Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hổ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lí hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hỏi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết, cùng nhau xem xét, đánh giá và đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc.
Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lí hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lập kế hoạch kinh doanh công ty cổ phần Hoàng Anh Mêkong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
ggggg&hhhhh
BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI:
LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH MÊKONG
Trụ sở chính: Lầu 3, số 8 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 35163885
Giáo viên hướng dẫn
:
Thầy Lâm Dư Hải
Sinh viên thực hiện
:
Nguyễn Hồng Diễm
Lớp
:
HC15-QT001
Tp. HCM, tháng 8 năm 2011
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương 1: Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp 1
Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hoàng Anh Mêkong 1
Sơ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Anh MêKong 1
Quá trình hình thành và phát triển 1
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1
Tổng quan về lãnh vực hoạt động 2
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Biến động doanh thu và lợi nhuận từ 2006 đến 2010 3
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010 5
Phân tích thị trường 5
Phân tích đối thủ cạnh tranh 6
Khách hàng 6
Chương 2: Chiến lược- Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 8
Phân tích SWOT 8
Chiến lược kinh doanh 8
Mục tiêu kinh doanh của công ty 10
Chương 3: Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
Những luận cứ vững chắc giúp DN thành công 11
Kế hoạch nhân sự- tổ chức 11
III. Kế hoạch các dự án đầu tư 12
Dự án đang thực hiện 12
Dự án sẽ thực hiện 13
Kế hoạch marketing 13
Kế hoạch tài chính 14
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 14
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mêkong 15
Phần kết luận
Phụ Lục
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động đầu tư ở các doanh nghiệp ngày càng tăng thì việc xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà đầu tư mà nó còn là công cụ hổ trợ giúp ban quản trị doanh nghiệp định hướng và quản lí hoạt động của doanh nghiệp đi theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, quá trình lập kế hoạch kinh doanh còn là biện pháp để phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau. Quá trình này đòi hỏi các thành viên chủ chốt phải hợp tác, gắn kết, cùng nhau xem xét, đánh giá và đề ra phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc.
Tóm lại, dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào, nếu như doanh nghiệp xây dựng được cho mình một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và dùng nó làm công cụ quản lí hoạt động thì chắc chắn sẽ đem về nhiều thành công nhất định cho doanh nghiệp.
Chương 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Công ty công ty cổ phần Hoàng Anh Mêkong thuộc Công ty Cổ phần Hoàng Anh Giai lai, trực thuộc Công ty Cổ phần Xây Dựng Và Phát Triển Nhà Hoàng Anh
Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hoàng Anh Mêkong
Sơ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Anh MeKong
Đây là công ty đầu ngành trong các lĩnh vực về đầu tư và kinh doanh về dự án, kinh doanh bất động sản, kinh doanh khu công nghiệp, xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng cầu đường và các hoạt động đầu tư khác ở Tp.HCM.
Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG ANH MÊKONG
Vốn điều lệ : 120.000.000.000 VNĐ
Trụ sở chính : lầu 3, số 8 Lê Duẩn, p.Bến Nghé, Quận 1, TP HCM
Điện thoại : (08) 35163885
Fax : (08) 35163886
Giấy CNÐKKD số 4103002463 đăng ký lần đầu ngày 06/07/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 15/05/2006 do Sở Kế hoạch và Ðầu tư TP.HCM cấp.
Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty
Tiền thân của Công ty là một xưởng sản xuất nhỏ của Công ty Hoàng Anh Gia Lai, thành lập năm 1994.
Tháng 7/2004, xưởng sản xuất này chuyển sang hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ phần Hoàng Anh Mêkong theo quyết định số 240/2003/QĐ-BCN ký ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp.
Năm 2006, cổ phiếu của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM với 7,000,000 cổ phiếu niêm yết
Năm 2008, Công ty tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ VNĐ lên 210 tỷ VNĐ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đánh giá về cách tổ chức quản lý:
Qua cách phân bổ các phòng ban trong cơ cấu hoạt động của công ty cho thấy được công ty đã chia ra thành 4 Bộ phận gồm: Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận Nhân sự, Bộ phận Dự án và Bộ phận Tài chính với sự điều hành của các Giám đốc, hoạt động của các phòng này luôn quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.
