Nghiên cứu về các tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người ngườ i
Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của người Dao nói chung theo chủ trương Nghị quyết
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra:
“Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà
nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và
sắc thái văn hóa riêng và chủ trương tạo điều kiện cho các giá trị và các sắc
thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và
củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy tính
đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. [51, tr.206]. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn là nguồn tài liệu làm cơ sở cho các nhà quản lý có thể xây
dựng các chính sách phù hợp với chủ trương kế thừa và phát huy những mặt
tích cực trong lĩnh vực phong tục tập quán của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
nói riêng và của người Dao Tuyển cũng như của cả cộng đồng người Dao ở
Việt Nam nói chung.
151 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
PHAN THỊ HẰNG
LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN
Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thiện luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Phan Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Duy Tiến, cùng các thầy cô trong tổ lịch sử
Việt Nam, khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã
chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào
Cai, UBND huyện Bảo Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tác giả
hoàn thành luận văn.
Trong thời gian đi thực tế luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các già làng, trưởng bản, thầy cúng và những người cung cấp
thông tin ở nhiều xã trong huyện Bảo Thắng. Tác giả chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Tác giả
Phan Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
0
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu ........................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
3.3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn ................................ 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5
4.2. Nhiệm vụ của luận văn ..................................................................... 5
5. Nguồn tài liệu ......................................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
7. Bố cục luận văn....................................................................................... 6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO
THẮNG TỈNH LÀO CAI .......................................................... 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng ............................ 7
1.2. Người Dao Tuyển ở Bảo Thắng ...................................................... 12
1.2.1. Địa bàn cư trú và nguồn gốc lịch sử của người Dao Tuyển ở
huyện Bảo Thắng ..................................................................... 12
1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng .... 15
Chương 2. LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGƢỜI DAO
TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI ............. 30
2.1. Lễ tục cấp sắc của người Dao Tuyển .................................................. 30
2.1.1. Quan niệm về sự trưởng thành ..................................................... 30
2.1.2. Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển ................................................. 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
2.1.3. Ý nghĩa của lễ cấp sắc .................................................................. 78
2.1.4. Một số biến đổi ngày nay ............................................................. 80
2.2. Lễ tục tang ma của người Dao Tuyển ................................................. 81
2.2.1. Quan niệm về hồn và cái chết ...................................................... 81
2.2.2. Lễ tục tang ma ............................................................................. 82
2.2.3. Để tang và những kiêng kỵ ........................................................ 103
2.2.4. Một số biến đổi trong tang ma ................................................... 105
Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA
CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN .................................................................... 108
3.1. Giá trị trong lễ cấp sắc và tang ma ................................................... 108
3.1.1. Giá trị lịch sử ............................................................................. 108
3.1.2. Giá trị nhân văn ......................................................................... 109
3.1.3. Giá trị nghệ thuật ....................................................................... 115
3.1.4. Giá trị cố kết cộng đồng ............................................................. 118
3.2. Những yếu tố phi giá trị ................................................................... 118
3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong đời sống ............................. 119
KẾT LUẬN ............................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 127
Phụ lục ..................................................................................................... 131
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng
trong thống nhất. Văn hóa là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương
lai của một dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi
dân tộc đã tạo dựng cho mình một lâu đài văn hóa đồ sộ, một truyền thống
văn hóa riêng để phân biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo
nên bản sắc văn hóa tộc người, làm thành những chuẩn mực để phân biệt tộc
người này với tộc người kia. Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thống
của mình thì nó không còn là một cộng đồng tộc người riêng biệt nữa.
Dân tộc Dao là một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Trong các tộc người thiểu số ở nước ta, người Dao có dân số
khá đông, xếp vào hàng thứ 9 với khoảng 620.538 người [45, tr. 21], cư trú
phân tán ở nhiều địa phương chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc
như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn… Người Dao có
nhiều nhóm ngành khác nhau lại cư trú trên địa bàn nhiều tỉnh nên đã tạo nên
những sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng.
Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở phía Nam Trung Quốc di cư sang
nước ta theo nhiều đợt bằng đường bộ, đường sông và đường biển. Trong số 7
nhóm người Dao địa phương thì ở Lào Cai có 3 nhóm là: Dao Tuyển, Dao Đỏ
và Dao Nga Hoàng. Bảo Thắng là một trong hai huyện có người Dao Tuyển
sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai.
