Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với sứ mệnh gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triến của các quốc gia. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, tổ chức này đã có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ hòa bình và tăng cường phát triển thế giới. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới do tình hình thế giới đã có quá nhiều thay đổi, biến động phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa khiến không một quốc gia, một nhóm nước nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề chung của các nước. Đồng thời sự hợp tác giữa các nước, khối, khu vực ngày càng gia tăng mạnh mẽ tạo đà cho nhân loại phát triển. Thể chế và cơ chế đa phương ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Liên Hợp Quốc hoạt động vì mục tiêu ngăn ngừa thảm họa chiến tranh, giữ vững độc lập chủ quyền an ninh thế giới. Liên Hợp Quốc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc; giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Có thể nói, vai trò của Liên Hợp Quốc không thể thiếu được như một trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương.
Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là: Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh
Vì thời gian và khả năng có hạn, trong khóa luận này mặc dù em có nghiên cứu tổ chức Liên Hợp Quốc kể từ khi hình thành nhưng tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh, khi mà vai trò của Liên Hợp Quốc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổ chức Liên Hợp Quốc. Chương này đề cập đến các vấn đề chính sau:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc
2. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc
Chương 2: Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này em tập trung trình bày những vấn đề sau:
1.Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước và sau chiến tranh lạnh
3. Những cố gắng trong việc việc cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc
Chương 3: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này gồm các vấn đề sau:
1. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
2. Một số hoạt động khác.
49 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với sứ mệnh gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triến của các quốc gia. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, tổ chức này đã có những đóng góp to lớn trong việc gìn giữ hòa bình và tăng cường phát triển thế giới. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, Liên Hợp Quốc đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới do tình hình thế giới đã có quá nhiều thay đổi, biến động phức tạp. Xu thế toàn cầu hóa khiến không một quốc gia, một nhóm nước nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề chung của các nước. Đồng thời sự hợp tác giữa các nước, khối, khu vực ngày càng gia tăng mạnh mẽ tạo đà cho nhân loại phát triển. Thể chế và cơ chế đa phương ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Liên Hợp Quốc hoạt động vì mục tiêu ngăn ngừa thảm họa chiến tranh, giữ vững độc lập chủ quyền an ninh thế giới. Liên Hợp Quốc thực hiện các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên Hợp Quốc; giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Có thể nói, vai trò của Liên Hợp Quốc không thể thiếu được như một trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương.
Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là: Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh
Vì thời gian và khả năng có hạn, trong khóa luận này mặc dù em có nghiên cứu tổ chức Liên Hợp Quốc kể từ khi hình thành nhưng tập trung chủ yếu vào thời kỳ sau chiến tranh lạnh, khi mà vai trò của Liên Hợp Quốc đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo khóa luận được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Tổ chức Liên Hợp Quốc. Chương này đề cập đến các vấn đề chính sau:
1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc
2. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc
Chương 2: Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này em tập trung trình bày những vấn đề sau:
1.Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước và sau chiến tranh lạnh
3. Những cố gắng trong việc việc cải tổ Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc
Chương 3: Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh. Chương này gồm các vấn đề sau:
1. Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc
2. Một số hoạt động khác.
CHƯƠNG 1: TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với thành viên là những nước độc lập có chủ quyền. Liên Hợp Quốc được hình thành theo sáng kiến của Liên Xô, Anh và Mỹ; tổ chức này chính thức ra đời ngày 24/10/1945 tại hội nghị San Francisco (Mỹ). Tên gọi “Liên hợp quốc” đã được Tổng thống Mỹ Franklin D.Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong “Tuyên ngôn của Liên Hợp Quốc” vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít. Sự ra đời của Liên Hợp Quốc được xem như là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Đầu tháng 9/1939, phát xít Đức đã mở cuộc tấn công xâm lược ồ ạt vào Ba Lan, bắt đầu cuộc chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngọn lửa chiến tranh đã nhanh chóng lan ra toàn Châu Âu rồi bao trùm cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến cuối năm 1941, trận tuyến của cuộc chiến tranh đã hình thành hai phe: phe các nước phát xít có Đức, Ý, Nhật Bản và phe các nước đồng minh chống phát xít gồm: Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước khác. Mặc dù có chế độ chính trị, xã hội khác nhau nhưng các nước đồng minh đều xác định kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít. Vì vậy, tháng 6 năm 1941 các nước đồng minh chống phát xít đã ký tuyên bố tại London (Anh) để khẳng định sự hợp tác với nhau và với các nước tự do khác cả trong chiến tranh cũng như trong hòa bình.
