Vào thời xa xưa, con người còn hình dung là biển không có đáy. Đến đầu những năm 1940, từ khi khoa học chứng minh được sự tồn tại của đáy biển với địa hình nhấp nhô đa dạng như trên đất liền, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn của lãnh hải là vùng biển nằm gần bờ biển về cơ bản luôn được coi là bộ phận của biển cả, không thuộc quyền của quốc gia ven biển nào. Khái niệm thềm lục địa trong khoa học pháp lý quốc tế ra đời là kết quả của các thành tựu khoa học, kỹ thuật biển trong vài chục năm gần đây. Kết quả đó cho phép con người đi xuống các tầng sâu của đáy biển và phát hiện ra các nguồn tài nguyên giàu có ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, được thúc đẩy bởi nhu cầu của con người muốn làm chủ và khai thác các nguồn tài nguyên đó phục vụ cho đời sống và phát triển, vượt qua các khó khăn về bùng nổ dân số và sự cạn kiệt dần dần tài nguyên lục địa. Khái niệm tương đối đầy đủ đầu tiên về thềm lục địa được chính thức nêu ra vào ngày 28/9/1945 bởi Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman về “Chính sách của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của thềm lục địa”. Trong đó Mỹ thừa nhận thềm lục địa là sự mở rộng lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển nên thuộc quyền của quốc gia đó, quốc gia ven biển kế cận có quyền tài phán và kiểm soát đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của đáy và lòng đất dưới đáy của thềm lục địa nằm tiếp giáp với lãnh thổ lục địa của quốc gia ven biển. Do đó, tuyên bố quyền tài phán và kiểm soát của Mỹ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa bao quanh lãnh thổ lục địa Mỹ ra đến độ sâu được hiểu là không quá 100 sải (khoảng gần 200m) nước. Bắt đầu từ thời điểm này, học thuyết về thềm lục địa phát triển và đi vào cuộc sống.
20 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1902 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luật biển quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Vào thời xa xưa, con người còn hình dung là biển không có đáy. Đến đầu những năm 1940, từ khi khoa học chứng minh được sự tồn tại của đáy biển với địa hình nhấp nhô đa dạng như trên đất liền, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài giới hạn của lãnh hải là vùng biển nằm gần bờ biển về cơ bản luôn được coi là bộ phận của biển cả, không thuộc quyền của quốc gia ven biển nào. Khái niệm thềm lục địa trong khoa học pháp lý quốc tế ra đời là kết quả của các thành tựu khoa học, kỹ thuật biển trong vài chục năm gần đây. Kết quả đó cho phép con người đi xuống các tầng sâu của đáy biển và phát hiện ra các nguồn tài nguyên giàu có ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, được thúc đẩy bởi nhu cầu của con người muốn làm chủ và khai thác các nguồn tài nguyên đó phục vụ cho đời sống và phát triển, vượt qua các khó khăn về bùng nổ dân số và sự cạn kiệt dần dần tài nguyên lục địa. Khái niệm tương đối đầy đủ đầu tiên về thềm lục địa được chính thức nêu ra vào ngày 28/9/1945 bởi Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Harry S.Truman về “Chính sách của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đối với tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của thềm lục địa”. Trong đó Mỹ thừa nhận thềm lục địa là sự mở rộng lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển nên thuộc quyền của quốc gia đó, quốc gia ven biển kế cận có quyền tài phán và kiểm soát đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của đáy và lòng đất dưới đáy của thềm lục địa nằm tiếp giáp với lãnh thổ lục địa của quốc gia ven biển. Do đó, tuyên bố quyền tài phán và kiểm soát của Mỹ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa bao quanh lãnh thổ lục địa Mỹ ra đến độ sâu được hiểu là không quá 100 sải (khoảng gần 200m) nước. Bắt đầu từ thời điểm này, học thuyết về thềm lục địa phát triển và đi vào cuộc sống.
Công ước LHQ về luật biển năm 1982
1. Hoàn cảnh ra đời
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), còn gọi là Công ước Luật biển hay Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được hình thành trong Hội nghị về luật biển của Liên hợp quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973, sau nhiều chỉnh sửa cho đến 1982 đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. Công ước Luật biển là một bộ các quy định về sử dụng biển và đại dương trên thế giới (chiếm 70% diện tích bề mặtTrái Đất). Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4 hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì nước này cho rằng Công ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của họ. Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng biển, đại dương; có các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và quản lý khai thác các tài nguyên trên đó.