Bảo Thắng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa dân gian và
nếp sống của cộng đồng có tính chất tộc người. Trong đó có những lễ nghi
theo chu kỳ đời người hết sức độc đáo của người Dao Tuyển. Những lễ nghi
theo chu kỳ đời người như sinh đẻ, cấp sắc, cưới xin, ma chay là một trong
những biểu hiện cụ thể vừa mang tính xã hội vừa mang tính tôn giáo. Đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
những giá trị văn hóa điển hình phản ánh về cái mốc đáng nhớ nhất trong đời
người mà bất kỳ người Dao Tuyển nào cũng phải trải qua. Những phong tục
tập quán theo chu kỳ đời người đó vẫn được đồng bào Dao Tuyển ở đây lưu
giữ đến tận ngày nay trong những cuốn sách cổ.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập mở cửa, quốc tế hóa với sự du nhập
của nhiều dòng văn hóa ngoại lai, người Dao Tuyển cũng như nhiều dân
tộc anh em đang đứng trước những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn
hóa, xã hội. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là việc
làm cấp thiết.
Nghiên cứu về các tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người ngườ i
Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của người Dao nói chung theo chủ trương Nghị quyết
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra:
“Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà
nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và
sắc thái văn hóa riêng và chủ trương tạo điều kiện cho các giá trị và các sắc
thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và
củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy tính
đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. [51, tr.206]. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn là nguồn tài liệu làm cơ sở cho các nhà quản lý có thể xây
dựng các chính sách phù hợp với chủ trương kế thừa và phát huy những mặt
tích cực trong lĩnh vực phong tục tập quán của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
nói riêng và của người Dao Tuyển cũng như của cả cộng đồng người Dao ở
Việt Nam nói chung.
Chính từ những lý do trên nên em chọn vấn đề “Lễ cấp sắc và tang ma
của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
sỹ của mình. Mục đích nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
của người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng và của dân tộc Dao nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay, nhiều vấn đề về người Dao ở nước ta đã được đề cập
trong nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu của không ít nhà khoa học, nhà
nghiên cứu.
Ngay dưới thời phong kiến, trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn
không chỉ đề cập đến nguồn gốc mà còn mô tả khái quát về cách ăn mặc và
cuộc sống di cư của một số nhóm người Man (Người Dao) ở nước ta.
Từ đầu thập kỷ 60 đến nay xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về người
Dao, trong đó đáng chú ý là công trình của Phan Hữu Dật và Hoàng Hoa Toàn
“Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam”. Các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn
đề từ nguồn gốc lịch sử, dân số, kinh tế, văn hóa của các ngành Dao cũng như
của người Dao Tuyển. Tuy nhiên, trong đó chưa đề cập đến tục cấp sắc và
tang ma của người Dao Tuyển.
Trong cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của các tác giả Bế Viết Đẳng,
Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến đã đề cập đến các vấn
đề như dân số, nguồn gốc lịch sử, phân loại các ngành Dao, các hình thái kinh
tế, phong tục, tôn giáo tín ngưỡng. Ở công trình nghiên cứu này, lần đầu tiên
diện mạo người Dao được trình bày khá toàn diện cả về lịch sử, kinh tế, xã
hội, văn hóa. Tuy nhiên, lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển chỉ
được trình bày rất sơ lược.
Trong cuốn “Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người - ngôn ngữ
Mông - Dao”, Th.s Đỗ Đức Lợi đã trình bày về các tập tục trong chu kỳ đời
người của dân tộc Dao nói chung. Trong đó cũng có vài dòng về những lễ
nghi theo chu kỳ đời người của người Dao Tuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
Công trình “Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang” cũng đề
cập khá chuyên sâu về văn hóa cổ truyền trong đó có các nghi lễ chủ yếu
trong chu kỳ đời người của hai nhóm Dao ở tỉnh Hà Giang là Dao Đỏ và
Dao Áo Dài (Dao Tuyển).
Cuốn “Lễ cưới người Dao Tuyển” của TS. Trần Hữu Sơn trình bày chi
tiết về quan niệm, nguyên tắc hôn nhân, tiến trình của lễ cưới người Dao Tuyển.