Sự thất bại của Hội quốc liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc) cũng đã đặt ra yêu cầu phải thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, nhằm duy trì hòa bình và anh ninh quốc tế. Trong một thời gian dài, hệ thống an ninh tập thể của Hội quốc liên tỏ ra không hiệu quả vì không được sự ủng hộ quan tâm của các cường quốc. Những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chưa đủ sức thuyết phục các quốc gia hiểu rằng quyền lợi hòa bình của họ đòi hỏi phải có một trật tự quốc tế với các quyền lợi quốc gia truyền thống làm ưu tiên hàng đầu. Hội quốc liên trở thành một thể chế cứng nhắc, không thể hiện được chức năng dàn xếp hoặc thiết lập các liên minh năng động, nhằm ngăn chặn các hoạt động bành trướng của một số cường quốc.
Trong những năm đầu của chiến tranh thế giới lần thứ hai, Tổng thống Mỹ Franklind. Roosevelt đã nảy sinh ý tưởng về việc thành lập một hệ thống an ninh tập thể hiệu quả hơn so với Hội quốc liên. Ông là người đề xướng việc thành lập một tổ chức để đảm bảo hòa bình quốc tế thay cho Hội Quốc Liên. Ông đã bày tỏ vấn đề này với Thủ tướng Anh Churchill và tiếp theo là tìm cơ hội thảo luận với nguyên soái Stalin (Liên Xô). Nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra trong từng chính phủ về việc hình thành một tổ chức an ninh tập thể mới, với cấu trúc, chức năng và quyền hạn của tổ chức này.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng ác liệt với quy mô càng ngày càng lớn. Điều đó đòi hỏi các quốc gia chống phát xít phải hợp tác chặt chẽ với nhau bằng cam kết mang tính pháp lý quốc tế. Đây chính là cơ sở dẫn đến cuộc họp mặt của đại diện 26 quốc gia tham chiến chống khối trục phát xít vào ngày 1/1/1942 tại Washington. Các nước này đã thông qua một tuyên bố quan trọng, đó là “Tuyên ngôn của 26 nước” hay còn gọi là “Tuyên ngôn liên hợp của các dân tộc”, đánh dấu sự hình thành của khối đồng minh chống phát xít. Tên gọi Liên Hợp Quốc chính là xuất hiện từ đây. Chính phủ các nước lớn như Liên Xô, Anh, Mỹ, Trung Quốc đều đã ký vào bản tuyên ngôn này.
Sự hình thành khối đồng minh với nhiều quốc gia trên thế giới có chế độ chính trị - xã hội khác nhau là nhằm tạo sự đảm bảo vững chắc trong việc đánh bại các nước phát xít, cứu loài người khỏi thảm họa chiến tranh. Song mặt khác, khối đồng minh ấy lại không phải là một khối thống nhất bởi giữa các nước tham chiến tuy có mục tiêu chung nhưng do bản chất chế độ chính trị- xã hội khác nhau, lợi ích quốc gia khác nhau cho nên có những mục tiêu khác nhau trong quá trình tham gia quan hệ. Một vấn đề quan trọng nữa là quan hệ giữa các cường quốc và các nước nhỏ hơn trong tổ chức này. Ngay từ đầu, ba nước Mỹ, Anh, Liên Xô đã nhất trí cho rằng các nước có vai trò lớn trong việc đánh bại phe trục phải được trao trách nhiệm gìn giữ hòa bình sau chiến tranh và phải đóng vai trò lãnh đạo mà không bị ý chí tập thể của nhiều quốc gia nhỏ hơn ngăn trở.
Sau cuộc họp của đại diện 26 nước trong mặt trận đồng minh chống phát xít 1/1/1942, một loạt các hội nghị quốc tế về việc thành lập Liên Hợp Quốc đã được tiến hành trong thời gian chiến tranh.
Cuối tháng 10/1943, theo sáng kiến của Liên Xô, hội nghị ngoại trưởng ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã được tổ chức tại Matxcơva. Hội nghị đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thành lập một tổ chức toàn cầu trong thời gian sớm nhất, có thể được, duy trì hòa bình và an ninh thế giới trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả các nước yêu chuộng hòa bình, không phân biệt nước lớn hay nhỏ. Hội nghị đã đánh dấu bước tiến thực tiễn đầu tiên trong quá trình hình thành tổ chức Liên Hợp Quốc. Bên cạnh những vấn đề thống nhất chung, các bên cũng đưa ra nhiều quan điểm khác về cơ cấu tổ chức Liên Hợp Quốc. Thực chất điều này phản ánh lợi ích quốc gia, lợi ích giai cấp trong quan hệ quốc tế.