Trong quan hệ quốc tế cần thiết phải có những quy định thống nhất giữa các quốc gia xác lập các quyền đối với vùng biển xung quanh lãnh thổ của mình. Do tính pháp lý yếu của khái niệm quyền tự do về biển, có từ thế kỷ 17: quyền của các quốc gia bị giới hạn trong một vành đai lãnh hải mở rộng ra từ bờ biển của quốc gia đó, thường là 3 hải lý, còn tất cả các lãnh hải nằm ngoài biên giới quốc gia được xem như lãnh hải quốc tế - tự do cho tất cả các quốc gia, không thuộc quốc gia nào.
Đầu thế kỷ 20, nhiều quốc gia muốn mở rộng chủ quyền nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ nguồn cá và kiểm soát ô nhiễm. Hội quốc liên đã tổ chức một hội nghị vào năm 1930 tại Hague để bàn về điều này nhưng không đạt được thỏa thuận nào.
Năm 1956, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị về Luật biển đầu tiên (UNCLOS I) ở Geneva, Thụy Sĩ. Hội nghị này đạt được bốn hiệp định ký kết vào năm 1958: Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp, có hiệu lực vào ngày 10/9/1964; Công ước về thềm lục địa, có hiệu lực vào ngày 10/6/1964; Công ước về hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 30/9/1962; Công ước về nghề cá và bảo tồn tài nguyên sống ở hải phận quốc tế, có hiệu lực vào ngày 20/3/1966. Mặc dầu Hội nghị lần này được cho là thành công, nhưng nó vẫn chưa giải quyết được vấn đề quan trọng là bề rộng của vùng lãnh hải.
Năm 1960, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị về Luật biển lần hai (UNCLOS II); tuy nhiên, Hội nghị sáu tuần ở Geneva đã không đạt được tiến bộ nào mới. Nhìn chung, các nước đang phát triển chỉ tham dự như khách mời mà không nói lên được tiếng nói của mình.
Năm 1967, vấn đề về các tuyên bố khác nhau về lãnh hải đã được nêu ra tại Liên hợp quốc. Năm 1973, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 3 về Luật biển được tổ chức tại New York. Để cố gắng giảm khả năng các nhóm quốc gia thống trị đàm phán, Hội nghị dùng một quy trình đồng thuận thay cho bỏ phiếu lấy đa số. Với hơn 160 nước tham gia, Hội nghị kéo dài đến năm 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo công ước, các nước bắt đầu tham gia ký kết.Từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực.
2. Nội dung chính
Nội dung Công ước bao gồm một loạt điều khoản. Những điều khoản quan trọng nhất quy định về việc thiết lập các giới hạn, giao thông đường biển, trạng thái biển đảo, và các chế độ quá cảnh, các vùng đặc quyền kinh tế, quyền tài phán thềm lục địa, khai khoáng lòng biển sâu, chính sách khai thác, bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học, và dàn xếp các tranh chấp.
Công ước quy định giới hạn cho các vùng khu vực, tính từ đường cơ sở và được định nghĩa rõ ràng. Bao gồm:
- Nội thủy: Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.
- Lãnh hải: Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều rộng12 hải lý. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lãnh hải của mình khi cần bảo vệ an ninh.
- Vùng nước quần đảo: Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lãnh thổ của mình như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lãnh hải quốc gia đó.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: Bên ngoài giới hạn 12 hải lý của lãnh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lý, đó là vùng tiếp giáp lãnh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của mình đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.
- Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.
- Thềm lục địa: là vành đai mở rộng của lãnh thổ đất cho tới mép lục địa hoặc 200 hải lý tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lý cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lý, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lý. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.
Cùng với các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, Công ước còn quy định các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lý mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các lòng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện thông qua Ủy ban đáy biển quốc tế
Thềm lục địa
Khái niệm thềm lục địa pháp lý trong luật pháp quốc tế về biển
Khái niệm theo Công ước 1958 và Công ước 1982
Năm 1958, cộng đồng quốc tế thành công trong việc pháp điển hoá khái niệm thềm lục địa trong luật biển quốc tế bằng việc thông qua Công ước Giơnevơ về thềm lục địa cùng với ba công ước khác về lãnh hải và vùng tiếp giáp, về biển cả, về đánh bắt cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật ở biển cả. Công ước về thềm lục địa (Công ước năm 1958) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10-6-1964, sau khi có 22 nước phê chuẩn và tham gia.
