Việt Nam gia nhập ASEAN tạo một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một sự đổi mới tư duy quan trọng không chỉ của Việt Nam đối với ASEAN, mà còn thể hiện sự thay đổi cách nhìn của ASEAN và thế giới đối với Việt Nam. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho ASEAN đồng thời cũng tạo được nhiều uy tín và tiếng vang đối với thế giới. Bởi vậy có thể nói việc gia nhập ASEAN vào năm 1995 chính là quyết sách đúng đắn và kịp thời . Nắm bắt được thời cơ và chọn được thời điểm thích hợp để gia nhập cũng là lựa chọn sáng suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bài tiêu luận nhỏ này chúng tôi phân tích thời điểm và thời cơ để Việt Nam gia nhập ASEAN.
Không dừng lại ở việc phân tích năm 1995, chúng tôi muốn lật lại lịch sử tìm xem những thời điểm khác liệu có thể thích hợp hơn năm 1995 cho việc Việt Nam gia nhập hay không. Câu hỏi đặt ra ở đây: “Liệu rằng năm 1995 đã phải là thời điểm thích hợp nhất hay chưa? Và nếu có thời điểm khác thích hợp hơn thì đó là thời điểm nào?” Đây là chủ đề mà chúng tôi cảm thấy khá thú vị và hào hứng . Bởi với chủ đề này một mặt chúng tôi có thể phân tích quyết định gia nhập ASEAN dựa vào bối cảnh thực tế, mặt khác nó cho phép chúng tôi phải tưởng tượng ra một bối cảnh lịch sử khác nếu thay đổi thời điểm gia nhập. Sau khi bàn bạc và thống nhất với nhau, nhóm chúng tôi đã quyết định triển khai chủ đề theo hướng phân tích từng thời điểm khác nhau ( trước 1995, 1995 và sau 1995) tìm ra thuận lợi và khó khăn của mỗi thời điểm đó. Từ đó so sánh xem thời điểm nào là thích hợp nhất cho Việt Nam để gia nhập. Tất nhiên trong quá trình viết chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.
16 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Liệu năm 1995 có phải là thời điểm phù hợp nhất để Việt Nam gia nhập ASEAN không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Học viện ngoại giao
Khoa Chính trị quốc tế
Đề tài: Việt Nam – ASEAN:
Câu hỏi: Liệu năm 1995 có phải là thời điểm phù hợp nhất để Việt Nam gia nhập ASEAN không?
Người hướng dẫn: Nguyễn Phú Tân Hương
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo – CT36A
Nguyễn Phương Anh – CT36B (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Phương Chi – CT36B
Hoàng Tường Vân – CT36C
Năm học: 2010-2011
Lời nói đầu
Việt Nam gia nhập ASEAN tạo một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một sự đổi mới tư duy quan trọng không chỉ của Việt Nam đối với ASEAN, mà còn thể hiện sự thay đổi cách nhìn của ASEAN và thế giới đối với Việt Nam. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực cho ASEAN đồng thời cũng tạo được nhiều uy tín và tiếng vang đối với thế giới. Bởi vậy có thể nói việc gia nhập ASEAN vào năm 1995 chính là quyết sách đúng đắn và kịp thời . Nắm bắt được thời cơ và chọn được thời điểm thích hợp để gia nhập cũng là lựa chọn sáng suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bài tiêu luận nhỏ này chúng tôi phân tích thời điểm và thời cơ để Việt Nam gia nhập ASEAN.