Trong mỗi Bộ phận bao gồm những phòng ban nhỏ dưới sự điều hành của các Trưởng phòng, ví dụ như Bộ phận Kinh doanh được chia ra thành 2 phòng là Kinh doanh và Marketing…và tất cả các phòng này cũng đều quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Tất cả các bộ phận và phòng tại công ty đều dưới sự chỉ đạo và điều hành của Tổng giám đốc. Qua đó cho ta thấy việc đưa cơ cấu hoạt động vậy sẽ giúp các phòng ban hỗ trợ tốt hơn trong công việc, việc hỗ trợ qua lại của các phòng sẽ giúp giảm thiểu những nhược điểm cũng như tránh được các rủi ro trong kinh doanh.
Tổng quan về lãnh vực hoạt động
Công ty Cổ phần Hoàng Anh MeKong được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp phép kinh doanh ở 3 lĩnh vực chính là: Đo đạc địa chính; Thiết kế, xây dựng các công trình dân dụng, công trình cao tầng, chung cư; Tư vấn và thực hiện các thủ tục nhà đất
Đo đạc địa chính
Theo giấy phép được cấp, công ty được phép thực hiện dịch vụ đo vẽ tất cả các loại bản đồ, địa hình, địa hình, bản đồ hiện trạng vị trí, bản vẽ các loại nhà để lập các hồ sơ về nhà đất, thực hiện việc đo cao độ, cắm mốc, giao ranh các khu đất dự án.
Thiết kế xây dựng các công trình dân dụng
Nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phụ cận, công ty đã tập hợp được lực lượng kỹ sư, kiến trúc sư xây dựng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình xây dựng dân dụng, xây dựng nhà cao tầng, chung cư bao gồm:
Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp.
Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí.
Kinh doanh nhà ở.
Xây dựng giao thông cầu đường, xây dựng dân dụng và khu công nghiệp.
Thiết kế kiến trúc công trình dân dụng, nhà cao tầng, chung cư và công nghiệp thiết kế nội ngoại thất công trình, thiết kế tổng mặt bằng công trình
Tư vấn và thực hiện các thủ tục nhà đất
Các loại tư vấn hiện có tại công ty:
Tư vấn xây dựng, đầu tư, khoa học kỹ thuật, quy hoạch đền bù giải phóng mặt bằng và chuyển giao công nghệ.
Tư vấn lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, tư vấn đấu thầu, lập dự án đầu tư xây dựng, lập tổng dự án công trình, tư vấn quản lý dự án.
Tư vấn thiết kế công trình, tư vấn giám sát thi công, tư vấn khảo sát xây dựng
Các loại hồ sơ pháp lý chủ yếu mà Công ty nhận thực hiện bao gồm:
Chuyển quyền sử dụng đất và sở hữu nhà.
Hợp thức hóa quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà.
Lập các hồ sơ xin phép xây dựng, nghiệm thu các công trình thi công.
Lập các dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục đầu tư.
Các loại hồ sơ pháp lý khác liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
II. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Biến động doanh thu và lợi nhuận từ 2006 đến 2010
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuân từ 2006 đến 2010
Đơn vị tính: tỷ VNĐ
STT
Khoản mục
2006
2007
2008
2009
2010
1
Doanh thu
7.64
17.00
15.76
25.07
17.26
2
Lợi nhuận
0.17
4.45
6.11
4.48
15.71
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 1.2 Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận từ 2006 đến 2010
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ ta nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến 2010 luôn có lãi.
Từ năm 2006-2010, doanh thu đạt lên 9,3 tỷ (tức tăng 2,2 lần, lợi nhuận của công ty tăng gấp 26,1 lần trong đó phải kể đến sự tăng lên đáng kể của doanh thu từ hoạt động tài chính và nguồn thu nhập từ các hoạt động khác mặc dù có khoản giảm trừ do hàng bán bị trả lại (không đáng kể) và lỗ từ hoạt động đầu tư đến 2,85 tỷ.
