Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp phù hợp với luật pháp của nước sở tại.
36 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM
ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
LIÊN KẾT FDI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA
Nhóm 3
1. Nguyễn Thị Bích Ngọc
2. Nguyễn Thị Hồng Vân
3. Nguyễn Phương Anh
4. Nguyễn Thu Hương
5. Nguyễn Thị May
6. Lê Thùy Na
7. Lê Thu Hiền
HÀ NỘI, THÁNG 10/2011
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 2
BỐ CỤC
1. Lý thuyết về các hình thức liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa
2. Thực trạng liên kết FDI với doanh nghiệp nội địa Việt Nam. Đánh giá và nhận xét
3. Một số vấn đề đặt ra
Phần 1: LÝ THUYẾT VỀ CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT FDI VỚI DOANH
NGHIỆP NỘI ĐỊA
1. Liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. ở bất
kỳ các quốc gia nào, doanh nghiệp liên doanh cũng là một tổ chức kinh doanh quốc tế
của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng
quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh
doanh theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ doanh nghiệp
phù hợp với luật pháp của nước sở tại.
Khái niệm doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở
hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với các Bên nước ngoài để
đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà.
Các đặc trưng
- Được thành lập theo hình thức công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp
luật của nước chủ nhà.
- Mỗi bên liên doanh chịu trác nhiệm với bên kia, với doanh nghiêp liên doanh
trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định.
Vốn pháp định
- Ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 3
- Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn
khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp
hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp
thuận.
- Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh
thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên
doanh.
- Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và
các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét
cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20%
vốn pháp định.
- Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu
tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ
góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi
nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
2. BOT và BTO
BOT: Hình thức đầu tư BOT hay còn gọi là “xây dựng – chuyển giao- kinh
doanh” là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm
quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, khai thác công trình kết
cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định (thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý), sau đó
chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.
BTO là hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh được hình thành tương tự
như BOT nhưng sau khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư nước ngoài giao lại cho
nước chủ nhà, Chính phủ nước chủ nàh dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình
đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 4
Đặc trưng:
- Chủ thể: cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư ( một hoặc nhiều nhà đầu
tư).
- Cơ sở pháp lý: hợp đồng
- Vốn đầu tư của nước ngoài
- Hoạt động dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
- Chuyển giao không bồi hoàn cho nước chủ nhà
- Đới tượng của hợp đồng: các công trình cơ sở hạ tầng
- Nội dung hợp đồng: các quyền và nghĩa vụ liên quan đến 3 hành vi chính: xây
dựng, kinh doanh, chuyển giao.
3. Liên kết thông qua các ngành công nghiệp phụ trợ
Khái niệm về công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ (Supporting Industries) bao gồm những hoạt động sản xuất ra
những sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối
cùng.
Vai trò, đặc điểm
- Trong hoạch định chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia, quan hệ
giữa một ngành sản xuất công nghiệp với các ngành phụ trợ của nó là vấn đề quan trọng.
Phát triển hợp lý công nghiệp phụ trợ sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển công
nghiệp và kinh tế của quốc gia.
- Sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ hạn chế nhập siêu do cung cấp
nguồn nguyên liệu.
- Ngành công nghiệp phụ trợ góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao
động, mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp.
- Đây là ngành tạo điều kiện đảm bảo tính chủ động và nâng cao giá trị gia tăng,
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho các sản phẩm.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 5
Đặc điểm
Khi nguồn FDI được đầu tư vào Việt nam, Việc thiếu hụt nghiêm trọng các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ làm các doanh nghiệp phải nhập khẩu gần như
toàn bộ linh kiện, bộ phận, nguyên nhiên liệu đầu vào. Do đó đẩy giá thành sản phẩm lên
cao, dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh.
Để khắc phục nhược điểm này, Các MNC đã kéo theo các doanh nghiệp Vệ tinh vào
Việt Nam, góp phần phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ của VIệt Nam
Có rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào ngành này, chủ yếu là các doanh
nghiệp nước ngoài "đi theo" các MNC vào Việt Nam
Tác động của FDI tới nền kinh tế nước chủ nhà
FDI tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh khác nhau. Theo cách
tiếp cận hẹp, tác động đối với tăng trưởng của FDI thường được thông qua kênh đầu tư và
gián tiếp thông qua các tác động tràn. Theo cách tiếp cận rộng, FDI gây áp lực buộc nước
sở tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà trước hết là cải thiện môi trường
đầu tư, qua đó làm giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiệu suất
của vốn và rốt cuộc là tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một số ý kiến còn cho
rằng FDI có thể làm tăng đầu tư trong nước thông qua tăng đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước, đặc biệt là những doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu cho doanh
nghiệp FDI họăc tiêu thụ sản phẩm từ các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, các chính sách
cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ nhằm thu hút nhiều vốn FDI hơn cũng thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước hình thành và phát triển.
