Đề tài Lợi nhuận và phương hướng, biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty xây dựng II Thanh Hoá

Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh

doc43 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lợi nhuận và phương hướng, biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty xây dựng II Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận và tối đa hoá lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh , là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng của quá trình sản xuất kinh doanh . Vì vậy, việc phấn đấu tăng lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, trong đó Công ty xây dựng II cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Công ty xây dựng II là một doanh nghiệp Nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với sự cố gắng, quyết tâm của ban giám đốc, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty vượt qua những khó khăn, dần đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm được tăng cao, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện rõ rệt và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhầ nước. Để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi nhuận, đòi hỏi Công ty phải thiết lập kế hoạch, định hướng phát triển và đề ra các biện pháp cụ thể phù hợp với điều kiện Công ty và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Trong thời gian thực tập tại Công ty xây dựng II, với những kiến thức được trang bị trong nhà trường, cùng với tình hình thực tế của Công ty được sự chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Hoàng Văn Quỳnh và các cô chú phòng tài chính kế toán, ban giám đốc Công ty, em đã chọn đè tài: “Lợi nhuận và phương hướng, biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao lợi nhuận ở Công ty xây dựng II Thanh hoá” Nội dung chuyên đề gồm ba phần: Phần I: Lợi nhuận và phương hướng, biện pháp tăng lợi nhuận Phần II: Tình hình thực hiện lợi nhuận ở Công ty xây dựng II Phần III: Những phương hưóng và biện pháp để nâng cao lợi nhuận ở Công ty Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế, do thời gian và trình độ có chuyên môn còn hạn chế, mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý phê bình của thầy cô giáo, các cô chú trong Công ty xây dựng II để bài viết của em hoàn thiên và thiết thực với thực tế Em xin chân thành cám ơn Hà nội, ngày 12/5/2001 Sinh viên Nguyễn thị Vân Chương I lợi nhuận và phướng hướng, biện pháp để nâng cao lợi nhuận I. Những vấn đề cơ bản về lợi nhuận 1/ Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng quát đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả kinh doanh- lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó tồn tạinhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận, xét trên góc độ khác nhau ta có các khái niệm khác nhau về lợi nhuận như sau. Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mác cho rằng” Cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận” Mac khi lí luận về giá trị thặng dưcủa chủ nghĩa tư bản, cho rằng” Giá trị thặng dư hay các phần trội lên nằm trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá” được gọi là lợi nhuận. Các nhà kinh tế học hiện đại, mà đại diện là David- Begg, Sammuelson lại cho rằng:”Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi ra” hay cụ thể hơn lợi nhuận được định nghĩa một các đơn giản là ‘sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định” Các khái niệm trên tuy được phát triến khác nhau song chúng đều có một điểm chung là họ cho rằng lợi nhuận là số thu rôi ra so với chi phí đã bỏ ra. Đó chính là bản chất của thị trường trong nến kinh tế thị trường. Do đó chúng ta có thể hiểu lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại trong một thời kỳ nhất định. Theo khái niệm trên, ta có công thức xác định lợi nhuận như sau: Lợi nhuận từ Doanh thu từ chi phí Hoạt động SXKD = hoạt động SXKD - hoạt động SXKD Trong kỳ trong kỳ trong kỳ Hoạt động của doanh nghệp trong một thời kỳ kinh doanh khong chỉ bao gồm các hoạt dộng sản xuất kinh doanh chính và phụ theo đúng mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp mà doanh nghiệp còn tiến hành nhiều nghiệp vụ hoạt động đa dạng và có tính chất không thường xuyên, không chủ yếu. Do tính chất đa dạng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Lợi nhuận từ hoạt động bất thườn Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. *Doanh thu tiền là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung ứng dịch vụ rên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại( nếu có chứng từ hợp lệ), và được khách háng chấp nhận thanh toán. Doanh thu thuần được dùng để bù đắp trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. *Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ(với doanh nghiệp chính