Từ ngày 28/11 đến ngày 1/12/1943 lần đầu tiên những người đứng đầu ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh là Stalin, Roosevelt và Churchill đã họp mặt tại thủ đô Têhêran của Iran. Họ đã đưa ra một tuyên bố chung quan trọng, trong đó có nhấn mạnh sự quyết tâm của ba nước sẽ cùng nhau cộng tác trong thời gian chiến tranh cũng như hòa bình sau này. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa ba nước và của một tổ chức quốc tế đối với hòa bình an ninh lâu dài của các dân tộc.
Từ ngày 9/12/1943 Mỹ đã thành lập nhóm nghiên cứu tổ chức tương lai có trụ sở ở Washington. Tuy nhiên, phải đến hội nghị trù bị tại Dumbarton Oaks (từ tháng 9 đến tháng 10/1944) các vấn đề chính liên quan đến tổ chức sắp ra đời mới được đưa ra thảo luận một cách kỹ lưỡng. Tại hội nghị, đại diện toàn quyền của bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Hoa dân quốc đã đàm phán sơ bộ việc soạn thảo Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Hội nghị chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ ngày 21/8 đến ngày 28/9 gồm các đại diện Liên Xô, Mỹ và Anh; giai đoạn sau từ ngày 29/8 đến ngày 7/10 gồm các đại diện Mỹ, Anh và Trung Hoa dân quốc. Cách bố trí như vậy là nhằm thể hiện sự trung lập của Liên Xô trong cuộc chiến chống Nhật. Hội nghị đã thảo luận một số vấn đề then chốt như: tổ chức Liên Hợp Quốc sẽ gồm các cơ quan là “Đại hội đồng”, “Hội đồng bảo an”, “Ban thư ký”, “Tòa án quốc tế”, và theo yêu cầu của Mỹ sẽ gồm có cả: “Hội đồng kinh tế- xã hội”. Hội đồng bảo an sẽ gồm 11 thành viên trong đó 5 nước là thành viên thường trực( là bốn nước tham dự hội nghị Dumbarton Oaks và Pháp). Tuy nhiên, hội nghị không thỏa thuận được về thủ tục bỏ phiếu trong Hội đồng bảo an. Vấn đề này được chuyển lên ba nguyên thủ quốc gia Stalin, Roosevelt và Churchill giải quyết tại Hội nghị Yanta (Liên Xô) vào tháng 2/1945.
Ba vị dứng đầu nhà nước Liên Xô, Mỹ và Anh đã giải quyết những vấn đề vướng mắc còn lại trong việc thành lập Liên Hợp Quốc. Hội nghị nhất trí một lần nữa khẳng định việc thành lập Liên Hợp Quốc và thảo luận vấn đề quan trọng nhất là vấn đề biểu quyết ở Hội đồng bảo an mà ở hội nghị Dumbarton Oaks còn gác lại( tức là áp dụng nguyên tắc nhất trí trong năm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an và công nhận quyền phủ quyết (veto) của từng Ủy viên thường trực). Hội nghị cũng thỏa thuận là sẽ triệu tập hội nghị quốc tế thành lập Liên Hợp Quốc vào tháng 4/1945 và soạn thảo một bản Hiến chương dựa trên những đề nghị của hội nghị trước đây.
Ngày 25/04/1945 tại thành phố San Francisco (Mỹ) hội nghị quốc tế thành lập Liên Hợp Quốc đã được tiến hành. Hội nghị kéo dài hai tháng với sự tham gia của đại diện 50 quốc gia với trên 850 đại biểu cùng các cố vấn, chuyên gia, nhân viên kỹ thuật, tất cả gần tới 3500 người. Hội nghị căn cứ vào các đề nghị của Hội nghị Dumbarton Oaks, sự thỏa thuận tại Yanta và những đề nghị bổ sung của các chính phủ để soạn ra Hiến chương Liên Hợp Quốc gồm 19 chương với 111 điều khoản.