Vào thời điểm này, khoa học cho rằng, vùng biển chạy thoai thoải từ lục địa ra biển đến nơi có sự thay đổi độ dốc đột ngột chính là sự mở rộng tự nhiên của lục địa dưới biển và là thềm lục địa. Độ sâu trung bình của mép thềm lục địa là khoảng 200m nước. Công nghệ khai thác biển lúc đó cũng chỉ cho phép đến độ sâu 200m là tối đa. Do đó, Công ước năm 1958 đã xác định phạm vi “thềm lục địa pháp lý” như sau: “...thuật ngữ “thềm lục địa” được sử dụng để chỉ: a) đáy và lòng đất dưới đáy của các khu vực ngầm dưới biển tiếp giáp với bờ biển nhưng nằm ngoài lãnh hải và ra đến độ sâu 200 m nước; b) hoặc vượt ra ngoài giới hạn đó ra đến độ sâu cho phép khai thác được các tài nguyên thiên nhiên của các khu vực ngầm dưới biển đó; c) để chỉ đáy và lòng đất dưới đáy của khu vực ngầm dưới biển tương tự tiếp giáp với bờ của các đảo” (Điều 1). Trong phạm vi “thềm lục địa pháp lý”, “quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền nhằm mục đích thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa” (Điều 2).
Theo Công ước năm 1958, các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa là riêng biệt, không ai có thể thăm dò hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa mà không được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Công ước năm 1958 cũng đề ra các trách nhiệm của quốc gia ven biển, khi thực hiện các quyền chủ quyền của mình đối với thềm lục địa, không được làm ảnh hưởng đến quy chế pháp lý khối nước (biển cả) và vùng trời ở phía trên thềm lục địa, không được gây cản trở bất hợp lý cho hàng hải, nghề cá, bảo tồn tài nguyên sinh vật biển và hoạt động nghiên cứu khoa học chung. Các nước khác được quyền đặt dây cáp và ống dẫn ngầm trên thềm lục địa của quốc gia ven biển.
Công ước năm 1958 về thềm lục địa đã lần đầu tiên khẳng định quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa trên cơ sở tiếp giáp với bờ biển (sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển) chứ không phải theo nguyên tắc hay danh nghĩa của sự chiếm hữu, biến nó trở thành một nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ biển đã nhanh chóng làm cho các quy định về xác định phạm vi thềm lục địa của Công ước năm 1958 trở nên không còn phù hợp. Người ta phát hiện ra rằng, về mặt địa chất, sự mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển không kết thúc ở mép thềm lục địa tự nhiên mà là ở bờ ngoài của rìa lục địa; quy định về độ sâu cho phép khai thác không cố định và khó xác định cụ thể; về mặt lý thuyết con người đã có thể khai thác được tài nguyên ở bất cứ độ sâu nào. Các quốc gia mới giành được độc lập muốn có tiếng nói trong việc xác định trật tự pháp lý quốc tế mới trên biển, trong đó có việc xác định một cách phù hợp và chính xác hơn phạm vi của thềm lục địa và chế độ pháp lý của nó để bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển của mình phục vụ cho sự phát triển.
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (Công ước Luật biển năm 1982) quy định: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Điều 76). Như vậy, thềm lục địa pháp lý của quốc gia ven biển là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, bao gồm toàn bộ rìa lục địa (thềm lục địa tự nhiên, dốc lục địa và bờ ngoài của rìa lục địa). Ở nơi nào, rìa lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý được mở rộng ra đến 200 hải lý. Ở nơi rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì ranh giới ngoài của thềm lục địa được xác định bằng cách nối các điểm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng cách từ các điểm đó đến chân dốc lục địa; hoặc nối các điểm cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.