Không dừng lại ở việc phân tích năm 1995, chúng tôi muốn lật lại lịch sử tìm xem những thời điểm khác liệu có thể thích hợp hơn năm 1995 cho việc Việt Nam gia nhập hay không. Câu hỏi đặt ra ở đây: “Liệu rằng năm 1995 đã phải là thời điểm thích hợp nhất hay chưa? Và nếu có thời điểm khác thích hợp hơn thì đó là thời điểm nào?” Đây là chủ đề mà chúng tôi cảm thấy khá thú vị và hào hứng . Bởi với chủ đề này một mặt chúng tôi có thể phân tích quyết định gia nhập ASEAN dựa vào bối cảnh thực tế, mặt khác nó cho phép chúng tôi phải tưởng tượng ra một bối cảnh lịch sử khác nếu thay đổi thời điểm gia nhập. Sau khi bàn bạc và thống nhất với nhau, nhóm chúng tôi đã quyết định triển khai chủ đề theo hướng phân tích từng thời điểm khác nhau ( trước 1995, 1995 và sau 1995) tìm ra thuận lợi và khó khăn của mỗi thời điểm đó. Từ đó so sánh xem thời điểm nào là thích hợp nhất cho Việt Nam để gia nhập. Tất nhiên trong quá trình viết chúng tôi không tránh khỏi những sai sót, rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi có thể rút kinh nghiệm cho những lần nghiên cứu sau này.
Mục lục
Mục Trang
Lời nói đầu 1
Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước 3
Phù hợp… 5
…nhưng có phải là phù hợp nhất? 6
Sớm, hay là muộn? 11
Kết luận 14
Danh mục tài liệu tham khảo 15
Chính sách đối ngoại của một nước là một nền tảng chính trị quan trọng của nước đó. Nó chứa đựng những chủ trương, biện pháp ngoại giao mà quốc gia theo đuổi. Chính sách đối ngoại hiệu quả là một chính sách được đưa ra đúng thời điểm, thời cơ, phù hợp với khả năng thực hiện. Hơn thế nữa việc thực hiện chính sách như thế nào cũng ảnh hưởng đến sự thành công của chính sách đối ngoại đó. Tùy vào mỗi giai đoạn, hoàn cảnh mà mỗi quốc gia có chính sách đối ngoại riêng.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời hiện đại góp phần không nhỏ vào công cuộc giành độc lập dân tộc và quá trình đi lên của đất nước sau này. Nếu trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mĩ chính sách đối ngoại của Việt Nam là tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế giới, kiên quyết đấu tranh với kẻ thù nhằm giành tự do, độc lập cho dân tộc thì bây giờ, trong thời bình, chính sách đối ngoại gắn với phương châm “Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước trên thế giới vì hòa bình và phát triển…”
Với phương châm trên, năm 1995, Đảng và nhà nước ta quyết định nộp đơn gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN và được chấp nhận. Ngày 28/7/1995 là ngày Việt Nam chính thức, gia nhập ASEAN, đánh dấu bước phát triển mới của Việt Nam với các nước trong khu vực.
Gia nhập ASEAN- chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định chủ trương gia nhập ASEAN là chính sách đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử và chiến lược quan trọng. Tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về an ninh, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại,… với mục tiêu bao trùm là giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời góp một phần rất lớn trong việc duy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác và phát triển khu vực Đông Nam Á thông qua việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN thống nhất, liên kết chặt chẽ. Đặc biệt, Việt Nam có cái nhìn thực tế hơn để cố gắng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Là thành viên của ASEAN tạo thế cho Việt Nam mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác khác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốc tế hay liên khu vực rộng lớn như ASEAN+3, EAS, APEC, ASEM, WTO….qua đó góp phấn nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập ASEAN đã giúp Việt Nam đào tạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động đa phương cũng như hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tạo bước chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách .
Bên cạnh những thuận lợi trên Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức cần vượt qua để có thể tham gia đầy đủ và hiệu quả hơn vào các hoạt động của ASEAN, tương xứng với vị trí và vai trò của mình trong Hiệp hội, như: sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng trong ASEAN; Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi và hiệu quả quản lý còn bất cập, hệ thống các thể chế kinh tế thị trường phát triển chưa đồng bộ, còn yếu kém. Ngoài ra, ASEAN tạo ra sức ép lớn đối với các sản phẩm và thị trường của Việt Nam trong và ngoài nước, có thể tạo ra các dòng di cư lớn, trong đó có “chảy máu chất xám”, nạn thất nghiệp tăng do nhiều công ty bị phá sản và nhiều người chưa thể làm quen hay điều chỉnh phù hợp với cơ chế hay môi trường mới; cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa của mình với tiêu chí “ hòa nhập mà không hòa tan”,…
Tuy nhiên, những thách thức trên cũng gắn liền với nhiều mặt tích cực. Ví dụ như việc những động thái và chính sách của Việt Nam vẫn được xem là tích cực trong các vấn đề thế giới với chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn muốn tìm giải pháp hoà bình để giải quyết các mâu thuẫn khu vực và quốc tế; các thách thức về kinh tế góp phần đòi hỏi Việt Nam phải gia tăng cạnh tranh, phải thay đổi tích cực hơn trong đào tạo trình độ tay nghề và cải tiến chất lượng sản phẩm, cũng như đổi mới cách thức sản xuất với quy mô lớn; sự hòa nhập tạo ra giao lưu văn hoá và kèm theo là những dòng người sang Việt Nam làm việc.