Trái lại cũng có một số ý kiến lo ngại về tác động tiêu cực của FDI tới tăng trưởng
kinh tế, cho rằng sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc
liệt với các doanh nghiệp trong nước mà phần thua thiệt thường là các doanh nghiệp
trong nước. Các doanh nghiệp trong nước bị mất thị trường, mất lao động có kỹ năng và
vì vậy có thể dẫn đến phá sản. Ngoài ra, vốn FDI có thể làm cho đầu tư trong nước bị thu
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 6
hẹp do nhiều doanh nghiệp bị mất cơ hội đầu tư họăc đầu tư không hiệu quả do trình độ
công nghệ thấp kém, vốn ít. Điều này xảy ra khi xuất hiện tác động lấn át đầu tư của
doanh nghiệp FDI.
Hoạt động liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa còn tác động đến các doanh
nghiệp trong nước như tăng áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp trong nước phải
tăng hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình phổ biến và chuyển giao công nghệ… Các
tác động này được gọi là tác động tràn của FDI. Việc xuất hiện tác động tràn có thể lý
giải qua sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước và vì vậy ưu thế thuộc về các công ty đa quốc gia - là các công ty có
thế mạnh về vốn và công nghệ. Nhờ đó các công ty con hoặc liên doanh do các công ty
đa quốc gia thành lập thường có lợi thế về cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong
nước, đặc biệt là các nước kém phát triển. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài
trước hết làm mất cân bằng trên thị trường và buộc các doanh nghiệp trong nước phải
điều chỉnh hành vi của mình nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Vì vậy, tác động tràn có
thể được coi là kết quả của hoạt động của các công ty nước ngoài diễn ra đồng thời với
quá trình điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp trong nước.
Có thể phân ra bốn loại tác động tràn: (1) tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra-đầu vào
của doanh nghiệp, (2) tác động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ, (3) tác
động liên quan đến thị phần trong nước hay tác động cạnh tranh và (4) tác động liên quan
đến trình độ lao động (hay vốn con người).
Tác động tràn loại thứ nhất xuất hiện khi có sự trao đổi/hoặc mua bán nguyên vật
liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong
nước. Loại tác động này có thể sinh ra theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward
effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh
nghiệp FDI và ngược lại tác động ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các
doanh nghiệp FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất.
Việc các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hoá trung gian cho doanh nghiệp FDI
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 7
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và giảm chi phí trên 1 đơn vị
sản phẩm.
Đồng thời để duy trì mối quan hệ bạn hàng lâu dài, các doanh nghiệp trong nước phải đáp
ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, nhất là về chất lượng sản phẩm nên có xu hướng
áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng mới trong sản xuất. Chính hành vi này giúp doanh
nghiệp trong nước tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường sản phẩm trong trung và dài
hạn. Nhiều nghiên cứu thực tiễn cho rằng hầu hết các doanh nghiệp trong nước khó trở
thành nhà cung cấp nguyên liệu/hàng hoá trung gian đầu vào cho doanh nghiệp FDI do
không đáp ứng được yêu cầu do phía cầu đưa ra. Tuy nhiên, nếu tác động ngược chiều
xảy ra thì các doanh nghiệp trong nước có khả năng bứt lên và tiến hành xuất khẩu hoặc
chiếm lĩnh dần thị phần sản phẩm mà trước đây do các doanh nghiệp FDI thống lĩnh. Vì
vậy, tác động ngược chiều này là mong muốn và rất có ý nghĩa đối với các nước chậm
phát triển
Biểu hiện của tác động tràn :
Kênh di chuyển lao động: Lao động có kỹ năng chuyển từ doanh nghiệp FDI tới
doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có thể tạo ra tác động tràn tích
cực. Tác động tràn xảy ra nếu như số lao động này sử dụng kiến thức đã học được trong
thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong
nước.
Kênh phổ biến và chuyển giao công nghệ là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác
động tràn tích cực của FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ mới chủ yếu do các
công ty mẹ tạo ra, trong khi các công ty con ở các nước đang phát triển hầu như chỉ tập
trung vào khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các lợi thế về công nghệ do công
ty mẹ cung cấp. Vì vậy, khả năng tiếp cận công nghệ mới của các công ty con hoạt động
ở nước nhận đầu tư càng cao, càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua
rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh là tác động tràn còn phụ thuộc vào khả
năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp trong nước và mức chênh lệch về công nghệ
giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 8
Kênh liên kết sản xuất: Như đã phân tích, liên kết sản xuất là một kênh quan
trọng tạo ra tác động tràn . Tác động “ngược chiều” có thể xuất hiện nếu các doanh
nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp
nước ngoài. Mức độ của tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm phân phối hoặc
nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận.