Tuy nhiên, dù được xác định như trên, giới hạn tối đa của thềm lục địa cũng không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải hay không được cách đường đẳng sâu 2.500m nước một khoảng cách vượt quá 100 hải lý. Có nghĩa là, nếu quốc gia ven biển nối các điểm có bề dày trầm tích bằng 1% khoảng cách đến chân dốc lục địa, hoặc không quá 60 hải lý kể từ chân dốc lục địa mà đường nối đó lại cách đường cơ sở quá 350 hải lý, hoặc cách đường đẳng sâu 2.500m quá 100 hải lý thì quốc gia ven biển phải thu hẹp quy định bề rộng của thềm lục địa nơi đó lại cho phù hợp.
Để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa, luật quốc tế sử dụng và kết hợp ba yếu tố: khoảng cách (200, 350, 60, 100 hải lý), yếu tố địa chất (sự kéo dài tự nhiên của lục địa, rìa lục địa, bề dày trầm tích 1%, chân dốc lục địa) và độ sâu (đường đẳng sâu 2.500m).
Chúng ta thấy rằng, mặc dù thềm lục địa không được coi như một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, vì nó không thuộc chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia trên biển, nhưng luật biển quốc tế đã quy định rất rõ ràng về phạm vi, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa. Đây là quyền riêng biệt của quốc gia ven biển.
Quy định về thềm lục địa mở rộng
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) quy định nếu thềm lục địa của nước ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý thì nước đó có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý gọi là thềm lục địa mở rộng. Thềm lục địa mở rộng của nước ven biển không được ra xa hơn bất cứ “đường công thức” hay “đường giới hạn” quy định như sau:
1. Đường công thức: Nước ven biển có thể kết hợp 2 đường sau để vạch đường công thức sao cho có lợi nhất cho mình:
a. Đường Hedberg: Đường nối các điểm cách chân dốc thềm lục địa không quá 60 hải lý.
b. Đường Gardiner: Đường nối các điểm nơi đá trầm tích dày hơn 1% khoảng cách tới chân dốc thềm lục địa.
2. Đường giới hạn: Nước ven biển có thể kết hợp 2 đường sau để vạch đường giới hạn sao cho có lợi nhất cho mình:
a. Đường cách đường cơ sở 350 hải lý.
b. Đường cách đường đẳng sâu 2500 m (là đường nối liền các điểm có độ sâu 2500 m) 100 hải lý. UNCLOS quy định là nước ven biển phải đăng ký yêu sách về phạm vi của thềm lục địa mở rộng với Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf – CLCS) trong vòng 10 năm kể từ khi UNCLOS bắt đầu có hiệu lực với nước đó hay từ khi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa ban hành hướng dẫn khoa học kỹ thuật về ranh giới thềm lục địa, ngày 13/05/1999. Nếu nước ven biển không đăng ký kịp thời hạn thì vùng thềm lục địa mở rộng đó có thể được ban cho nước đăng ký kịp thời hạn, hay có thể được cho là tài sản chung của nhân loại.
Sau khi nhận được hồ sơ của nước ven biển, CLCS sẽ khuyến nghị về ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này. Nếu nước này vạch ranh giới theo khuyến nghị đó thì ranh giới đó sẽ có tính chất ràng buộc vĩnh viễn.