Từ năm 2007-2008 doanh thu giảm xuống 1,1 lần tuy nhiên lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng khoảng 1,66 (tức tăng 1,3 lần) do có sự tăng lên của doanh thu từ hoạt động tài chính gấp 3 lần năm 2006 và sự giảm xuống của giá vốn hàng bán.
Nhưng trong năm 2007, doanh thu tăng 9,31 tỷ và hoạt động có lợi nhuận là 4,48 tỷ đồng nhưng thấp hơn năm 2008 là 1,63 tỷ đồng do có sự tăng lên của giá vốn hàng bán, sự giảm xuống cua doanh thu từ hoạt động tài chính đồng thời công ty có các dự án triển khai lớn và chi phí cho các dự án cao nhưng chưa thu lợi nhuận.
Riêng đối với năm 2010 doanh thu lại giảm xuống 7,81 tỷ nhưng lợi nhuận chưa tăng lên 1,23 tỷ nguyên nhân nhờ vào hoạt động đầu tư góp vốn giữa khách hàng và công ty là nguồn thu từ hoạt động tài chính mua cổ phiếu và bảo hiểm.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010
Đơn vị tính: Ngàn Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2010
So sánh năm 2009
với năm 2010
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh thu thuần
25.075.756
17.262.126
(7.813.630)
68,8
Lợi nhuận gộp
5.166.156
2.304.436
(2.861.720)
44,6
Doanh thu hoạt động tài chính
1.720.864
10.848.408
9.127.544
630,4
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
5.613.691
12.350.388
6.736.697
220
Thu nhập khác
507.740
10.393.286
9.885.546
204,7
Tổ fgvvvvvvvvvvvvvvvvvvgbhhhbng lợi nhuận trước thuế
6.121.431
22.085.844
15.964.413
306,7
Nguồn: Phòng Kế toán
Phân tích thị trường
Kinh tế vĩ mô Việt Nam 2011 được dự báo vẫn khó khăn, gắn liền với đó thị trường bất động sản cũng sẽ đối diện với nhiều thách thức, tuy nhiên, cơ hội đầu tư vẫn rộng mở. Bất động sản hiện đang là mảnh đất màu mỡ được rất nhiều người quan tâm. Xét trên phương diện tương quan các thị trường, hiện nay thị trường BĐS phía Nam, cũng như thị trường chứng khoán, đang chịu sự chi phối lớn nhất của giá vàng tăng phi mã.
Thứ 1: Doanh nghiệp luôn chủ động nguồn vốn đầu tư. Bài toán rất khó đối với không ít chủ đầu tư trong thời điểm hiện nay chính là nguồn vốn. CHỈ THỊ 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG. Nhưng với nguồn vốn đầu tư các dự án bất động sản của các doanh nghiệp chủ yếu từ vốn tự có của doanh nghiệp nên doanh nghiệp luôn chủ động.
Thứ 2: Kiểm soát đầu tư là lý do khác khiến đầu tư cho BĐS trở nên hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư quan tâm đến khía cạnh quản lý đầu tư. Họ muốn chủ động quản lý khoản đầu tư của mình hơn là để người khác quản lý hộ như đối với việc đầu tư vào chứng khoán hoặc trái phiếu. Đối với những nhà đầu tư như vậy, cơ hội phát triển, cải tạo, quản lý và thay đổi BĐS chính là điều các bạn đang tìm kiếm.
Thứ 3: An toàn là một trong những lý do hấp dẫn nhà đầu tư. Đất là nhu cầu cơ bản trong cuộc sống hiện đại, không phải vì đất cần để gieo trồng đối với thành thị mà thành thị là trung tâm của đời sống kinh tế hiện đại.
Nhưng chính sách kinh tế và hành chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi của thị trường BĐS hiện nay. Với những gì mà yếu tố này đã bộc lộ cho đến nay, nhiều khả năng thị trường BĐS phía Nam sẽ phục hồi tương ứng với Kịch bản 2 hoặc Kịch bản 3.