Như vậy, có thể khẳng định việc Việt Nam gia nhập ASEAN là một chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Song, liệu thời điểm năm 1995 đã phải là thời điểm gia nhập phù hợp nhất chưa?
Phù hợp…
Có thể khẳng định được ngay năm 1995 là thời điểm phù hợp để Việt Nam gia nhập ASEAN vì những lý do sau đây:
Năm 1995, Chiến tranh lạnh đã lùi xa, thế giới đang nổi lên những thay đổi từ đối đầu sang đối thoại, xu thế hội nhập và phát triển giữa các nước trở nên mạnh mẽ. Các cuộc chạy đua vũ trang chấm dứt, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại những cơ hội mới về quan hệ thân thiện và hợp tác cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Sau hơn 20 năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng kinh tế, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức để phát triển kinh tế. Các nước đều có nhu cầu hợp tác cùng phát triển và từ đây, kinh tế được xem trọng trong chính sách của mỗi nước. Vào lúc này, Liên Xô và Đông Âu đã tan rã dẫn đến việc Việt Nam bị mất đi một chỗ dựa, một sự viện trợ lớn. Việc gia nhập vào một tổ chức khu vực càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong cùng năm đó, Việt Nam mở rộng hợp tác Việt – Trung để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng giữa hai nước trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Trước đó, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết định bãi bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam vào năm 1994 và thiết lập cơ quan liên lạc Mỹ tại Hà Nội đầu năm 1995. Đây là lần đầu tiên Việt Nam chính thức có quan hệ ngoại giao trên cơ sở hòa bình và bình thường hóa quan hệ với các nước lớn trên thế giới; góp phần củng cố vị thế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều nước, nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt là với các nước trong ASEAN.
Trên thực tế, vào năm 1992, sau khi Việt Nam và Lào tham gia kí Hiệp ước Bali 1976 vào tháng 1/1992, ASEAN đã chấp thuận hai nước này trở thành quan sát viên của ASEAN. Đây là tín hiệu mở đầu cho quá trình chuẩn bị gia nhập ASEAN kéo dài trong hơn 3 năm, sau những đối đầu và hiểu lầm trong quá khứ đã khiến việc chính thức gia nhập bị trì hoãn đến 20 năm.
Một lý do chính thúc đẩy sự tham gia ASEAN của Việt Nam vào năm 1995 là vấn đề kinh tế. Quay ngược lại đầu những năm 90, đất nước Việt Nam đanh trong quá trình đổi mới toàn diện với mục tiêu là củng cố an ninh để phát triển kinh tế. Bối cảnh tình hình thế giới xảy ra nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam: năm 1991, Liên Xô sụp đổ, chế độ xã hội chủ nghĩa bắt đầu bộc lộ những yếu kém của mình về kinh tế. Bản thân nước Việt Nam vẫn còn đang chịu đựng những dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước. Hậu quả là nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm liên tục: thu nhập quốc dân chưa đảm bảo tiêu dùng cho xã hội; thị trường, vật giá, tài chính không ổn định; đời sống nhân dân lao động còn khó khăn…
Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam lúc này chưa phát triển được: tiềm năng kinh tế thì có nhưng lại thiếu nguồn lực để khai thác và sử dụng. Việt Nam tuy có mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều nước (có thể coi một mặt là để củng cố về an ninh) nhưng chưa có sự hợp tác, đầu tư về kinh tế từ nhiều nước. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN sớm nhất có thể trở thành một điều tất yếu. Nó góp phần thúc đẩy sự rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới; tạo điều kiện mở rộng thêm việc trao đổi hàng hóa và hợp tác kinh tế của Việt Nam với các trong và ngoài khu vực ASEAN.