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến những
lễ nghi trong chu kỳ đời người của người Dao Tuyển trong đó có lễ cấp sắc và
tang ma. Song phần lớn các tác phẩm nghiên cứu trên một phạm vi rộng với
những đặc trưng văn hóa của người Dao và Dao Tuyển nói chung, chưa làm
rõ được những sắc thái phong phú, đa dạng, đặc trưng của văn hóa Dao Tuyển
ở huyện Bảo Thắng để từ đó rút ra những giá trị tiêu biểu của tộc người. Mặc
dù vậy, những công trình nghiên cứu trước đây giúp cho chúng tôi có cơ sở,
phương pháp và một số tư liệu cần thiết để có thể hoàn thành vấn đề mà
chúng tôi đề ra.
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu về lễ tục cấp sắc và lễ
tục tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng - Lào Cai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào
Cai. Lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển có nhiều vấn đề nhưng
do thời gian có hạn nên luận văn chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề liên
quan đến lễ tục cấp sắc như: tên gọi, tiến trình, ý nghĩa lễ cấp sắc trong đời
người; Một số vấn đề liên quan đến lễ tục tang ma như: Quan niệm về hồn và
cái chết, lễ làm ma, lễ làm chay, những kiêng kỵ và để tang. Từ đó rút ra một
số giá trị tiêu biểu của tộc người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
3.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu sâu hơn về lễ tục
cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Lào Cai, rút ra những giá trị tiêu
biểu. Từ đó làm cơ sở giúp các nhà quản lý hoạch định những biện pháp, chính
sách để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Dao Tuyển ở huyện
Bảo Thắng nói riêng và của đồng bào dân tộc Dao ở tỉnh Lào Cai nói chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sử dụng trong luận văn các
phương pháp như: Phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp logic,
phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,…
4.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Tìm hiểu vài nét về người Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai như: tên
gọi, lịch sử cư trú, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đi sâu tìm hiểu các lễ nghi liên quan đến lễ tục cấp sắc và tang ma
của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai.
- Nêu lên những quan niệm của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng về vị trí, vai
trò của lễ tục cấp sắc và tang ma trong đời sống xã hội và tâm linh của họ.
- Tìm hiểu những biến đổi trong lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển
ngày nay.
- Qua đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Dao Tuyển.
5. Nguồn tài liệu
+ Tài liệu thành văn
- Các tác phẩm, công trình lý luận về vấn đề văn hóa và văn hóa tộc
người như: Về các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam của Trường Chính, Một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
số phong tục tập quán trong các dân tộc thiểu số góp phần nghiên cứu văn hóa
và tộc người của Nguyễn Từ Chi…
- Các tác phẩm thông sử và chuyên khảo trong đó có tài liệu chính sử
của nhà nước phong kiến như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều
hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí…; Các sách
chuyên khảo và các bài viết đề cập đến lịch sử, văn hóa của các cơ quan
nghiên cứu và các nhà khoa học như: Tập tục theo chu kỳ đời người của
nhóm ngôn ngữ Mông - Dao của Th.s Đỗ Đức Lợi, Tục cấp sắc của người
Dao Quần Chẹt ở Bắc Thái…
+ Tài liệu điền dã
Lời kể của người già, thầy cúng dân tộc Dao Tuyển, trực tiếp quan sát lễ
cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển để ghi chép, miêu thuật một cách cụ thể.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống về lễ cấp sắc và
tang ma của người Dao Tuyển từ đó rút ra những giá trị văn hóa tiêu biểu tộc
người. Qua đó góp phần tìm hiểu sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn
hóa và việc bảo tồn những nét văn hóa riêng của người Dao Tuyển.
Luận văn góp phần làm phong phú nguồn tài liệu lịch sử văn hóa địa
phương.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về ngƣời Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
Chương 2: Lễ cấp sắc và tang ma của ngƣời Dao Tuyển ở Bảo Thắng
Chương 3: Những giá trị trong lễ cấp sắc và tang ma của ngƣời Dao Tuyển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO TUYỂN
Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng
Bảo Thắng là huyện biên giới cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp
huyện Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) với đường biên giới dài 6,5 km,
phía Đông và Đông Bắc giáp giới với huyện Bắc Hà và Mường Khương, phía
Nam giáp huyện Bảo Yên và Văn Bàn, phía Tây giáp huyện Sa Pa và Tây Bắc
giáp thành phố Lào Cai.