Ngày 25/06/1945 Hiến chương được hội nghị nhất trí thông qua. Ngày 26/10/1945, tại tòa nhà cựu chiến binh ở San Francisco 50 đoàn đại biểu đã long trọng tiến hành lễ ký kết vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc. Có thể nói, Hiến chương Liên Hợp Quốc là một điều ước quốc tế quan trọng nhất của thời kỳ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Nó quy định mục tiêu, nguyên tắc, thành viên, cơ cấu tổ chức, hình thức và lề lối hoạt động của các cơ quan chính yếu Liên Hợp Quốc. Hiến chương Liên Hợp Quốc được cộng đồng quốc tế coi là nguồn quan trọng nhất của luật pháp quốc tế đương đại. Mặt khác, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng là sản phẩm thỏa hiệp của sự đấu tranh giữa hai hệ thống pháp luật khác nhau( xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa). Do vậy, việc thực thi những điều khoản trong Hiến chương là một quá trình tiếp tục hợp tác và đấu tranh liên tục trên tinh thần thiện chí và thái độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên lớn cũng như nhỏ, giàu cũng như nghèo vì mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc.
Bốn tháng sau, ngày 24/10/1945, sau khi được phê chuẩn Hiến chương Liên Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực. Liên Hợp Quốc đã được thành lập từ đống tro tàn của cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Từ đó, hàng năm ngày 24/10 trở thành ngày kỷ niệm của Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Đó là vai trò yếu kém của Hội quốc liên trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai với những hậu quả thảm khốc của nó với loài người. Đó là những nỗ lực to lớn của các nước nhằm thiết lập một thể chế toàn cầu có hiệu quả hơn trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế nhằm loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh Thế giới thứ ba và đảm bảo một trật tự thế giới mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Việc thành lập Liên Hợp Quốc cho thấy quyết tâm của cả cộng đồng quốc tế muốn xây dựng một hệ thông an ninh tập thể hữu hiệu hơn nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
2.1. Tôn chỉ mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
2.1. 1. Tôn chỉ mục đích
Theo quy định của Hiến chương, tôn chỉ của Liên Hợp Quốc gồm có bốn điểm sau:
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Tôn chỉ đầu tiên của Liên Hợp Quốc là “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới; và nhằm mục đích đó, áp dụng những biện pháp tập thể có hiệu quả để ngăn ngừa và thủ tiêu các mối đe dọa hòa bình, chấm dứt các hành vi xâm lược hoặc các hành vi phá hoại hòa bình, dựa trên nguyên tắc chính nghĩa và luật pháp quốc tế, dùng phương pháp hòa bình để điều chỉnh hoặc giải quyết những tranh chấp quốc tế hay những tình thế có thể làm hại cho hòa bình”.
Lời nói đầu của của Hiến chương cũng nêu rõ: “Liên Hợp Quốc tập trung lực lượng để duy trì hòa bình và an ninh thế giới” và “cam kết không dùng vũ lực, nếu không phải vì lợi ích chung”
Những quy định nêu trên đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, Liên Hợp Quốc có thể áp dụng những biện pháp tập thể có hiệu quả để chấm dứt ngay những hành vi xâm lược đe dọa và phá hoại hòa bình. Những biện pháp tập thể này chỉ có thể áp dụng sau khi được Hội đồng bảo an quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa năm nước lớn. Đối với các cuộc tranh chấp và những tình thế có hại cho hòa bình thế giới, Liên Hợp Quốc phải giải quyết bằng phương pháp thương lượng hòa bình, theo nguyên tắc chính nghĩa và theo luật pháp quốc tế, nghĩa là một mặt tổ chức này có thể giải quyết các mối tranh chấp quốc tế bằng cách thương lượng hòa bình trong lúc chưa xảy ra tình trạng xâm lược, mặt khác phải kiên quyết chấm dứt hành vi xâm lược nếu đã xảy ra. Có như vậy, Liên Hợp Quốc mới trở thành một tổ chức quốc tế bảo vệ hòa bình và an ninh trên toàn thế giới.
Xúc tiến quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và dân tộc tự quyết của nhân dân.
Theo điều một của Hiến chương, tôn chỉ thứ hai của Liên Hợp Quốc là “Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và tự quyết của nhân dân, và sẽ dùng những biện pháp thích đáng để củng cố hòa bình ở khắp nơi”.
Theo tôn chỉ này, tất cả các quốc gia, tất cả nhân dân thuộc các dân tộc đều có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế theo ý mình. Tất cả các dân tộc chưa được độc lập đều có quyền thực hiện nền độc lập dân tộc của mình theo nguyên tắc dân tộc tự quyết, không ai có thể dùng thủ đoạn cưỡng bức can thiệp vào sinh hoạt của bất cứ dân tộc nào.
Nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và dân tộc tự quyết là nền tảng phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước, là cơ sở cho an ninh và hòa bình thế giới.
Xúc tiến sự hợp tác quốc tế trên các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.