Như vậy, thời điểm 1995 là một thời điểm phù hợp khi mà hoàn cảnh, thời cơ và điều kiện đầy đủ, đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tiễn lúc bấy giờ cũng như đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội VI: “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau” [39, tr.105] và Đại hội lần thứ VII: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng động thế giới, phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển” [43, tr.147].
…nhưng có phải là phù hợp nhất?
Tại sao mãi đến năm 1995 Việt Nam mới chính thức gia nhập ASEAN mà không phải trước đó – từ năm 1975 - khi ASEAN chủ động mời Việt Nam gia nhập, hay là muộn hơn – khoảng năm 1996 - để phát huy sức mạnh nội tại và giành thế chủ động? Mỗi giai đoạn Việt Nam lại có những khó khăn cũng như thuận lợi khác nhau. Chúng tôi sẽ đi vào xem xét, đánh giá và so sánh những giai đoạn đó để trả lời cho câu hỏi trên.
Chiến thắng năm 1975 đã chính thức đánh dấu chấm dứt chiến tranh trên lãnh thổ Việt Nam, thống nhất đất nước và góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, sau chiến tranh, Việt Nam vẫn còn trong quá trình khôi phục đất nước, phải đối mặt với hàng loạt các vấn dề về kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy được bảo trợ về chính trị và viện trợ về kinh tế khá lớn từ Liên Xô nhưng kinh tế Việt Nam vẫn không phát triển mạnh được. Các nước khác ngoài Liên Xô hầu như không có đầu tư hay viện trợ cho Việt Nam, mà những sự giúp đỡ đó chuyển sang hình thức hợp tác, có đi có lại, có vay có trả. Điều này tạo khó khăn mới cho Việt Nam trong tình trạng nội lực đất nước không đủ mạnh và các mối quan hệ với nhiều nước còn bấp bênh. Mặt khác, vào khoảng năm 1975–1976, Việt Nam đòi Mỹ bồi thường chiến tranh nhưng Mỹ không đồng ý; từ năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận ghế thành viên chính thức Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) của chính quyền Sài Gòn, đồng thời gia nhập một số tổ chức về kinh tế khác (FIDA, SEV,…) nhưng cũng không đạt được nhiều kết quả vượt bậc. Nhìn chung, tình hình trong nước của Việt Nam lúc này khá ảm đạm, đòi hỏi sự giúp đỡ và hợp tác đa phương từ bên ngoài.
Mặt khác, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển: Trung Quốc không còn lợi dụng cuộc chiến ở Việt Nam để phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình được nữa, còn Liên Xô vẫn là một hậu thuẫn lớn của Việt Nam, nước Mỹ thì bị giảm uy tín sau chiến tranh và đành phải quay giải quyết những vấn đề trong nước. Đây rõ ràng là thời điểm thuận để Việt Nam gia nhập ASEAN, góp phần tạo nên tình thế mới có lợi hơn cho khu vực, đồng thời Việt Nam có thể có được một thời gian hoà bình, ít nhất là một môi trường an ninh xung quanh để đảm bảo tập trung phát triển kinh tế và tạo điều kiện thu hút sự hợp tác, hỗ trợ nhiều hơn từ các nước trong khu vực.
Song, vào năm 1975, khi ASEAN nêu lại đề nghị mời Việt Nam tham gia thì Việt Nam đã từ chối vì cho rằng ASEAN là một dạng khác của SEATO. Lập luận của Việt Nam dựa trên cơ sở một số nước thành viên của ASEAN (Thái Lan và Philippines) đã gửi quân tham chiến trong chiến tranh Việt Nam. Nhưng lý do chủ yếu là vào thời điểm này chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng và tác động khá nhiều bởi vấn đề ý thức hệ.