Ủy ban ranh giới thềm lục địa
Công ước Luật Biển năm 1982 quy định lập một cơ quan mới là Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (Conmission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) với 21 ủy viên trong đó mỗi nhóm khu vực địa lý (nhóm châu Á, nhóm châu Phi, nhóm Mỹ La tinh và nhóm Ca-ri-bê, nhóm Tây Âu và các nước khác, và nhóm Đông Âu) được ít nhất là 3 ủy viên. Các ủy viên của Ủy ban được các quốc gia thành viên Công ước Luật biển bầu với nhiệm kỳ 5 năm và sau đó họ có thể được bầu lại. Các ủy viên hoạt động với tư cách cá nhân nhưng mọi khoản chi phí của họ khi làm việc cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa hoàn toàn do quốc gia cử người chịu. Về ưu đãi và miễn trừ, các ủy viên của Ủy ban được hưởng quy chế các chuyên gia LHQ theo Công ước 1946 về ưu đãi và miễn trừ của LHQ. Chức năng chính của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa là xem xét các số liệu và các thông tin khác do các quốc gia ven biển trình lên liên quan đến ranh giới ngoài của thềm lục địa quá 200 hải lý và đưa ra các khuyến nghị cho quốc gia ven biển. Ngoài ra, các ủy viên của Ủy ban được phép cung cấp ý kiến tư vấn về khoa học và kỹ thuật cho các quốc gia ven biển trong quá trình chuẩn bị báo cáo quốc gia về ranh giới thềm lục địa quá 200 hải lý. Ủy ban đã lập các tiểu ban phụ trợ như Tiểu ban về Tư vấn khoa học và kỹ thuật cho các quốc gia, Tiểu ban về Đào tạo, Tiểu ban về Biên tập và Tiểu ban về Bảo mật, Ban Thư ký của LHQ trực tiếp thực hiện các công việc hành chính, thư ký cho Ủy ban
Sau khi nhận được Báo cáo của quốc gia ven biển (gồm 3 phần tóm tắt, phần chính và phần số liệu hỗ trợ và thông thường nặng khoảng 500-600kg), LHQ sẽ chuyển bản tóm tắt cho tất cả các thành viên Công ước Luật Biển và các thành viên LHQ khác. Báo cáo quốc gia sẽ được đưa vào chương trình nghị sự khóa họp gần nhất của Ủy ban và Ủy ban sẽ lập Tiểu ban (gồm 7 ủy viên) để xem xét các Báo cáo quốc gia. Theo Quy tắc thủ tục, các ủy viên của Ủy ban đã giúp một quốc gia ven biển chuẩn bị báo cáo sẽ không được tham gia Tiểu ban liên quan báo cáo của quốc gia đó. Sau đó, Ủy ban họp toàn thể (21 ủy viên) để xem xét và bỏ phiếu kín thông qua các khuyến nghị do Tiểu ban chuẩn bị bằng đa số 2/3. Các quốc gia nộp Báo cáo được quyền tham dự khi Ủy ban xem xét Báo cáo của họ. Ủy ban sẽ chuyển các khuyến nghị của mình cho quốc gia ven biển. Nội dung các khuyến nghị đa dạng, có thể là khuyến nghị đồng ý với đường ranh giới ngoài do quốc gia ven biển trình lên, hoặc khuyến nghị sửa đổi phạm vi đường ranh giới, hoặc khuyến nghị để lại chưa xem xét, hoặc khuyến nghị trình Báo cáo mới. Nếu quốc gia ven biển không đồng ý với các khuyến nghị của Ủy ban thì họ có quyền trình Báo cáo mới hoặc Báo cáo sửa đổi
III. Cách xác định chiều rộng của thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982
Các quy định pháp lý về xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa
Công ước Giơ-ne-vơ 1958 về thềm lục địa xác định thềm lục địa của quốc gia ven biển được kéo đến độ sâu 200m hoặc đến độ sau có thể khai thác được. Đó là một bước tiến rất quan trọng trong quá trình pháp điển hóa quy phạm pháp luật liên quan đến các vùng biển nói chung và thềm lục địa nói riêng. Tuy nhiên, quy định về tiêu chí “độ sâu có thể khai thác được” cũng chưa thật thỏa đáng, chính xác và có thể được giải thích khác nhau tùy thuộc đánh gia chủ quan của từng quốc gia. Do đó, vấn đề phạm vi của thềm lục địa tiếp tục được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 3 của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật biển (1973-1982). Cuối cùng, Hội nghị nhất trí tiêu chí mới để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa. Điều 76 Công ước Luật biển 1982 xác định thềm lục địa của quốc gia ven biển là đáy biển và lòng đất của phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ quốc gia ven biển đến mép ngoài của rìa lục địa. Nếu rìa lục địa nhỏ hơn 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển đó có quyền mở rộng thềm lục địa của mình ra quá 200 hải lý nhưng tối đa không quá 350 hải lý hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m. Các quốc gia ven biển có thể áp dụng các phương thức khác nhau để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa quá 200 hải lý là công thức 1% bề dày lớp đá trầm tích hoặc công thức tối đa 60 hải lý ngoài chân dốc lục địa. Ranh giới ngoài này được thể hiện bằng một loạt các đoạn thẳng nối liền các điểm cố định có tọa độ cụ thể và khoảng cách giữa các đoạn thẳng đó không được quá 60 hải lý.
Để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa quá 200 hải lý, quốc gia ven biển phải nộp báo cáo lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa với đầy đủ các thông tin đo đạc k