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp , hay nói cách khác là nền king tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó . Lúc này thì đồng tiền cầu sẽ vượt quá mức cung hàng hóa có giới hạn và sẽ làm cho chúng tăng giá . Trong nền kinh tế thị trường thì lao động cũng là một dịch vụ , trong thời gian đó thị trường lao động trở nên khan hiếm nên tăng lương cũng là một phần của quá trình lạm phát . Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt qua mức sản lượng tiềm năng , việc tăng mức cầu dẫn tới lạm phát do cầu kéo . Vì tổng mức chi đối với C + I + G tăng , chi tiêu tăng lên trong khi có một mức cung hạn chế về sản lượng thực tế , phần lớn tổng mức chi cao hơn dẫn đến giá cả cao hơn . Do đó chính mức cầu cao hơn kéo giá lên cao hơn , đó là lạm phát do cầu kéo 1.3.2 Lạm phát do chi phí đẩy : Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phat sinh từ phía cung ,do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .Điều này chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn .Ví dụ : Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên .Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên ,công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt tăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá . Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng do tỷ giá tăng hoặc khả năng khả thác hạn chế.Một ví dụ điển hình cho thấy giá cả nguyên nhiên vật liệu là giá dầu thô tăng .Trong năm 1972-1974 hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến 13,5% bình quân trên qoàn thế giới .Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu (1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy . Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu dùng nội địa cũng là một yếu tố gây lên lạm phát .Nhập khẩu càng trở lên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hợac mất giá so với đồng tiền khác 1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát .Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng .Khi nền kinh tế chưa toàn dụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều ,chưa khai thác nhiều .Có nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động .Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao … Trong trường hợp này ,khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi suất giảm đến một mức độ nào đó ,các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy ,xí nghiệp mở cửa để sản xuất ,kinh doanh .Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác ,người lao động có việc làm và sản lượng tăng lên . Ở nền kinh tế toàn dụng ,các nhà máy ,xí nghiệp được hoạt động hết công suất ,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa .Khi đó lực lượng lao động được sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tình hình sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông .Chẳng hạn khi các nhà máy ,xí nghiệp hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng ,thiếu lao động ,nguyên vật liệu dần bị han hiếm …Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xác định được kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó .Nếu không sẽ gây ra lạm phát.Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra . Trong việc chống lạm phát các Ngân hàng trung ương luôn giảm sút việc cung tiền . Trường hợp tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách : Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi xuất thấp và điều kiện kinh doanh tốt ) hoặc các ngân hàng thương mại có thẻ tăng tín dụng .Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi phí .Về mặt trung và dài hạn ,điều đó dẫn đến cầu và hàng hoá và dịch vụ tăng .Nếu cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá.Tuy nhiên giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm .In tiền để trợ cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng .Ví dụ năm 1966-1967 ,chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc chiến tranh taị Việt Nam ,lạm phát tăng từ 3%(năm 1967) đến 6% (năm 1970). Xét trong dài hạn lãi xuất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng ,nghĩa là (i) và (Y) ổn định .Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi .Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương ứng .Vậy lạm phát là một hiện tượng tiền tệ .Đây cũng chính là lý do tại sao Ngân hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này. 1.3.4 Các nguyên nhân khác Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên ,một số các nguyên nhân khác cũng gây ra lạm phát .Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư .Khi người dân không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước ,họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào đó … Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu trên thị trường hang hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao ,từ đó lạm phát sẽ xảy ra .Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng ,cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát.Thứ hai thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm phát cao. Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắc phục bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ để vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần thiếu hụt .Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm tăng mức cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát .Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền.Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền ,đẩy tổng cầu lên cao và làm tăng thêm tỷ lệ lạm phát .Tuy nhiên,đối với các nước đang phát triển ,việc phát hành trái phiếu chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế .Biện pháp in tiền được coi là có hiệu quả nhất .Vì thế mà khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây lạm phát càng lớn. Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu có lợi hơn.Nhưng việc phát hành này kéo dài sẽ làm cầu về vốn sẽ tăng và lãi xuất tăng cao hơn .Lúc này để giảm lãi xuất trên thị trưòng Ngân hàng Trung ương lại phải mua vào các trái phiếu đó .Như thế mức cung tiền lại tăng lên và dễ gây lạm phát. Tóm lại , nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm tăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn. Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái .Khi tỷ giá tăng đồng bản tệ sẽ bị mất giá Khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái .Mặt khac khi tỷ giá hối đoái tăng ,chi phí cho các nguyên vật liệu ,hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên .Do đó giá cả của các hàng hoá này tăng lên cao.Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước ,chính sách thuế ,chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý ,mất cân đối cũng xảy ra lạm phát. 1.4 Tác động của lạm phát 1.4.1 Lạm phát không dự kiến được *Tác động đến lĩnh vực sản xuất -Tiêu cực : tỷ lệ lạm phát cao sẽ làm cho giá đầu vào và giá đầu ra biến động không ngừng gây ra sự mất ổn định đối với nhà sản xuất. Sự mất giá của đồng tiền làm cho nghiệp vụ kế toán không còn chính xác nữa. Những doanh nghiệp có tỷ xuất lợi nhuận thấp sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn. -Tích cực : khi lạm phát xảy ra với một tỷ lệ chấp nhận được thì sẽ có lợi cho nền kinh tế. Lãi xuất giảm khuyến khích doanh nghiệp gia tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Đồng thời cũng khuyến khích tiêu dùng làm cho hàng hóa được bán chạy hơn. Do đó, lúc này lạm phát sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế. *Tác động đến lĩnh vực lưu thông Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ, tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa, làm mất cân đối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đồng thời do đồng tiền đang bị mất giá
Tài liệu liên quan