Du lịch sinh thái không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên. Du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các tră trở về môi trường, kinh tế xã hội. Ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn trên toàn cầu. Ở Việt nam hiện nay du lich sinh thái cũng đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam được pháp luật công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là hấp dẫn chính đối với những người dân Việt nam và du khách trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà chúng ta thấy được tính thích hợp của du lịchh và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không dược quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá ở Việt Nam.
Du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững, yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận( cả trên phương diện vật chất lẫn quản lý)và hưỡng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc để có thể bảo đảm cho sự vận hành bền vững. Chính vì thế ở Việt Nam hiện nay còng nh các quốc gâi trên thế giới cần có những quy hoạch du lịch toàn quóc với tư cách là một phần của chiến lược quy hoạch tổng thể. Bởi du lịch sinh thái là công cụ hữu hiệu để bảo vệ đa dang sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái và bảo tồn găp nhau ở một vài lĩnh vực: Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững ở vùng đệm, giáo dục moi trường cho người tiêu dùng và những quyết dịnh về chính sách ảnh hưởng tới du lịch sinh thái và bảo tồn. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên đang là một trong những lĩnh vực cấp bách, bởi thực trạng ở Việt Nam đang là vấn đề rắc rối. Đó là lượng khách tăng lên trong khi đó các khu bảo tồn lại không đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên còn yếu không được đào tạo quản lý. Thêm vào đó là sự thiếu vốn, thiếu người và chịu ảnh hưởng của sự tăng lên gấp bội của các hoạt động phát triển tất cả những yếu tố này đe doạ công việc bảo tồn ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một só đe doạ này có thể dịu bớt đi nếu như lợi Ých tiềm tàng của du lịch được phát huy. Để có cơ hội này, các hệ thống phải được lập ra và điều này cần có sự quy hoạch. Chúng ta chưa thể biết được giá trị bảo tồn và phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Cũng như chúng ta chưa biết được mức độ tối đa của lợi Ých và mức độ tối thiểu của cái giá phải trả mà du lịch sinh thái mang lại nhưng chúng ta biết rằng nếu không có quy hoach và quản lý, du lịch sinh thái sẽ không thành công.
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lâp kế hoạch quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Lời mở đầU
Du lịch sinh thái không chỉ là một khuynh hướng bao gồm những người yêu và gắn bó với thiên nhiên. Du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát và nảy sinh từ các tră trở về môi trường, kinh tế xã hội. Ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn trên toàn cầu. Ở Việt nam hiện nay du lich sinh thái cũng đang phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt nam được pháp luật công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là hấp dẫn chính đối với những người dân Việt nam và du khách trên khắp thế giới. Chính vì vậy mà chúng ta thấy được tính thích hợp của du lịchh và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không dược quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá ở Việt Nam.
Du lịch sinh thái là một mắt xích của phát triển bền vững, yêu cầu một cách tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực, quy hoạch cẩn thận( cả trên phương diện vật chất lẫn quản lý)và hưỡng dẫn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc để có thể bảo đảm cho sự vận hành bền vững. Chính vì thế ở Việt Nam hiện nay còng nh các quốc gâi trên thế giới cần có những quy hoạch du lịch toàn quóc với tư cách là một phần của chiến lược quy hoạch tổng thể. Bởi du lịch sinh thái là công cụ hữu hiệu để bảo vệ đa dang sinh học và thúc đẩy phát triển bền vững.
Du lịch sinh thái và bảo tồn găp nhau ở một vài lĩnh vực: Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững ở vùng đệm, giáo dục moi trường cho người tiêu dùng và những quyết dịnh về chính sách ảnh hưởng tới du lịch sinh thái và bảo tồn. Quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên đang là một trong những lĩnh vực cấp bách, bởi thực trạng ở Việt Nam đang là vấn đề rắc rối. Đó là lượng khách tăng lên trong khi đó các khu bảo tồn lại không đủ điều kiện cho du lịch, các nhân viên còn yếu không được đào tạo quản lý. Thêm vào đó là sự thiếu vốn, thiếu người và chịu ảnh hưởng của sự tăng lên gấp bội của các hoạt động phát triển tất cả những yếu tố này đe doạ công việc bảo tồn ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Một só đe doạ này có thể dịu bớt đi nếu như lợi Ých tiềm tàng của du lịch được phát huy. Để có cơ hội này, các hệ thống phải được lập ra và điều này cần có sự quy hoạch. Chúng ta chưa thể biết được giá trị bảo tồn và phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Cũng như chúng ta chưa biết được mức độ tối đa của lợi Ých và mức độ tối thiểu của cái giá phải trả mà du lịch sinh thái mang lại nhưng chúng ta biết rằng nếu không có quy hoach và quản lý, du lịch sinh thái sẽ không thành công.
