Đề tài Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Con người là sản phẩm tiến hoá , phát triển lâu dài của tự nhiên . Con người trong quá trình tồn tại , không chỉ tác động vào tự nhiên , làm biến đổi thế giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất con người . Xã hội ngày càng phát triển , năng suất lao động ngày càng cao , của cải vật chất ngày càng nhiều , tạo điều kiện phát triển những mặt tự nhiên như sức khỏe , trí tuệ , con người . Khi con người được chăm sóc đầy đủ , có sức khoẻ , có khả năng trí tuệ , có trí tuệ , có trình độ học vấn sẽ có điều kiện cống hiến cho xã hội ngày càng nhiều

doc11 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Con người là sản phẩm tiến hoá , phát triển lâu dài của tự nhiên . Con người trong quá trình tồn tại , không chỉ tác động vào tự nhiên , làm biến đổi thế giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất con người . Xã hội ngày càng phát triển , năng suất lao động ngày càng cao , của cải vật chất ngày càng nhiều , tạo điều kiện phát triển những mặt tự nhiên như sức khỏe , trí tuệ , con người . Khi con người được chăm sóc đầy đủ , có sức khoẻ , có khả năng trí tuệ , có trí tuệ , có trình độ học vấn sẽ có điều kiện cống hiến cho xã hội ngày càng nhiều . Bất kì quốc gia nào muốn thoát khỏi đói nghèo , lạc hậu , nâng cao mức sống người dân , phát triển cơ sở vật chất lên trình độ cao thì tất yếu phải trải qua giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá -hiện đại hoá (CNH -HĐH) đất nước : Hiện nay , Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo trên thế giới mặc dù sự CNH -HĐH đã được Đảng ta đề xướng từ đại hội đại biểu toàn quốc III (9/1960).Vậy do đâu mà việc tiến hành CNH -HĐH đất nước ta lại gặp nhiều khó khăn như vậy ? Phải chăng 1 trong những nguyên nhân của vấn đề này là do việc sử dụng nguồn lực con người song song với quá trình phát triển chưa hợp lý . Vì vậy việc tìm hiểu vấn đề con người và hiện đại hoá đất nước là hết sức quan trọng đòi hỏi phải hiểu bản chất và vị trí con người trên mọi phương diện . Xuất phát từ sự bức xúc trên em đã chọn đề tài “ Lí luận về con người và vấn đề đào tạo nguồn lực con người trong quá trình CNH -HĐH đất nước “. Do sự hạn chế về kiến thức cũng như tầm hiểu biết , bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót , kính mong thầy cô thông cảm và góp ý . Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Lê Nam Thắng và thư viện nhà trường . Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất , tinh thần , đạo đức , trình độ tri thức , vị thế xã hội ... tạo nên năng lực của con người của cộng đồng người có thể sử dụng , phát huy trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội cuả đất nước và trong những hoạt động xã hội . Đồng thời số lượng và chất lượng nguồn lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ . Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây ra khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy chất lượng lao động cũng bị hạn chế . Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong 1 đơn vị sản xuất , kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong 1 tổ chức xã hội . Như đã nói , việc nghiên cứu vấn đề con người trong CNH-HĐH là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mọi thành viên trong xã hội . Sở dĩ vấn đề đó lại được quan tâm một cách đặc biệt như vậy là vì nhiều lý do , song có thể nhắc đến một số lý do chủ yếu : Hiện nay , do yêu cầu của quá trình CNH-HĐH đất nước và việc phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững thì việc đi lên bằng nguồn lực con người được coi là động lực chủ yếu , quyết định sự phát triển . Sự phát triển không có mục đích tự thân , toàn bộ những chính sách phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong những năm trước mắt và lâu dài là sự thể hiện nhất quán quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của CNXH: Con người là trọng tâm của sự phát triển . Do đó , các chính sách phát triển đất nước phải hướng cụ thể vào mục tiêu tổng quát là phát triển con người , xuất phát từ con người , do con người và vì con người , Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng “ Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội thực chất là chiến lược phát triển con người , phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm đích cao nhất cuả mọi hoạt động “.Vì lẽ đó mà hàng ngày , hàng giờ trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng , sách báo , tạp chí ...