là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ) *Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ. *Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà không tách riêng ra cho bbất kỳ hoạt động nào Ta có thể khái quát hoạt động kinh doanh của donh nghiệp theo công thức sau Lợi nhuận hoạt động = doanh thu - trị giá vốn - chi phí - chiphi Sản xuát kinh doanh thuần hàng bán bán hàng QLDN Trong đó: Doanh thu = tổng doanh thu - chiết khấu - giảm giá - trị giá hàng - thuếgián thuần bán hàng bán hàng hàng bán bán bị trả lại thu Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là phần cơ bản nhất trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, thường nó chiếm tỷ trọng lớn, do đó nó có tính quyết địnhđến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chímh và chi phí hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Thu nhập hoạt động tài chính là khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đưa lại, gồm thu về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh, thu về hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn và ngắn hạn, thu nhập về cho thuê tài sản, thu nhập về hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh bất động sản, thu lãi tiền gửi. Thu lãi cho vay vốn… Chi phí hoạt động tài chính là những khoản chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn( ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh ) của doanh nghiệp như: chi phí tham gia liên doanh (ngoài số vốn góp), chi phí liên quan đến cho vay vốn, chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ, chi phí liên quan đến cho thuê tài sản cố định, kinh doanh bất động sản… Lợi nhuận hoạt động tài chính được xác định như sau: Lợi nhuận = doanh thu - chi phí - thuế(nếu có) Hoạt động tài chính hoạt động hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động bất thường Lợi nhuận hoạt động bất thường là khoản chênh lệch giữa thu nhập hoạt động bất thường và chi phí bất thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Thu nhập bất thường là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc những khoản thu bất thường không xảy ra một cách đều đặn , và thường xuyên như thu về nhượng bán thanh lý tài sản cố định , thu dược phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản thu về nợ khó đòi đã xử lí xoá sổ … Chi phí bất thường là những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động thông thường gây ra, như: chi phí thanh lý nhượng bán, thanh lý, tài sản cố định, các khoản chi phí do kế toán ghi nhầm hay bỏ sót khi vào sổ kế toán. Đối với hoạt động bất thường thì lợi nhuận bất thương được xác định như sau: Lợi nhuận hoạt động = doanh thu - chi phí - thuế phải bất thường bất thường bất thường bất thường Sau khi đâ xác định được lợi nhuận của các hoạt động, ta xác định được lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp Lợi nhuận trước thuế = lợi nhuận hoạt + lợi nhuận hoạt + lợi nhuận hoat thu nhập doanh nghiệp đông kinh doanh động tài chính đông bất thường Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận - thuê thu nhập thu nhập doanh nghiệp trước thuế doanh nghiệp phải nộp Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận được xác định ở trên cho chúng ta biết tổng kết về kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp từ các hoạt động. Tuy nhiên nó có hạn chế là chỉ phản ánh quy mô lợi nhuận, diều đó có thể dẫn tới những sai lầm khi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp , các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số doanh lợi. Đặc biệt đối với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp khi đầu tư vốn vào kinh doanh hoặc lựa chọn dự án đầu tư có hiệu quả họ thường quan tâm tới các chỉ số về doanh lợi và những biến động của nó trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều tỷ suất lợi nhuận (doanh lợi ), mỗi chỉ tiêu có một nội duang kinh tế khác nhau . thông thường các doanh nghiệp thường sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau. Tỷ suất lợi nhuận vốn( doanh lợi) Tỷ suất lợi nhuận vốn là quan hệ giữa số lợi nhuận đạt được với số vốn sản xuất sử dụng bình quân trong kỳ( vốn cố định và vốn lưu động ) Công thức tính như sau: TFV = Trong đó : Tsv : là tỷ suất lợi nhuận vốn P : lợi nhuận trong kỳ Vbq: tổng số vốn bình quân trong kỳ( vốn cố định và vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu) Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp trình độ sư dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp. Mỗi đồng vốn bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua đó kích thích doanh nghiệp tìm ra những khả năng tiềm tàng để quản lí và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn Tỷ suất lợi nhuận giá thành Tỷ suất lợi nhuận giá thành là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu thụ so với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ Công thức xác định: T sg = Trong đó: Tsg- Tỷ suất lợi nhuận giá thành P - Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ Zt - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng chi phí vào sản xuât kinh doanh trong kỳ thì thu dược bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thông qua chỉ tiêu này có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Nhờ dó, doanh nghiệp có thể thấy được những mặt tích cức và hạn chế trong công tác quản lí giá thanh để tìm ra những biện pháp khắc phục hạn chế nhầm đạt hiẹu quả tốt nhất trong kỳ tới. Tỷ suất doanh lợi doanh thu bán hàng Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ giữa lợi nhuận tiêu htụ sản phẩm và doanh thu bán hàng tròng kỳ. Công thức tính như sau: Tst = Trong đó: Tst - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng P - Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong kỳ T - Doanh thu bán hàng trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuáat kinh doanh của doanh nghiệp . ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu này là trong một dồng doanh thu có bao nhiêu đông lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành sản xuất và phương hướng kinh donh của từng ngành. II phương hướng biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp Sự cần thiết phải phấn đấu tăng lợi nhuận Lợi nhuần không chỉ đơn thuần là kết quả sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp mà hơn hêt đó là vấn đề sống còn của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thi trường. Cơ chế thị trường đã và đang tác động mạnh mẽ đến từng doanh nghiệp, từng đơn vị sản xuất kinh doanh và nó đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp.Song ở một phương diện khác cơ chế đó cũng là mảnh đất màu mỡ cho cá quy luật cạnh tranh, quy luật đào thải…phát triển mạnh mẽ,trở thành mối đe dạo cho tất cả các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Do vậy, vấn đề đặt ta đối với mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế tthị trường là phải đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao. Nói cách khác, lợi nhuận là mục tiêu tiên quyết và việc phấn đấu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, vì những lý do sau: - Chuyển sang nền kinh tế thị trường để phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế mới, Nhà nước đã dưa ra nhiều chính sách tài chính nhàm cải thiện môi trường kinh doanh ,buộc mọi doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lấy thu bù chi và đảm bảo kinh doanh có lãi. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , tự chủ tổ chức cho các doanh nghiệp , doanh nghiệp được toàn quyến sử dụng vốn và tài sản của nhà nước giao cho quản lí; có quyền bổ sung và sử dụng vốn linh hoạt; lựa chọn lĩnh vực kinh doanh có lợi nhất, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy lợi nhuận không những là mục tiêu kinh doanh mà còn là quyền lợi thiết thân của các doanh nghiệp . Nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận thì sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định thì doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng số lợi nhuận còn lại, không bị ảnh hưởng bởi chính sách “thu đủ, chi đủ” như trước đây. Phấn đấu nâng cao lợi nhuận một mặt tăng khoản thu cho ngân sách Nhà nướcnhưng mặt khác tăng quyền lợi thiết thân của doanh nghiệp . - Hiện nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao sẽ tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Ngược lại, những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thì sẽ không có điều kiện để tái sản xuất . Và nếu tình trạng thua lỗ kéo dài thì doanh nghiệp rất rễ lâm vào nguy cơ phá sản. Vì vậy phấn đấu nâng cao lợi nhuận là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp -Doanh nghiệp ngày nay không những phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt mà còn phải đối mặt với cuộc cách mạng khao học kỹ thuật. Nó vừa là cơ hội nhưng cũng là nguy cơ thách thứcđối với mọi doanh nghiệp . Trong cuộc cách mạn đó, ai nắm được cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất thì người đó sẽ chiến thắng trong kinh doanh. Bởi vì chất lượng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kỹ thuật và công nghệ sử dụng. Diều đó đã tạo ra cuộc chạy đua về công nghệ rất quyết liệt giữa các doanh nghiệp , đòi hỏi doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ, mà nguồn tài chính để đầu tư( quỹ phát triển) lại được trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp . Do đó, lợi nhuận là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc đổi mới công nghệ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Với những lý do nêu trên khẳng định phấn đấu tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải thay đổi cách nghĩ, cach làm cũ, có sụ nghiên cứu, học hỏi để thích nghi với cơ chế thị trường, kịp thời ứng dụng những tiến bộ khao học kỹ thuật phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình, nâng cao năng suất lao động, từng bước đưa doanh nghiệp đi lên, làm ăn có hiệu quả, phấn đấu tăng lợi nhuận. Bởi vì, việc tăng lợi nhuận không những là yếu hàng dầu thúc đẩy sự phát triển mà còn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Để tăng lợi nhuận, điều quan trọng là doanh nghiệp phải tìm ra đượcnhững nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm lợi nhuận để từ đó đề ra những biện pháp phát huy những nhân tố tích cực cũng như hạn chế, loại trừ những nhân tố tiêu cực. 