Đề tài Lợi nhuận chưa phân phối

Khi tiến hành nghiên cứu khoa học, chúng em đã chọn đề tài lợi nhuận và phân phối lợi nhuận để nghiên cứu. Những kiến thức chúng em thu được từ bài giảng của thầy cô giáo và cuốn giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp cung cấp rất nhiều hiệu ích, từ đó chúng em hình thành nên được những nội dung cơ bản nhất về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong đề án của mình.

doc36 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận chưa phân phối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: Trang Lời mở đầu 3 Tính cấp thiết của đề tài. 4 Khái quát. 5 1.Khái niệm và phân loại lợi nhuận. 5 1.1.Khái niệm lợi nhuận. 5 1.2.Phân loại lợi nhuận 5 2.Phân phối lợi nhuận 6 3.Hạch toán phân phối lợi nhuận 8 3.1.Tài khoản sử dụng 8 3.2.Phương pháp hạch toán 8 3.2.1.thuế thu nhập doanh nghiệp 8 3.2.2.Chia lãi cho các đối tác góp vốn 9 3.2.3.Trích lập các quý doanh nghiệp 10 Thực trạng & Giải pháp. 10 1.Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước . 10 1.1. Định nghĩa và phân loại. 11 1.2. Nguồn luật điều chỉnh. 11 1.3. Thực trạng . 12 1.4. Giải pháp & kiến nghị. 15 1.4.1. Ưu tiên bảo toàn vốn Nhà Nước. 16 1.4.2. Bổ sung vốn kinh doanh. 16 1.4.3. Đảm bảo lợi ích ba bên. 17 1.4.4.Có chính sách hợp lý. 17 1.5. Cải cách thành công DNNN ở Trung Quốc. 19 1.5.1. Mở rộng quyền tự chủ - tự chịu trách nhiệm cho 20 Doanh nghiệp. 1.5.2. Giải pháp “Chuyển lợi nhuận thành thuế” 20 1.5.3. Thực hiện chế độ tự chủ trách nhiệm trong 22 sản xuất - kinh doanh: 1.5.4. Cổ phần hóa các DNNN: 22 1.5.5. Xây dựng tập đoàn doanh nghiệp. 23 2.Công ty cổ phần. 23 2.1,Định nghĩa & các vấn đề liên quan đến công ty cổ phần. 23 2.2. Nguồn luật điều chỉnh. 24 2.3. Thực trạng. 25 2.3.1. Tình hình chia cổ tức. 26 2.3.2. Sai lầm trong chính sách cổ tức. 29 2.4. Giải pháp & Kiến nghị. 31 2.4.1.Chính sách cổ tức ổn định nhất quán. 31 2.4.2 Lập mục tiêu trong dài hạn về tỷ lệ thanh toán. 33 IV. Kết luận. 33 LỜI MỞ ĐẦU. Khi tiến hành nghiên cứu khoa học, chúng em đã chọn đề tài lợi nhuận và phân phối lợi nhuận để nghiên cứu. Những kiến thức chúng em thu được từ bài giảng của thầy cô giáo và cuốn giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp cung cấp rất nhiều hiệu ích, từ đó chúng em hình thành nên được những nội dung cơ bản nhất về lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong đề án của mình. Bên cạnh đó, trong khả năng của mình chúng em đã tiến hành thu nhập các tài liệu bên ngoài trên internet, sách, báo, tạp chí như trang web kế toán, web kiểm toán, tạp chí kế toán, …Từ nguồn tài liệu đó đã giúp hình thành những nội dung cơ bản về tình hình thực tế trong hạch toán lợi nhuận và các phương pháp hiện nay doanh nghiệp áp dụng một cách phổ biến khi phân phối lợi nhuận. Từ đó, dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng em đã rút ra được những kiến thức vô cùng quan trọng và bên cạnh những mặt tích cực thì còn có những nhược điểm trong cách hạch toán và phân phối lợi nhuận của các doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế đó. Đề án đã được chúng em thực hiện một cách cố gắng nhất nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và không tránh khỏi những thiếu sót.Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo. Chúng em xin chân thành cảm ơn. I. Tính cấp thiết của đề tài. Đất nước ta có nền kinh tế thị trường đang ngày càng trở nên phát triển và mở cửa. Hội nhập với kinh tế thế giới la xu thế tất yếu và được đánh giá bằng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, trở thành 1 thành viên chính thức của 1 cộng đồng kinh tế lớn nhất thế giới. Việc này mang lại cho đất nước, nền kinh tế cả những thuận lợi lẫn thách thức. Cùng với việc chuẩn bị thật tốt các điều kiện pháp lí cho các doanh nghiệp tham gia vào sân chơi một cách hiệu quả, thì các nhà quản trị doanh nghiệp phải đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp lí trong doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp đứng vững trước những thử thách do hội nhập mang lại thì việc các nhà quản trị quyết định phân phối lợi nhuận như thế nào là điều rất quan trọng. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là: Thực trạng phân phối lợi nhuận và phương thức phân phối lợi nhuận như thế naò ? Ảnh hưởng của việc phân phối lợi nhuận( gồm cả việc tỷ lệ bao nhiêu chia cho các nhà đầu tư, bao nhiêu giữ lại vào các quỹ, bao nhiêu dung để tái đầu tư) đến thực trạng tài sản và hướng kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp. -Tác động trở lại của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc phân phối lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, lợi nhuận cao thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng không muốn chia lợi nhuận mà giữ lại để tái đầu tư cho kì sau và kì vọng một mức doanh lợi cao hơn trong tương lai. Việc giải quyết tốt những câu hỏi này đặt ra cho các nhà quản trị rất nhiều thách thức. Kế toán lợi nhuận được xem như là khâu cuối cùng trong công tác hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình SXKD của đơn vị. Kết quả của hoạt động kinh doanh chính là lợi nhuận và được thể hiện trên tất cả các Báo cáo tài chính. Từ đó các nhà quản trị mới đưa ra phương phức phân phối lợi nhuận phù hợp với quy định và mục tiêu kinh doanh cũng như kì vọng của nhà đầu tư. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận là một quá trình được hầu hết các thành phần trong nền kinh tế quan tâm. Các cơ quan quản lí quan tâm đến lợi nhuận trong doanh nghiệp để xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình không thông qua nộp thuế TNDN…, các nhà đầu tư quan tâm lợi nhuận, công nhân viên thì quan tâm đến lợi nhuận và những quyền lợi họ được hưởng khi doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, các khách hàng thì quan tâm xem doanh nghiệp có đủ tiềm lực để họ đặt niềm tin vào sản phẩm không… Việc chúng em lựa chọn đề tài Lợi nhuận chưa phân phối làm đề tài nghiên cứu khoa học là phù hợp với khả năng và điều kiện nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Chúng em dựa trên những kiến thức đã thu nhận trên lớp, trong giáo trình và qua quá trình nghiên cứu các nguồn tài liệu khác để hoàn thành đề án. Đề án đã cố gắng đề cập tới cả thực trạng hiện trạng hiện nay và phương hướng phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt hạn chế trong hạch toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận. II.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN 1.Khái niệm và phân loại lợi nhuận 1.1.Khái niệm lợi nhuận: Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của các hoạt động trong doanh nghiệp trong một thời gian nhất định,lợi nhuận được biểu hiện qua chỉ tiêu “lãi” hoặc “lỗ” 1.2.Phân loại lợi nhuận Lợi nhuận được chia làm ba loại tương ứng với các hoạt động trong doanh nghiệp đó là: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, gồm: giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp). Lợi nhuận hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khác. 2.Phân phối lợi nhuận Theo quy định của bộ tài chính và cụ thể là theo thông tư 64/1999 ngày 7/6/1999 Lợi nhuận DN sau khi nộp thuế TNDN được phân chia như sau: Bù khoản lỗ các năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế; Trả tiền phạt vi phạm pháp luật Nhà nước như: vi phạm Luật thuế, Luật giao thông, Luật môi trường, Luật thương mại và quy chế hành chính..., sau khi đã trừ tiền bồi thương tập thể hoặc cá nhân gây ra (nếu có); Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế; Trích bổ sung vào vốn NN tại doanh nghiệp (Vốn kinh doanh – TK 411) bằng 1,8% số vốn NN tại Doanh nghiệp. Trường hợp trích lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy đinh không đủ 2 tháng lương thực hiện, thì DN được giảm số tềin bổ sung vốn kinh doanh (từ LN sau thuế) để đảm bảo mức trích Quỹ khen thưởng phúc lợi của DN bằng 2 tháng lương thực hiện. Mức giảm tối đa bằng mức trích bổ sung vốn từ LN sau thuế. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có); Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản (1, 2, 3, 4, 5) được phân phối như sau: 6.1. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính. Khi số dư của quỹ này bằng 25% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì không trích nữa; 6.2. Trích tối thiểu 50% vào quỹ đầu tư phát triển; 6.3. Đối với một số ngành đặc thù (như ngân hàng thương mại, bảo hiểm,...) mà pháp luật quy định phải trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp trích lập theo các quy định đó; 6.4. Chia lãi cổ phần trong trường hợp phát hành cổ phiếu; 6.5. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích các quỹ (6.1, 6.2, 6.3, 6.4, 6.5) được trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi.Mức trích vào mỗi quỹ do hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp quyết định sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành công doàn doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp nhà nước mức trích tối đa cho cả 2 quỹ căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước nói ở đây là số trung bình cộng của số dư vốn Nhà nước tại các thời điểm 1/1 và cuối mỗi quý của năm), như sau: a) 3 tháng lương thực hiện cho các trường hợp: - Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nói trên năm nay bằng hoặc cao hơn năm trước. - Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng kinh doanh đang trong thời gian được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước nếu có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn năm trước khi đầu tư. b) 2 tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi nhuận năm nay thấp hơn năm trước. Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị) sau khi lấy ý kiến tham gia của Ban chấp hành công đoàn quyết định tỷ lệ phân chia số tiền vào mỗi quỹ. Sau khi trích đủ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi theo mức quy định trên thì bổ sung toàn bộ số lợi nhuận còn lại vào Quỹ đầu tư phát triển. *)chú ý Không trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ lợi nhuận sau thuế. Mức trích Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Thời điểm trích lập quỹ: Trên cơ sở báo cáo tài chính hàng quí về số lợi nhuận thực hiện, doanh nghiệp kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định, lợi nhuận còn lại được tạm trích vào các quỹ, nhưng số tạm trích vào các quỹ không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó. Sau khi công bố công khai báo cáo tài chính năm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, doanh nghiệp được phân phối toàn bộ số lợi nhuận sau thuế cả năm theo quyđịnh. 3.Hạch toán phân phối lợi nhuận 3.1.Tài khoản sử dụng TK421:lợi nhuận chưa phân phối Nội dung:phản ánh kết quả lãi hoặc lỗ từ các hoạt động và tình hình phân phối kết quả các hoạt động của doanh nghiệp Kết cấu +,Bên nợ :Số lỗ về các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trích lập các quỹ Chia lợi nhuận cho các bên tham gia góp vốn, các cổ đông Bổ xung nguồn vốn kinh doanh Nộp lợi nhuận lên cấp trên +,Bên có:Số lãi về các hoạt động của doanh nghiệp Số tiền lợi nhuận cấp dưới nộp lên Xử lý các khoản lỗ về kinh doanh +,TK421 có thể có số dư nợ hoặc số dư có Số dư nợ: số lỗ chưa sử lý Số dư có:số lợi nhuận chưa phân phối hoặc chưa sử dụng -Tài khoản cấp hai TK4211:lợi nhuận chưa phân phối năm trước TK4212:lợi nhuân chưa phân phối năm nay TK3334:thuế thu nhập hoãn lại TK414:quỹ đầu tư phát triển TK415:quỹ dự phòng tài chính TK418:các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu TK431:quỹ khen thưởng phúc lợi TK821:chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp TK8211:chi phí thuế thu nhập hiện hành TK8212:chi phí thuế thu nhập hoãn lại 3.2.Phương pháp hạch toán 3.2.1.thuế thu nhập doanh nghiệp *)Chi phí thuế thu nhập hiện hành -,Một số quy định chung: theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì thuế thu nhập doanh nghiệp được quyết toán theo năm, tuy nhiên đẻ đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế cho ngân sách theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế +Hàng tháng khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp NợTK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp CóTK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước +Khi nộp thuế thu nhập,ghi: Nợ TK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Có TK111-tiền mặt Có TK112-tiền gửi ngân hàng +Khi báo cáo tài chính năm được duyệt, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp so với thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm, ghi Nợ TK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK333(4)-thuế và các khoản nộp cho nhà nước Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp, ghi Nợ TK333(4)-thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước Có TK821(1)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp *)Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại +Dối với thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả -Ghi nhận thuế thu nhâp doanh nghiệp hoãn lại phải trả trong năm Nợ TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK347-thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả -Ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại Nợ TK347-thuế thu nhập hoãn lại phải trả Có TK821(2)-chi phí thuế thu nhập hoãn lại +Đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại -Hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại Nợ TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK243-tài sản thuế thu nhập hoãn lại -Giảm chi phí thuế thu nhâp doanh nghiệp hoãn lại Nợ TK243-tài sản thuế thu nhập hoãn lại Có TK821(2)-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại +Cuối kỳ kết chuyển số chênh lệch số phát sinh nợ, phát sinh có của TK821 sang TK911 để xác đinh kết quả -Nếu phát sinh nợ >phát sinh có Nợ TK911-xác định kết quả kinh doanh Có TK821-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại -Nếu phát sinh nợ < phát sinh có Nợ TK821-chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Có TK911-xác định kết quả kinh doanh 3.2.2.Chia lãi cho các đối tác góp vốn Việc chia lãi căn cứ vào tỷ lệ vốn góp của từng bên góp vốn và tình hình lãi hàng năm +Hàng tháng (hoặc hàng quý) tạm chia cho các đối tác góp vốn,ghi NợTK421(2)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK111,112-nếu chia bằng tiền Có TK511(cóTK3331)-nếu chia bằng sản phẩm Có TK411-nếu các đối tác lấy lãi để góp tiếp vốn đầu tư Dầu năm, kế toán kết chuyển số dư của TK4212 thành số đầu năm của năm tiếp theo +Sang đầu năm sau, khi báo cáo kế toán năm được duyệt tính ra số lợi nhuận được chia và thanh toán số tạm chia, nếu phải chia thêm lợi nhuận ghi Nợ TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK111,112-nếu chia bằng tiền Có TK511-nếu chia bằng sản phẩm Có TK411-nếu đối tác lấy lãi để góp tiếp vốn đầu tư 3.2.3.Trích lập các quý doanh nghiệp +Hàng tháng (hoặc hàng quý), tạm trích lập các quỹ của doanh nghiệp số tạm trích vào các quý không vượt quá 70% tổng số lợi nhuận sau thuế của quý đó, ghi Nợ TK421(2)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK414-quỹ đâu tư phát triển Có TK415-quỹ dự phòng tài chính Có TK418-các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Có TK431-quỹ khen thưởng phúc lợi +Sang đầu năm sau, khi báo cáo kế toán năm được duyệt tính ra số lợi nhuận được trích lập các quỹ doanh nghiệp so sánh với số tạm tính, nếu được trích thêm ,ghi Nợ TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối Có TK414-quỹ đầu tư phát triển Có TK415-quỹ dự phòng tài chính Có TK418-các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Có TK431-quỹ khen thưởng phúc lợi +Nếu kinh doanh bị thua lỗ, tuỳ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để ghi sổ kế toán,ghi Nợ TK411-nguồn vốn kinh doanh Nợ TK415- quỹ dự phòng tài chính Nợ TK111,112,138,152-nếu được cấp bù lỗ hoặc do cổ đông liên doanh chịu Có TK421(1)-lợi nhuận chưa phân phối III.Thực trạng & Giải pháp. 1. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước . 1.1. Định nghĩa và phân loại. Theo : Luật doanh nghiệp nhà nước sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XI , doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức dưới các hình thức Công ty nhà nước và Công ty TNHH nhà nước một thành viên. - Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước độc lập, Tổng Công ty nhà nước. - Công ty TNHH nhà nước một thành viên là Công ty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức, quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Công ty không được quyền phát hành cổ phiếu. 1.2. Nguồn luật điều chỉnh. 1.2.1. Công ty nhà nước. Phân phối lợi nhuận trong Công ty nhà nước được thực hiện theo điểm 8, Điều 17 của Luật doanh nghiệp nhà nước và được cụ thể hoá trong quy chế quản lý tài chính của Công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. 1.2.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Phân phối lợi nhuận trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên được thực hiện theo Thông tư số 58/2002/TT-BTC. 1.3. Thực trạng . 1.3.1. Công ty nhà nước. - Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế về cơ bản được dùng bù lỗ, không được trừ vào lợi nhuận trước thuế và lập các quỹ (Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ đặc biệt với Công ty đặc thù...) theo quy định. - Lợi nhuận còn lại được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và vốn Công ty tự huy động bình quân trong năm, trong đó: + Phần vốn Nhà nước được xác định bằng số dư bình quân đầu kỳ và cuối kỳ của vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng và quỹ đầu tư phát triển. + Vốn DN tự huy động được xác định bằng số dư bình quân của các khoản vốn vay ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (trừ các khoản vốn vay được Nhà nước bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất, vay với lãi suất ưu đãi). a. Phần lợi nhuận chia theo nguồn vốn nhà nước đầu tư . Được dùng để tái đầu tư, tăng vốn nhà nước tại Công ty hoặc hình thành quỹ tập trung để đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực nhà nước cần phát triển hoặc chi phối theo quy định của Chính phủ. b. Phần lợi nhuận phân chia theo nguồn vốn Công ty tự huy động. - Trích lập quỹ đầu tư phát triển sản xuất theo quy định Chính phủ hiện nay là : 30% lợi nhuận còn lại. Phần lợi nhuận còn lại do Công ty tự quyết định phân phối vào các Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi (sau khi đã trả hết nợ đến hạn). - Trích Quỹ trợ cấp mất việc làm : từ 1%-3% trên tổng Quỹ tiền lương của Công ty. - Trích Quỹ khen thưởng Ban Quản lý điều hành Công ty : tối đa 5%, nhưng mức trích tối đa không được vượt quá 300 triệu với công ty không có hội đồng quản trị và 500 triệu với công ty có hội đồng quản trị. - Trích Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi : Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc Công ty (không có Hội đồng quản trị) quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn Công ty. + Đối với các Công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại sau khi trích vào 2 quỹ này được bổ sung vào quỹ ĐTPT của Công ty. + Đối với Công ty đầu tư thành lập mới trong 2 năm liền kể từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không đạt 2 tháng lương thực tế thì Công ty được giảm phần trích Quỹ ĐTPT để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này. Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích Quỹ ĐTPT trong kỳ phân phối lợi nhuận năm đó. Đối với Công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo mức 2 tháng lương thực hiện như sau: Trường hợp lãi ít, Công ty được giảm trích Quỹ ĐTPT, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ. Nếu giảm toàn bộ số tiền trên mà vẫn chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được nhà nước trợ cấp cho đủ. Trường hợp không có lãi thì nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương. 1.3.2. Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên. Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN và bù đắp các khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế. Chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng sau: (thieu ) - Trích lập Quỹ dự phòng
Tài liệu liên quan