Chương I: Du lịch sinh thái, Mối quan hệ giữa các du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên
I. DU LỊCH SINH THÁI VÀ MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1. XUẤT XỨ CỦA DU LỊCH SINH THÁI, SỰ KHÁC NHAU GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ DU LỊCH
Trước thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên chưa được phổ biến và nếu có đó chỉ là những cuộc thám hiểm, khám phá miền đất lạ của những nhà Thám hiểm và tất nhiên đó là những con người nổi tiếng như: James Cook, charles Daarwin,… với sức mạnh và lòng dũng cảm đã thực hiện những chuyến đi đầy vất vả và gian nan.
Cho đến cuối thế kỷ XIX các chuyến du lịch tự nhiên đã bắt đầu trở nên phổ biến. Người đi du lịch có ham muốn đến những nơi có thiên nhiên hoang giã, có các phong cảnh lạ thường. Tuy nhiên những chuyến du lịch nh vậy lại gây lên những bức bối về môi trường. Bởi những du khách vẫn thờ ơ với những loài động vật, chính vì thế du lịch quấy nhiễu đời sống và gây nên sự phá huỷ môi trường của chúng, dẫn đến suy thái môi trường thiên nhiên một cách không ý thức. Điều đó chứng minh rằng du lịch và môi trường có liên quan rất gần gũi, du lịch chỉ được phát triển trên cơ sở một môi trường hấp dẫn với những giá trị bảo tồn được duy trì.
Sù quan tâm đến môi trường được bắt đầu và ngày càng tăng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước công nghiệp hoá. Các tổ chức bảo tồn dần được thiết lập nhằm thuyết phục các Chính phủ dành gia vùng đất thiên nhiên có giá trị không chỉ cho hoạt động du lịch mà còn có cả cho các loài động vật nhất định từ đó bảo vệ thống nhất đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái.
Ngày nay, những ứng sử của con người với thiên nhiên đang được dần thay đổi. Con người đang có những nỗ lực để hướng tới cải thiện môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, hướng tới gắn chặt du lịch với tự nhiên và môi trường. Điều đó cũng có nghĩa là du lịch rất nhậy cảm với môi trường, cơ sở cho chính sự tồn tại và phát triển ngành này, đó chính là du lịch sinh thái. Song điều đó không có nghĩa là du lịch sinh thái được hiểu đơn thuần là du lịch mà du lịch sinh thái nó có những đặc trưng riêng của nó:
* Dựa trên địa bàn hấp dẫn về thiên nhiên
* Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bềnh vững về sinh thái
* có giáo dục môi trường
* Mang lại lợi Ých cho địa phương
* Thoả mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách
2. Các Quan niệm về du lịch sinh thái
-Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lasurain đưa ra năm 1987: “du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn Ýt bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá.”
-Định nghĩa của Wood(1991) về du lịch sinh thái nh sau:
“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường thiên nhiên văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vện của các hệ sinh thái. Đồng thời toạ những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc boả tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých về tài chính cho người dân địa phương.”
-Vô du lịch của Australia đinh nghĩa: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
-Quan niệm của Buckley (1994)Buckley(1994) đã đưa ra định nghĩa tổng quát nh sau: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên được quant lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái.”
-Quan niệm của NePan:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đệ cao sù tham gia của nhân dân vào việc hoặch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu thập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào
-Quan niệm của Malaixia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và chân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tình văn hoá kèm theo , trước đây cũng như hiện nay). Mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác boả tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường. Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về du lịch sinh thái cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất.
Để đi đến một khái niệm thống nhất để làm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn và phát triển du lịch sinh thái. Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN… và các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan đã đưa ra định nghĩa như sau:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.” Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.
Mặc dù khái niệm về du lịch sinh thái còn có những quan điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức song những đăc điểm cơ bản của định nghĩa về du lịch sinh thái đã được tổ chức du lịch thế giới (WTO) tóm lại như sau:
-Du lịch sinh thái bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính là khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
-Du lịch sinh thái phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
-Thông thường du lịch sinh thái được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh nghiệp có quy nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách. Các công ty lữ hành nước ngoài có quy mô khác nhau cũng có thể tổ chức, điều hành hoặc quãng cáo các tour du lịch sinh thái cho các nhóm du khách có số lượng hạn chế.
-Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi truờng tự nhiên và văn hoá xã hội.
-Du lịch sinh thái có sự hổ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên .
II. Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với kinh tế-xã hội và các khu bảo tồn thiên nhiên .
1.Tác động qua lại giữa du lịch sinh thái với kinh tế, văn hoá - xã hội.
Du lịch sinh thái và kinh tế: Du lịch nói chung đã trở thành một ngành công nghiệp dân sự quan trọng nhất trên thế giới. Trên cơ sở này tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đã tiến hành dự báo về du lịch quốc tế, thành phần đã tăng trưởng 57% trong thập kỷ 1980, 50% trong thập kỷ 1996. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng vẫn còn chậm, trung bình 3,7% mỗi năm trong thập kỷ 90, với 450 triệu khách du hành quốc tế trong năm 1991, 650 triệu du hành quốc tế trong năm 2000. Du lịch thiên nhiên trong năm 1989 đã tạo ra khoảng 7% tổng chi phí cho du lịch quốc tế, theo ước tính của WTO
Các khu thiên nhiên, và đặc biệt các khu bảo tồn thiên nhiên được luật pháp công nhận, các cảnh quan, động vật, thực vật cùng với các yếu tố văn hoá hiện hữu là những hấp dẫn chính đối với những người dân ở các nước sở tại và du khách khắp thế giới. Chính vì vậy mà các tổ chức bảo tồn nhận thấy tính thích hợp của du lịch và cũng nhận thức được các nguy hiểm mà du lịch không được quản lý nghiêm túc hay không được quản lý có thể gây ra cho các di sản thiên nhiên và văn hoá của thế giới.
Sù quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ, và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn của loại hình du lịch này. Các nhà du lịch sinh thái chi hàng chục tỷ đô la mỗi năm nhưng tầm quan trọng của du lịch sinh thái khổng ở những con số này. Các nhà du lịch sinh thái sử dụng tài nguyên và chuyên môn địa phương. Điều này có nghĩa là giảm nhu cầu nhập khẩu tằng cường các thiết kế nhậy cảm đối với môi trường và sự tham gia của địa phương trong ngành du lịch.
Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và nhân công địa phương, điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn với các nước đang phát triển. Các nước giầu có về thiên nhiên thường bị thiệt thòi về sự nghèo khổ của các khu nông thôn và sự thiếu hụt về nguồn thu xuất khẩu là những ví dụ. Kenya mỗi năm làm ra khoảng 500 triệu USD lợi nhuận du lịch. Các nguồn thu trức tiếp và gián tiếp khoảng 10% tổng thu nhập quốc gia của nước này. Thu nhập từ du lịch tại Đông phi là nguồn ảnh hưởng lớn mạnh nhất đằng sau mạng lưới rộng lớn các khu bảo tồn thiên nhiên của khu vực. Costa Rica thu được 336 triệu USD lợi nhuận du lịch năm 1991 và làm tăng trưởng khoảng 25% về thu nhập trong vòng ba năm trở lại. Du lịch thiên nhiên là động cơ cho nền kinh tế của nhiều đảo nhiệt đới vùng Cari bê, khu vực Thái Bình Dương và Ên Độ Dương. Du lịch sinh thái đã đưa Rwarda và Belize vào bản đồ thế giới.
Du lịch sinh thái lặ tạo nên và sự nên và sự khao khát thiên nhiên, sự khai thác thác tiềm năng du lịch cho bảo tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ.
Cứu thiên nhiên bằng các thị trường hoá không còn là điều mới mẻ, nhưng những mạo hiểm liên quan trong loại hình doanh nghiệp này cũng không còn xa lạ. Vườn Quốc gia Yellowstane đã được thị trường hoá và được cứu bằng cách xây dựng một trục đường sắt và khách sạn và bằng quảng cáo nó cho một quốc gia đô thị hoá khao khát được đến những tiền triệu đã bị mất đi. Nhưng chẳng bao lâu, những đoàn khách lũ lượt đã trở thành mối đe doạ “yêu mến Yellowstone đến suy tàn. Những chú gấu đốm được cho ăn, thuần hoá và trở nên nguy hiểm đối với du khách cho chúng ăn là một trong nhiều nạn nhân.