đều có những bài viết sâu sắc đề câp đến vấn đề con người mà chúng ta quan tâm . Mục tiêu chính của CNH-HĐH là tạo ra tiềm lực to lớn đủ khả năng tiến tới thủ tiêu nghèo nàn , lạc hậu , xây dựng cuộc sống dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh , hay nói chung là tất cả đều nhằm phục vụ con người , coi con người là yếu tố trung tâm số một của mọi hoạt động . Vì thế nên mọi phương tiện thông tin đại chúng đều chĩa mũi nhọn vào vấn đề con người , trong giai đoạn hiện nay . Có giải quyết tốt vấn đề đó với những chính sách về người lao động hợp lý thì mới có được những thành công của sự nghiệp CNH-HĐH . Có thể nói đó là vấn đề số một quyết định đến vận mệnh của nước ta , trong những năm tới . Đặc biệt là trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21 , việc nhận thức rõ bản chất của vấn đề con người trong CNH-HĐH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng . Ngoài ra , việc chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu còn do bản thân tâm đắc , từ trước đến nay đã quan tâm được ít nhiều . Trong nội dung tiểu luận này , trước hết chúng ta nên tìm hiểu thế nào về phạm trù con người , phạm trù CNH-HĐH , sau đó mới nghiên cứu vấn đề con người trong CNH-HĐH và vận dụng ở Việt Nam ta . Cuối cùng là những định hướng , giải pháp phát triển nguồn lực con người đồng thời khắc phục những điểm yếu kém trong việc sử dụng người lao động trong CNH-HĐH hiện nay . NộI DUNG A-Lý LUậN Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới , muốn thành công trong sự nghiệp CNH-HĐH đều phải kết hợp lợi thế vốn có của mình với những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của nhân loại . Chính trí tuệ , trình độ học vấn cuả con người là chìa khoá vạn năng để mở kho trong vấn đề này , giúp các nước tiếp cận với nền văn minh khoa học thế giới . Quá trình CNH-HĐH ở một nước nào đó diễn ra nhanh hay chậm , thành công hay thất bại đều phụ thuộc chặt chẽ vào dân nước đó và trình độ của họ . Nhưng con người là gì mà từ xưa đến nay đã có khá nhiều khái niệm về con người . I/PHạM TRù CON NGƯờI 1.KHáI NIệM con người Trải qua các thời kỳ lịch sử “con người” được hiểu một cách rất khác nhau . Triết học cổ đại coi con người là tiểu vũ trụ , trong bản chất của con người là trong bản chất của vũ trụ , là vật cao quý nhất của đất trời , là chúa tể muôn loài , chỉ phục tùng duy nhất một đấng thần linh , con người được chia làm hai phần : phần hồn và phần xác . Chủ nghĩa duy tâm cho rằng phần hồn là do thượng đế sinh ra , tồn tại vĩnh viễn , thể xác là nơi cư ngụ của linh hồn . Khi con người chết thể xác mất đi còn linh hồn lại lìa khỏi thể xác đi tìm nơi cư ngụ mới . Chủ nghĩa duy vật lại cho rằng không có linh hồn bất tử , phần xác mất đi thì linh hồn cũng mất theo . Triết học thế kỷ 15-18 phát triển quan niệm triết học về con người trên cơ sở KHTN đã phục hưng và bắt đầu phát ttiển . Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người là một bộ máy vận động theo quy luật cơ học , con người duy vật đề cao vai trò sáng tạo của lý tính con người , mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên , của hoàn cảnh . Chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi con người là hiện thân cuả cảm giác . Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi con người là hiện thân của ý niệm (Hêghen), nhưng Hêghen đã có công lớn là đưa ra những quy luật về sự hình thành và phát triển của tư duy đối với mọi cá nhân trong xã hội . Nhìn chung , các quan niệm trên đều xét con người một cách trừu tượng , họ đã tuyệt đối hoá phần hồn hoặc phần xác , xem xét chúng một cách tách rời cô lập và trừu tượng chúng thành trong bản chất con người . Do đó họ đã đi đến những kết luận và những cách lý giải phiến diện 1 chiều . Mặc khác , họ cũng chưa chú ý đầy đủ đến bản chất xã hội của con người , mặc dù đã có những quan điểm đề cập tới (Hêghen,Phoiơbăc), nhưng chưa khái quát được mặt xã hội trong con người . Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những hạn chế đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong lịch sử để đưa tới quan niệm về con người hiện thực , con người hoạt động thực tiễn , con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội , đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên-xã hội . Như vậy , triết học Mác-Lênin xem xét con người là một thực thể sinh vật và xã hội , vì vậy , con người tồn tại và phát triển tuân theo tổng hợp các quy luật sinh học và quy luật xã hội . 2/quan niệm hiện đại của Mác về con người và trong bản chất của nó a/ Con người là một thực thể sinh học xã hội Con người là sản phẩm của tự nhiên , là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh , con người tự nhiên là con người sinh học mang bản chất tính sinh vật , cái sinh vật trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người , là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người . Chẳng hạn , đã là con người thì ai cũng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng , tử vong , ai cũng có nhu cầu ăn , ở , đi lại , sinh hoạt văn hoá , tình cảm hiểu biết . Song con người không phải là động vật thuần tuý vì họ biết tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu sinh học của mình và cộng đồng . Chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành và phát triển con người và ý thức của họ , tạo ra nền văn hoá vật chất và tinh thần . Có lao động con người mới được coi là sản phẩm của xã hội . Trong quá trình lao động sản xuất ra của cải vật chất , con người có mối quan hệ với tự nhiên (LLSX), đồng thời giữa con người cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau (QHSX). Chính vì con người là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên con người chịu sự chi phối của môi trường tự nhiên và xã hội cùng các quy luật biến đổi của chúng . Các quy luật tự nhiên tác động tạo nên phương diện sinh học con người . Các quy luật tâm lý ý thức , hình thành nên các mặt xã hội trong con người . Hệ thống quy luật trên cùng tác động vào con người tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh giữa cái sinh học và cái xã hội trong con người . Trong quá trình cải biến tự nhiên con người cũng đã làm ra lịch sử của mình , do đó con người không những là sản phẩm của tự nhiên-xã hội mà còn là chủ thể cải tạo tự nhiên xã hội , với hoạt động lao động sản xuất , con người đã sáng tạo ra trong toàn bộ nền văn hoá vật chất tinh thần , với hoạt động cách mạng , con người viết thêm những trang sử mới cho chính mình . Mặc dù tự nhiên và xã hội là những mặt vận động theo những quy luật khách quan song quá trình hành động của con người luôn luôn tìm cách hạn chế hoặc mở rộng phạm vi tác động của quy luật cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình , không thể có xã hội và phát triển của xã hội , lịch sử nếu không có con người với tư cách là chủ thể lịch sử . b/Bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Con người muốn tồn tại và phát triển thì phải tiêu dùng một lượng nhu yếu phẩm cần thiết đảm bảo nhu cầu sinh học . Song những thứ ấy không phải là quà tặng của tạo hoá ban cho mà nó là sản phẩm của quá trình lao động của con người . Vì thế , quá trình sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động tất yếu của loài người . Chính lao động đã phân định danh giới giữa người với động vật khác , lao động là hoạt động xã hội , nên mọi sự khác biệt giữa con người và động vật đều là kết quả của cuộc sống con người trong xã hội . Phần “xác” là bộ phận sinh học trong con người cũng nhờ có lao động mà khác con vật . Một cá thể sinh học muốn tồn tại và phát triển được thì nhất thiết phải sống trong xã hội và được xã hội đào luyện . Như vậy , cá nhân là một thực thể xã hội và bản chất của con người có tính lịch sử cụ thể . Vì lẽ đó mà bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội , không chỉ tổng hoà các mối quan hệ trong hiện tại mà cả trong quá khứ . Qua tìm hiểu quan điểm của Mác về con người ta có thể rút ra rằng : Thứ nhất : Bản chất chung nhất và sâu sắc nhất cuả con người là tông hoà các mối quan hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra cả trong hiện tại và trong quá khứ . Thứ hai : Bản chất con người không phải là cố định , bất biến mà có tính lịch sử cụ thể . Thứ ba : Bản chất cuả con người nhất thiết phải xem xét trong mối quan hệ cá nhân và xã hội . Nói tóm lại , Mác cho rằng con người là một thực thể thống nhất biện chứng giữa cái sinh học và cái xã hội , cái xã hội không thể tách rời cái sinh học trong mỗi con người và ngược lại . Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên-xã hội vừa là chủ thể cải biến tự nhiên và xã hội theo mục đích nhu cầu của mình . II/Nguồn lực con người Nguồn lực con người là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất , tinh thần , đạo đức , trình độ tri thức , vị thế xã hội ... tạo nên năng lực của con người của cộng đồng người có thể sử dụng , phát huy trong quá trình phát triển kinh tế –xã hội cuả đất nước và trong những hoạt động xã hội . Đồng thời số lượng và chất lượng nguồn lực có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ . Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít sẽ gây ra khó khăn cho phân công lao động xã hội và do vậy chất lượng lao động cũng bị hạn chế . Chất lượng nguồn nhân lực nâng cao sẽ góp phần làm giảm số lượng người hoạt động trong 1 đơn vị sản xuất , kinh doanh hay giảm số người hoạt động trong 1 tổ chức xã hội . III/CÔNG NHIệP HOá -HIệN ĐạI HOá (CNH-HĐH) Cũng có thể nói thực chất của CNH-HĐH là sự phát triển công nghiệp , là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội (Công nghiệp-Nông nghiệp dịch vụ) từ trình độ thấp lên trình độ cộng nghệ hiện đại , lực lượng lao động sẽ chuyển dịch thích ứng về cơ cấu ngành nghề , về trình độ tay nghề và học vấn . Hiện đại hoá , về trình độ tay nghề và học vấn . Hiện đại hoá trong công nghiệp thường được hiểu ra công nghiệp sử dụng những yếu tố của công nghệ thuộc loại mới nhất hoặc không tách xa loại mới nhất là bao nhiêu . Công nghiệp hoá phải gắn liền với Hiện đại hóa và ngược lại , đó là hai mặt không thể tách rời của một cuộc Cách mạng và sâu sắc đó . Nói đến Hiện đại hoá là nói đến cả một quá trình lâu daì đầy gian khổ của việc cải biến một xã hội cổ truyền thành một xã hội hiện đại , có trình độ văn minh cao hơn , thể hiện đầy đủ hơn những giá trị chung mà nhân loại đang hướng tới . Đối với nước ta , đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội cải biến một xã hội công nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắn việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ , ngày càng đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới . CNH-HĐH phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất kỹ thuật , về con người và khoa học công nghệ , thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực , không ngừng làm tăng năng suất lao động xã hội , làm nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững , nâng cao đời sống vật chất , văn hóa của nhân dân , thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội , bảo vệ cải thiện môi trường sinh thái . B_thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực I/vai trò nguồn nhân lực Con người là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất , nó khẳng định vai trò to lớn của nguồn lực con người trong phát triển . Trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất thì con người được khẳng định ở vị trí hàng đầu , thiếu nó sản xuất sẽ bị mất sinh khí và tất yếu dẫn đến vô hiệu quả . Đặc biệt hơn , trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước thì hơn bao giờ hết , nhân tố con người càng phải được đặt ở vị trí trung tâm . Nếu không có đội ngũ tri thức và đội ngũ công nhân lành nghề-lực lượng chủ yếu trong nguồn lao động thì làm sao có được những thành tựu to lớn , tạo ra khối lượng vật chất khổng lồ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân loại . Vì thế mọi hoạt động phát triển nhằm mục đích chính là vì con người , do con người . Nếu không xuất phát từ con người , được tiến hành bởi con người và vì con người thì không có lý do gì mà khoa học cũng như một quá trình sản xuất nào đó có thể tồn tại được . Như vậy , con người vừa là xuất phát điểm , là lực lượng chủ đạo là mục đích của quá trình sản xuất . Tuy nhiên , sự phát triển của lực lượng sản xuất , của yếu tố con người phải gắn liền với sự phát triển quan hệ sản xuất . Lực lượng sản xuất chỉ có thể vận động và phát triển trong phương thức sản xuất với một quan hệ sản xuất song trùng . ở đây chúng ta chỉ khẳng định vai trò to lớn của con người trong CNH-HĐH chứ tuyệt nhiên không tuỵệt đối hoá nó và