Kênh cạnh tranh: Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo áp lực cạnh
tranh lớn cho các doanh nghiệp trong nước, trước hết là đối với doanh nghiệp trong cùng
nhóm ngành. Để thu được biểu hiện của kênh tác động này, Bảng hỏi đã thu thập thông
tin về sức ép cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp do doanh nghiệp tự đánh giá.
Kết quả cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất
giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ
đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh
nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm
(chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nghiệp trong nước lại đánh giá cao
nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 9
Phần 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT FDI VỚI DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
1. Thực trạng hình thức liên doanh
Nhờ có hình thức liên doanh mà rất nhiều các dự án lớn đã được thực hiện. Tiêu biểu:
Dự án thép của Lion và Vinashin: 9,8 tỷ USD
Dự án lớn nhất năm được cấp phép vào tháng 9, cho liên doanh giữa Tập đoàn Lion
của Malaysia và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) với tổng vốn đầu
tư 9,79 tỷ USD, trong đó Việt Nam góp 26% vốn. Khu liên hợp có tên Cà Ná, đặt tại
Cụm công nghiệp Dốc Hầm, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, gồm nhà máy sản xuất
thép nóng, thép nguội, nhà máy oxy, cảng biển và nhà máy nhiệt điện.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn: 6,2 tỷ USD
Đây là nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam, sau Dung Quất, do liên doanh của Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI), công ty
Idemitsu Kosan (IKC) và công ty Hóa chất Mitsui (MCI) của Nhật thực hiện.
Nhà máy này đặt tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa và khi hoàn thành vào năm
2013, sẽ có công suất 200.000 thùng dầu mỗi ngày, tương đương 10 triệu tấn mỗi năm.
Phía Việt Nam sẽ góp 25,1% vốn trong dự án, KPI và IKC cùng góp 35,1%, và MCI
4,7%. Phía Kuwait cung cấp toàn bộ nhu cầu dầu thô của nhà máy, vào khoảng 10 triệu
tấn mỗi năm cho giai đoạn đầu và tăng lên 20 triệu tấn khi mở rộng dự án.
Việc PVN tham gia liên doanh với các doanh nghiệp FDI tại nhà máy lọc hóa dầu
Nghi Sơn nằm trong chiến lược phát triển khâu sau dầu khí của tập đoàn này, nhằm đảm
bảo an ninh năng lượng và phát triển công nghiệp hóa dầu cũng như công nghiệp phụ trợ.
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 10
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn: 3,7 tỷ USD
PVN, Tổng công ty Hóa chất (Vinachem) và 2 doanh nghiệp Thái Lan đã thành lập
liên doanh để xây dựng tổ hợp hóa dầu thứ ba tại Việt Nam, sau các nhà máy Dung Quất
và Nghi Sơn, với tổng vốn trên 3,77 tỷ USD. Dự án này được cấp phép vào tháng 7, thực
hiện tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn, TP Vũng Tàu.
Tổ hợp sẽ sản suất và tiêu thụ các hóa chất cơ bản, khí công nghiệp, nguyên liệu
nhựa, các sản phẩm từ dầu khí và các sản phẩm hóa dầu khác. Dự án cũng bao gồm cảng,
cầu cảng chuyên dùng và các kho bãi phục vụ tổ hợp. PVN và Vinachem lần lượt góp
18% và 11% trong vốn điều lệ của dự án. Hai doanh nghiệp Thái Lan là Công ty TNHH
Vina SCG và Công ty TNHH nhựa và hóa chất Thái Lan góp 53% và 18%. Dự án thực
hiện từ quý III năm nay, đến cuối năm 2016 sẽ hoàn tất, trong đó dự kiến hạ tầng cơ sở
chung hoàn thành vào năm 2011.
Liên doanh Gtel Mobile: 1,8 tỷ USD
Công ty Viễn thông di động toàn cầu Gtel Mobile là liên doanh giữa Tổng công ty
Viễn thông toàn cầu GTel (Bộ Công an) và tập đoàn Vimpel - Com của Nga, với tổng
vốn 1,8 tỷ USD. Trong đó, GTel nắm giữ 60% cổ phần, Vimpel - Com 40%. Đối tác của
Gtel, Vimpel - Com là tập đoàn dịch vụ di động lớn thứ hai của Nga, chuyên đầu tư và
khai thác dịch vụ viễn thông tại nước này và nhiều quốc gia SNG.