Tiếp đó, trong khoảng thời gian từ cuối 1977 đến cuối 1978, tình hình khu vực có những thay đổi nhanh chóng: “Có đồng minh cũ, vì chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, đã trở thành kẻ thù mới của ta và đã gây ra một cuộc chiến mới làm cho tình hình khu vực tiếp tục không ổn định; có nước là chỗ dựa và hậu phương lớn của ta trong chiến tranh nay lại có ý đồ kiềm chế ta, thậm chí gây xung đột và chiến tranh nóng ở biên giới và hải đảo của ta, gây nhiều khó khăn cho ta và tạo ra một tình hình rất căng thẳng cho ta và cho khu vực” (Trịnh Xuân Lãng).
Trước tình hình trên, Việt Nam chủ trương xây dựng quan hệ tốt với các nước ASEAN để tạo môi trường xung quanh hòa bình, ổn định, rút lui những bảo lưu đối với ZOPFAN; đề nghị với ASEAN để Việt Nam kí Hiệp ước Bali 1976 (Hiệp ước không xâm lược) và trở thành thành viên ASEAN, nhưng các nước ASEAN đã bác bỏ đề nghị này.
Cần phải chú ý rằng vào thời điểm 1977-1978, các cuộc tranh chấp và xung đột biên giới của Việt Nam với Campuchia xảy ra liên tục. Giai đoạn này chính là đỉnh cao của xung đột Việt Nam – Khmer Đỏ 1975-1978 (cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ, tức là chỉ vài ngày sau ngày thống nhất đất nước). Đây là tiền đề phát sinh vấn đề Campuchia về sau này. Những động thái trên đã khiến các nước ASEAN trở nên nghi kỵ và bác bỏ lời đề nghị của Việt Nam. Không thể phủ nhận một điều là Việt Nam là một nước có vị trí địa lý, có tiềm năng kinh tế, có khả năng quân sự, thậm chỉ là có sự ảnh hưởng nhất định về chính trị với nhiều nước lớn. Cho nên có thể hiểu được việc trước đây các nước ASEAN lo sợ sẽ bị Việt Nam trả thù. Lần này, cuộc xung đột với Khmer Đỏ khiến cho các nước ASEAN lo sợ thuyết Domino của Mỹ sẽ thành hiện thực và nghi ngờ về chính sách hữu nghị của Việt Nam với ASEAN. Kết quả là nối tiếp Mỹ và các nước châu Âu khác, ASEAN cũng tham gia cô lập và cấm vận toàn diện đối với Việt Nam. Nhiều nước trên thế giới cùng lúc lên án hành động đưa quân vào Campuchia cảu Việt Nam Quan hệ chính trị, ngoại giao của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới trở nên lạnh nhạt, thậm chí là đối địch; tình hình kinh tế, an ninh, xã hội trong nước càng trở nên khó khăn hơn.
Một sự kiện khác đáng nhắc đến trong năm 1977 là việc Mỹ bắt đầu có những tín hiệu hoà dịu với Việt Nam tỏ ý mong muốn bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng không đạt thành. Giả sử Việt Nam chủ trương muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ ngay lúc này thì có lẽ sẽ không chỉ tranh thủ được viện trợ từ Mỹ mà còn tránh được việc bị cấm vận, cô lập và thậm chí Việt Nam có thể gia nhập ASEAN đúng như ý muốn vào cuối năm 1977, góp phần giúp giải quyết một loạt những vấn đề về sau này.
Ví dụ đến năm 1978 xuất hiện nhân tố Trung Quốc, Mỹ quay sang bắt tay với Trung Quốc và đẩy nhanh quá bình thường hóa giữa hai nước, gác lại việc bình thường hóa với Việt Nam. Lý do chính là vì lúc này quan hệ Xô-Mỹ, nằm trong cuộc chạy đua vũ trang, vẫn chưa thực sự hòa dịu, Trung Quốc lại đang muốn vượt qua Liên Xô, mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương nên muốn kiềm chế Việt Nam, đẩy mạnh chính sách thù địch Liên Xô và Việt Nam để tăng cường quan hệ với Mỹ. Trung quốc là nhân tố xúi giục quân Khmer Đỏ và lôi kéo các nước ASEAN tham gia cô lập Việt Nam.