tách rời khỏi quan hệ sản xuất hiện thời . Ngày nay , khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão , khoảng cách giữa các phát minh khoa học ngày càng rút ngắn lại , vì thế để ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật trên thế giới vào sự nghiệp CNH-HĐH thì đòi hỏi con người phải trang bị những kiến thức , tri thức về khoa học tự nhiên đảm bảo con người có đủ trình độ để tiếp cận với những phát minh mới , vận dụng vào sản xuất . Vì thế hơn lúc nào hết , vai trò của con người trong thời đại CNH-HĐH càng được khẳng định ở vị trí trung tâm của sự phát triển . Đất nước thịnh hay suy , yếu hay mạnh phần lớn là phụ thuộc vào tri thức của con người nước đó . II/thực trạng Không thể không phát triển con người Việt Nam , nâng cao đội ngũ những người lao động nước ta lên một tầm cao chất lượng mới . Hơn nữa , đó cần dược coi là động lực mạnh mẽ nhất để giúp chúng ta mau chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và xây dựng xã hội ta thành một xã hội công bằng nhân ái , một xã hội thực sự tốt đẹp và tiến bộ , mang bản sắc dân tộc và hiện đại . Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định : “Nâng cao dân trí , bồi dưỡng và phát triển nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH ở nước ta . Tại hội nghị lần thứ tư BCH TW khoá VII Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới , đồng thời là mục tiêu của CNXH . “Đó là con người phát triển cao về trí tụê , cường tráng về thể lực , phong phú về tinh thần , trong sáng về đaoh đức “. Phát triển con người Việt Nam toàn diện-đó cũng chính là động lực , là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước mà chúng ta đang từng bước tiến hành . Việc đánh giá đúng thực trạng nguồn lực con người là cơ sở thực tiễn quan trọng để tìm ra phương hướng , giải pháp phát triển và sử dụng hữu hiệu nguồn lực con người trong quá trình phát triển đất nước . Những năm qua , kinh tế-xã hội Việt Nam ngày càng phát triển , năng suất lao động ngày càng cao , đã tạo điều kiện cải thiện đáng kể đời sống nhân dân , giúp cho việc chăm sóc con người ngày một tốt hơn . Điều kiện ăn , ở , đi lại , học hành của nhân dân đã được cải thiện so với trước . Đảng và Nhà nước ta đã tạo những điều kiện thuận lợi cho mọi người dân tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội củ đất nước cũng như kế hoạch phát triển kinh tế của từng địa phương , từng cơ sở sản xuất kinh doanh . Trong nhiều đơn vị kinh tế đã động viên mọi người dân đóng góp tài năng trí tuệ , thực hiện cải tiến kỹ thuật , thay đổi qui trình sản xuất nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao . Nước ta còn nghèo nàn lạc hậu , đang trong tình trạng kém phát triển , sự phân hoá giàu nghèo , thiếu việc làm , chất lượng giáo dục đào tạo , phục vụ y tế còn thấp , tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái , văn hoá phẩm độc hại đang còn lan tràn và các tệ nạn xã hội phát triển . Ưu điểm nổi bật của con người Việt Nam là mang trong mình những phẩm chất truyền thống quí báu : Anh dũng trong chiến đấu , cần cù , bền bỉ , dẻo dai trong lao động , có khả năng sáng tạo thích ứng nhanh ... Tuy nhiên , lực lượng lao động dồi dào cùng với lòng nhiệt tình cách mạng , thì chưa đủ tiến hành CNH-HĐH .Việt Nam đã quan tâm tới giáo dục đào tạo , đã đưa tỉ lệ số người biết chữ từ 5% trước đây , tới nay đã gần 90% dân số biết chữ . Trình độ dân trí đã xó tiến bộ nhiều so với trước đây . Nhiều tỉnh đã thực hiện xoá nạn mù chữ , phổ cập tiểu học hay trung học phổ thông cơ sở . Hiện nay ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục năm sau cao hơn năm trước . Giáo dục miền núi , vùng sâu , vùng xa được quan tâm ngày càng tốt hơn . Đảng và nhà nước ta đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu , tạo ra điều kiện thuận lợi để “Cả nước trở thành một xã hội học tập”. Trong quá trình giảng dạy , học tập , đã tìm mọi biện pháp để thực hiện “Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh , sinh viên , đề cao năng lực tự học , tự hoàn thiện học vấn và tay nghề “. Nhìn chung , mặt bằng dân trí ở nước ta còn thấp , số người được đào tạo có trình độ tay nghề cao cũng như học vấn đại học và sau đại học còn quá ít , còn thiếu nhiều cán bộ Khoa học-Công nghệ và chuyên gia gi
Tài liệu liên quan