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong điều kiện ngày nay Trong tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ, lợi nhuận tiêu thụ( lợi nhuận hoạt động kinh doanh) là bộ phận chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vây, xem xét các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khoản lợi nhuận này là rất càn thiết, là phương hướng để phấn đấu tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.Như ta đã biết, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được tính theo công thức P = T – Zt – Tg Trong đó: P - Tổng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm trong kỳ T - Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ Tg - thuế gián thu phải nộp Zt - Giá thành của sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ Theo công thức nói trên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào ba nhân tố: doanh thu tiêu thụ, giá thành tiêu thụ trong kỳ và thuế gián thu phải nộp, Trong đó thuế gián thu là chỉ tiêu pháp lệnh được Nhà nước trong một thời gian dài. Mỗi mặt hàng kinh doanh khác nhau lại có mức thuế suất khác nhau. Các doanh nghiệp không thể tự điều chỉnh thuế suất mà phải tuân theo luật định và phải lựa chọn mặt hàng có mức thuế suất phù hợp và có lợi nhất nhằm nâng cao lợi nhuận cho mình. Đây là một nhân tố khách quan và trong một thời dài thì lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố: doanh thu tiêu thụ và giá thành sản phẩm tiêu thụ. Mỗi nhóm nhân tố lại bao gồm nhiều nhân tố khác nhau, muốn tăng lợi nhuận thì phải đi vào nghiên cứu từng nhân tố ảnh hưởng này 2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có các nhân tố chủ yếu sau: Một là: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ Khối lương sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: phản ánh kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nhìn chung, khối lượng sản phẩm tiêu thụ càng lớn chứng tỏ công tác tiêu thụ tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả và có lãi. Song nếu khối lượng sản phẩm đưa ra quá lớn, vượt quá nhu cầu thị trườngcho nên không thể tiêu thụ hết dược do sức mua trên thị trường có hạn. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm đưa ra tiêu thụ lại không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường thì tất yếu doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp sẽ giảm đi ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, trong công tác tiêu thụ sản phẩm phải đánh giá đúng nhu cầu của thị trường và khả năng sản xuất của mình để đưa ra một khối lượng sản phẩm thích hợp Hai là: Chất lượng sản phẩm tiêu thụ Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ trong cơ chế hiện nay của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, chất lượn sản phẩm là vũ khí cạnh tranh sắc bén có thể mang tính chấtquyết định thắng lợi trước các đối thủ khác. chất lượng sản phẩm càng cao, sản phẩm của doanh nghiệp càng có uy tín tạo ra sức cạnh tranh lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. Đó là điều kiện cơ bản cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất , đổi mới công nghệ máy móc thiết bị, có chính sách quản lý sản xuất thích hợp Ba là: Kết cấu mặt hang tiêu thụ Trong nền kinh tế thi trường để hạn chế rủi ro kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình. Do đó, sản phẩm kinh doanh cũng cần phải đa dạng hoá, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh tổng hợp kết quả tiêu thụ của các mặt hàng đó. Việc nghiên cưu nhân tố này giúp doanh nghiệp xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và biến động của thị trường. Trong đó phải xác định một số mặt hàng kinh doanh chủ đạo để tập trung đầu tư nhằm tăng mức doanh thu cho doanh nghiệp. Bốn là: Giá bán của sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn cạnh tranh về giá. Giá cả sản phẩm là doanh thu tiêu thụ của một đơn vị sản phẩm. Vì vậy nếu doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm và dược thị trường chấp nhận thì chắc chắn sẽ tiêu thụ được sản phẩm một cách rễ ràng. Ngược lại, nếu giá bán đưa ra quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì sản phẩm của doanh nghiệp rất khó tiêu thụ, gây ra tình trạng ứ đọng. Do đó, giá bán như một”con dao hai lưỡi”, néu doanh nghiệp nào
Tài liệu liên quan