Bên cạnh những lợi ích thì hình thức liên doanh cũng mang lại khá nhiều phiền phức
cho các doanh nghiệp Việt Nam, có trường hợp dẫn đến trắng tay:
- Tổng công ty Xây dựng Hà Nội có 25% (gần 62 tỷ đồng) vốn góp trong Công ty
Quốc tế Hồ Tây, là liên doanh với tập đoàn PID (Singapore). Sau 4 năm kinh doanh ế ẩm,
liên doanh này bị lỗ 545,4 tỷ đồng. Nếu đối chiếu theo tỷ lệ góp vốn thì phía Việt Nam
phải gánh số lỗ 136,4 tỷ đồng, “thừa sức” mất bay vị trí trong liên doanh. Tổng công ty
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 11
xây dựng Hà Nội chỉ là 1 trong số 31 doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang hoạt động
với tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD; vốn pháp định 455 triệu USD, đang phải chịu những
khoản lỗ quá sức.
- Công ty khách sạn Vườn Bắc Thủ đô có vốn đầu tư 4,14 triệu USD, vốn pháp định
2,74 triệu USD, trong đó đối tác Việt Nam là Công ty Xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh
góp 30% (111,9 tỷ đồng). Thế nhưng số lỗ trong giai đoạn 1997-2000 đã lên đến 34,7 tỷ
đồng. Nếu chia tỷ lệ lỗ tương ứng cho phía Việt Nam thì Công ty Xây dựng bảo tàng Hồ
Chí Minh sẽ phải chịu khoản “âm” 10,4 tỷ đồng, gần hết vốn góp trong liên doanh.
Nguyên nhân lỗ chủ yếu của liên doanh đưa ra là do tình trạng “đóng băng” kinh doanh
dịch vụ du lịch trong thời gian qua.
- Công ty Liên doanh Kết cấu thép POS-Lilama (vốn đầu tư hơn 20 triệu USD), vốn
pháp định 8,4 triệu USD, phía Việt Nam là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama)
góp vốn 30%, tương đương 36,3 tỷ đồng, nhưng số lỗ luỹ kế lên tới gần 129 tỷ đồng.
Theo đó, Lilama chẳng những sẽ mất hết phần vốn góp trong liên doanh mà còn bị âm
thêm gần 2,4 tỷ đồng nữa.
Ngoài ra còn một loạt liên doanh trong ngành xây dựng khác bị lỗ lớn. Công ty Xi
măng Sao Mai (Hà Tiên) bị lỗ 124 tỷ đồng, nguyên nhân chính là do đã vay tới vài trăm
triệu USD của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) với lãi suất 14%/năm để đầu tư xây dựng
cơ bản. Công ty Xi măng Nghi Sơn (Thanh Hoá) bị lỗ 207 tỷ đồng.
Nguy cơ bị hất văng ra khỏi liên doanh của những doanh nghiệp nhà nước ngành xây
dựng là nhãn tiền, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phải bù lỗ cho liên doanh.
Đánh giá và Nhận xét:
Khi các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, để khắc phục những rủi ro có thể
gặp phải, họ chọn hình thức liên doanh. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được
lợi rất nhiều từ việc liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy trong thời gian
Nhóm 3 – Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa
Đầu tư quốc tế 2011 12
đầu, khi đang xây dựng thương hiệu thì mức độ liên kết của các doanh nghiệp FDI và các
doanh nghiệp Việt Nam là rất chặt chẽ. Sau một khoảng thời gian nhất định, khi các
doanh nghiệp nước ngoài đã vượt qua được những hàng rào về môi trường, pháp lý… và
khi đó thương hiệu cũng đã được khẳng định thì họ lại không muốn liên doanh nữa. Vì
lợi nhuận phải chia sẻ, và một số lí do khác về công nghệ. Chính lúc này, mức độ liên kết
trở nên lỏng lẻo vì mong muốn của hai bên đã không còn chung nhất. Trong nhiều trường
hợp doanh nghiệp Việt Nam bị đẩy ra khỏi liên doanh. Bản thân doanh nghiệp Việt Nam
cũng luôn là bên góp ít vốn hơn so với doanh nghiệp nước ngoài, trình độ chuyên môn kĩ
thuật cũng không bằng. Do đó trở nên yếu thế hơn so với doanh nghiệp nước ngoài trong
tập đoàn
Nguyên nhân
- Các cơ quan quản lý chưa có sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tháo gỡ những khó
khăn về tài chính của các liên doanh, đặc biệt là sau khi cấp phép, các liên doanh bước
vào sản xuất kinh doanh. Nhiều liên doanh chưa xây dựng cơ chế quản lý, điều hành
thích hợp. Một số đối tác Việt Nam chưa tạo được thế đứng vững mạnh trong liên doanh,
thậm chí phó mặc cho phía nước ngoài giải quyết khó khăn nên đã dẫn đến thua lỗ kéo
dài.
- Một số cán bộ phía Việt Nam được