Ngày nay việc xác định lợi Ých du lịch dựa trên đơn thuần tổng thu nhập giờ đây không còn phù hợp nữa. Coi khu bảo tồn thiên nhiên là một khu kinh tế biệt lập là không thể chấp nhận được ở các nước đang nghèo. Phải tính tới sự trao đổi ngoại tệ, thiệt hại bỏ ra so với lợi Ých kinh tế, các yếu tố ngoại lai và chi phí cơ hội đối với du khách được thu hút vào sự phụ thuộc vào sự mỏng manh của kinh tế do du lịch mang lại.
Du lịch sinh thái được phất triển với những đặc trưng lý tưởng của nó sẽ mang lại những lợi Ých cho các cộng đồng đón khách. Nó có thể làm thay đổi chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt đối với những ai tham gia trực tiếp vào du lịch, những thay đổi tích cực này được thể hiện qua các mặt sau :
-Du lịch tạo cơ hội việc làm, trực tiếp cho ngành du lịch, trong các ngành hổ trợ khác và cả trong lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên. Kích thích sử dụng lao động trong các ngành du lịch liên quan : Khách sạn, nhà hàng, hệ thống giao thông vận tải, các dịch vụ hàng lưu niệm, hàng thủ công, dịch vụ hướng dẩn.
-Du lịch được ví nh một ngành công nghiệp “không khói” và được xem nh một ngành “xuất khẩu vô hình” có ý nghĩa rất lớn trong việc thu ngoại tệ cho các nước đang phát triển hoặc có nền kinh tế chậm phát triển. Du lịch có khả năng làm đa dạng hoá nền kinh tế địa phương theo kiểu số nhân, tạo ra những lợi Ých trực tiếp và gián tiếp.
-Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y tế địa phương…mang lại lợi Ých cho cộng đồng sơ tại. Đồng thời nó còn tạo ra những phương tiện và điều kiện giải trí được sử dụng cho cả cộng đồng địa phương cũng nh du khách trong và ngoài nước
Ngành du lịch thu hút phần lớn lao động song phần lớn là những lao động tạm thời hoặc không được bảo đảm, có khi mang tính mùa vụ và phụ thuộc vào luồng khách du lịch. Nh vậy du khách tạo ra sự bất ổn định về thu nhập cho người lao động cũng nh cho xã hội. Du lịch có thể góp phần vào quá trình phát triển, kém phát triển và làm tăng thêm khoảng cách giữa những người giàu và những người nghèo (do việc hưởng lợi nhuận từ du lịch không đồng đều trong cộng đồng) .Sự phụ thuộc nặng nề về kinh tế vào du lịch cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày của họ, diều này thể hiện ở chỗ: thị trường các sản phẩm được sản xuất hay nhập khẩu hướng vào cung cấp cho nhu cầu du lịch chứ không quan tâm đến nhu cầu số đông người dân. kết quả là dẫn đến môt nền kinh tế phục vụ du lịch , cơ cấu sẩn xuất thay đổi, giá cả nảy sinh những khó khăn về đời sống cho đa số những người không có điều kiện tham gia vào các hoạt động du lịch. Đặc biệt khi du lịch đạt tới mức “bảo hoà” thì nảy sinh những hạn chế hoặc những tác động. Xây Sen (một đất nước nằm trên quần đảo phía đông Ên Độ Dương) là ví dụ điển hình : Khi quần đảo xinh đẹp này được biết đến như là một nơi nghỉ lý tưởng của khách du lịch quốc tế, du lịch đã chuyển từ chổ là động lực phát triển kinh tế đến chổ trở thành “gánh nặng ” cho quốc gia này. Và Xây Sen đã được mạnh danh là “quốc gia của những bồi bàn”. Các sản phẩm du lịch nhằm chủ yếu vào thị trường nước ngoài, khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăng lên mà số Ýt cư dân khá giả mới có khả năng tiêu xài.
Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như khả năng cung cấp nước, điện, nhiên liệu , xử lý chất thải…ngược lại nếu cơ sở hạ tầng được thiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng thấp cũng là vấn đề lớn, nghĩa là để bù lại cho mức sử dụng thấp, việc tăng giá cả các dịch vụ trên sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp dẫn khách. Thêm vào đó việc tăng cường các thiết bị phục vụ khách hàng thường làm giảm bớt những nét đẹp của thiên nhiên và như vậy không còn hấp dẩn những khách du lịch kiểu khám phá trước đây nữa. Thực chất, sự mở rộng du lịch nảy sinh nhu cầu lớn về đất đai mà có thể sử dụng cho ngành kinh tế khác, và du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như một ngành tác động lâu dài.