Dưới thời Hùng Vương, Bảo Thắng thuộc đất Tây Âu của Thục Phán, thời
Bắc thuộc là châu Cam Đường quận Giao Chỉ, đến đời Lý thuộc Châu Đăng, đời
Trần thuộc Quy Hóa. Từ thời nhà Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng (1428 -
1886), Bảo Thắng thuộc châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa.
Năm 1905 thực dân Pháp lấy phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn
sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa
danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng
được tách ra lập thành châu Bảo Thắng, ổn định đến khi lập tỉnh Lào Cai (1907).
Khi đó châu Bảo Thắng có 11 xã, phố trại và 30 làng, bản, phố: Lào Cai, Phố Mới,
Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn, Giang Đông, Cánh Chín, Thái Niên, Phố Lu,
Xuân Quang, Phong Niên.Còn châu Thuỷ Vĩ có 4 xã là xã Nhạc Sơn (16 thôn
bản), xã Xuân Giao (14 thôn bản), xã Cam Đường (137 thôn, bản) và xã Gia Phú
(16 thôn bản).
Ngày 9-3-1944, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành nghị định bãi bỏ châu
Thuỷ Vĩ, châu Bảo Thắng để thành lập phủ Thuỷ Vĩ, phủ Bảo Thắng, 3 châu
Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà và khu đô thị Lào Cai. Phủ Bảo Thắng gồm 17 xã,
làng: Nhạc Sơn, Cam Đường, Gia Phú, Xuân Giao, Pha Long, Mường Khương,
Bản Lầu, Phong Niên, Xuân Quang, Phố Mới, Trại Mới, Soi Mười, Sơn Mãn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Cánh Chín, Giang Đông, Thái Niên, Phố Lu. Lỵ sở của phủ đặt tại Lào Cai.
Từ 1944 mới gọi là huyện. Tuy địa giới đã điều chỉnh nhiều lần nhưng địa
danh “Bảo Thắng” thì giữ nguyên cho đến ngày nay.
Hiện nay, Bảo Thắng là một trong 9 huyện, thành của tỉnh Lào Cai
với diện tích tự nhiên là 682,19 km2 và dân số là 102. 519 người [4, tr.12].
Bảo Thắng có 15 xã và thị trấn, phía hữu ngạn sông Hồng có 5 xã và 1 thị
trấn: Sơn Hà, Sơn Hải, Phú Nhuận, Xuân Giao, Gia Phú, thị trấn Tằng Loỏng;
phía tả ngạn sông Hồng có 7 xã và 2 thị trấn bao gồm: thị trấn Phố Lu, xã
Phố Lu, Trì Quang, Xuân Quang, Phong Niên, thị trấn Nông trường Phong Hải,
Bản Cầm, Bản Phiệt, Thái Niên.
Huyện Bảo Thắng là một vùng thung lũng nằm ven hai bên sông Hồng
với độ cao phổ biến từ 80m đến 400m. Địa hình bao gồm dải thung lũng hẹp chạy
dài ven sông Hồng, phía Tây là dải núi thấp của dãy Phan Xi Păng - Pú Luông,
phía Đông là dải núi thấp của dãy thượng nguồn sông Chảy án ngữ. Đoạn
sông Hồng chảy qua huyện dài 38 km, chia huyện thành hai khu vực hữu
ngạn và tả ngạn. Khu vực hữu ngạn có nhiều suối lớn đều bắt nguồn từ dãy
núi Phan Xi Păng tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy như ngòi Bo, ngòi
Nhù, suối Chát… Tổng nhiệt độ của Bảo Thắng trong một năm là 8.0000C,
nhiệt độ trung bình/năm từ 220C đến 240C. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại
trung bình khoảng 1.600 mm - 1.800 mm.
Phần lớn đất đai của huyện Bảo Thắng là đất lâm nghiệp với 56.303 ha.
Đất nông nghiệp toàn huyện có khoảng hơn 8.600 ha, nhưng chỉ có hơn 3.000
ha trồng cây lương thực, hoa màu và cây cô