Tóm lại, nếu không đặt lợi ích quốc gia (mục tiêu phát triển) sau nghĩa vụ quốc tế (mục tiêu an ninh) thì Việt Nam đã có thể không phạm sai lầm đóng quân 10 năm trên đất Campuchia để phải chịu hàng loạt những bất lợi và tổn thất sau này.
Đến tháng 9/1991, sau khi rút hết quân ra khỏi Campuchia (9/1989), một số lãnh đạo Việt Nam có đề nghị tham gia Hiệp ước Bali 1976 ( thực chất là đề cập đến vấn đề Việt Nam có thể trở thành thành viên ASEAN). Nhưng những đề nghị này khi đó không được các nước ASEAN xem xét một cách nghiêm chỉnh vì vẫn tồn tại tâm trạng không tin cậy rất lớn giữa Việt Nam và ASEAN, mặc dù Việt Nam đã rút quân khỏi Campuchia. Mãi đến năm 1992, ASEAN mới có động thái mời Việt Nam tham gia kí Hiệp ước và trở thành quan sát viên của ASEAN.
Có thể thấy từ trước khi kết thúc vấn đề Campuchia, Việt Nam đã hầu như không có nhiều mối quan hệ ngoại giao vững chắc với các nuớc trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là nhóm nuớc ASEAN, mặc dù luôn chủ động đẩy mạnh quan hệ đối ngoại song phương, đa phương. Các cuộc tiếp xúc giữa nhóm nước Đông Dương và ASEAN vẫn duy trì trong suốt thời gian diễn ra vấn đè Campuchia nhưng do sự nghi ngờ, chưa thông cảm với nhau và cũng do thái độ của các nước lớn tác động, cuộc đối thoại không đạt kết quả cụ thể. Tuy vậy quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN về gần cuối đã bớt căng thẳng hơn.
Sau đó, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với các nước lớn, thiết lập và thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á, tập trung giải quyết những vấn lịch sử còn tồn đọng một cách nhanh chóng. Đặc biệt là sau khi trở thành quan sát viên của ASEAN, Việt Nam đã có hơn 15 chuyến đi thăm tới các nước, nhanh chóng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị cho việc gia nhập chính thức vào năm 1995.
Như vậy, vấn đề Campuchia đã trở thành rào cản lớn nhất trong quá trình tìm cách gia nhập ASEAN của Việt Nam. Quá trình sau khi vấn đề được giải quyết diễn ra nhanh chóng, chặt chẽ hết mức có thể để gia nhập ASEAN nhằm giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị,… trong nước và khu vực. Nói cách khác, nếu không vướng vấn đề Campuchia thì Việt Nam có thể đã thuận lợi gia nhập ASEAN sớm hơn khoảng 10 năm.
(((
Tới đây, ta đặt giả thiết năm 1995 Việt Nam vẫn chưa gia nhập ASEAN.
Lúc này, tình hình ngoại giao chính tr ị của Việt Nam khá khả quan: đã và đang thiết lập, thắt chặt và thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; Mỹ đã bỏ hoàn toàn cấm vận; bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Riêng ASEAN đã có một quá trình xúc tiến cùng với Việt Nam trong việc để Việt Nam tham gia ASEAN. Trên mặt chính trị, Việt Nam đã “sẵn sang tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp…” (Tuyên bố của Tổng bí thư Đỗ Mười ngày 5/10/1993 tại Singapo).
Có một vài ý kiến cho rằng thời điểm năm 1995 là còn quá sớm cho việc gia nhập, câu hỏi được đặt ra là: nên chăng Việt Nam cần chờ thêm một khoảng thời gian để có sự chuẩn bị kĩ càng hơn sức mạnh nội tại, góp phần giúp Việt Nam chủ động hơn cả trước và sau khi gia nhập ASEAN?
Vào năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến nhiều nước ASEAN gặp khó khăn, nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Việt Nam hầu như không chịu ảnh hưởng,