Theo điều 1 của Hiến chương tôn chỉ thứ ba của Liên Hợp Quốc là: “Thực hiện sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và các vấn đề có tính chất phục vụ lợi ích chung của nhân loại trên thế giới, phát triển và khuyến khích việc tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản của toàn thể nhân loại, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”.
Cũng như các tôn chỉ khác của Liên Hợp Quốc, tôn chỉ này có ý nghĩa vô cùng to lớn. Để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới thì Liên Hợp Quốc chẳng những phải giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, chấm dứt các hành vi xâm lược, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước mà còn phải đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế rộng rãi trên nhiều mặt. Tính chất rộng rãi của sự hợp tác này không những biểu hiện về mặt chính trị mà còn biểu hiện ở chỗ cần phải hợp tác giữa các nước về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và phải tôn trọng nhân quyền cũng như các quyền tự do cơ bản. Đó là những điều kiện cần thiết cho việc giữ gìn hòa bình an ninh thế giới, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.
Xây dựng Liên Hợp Quốc thành một trung tâm điều hòa hành động hành động của các nước
Điều 1 của Hiến chương có quy định tôn chỉ cuối cùng của Liên Hợp Quốc là “Để đạt được mục đích chung kể trên, Liên Hợp Quốc phải là một trung tâm điều hòa hành động của các nước”, nhằm tạo cho Liên Hợp Quốc có vai trò quốc tế thất sự hơn Hội quốc liên, để giải quyết các vấn đề chung, vấn đề giữa các quốc gia, làm cho lợi ích chung hơn lợi ích riêng, hạn chế tình trạng vô chính phủ trong quan hệ quốc tế.
Theo tôn chỉ này, Liên Hợp Quốc phải là một trung tâm quan trọng cho tất cả mọi quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau cùng thương lượng và hợp tác với nhau. Lẽ tất nhiên, nó cũng không ngăn cấm các nước hữu quan thương lượng bên ngoài Liên Hợp Quốc để giải quyết những vấn đề xích mích với nhau theo nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
2.2. Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
Để thực hiện các tôn chỉ của Liên Hợp Quốc, bản Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định rõ ràng những nguyên tắc cơ bản mà cả tổ chức Liên Hợp Quốc cũng như các nước thành viên phải tuân theo. Nguyên tắc này được nêu rõ trong lời nói đầu và trong điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nó gồm 5 điểm chính sau:
Điểm 1. Nguyên tắc chủ quyền bình đẳng giữa các nước
Lời nói đầu của Hiến chương có quy định sự bình đẳng về quyền lợi của các nước lớn và nhỏ. Khoản 1 trong điều 2 của Hiến chương cũng nêu rõ: “Tổ chức này(tức Liên Hợp Quốc) xây dựng trên nguyên tắc chủ quyền bình đẳng của các nước hội viên. Điều đó có nghĩa là các nước đều có chủ quyền một cách toàn vẹn về lãnh thổ và độc lập về chính trị của mỗi nước phải được tôn trọng. Mỗi nước phải làm tròn nghĩa vụ quốc tế mà mình đã đảm nhận. Nguyên tắc này nói rõ bất luận chế độ chính trị của nước đó như thế nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều bình đẳng với nhau về chủ quyền”. Các nước này đều được quyền tự chủ về đối nội và được độc lập về đối ngoại.
Điều 2. Nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
Khoản 4 trong điều 2 của Hiến chương quy định “Trong quan hệ quốc tế của mình, các nước hội viên không được có hành động đe dọa hoặc dùng vũ lực hay bất cứ phương pháp nào khác trái với tôn chỉ Liên Hợp Quốc để xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của mỗi nước hội viên hoặc bất cứ nước nào khác”.
Nguyên tắc này nhằm khẳng định sự thiêng liêng của lãnh thổ, nền độc lập dân tộc và có tác dụng ngăn chặn chiến tranh và các hành vi xâm lựợc. Theo nguyên tắc này, tất cả những hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước khác, như đe dọa bằng vũ lực hay can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác,… đều trái với tôn chỉ của Liên Hợp Quốc và là phi pháp.
Điều 3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
Khoản 7 trong điều 2 của Hiến chương quy định: “Không được coi rằng bản Hiến chương này ủy quyền cho Liên Hợp Quốc can thiệp vào công việc về bản chất thuộc thẩm quyền nội bộ của một nước nào, và không bắt buộc một nước hội viên nào đề nghị giải quyết các việc ấy theo thủ tục quy định ở Hiến chương; nhưng nguyên tắc này không cản trở việc dùng các biện pháp trong chương VII”.
Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Nguyên tắc này xuất phát trực tiếp từ nguyên t