Du lịch sinh thái không được quản lý tốt, nếu trở thành du lịch đại chúng, có thể làm phá vở hệ thống kinh tế địa phương. Ví dụ :Sự phụ thuộc của du lịch vào các mối đầu tư của nước ngoài ở Fiji hoặc ở một số nước đang phát triển sẽ gây hậu quả là phát triển du lịch quá mức, từ đó dẩn đến một nền kinh tế “tay đôi” , và sự mất thăng bằng về kinh tế, lạm phát và cả sự “rò rỉ” lợi nhuận ra nứơc ngoài chứ không còn mang lại lợi Ých cho cộng đồng địa phương nữa.
Du lịch sinh thái và văn hoá-xã hội: Văn hoá đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồ. Nhưng điều này không đúng nữa. Chiếm đất để lập khu bảo tồn thiên nhiên là việc đầy mạo hiểm và bất công trong một thế giới quan tâm đến quyền lợi và trách nhiệm, việc gây bất hoà trong nhân dân địa phương đã trở thành một vấn đề hàng đầu trong bảo tồn. Bảo tồn và du lịch mà từ chối quyền lợi, mối quan tâm của cộng đồng địa phương là đánh bại mình, nếu không muốn nói là phi pháp, đây là vấn đề rất phức tạp và sâu sắc. Du lịch có thể phá hoại văn hoá bản địa, và chỉ cần một vài bất bình cũng có thể làm gián đoạn du lịch.
Những cơ hội lớn và mạo hiểm của du lịch thiên nhiên nằm trong nhiệm vụ của du lịch sinh thái, việc du lịch sinh thái có thể tạo nên những thay đổi cho bảo tồn và phát triển trên quy mô toàn cầu không ? Liệu du lịch có thể mang lại lợi Ých xác thực cho cộng đồng địa phương, xây dựng trên thị trường địa phương bền vững và mang lại sự tiến bộ về chăm sóc sức khoẻ và giáo dục không ? Câu trả lời phụ thuộc vào cách ta định nghĩa nhiệm vụ của du lịch sinh thái.
Ngày nay các nhà kinh tế, các nhà bảo tồn và du khách phải nhận ra rằng chúng ta không thể cứu thiên nhiên mà không quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương – là những người chủ của những vùng đất thường hay bị tuột khỏi tay họ do công việc bảo tồn, cư dân địa phương cần phải chia sẻ một cách công bằng. Chính trị hợp lý và kinh tế công bằng là luận cứ để biến nhân dân địa phương thành những người cộng tác và những người hưỡng quyền lợi trong việc bảo tồn, thay bằng việc biến họ thành kẻ thù của bảo tồn. Mặt khác du lịch sinh thái tăng cường sự hiểu biết lẩn nhau giữa khách và dân địa phương, thới thiệu rộng rải những giá trị và truyền thống địa phương, điều đó cũng có nghĩa là nó góp phần bảo tồn văn hoá cộng đông địa phương, giảm bớt sự ngăn cách, khác biệt giữa các dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Các tác động tích cực này còn thể hiện ở những mặt khác nữa như : Góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhân thức, mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ hơn. Đối với du lịch sinh thái, một thách thức đặt ra là tạo khả năng để một tỷ lệ lớp dân cư cộng đồng địa phương tham gia và được hưởng những lợi Ých từ du lịch.Tuy nhiên, trong thức tế, không phải dể dang để đạt được cùng một lúc 2 mục tiêu của du lịch sinh thái, nghĩa là bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi Ých cho cộng đồng địa phương.
Trong những năm gần đây, các nhà bảo tồn đang ngày càng trở nên quan tâm đến tác động của du lịch ở các nước đang phát triển. Bất chấp sự cám dỗ của du lịch với tư cách là một sự đầu tư có hiệu quả kinh tế cao, du lịch phổ thông có thể mang lại các hậu quả tiêu cực sâu xa cho những cư dân bản địa và môi trường. Nếu có thể làm tăng khoảng cách về văn hoá và kinh tế giữa người dân địa phương với những người du lịch giàu có.
Du lịch sinh thái thực thụ phải dựa vào một hệ thống quan điểm về tính bền vững và sự tham gia của địa phương, của cư dân nông thôn ở những nơi có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Du lịch sinh