- Kịch bản 1: Trong nửa cuối năm 2011, nếu lãi suất không giảm và cũng không có gói biện pháp kinh tế thì thị trường BĐS sẽ mất khả năng phục hồi, nhiều doanh nghiệp BĐS sẽ phá sản cuối năm.
- Kịch bản 2: Nếu chỉ có chỉ đạo chung nhất về biện pháp hành chính để giảm lãi suất mà thiếu gói biện pháp kinh tế thì dù lãi suất giảm, thị trường BĐS cũng chỉ vận động cầm chừng trong nửa cuối 2011.
- Kịch bản 3: Trong tháng 8-9/2011, lãi suất giảm đáng kể, có gói biện pháp kinh tế và có văn bản chỉ đạo bình ổn thị trường BĐS của Chính phủ: thị trường BĐS có thể bắt đầu phục hồi vào thời gian này và có hy vọng phục hồi mạnh hơn trong quý 4/2011.
Phân tích đối thủ cạnh tranh: Vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty
Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh và tính điểm so sánh khả năng cạnh tranh
TT
YẾU TỐ THÀNH CÔNG TRONG NGÀNH
Trọng số
Công Ty CP Hoàng Anh Mêkong
Công Ty CP Phát triển kinh tế phú nhuận
CT CP Đầu Tư BDS An Bình
Công Ty CP Địa ốc ACB
Đánh
giá
Điểm số
Đánh
giá
Điểm số
Đánh
giá
Điểm số
Đánh
giá
Điểm số
1
Khả năng tìm kiếm hợp đồng
0,2
2
0,40
2
0,40
3
0,60
4
0,80
2
Mức độ hiện đại của thiết bị
0,15
3
0,45
3
0,45
2
0,30
3
0,45
3
Khẳ năng đáp ứng yêu cầu CT
0,1
4
0,40
2
0,20
4
0,40
3
0,30
4
Khả năng huy động tài chính
0,1
3
0,30
3
0,30
3
0,30
2
0,20
5
KN huy động NVLnhanh nhất
0,05
4
0,20
2
0,10
2
0,10
1
0,05
6
KN thích ứng biến động của TT
0,1
3
0,30
3
0,30
2
0,20
2
0,20
7
Chất lượng công trình
0,1
4
0,40
3
0,30
4
0,40
4
0,40
8
Lòng trung thành của khách hàng
0,05
3
0,15
2
0,10
2
0,10
2
0,10
9
Chi phí xét trên 1CT cùng quy mô
0,1
2
0,20
3
0,30
1
0,10
2
0,20
10
Các chính sách lôi kéo khách hàng
0,05
2
0,10
1
0,05
2
0,10
3
0,15
TỔNG SỐ
1
2,9
2,5
2,6
2,85
Qua ma trận trên, tôi nhận thấy Công ty có khả năng cạnh tranh rất cao so với các đối thủ khác. Để thực hiện mục tiêu của mình, Công ty cần phải có những chiến lược cụ thể và phương hướng đi đúng đắn trong phần tiếp theo.
Khách hàng của Công ty:
Sản phẩm của công ty là nhà ở nên khách hàng của công ty ngoài người dân ra còn có Nhà nước.
+ Nhà nước đặt ra những chương trình, chỉ tiêu kế hoạch phát triển nhà ở đối với công ty. Bên cạnh còn có những công trình công cộng phục vụ cho chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường công cộng… như xây dựng trường học, nhà văn hóa, trụ sở ủy ban, bệnh viện, công viên, bến cảng… Đây là một khách hàng quan trọng và là một nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước.
+ Người dân có nhu cầu về nhà ở, đất ở là đối tượng kinh doanh chính của công ty. Có thể phân nhóm khách hàng là người dân theo nhu cầu nhà ở như sau:
Khách hàng có nhu cầu mua nền nhà có hạ tầng.
Khách hàng có nhu cầu thuê nhà ở.
Khách hàng có nhu cầu mua nhà ở với gía rẻ
Khách hàng có nhu cầu mua nhà ở trả góp
Khách hàng có nhu cầu mua nhà ở với tiện nghi trung bình
Chương 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Phân tích SWOT
Những cơ hội ( O)
O1: Công ty được hỗ trợ bởi truyền thống hoạt động uy tín, cũng như thương hiệu được xây dựng tốt.
O2: Tiềm năng của các đối thủ trên thị trường tiêu thụ chưa mạnh
O3: Nhờ có ban lãnh đạo và điều hành tốt. Điều này thể hiện ở khả năng kiểm soát chi phí đầu vào ổn định, lợi nhuận của công ty tăng trưởng ổn định qua các năm.
O4: Có số vốn lớn và hệ thống PR rất tốt
O5: Nhu cầu về nhà ở của khách hàng ngày một tăng lên, mở ra nhiều cơ hội cho công ty.
Những nguy cơ ( T)
T1: Bị thắt chặt tín dụng cho vay bởi quyết định CHỈ THỊ 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 VỀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
T2: Tình hình của thị trường BĐS vẫn đang gặp nhiều khó khăn
T3: Trình độ quản lý và giám sát các dự án của nhân viên trong công ty chưa tốt, khó quản lý cùng lúc nhiều công trình, nhiều hoạt động.
T3:Nhiều công ty đang dần dần thâm nhập vào thị trường đang chiếm giữ, áp lực về mối đe dọa về sự cạnh tranh trong tương lai nặng hơn.
Những điểm mạnh ( S)
S1: Công ty chủ động được nguồn vốn
S2: Máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo được quá trình xây dựng, khả năng cạnh tranh cao.
S3:Các công trình đã xây dựng được chứng nhận đảm bảo chất lượng, uy tín.
S4: Được đánh giá các công trình, dự án nằm ở vị trí đắc lợi
Những điểm yếu ( W)
W1: các công trình, dự án của công ty hướng đến khách hàng có thu nhập cao mà ít những khách hàng có thu nhập thấp hơn.
W2: Thiếu đội ngũ có chuyên môn về quản lý và
giám sát các công trình
W3: Chưa có đội ngũ chuyên nghiên cứu tình hình
và hoạch định các chiến lược cho công ty
Việc liên kết các điều kiện bên trong và bên ngoài sẽ giúp công ty nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu cũng như là những cơ hội hay nguy cơ đang đe dọa doanh nghiệp mình. Để từ đó có những phương án thích hợp khắc phục điểm yếu, từng bước đưa công ty phát triển đi theo đúng hướng, đúng mục tiêu đã đặt ra.
Chiến lược kinh doanh
Chiến lược đầu tư nghành bất động sản là xây dựng 2,5 triệu m2 sàn kinh doanh. Đến năm 2012, tất cả các dự án đều được khởi công. Hoàng Anh Gia Lai có lợi thế hơn nhiều công ty khác là đã sở hữu nhiều lô đất tại TP.HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, Cần Thơ... mà Hoàng Anh Gia Lai đã mua cách đây nhiều năm với giá rất rẻ, tổng diện tích đất là 430.000 m2 gồm 26 dự án. Quỹ đất này đã hoàn tất thủ tục pháp lý và sẵn sàng cho việc thi công. Giả định trong tình huống thị trường bất động sản diễn ra xấu nhất và giá bán chỉ ở mức 1.000USD/m2, thì tổng doanh thu từ các dự án bất động sản sẽ là 2,5 tỷ USD
Chiến lược an toàn trong kinh doanh
Ø Tăng tốc độ thanh quyết toán công trình sau khi bàn giao công trình.
Ø Đào tạo nâng cao kỹ năng sáng tạo cho kỹ sư xây dựng trong công ty
Ø Thành lập đội ngũ chuyên làm nhiệm vụ tìm hiểu tình hình biến động trên thị trường và đối thủ cạnh tranh đang tồn tại hoặc vừa mới thâm nhập.
Chiến lược cạnh tranh
Ø Chiến lược thăm dò khách hàng, đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu mong muốn của chủ đầu tư về công trình sắp đấu thầu. Dựa vào những yếu tố đó, đưa ra phương án thi công phù hợp với công trình và yêu cầu của chủ đầu tư.
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, khả năng phục vụ của họ, so sánh giữa mình với đối thủ, có những vượt trội gì, khi tham gia dự thầu đưa vào hồ sơ các yếu tố đó.
Ø Chiến lược tranh thầu giá thấp
Tận dụng lợi thế độc quyền về kinh doanh nguyên vật liệu của công ty trên thị trường đang chiếm giữ, mua giá thấp từ gốc nên giảm được chi phí nguyên liệu so với đối thủ, đồng thời giảm các chi phí về vận chuyển, lắp đặt thiết bị; chấp nhận mức lãi thấp nhưng lợi nhuận có thể cao nhờ vào thầu được nhiều công trình
Ø Chiến lược giá cao:
Tùy từng trường hợp và tận dụng ưu điểm của công ty, đưa ra chiến lược giá cao, nhằm thu lại lợi nhuận cao, đồng thời trích lũy vốn hỗ trợ các hoạt động cho tương lai.
Chiến lược tăng khả năng thắng thầu
Đánh giá mức độ thắng nhầu trước khi quyết định có tham gia tranh thầu hay không, hoặc tìm ra điểm yếu dẫn đến không thắng thầu. Dùng phương pháp đánh giá và chấm điểm theo các tiêu chí có trọng số khác nhau và lập ra thang điểm phù hợp để xét khả năng trúng thầu. Đề xuất các tiêu chí có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu cho phương pháp này áp dụng tại công ty như sau:
Tiêu chí đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho công ty
Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
Đánh giá về khả năng đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công
Đánh giá khả năng đáp ứng về năng lực thi công
Đánh giá về mặt tài chính, thương mại
Đánh giá mức độ quen biết với chủ đầu
Lập bảng đánh giá trọng số cho các tiêu chí đã lập ra, tính điểm và điểm tổng hợp, phần trăm khả năng thắng thầu, nếu nhỏ hơn 50% thì không nên tham gia dự thầu, còn nếu trên 50%, vẫn tham gia dự thầu, và để an toàn hơn nữa có kết hợp nhiều biện pháp đã nêu trên để tăng cường khả năng thắng thầu.
Mục tiêu kinh doanh của công ty
Công ty luôn quan niệm là góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn. Bằng tâm huyết của mình, công ty góp phần đem lại nụ cười trẻ thơ, ươm mầm cho hạnh phúc gia đình và giúp các bạn tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống thông qua các sản phẩm của công ty.
Mục tiêu tổng quát trong thời gian tới (2010-2015) là : tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, xây dựng thương hiệu, phát triển các dự án đầu tư theo đa dạng khách hàng.
Chương 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Những luận cứ vững chắc giúp DN thành công:
Hầu hết các dự án đầu tư của công ty nằm hầu hết ở các khu dân cư đông đúc, huyết mạch giao thông trong Thành phố Hồ Chí Minh. Với nguồn vốn chủ động trong giai đoạn khó khăn hiện nay (nguồn vốn tự có trong năm 2011 là 26,5 tỷ đồng ) và khả năng quản lý các kế hoạch, dự án của mình, Công ty thì tổng lợi nhuận trên doanh thu vẫn đạt ở mức cao 10%/năm.
Bên cạnh đó với kế hoạch hỗ trợ khách hàng giữa Công ty và Ngân Hàng VP Bank hỗ trợ 4% lãi suất cho khách hàng mua nhà dự án HAGL. Chương trình này được xây dựng nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người mua nhà, nhất là những người có nhu cầu mua nhà để ở. Tất cả tạo điều kiện cho việc hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động cho khách hàng theo kế hoạch dự kiến.
Kế hoạch nhân sự- tổ chức
Công ty rất chú trọng và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực về lâu d