Đại hội VI 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nươc.
Nhằm cụ thể hoá đường lối chung, ngày 21/12/1990 Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật quan trọng là luật Doanh nghiệp ( DN ) tư nhân và luật Công ty. Sự ra đời của 2 đạo luật này đã góp phần to lớn vào việc thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh nhằm thiết lập những điều kiện pháp lý khung cho quá trình thành cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta. Trong gần 10 năm tồn tại luật DN tư nhân, luật công ty đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển thành phần kinh tế tư doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Cũng trong thời gian này hàng chục ngàn DN đã được thành lập thu hút lượng vốn lớn trong xã hội tạo ra nhiều việc làm mới tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động.
Song hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, luật DN tư nhân đặc biệt luật công ty đã bộc lộ những bất cập thậm chí còn đang là những vạt cản đối với quá trình phát triển của các hình thức biểu hiện tự do kinh doanh vào cuộc sống thực tiễn của cơ chế thị trường hiện đại. Vì lẽ đó dưới ánh sáng của nghị quyết hội nghị lần thứ IV và nghị quyết hội nghị lần thứ VI - BCH TW Đảng khoáVIII luật DN mới được soạn thảo và được Quốc hội khoá X thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000.
Ngay từ những ngày đầu luật DN đã được chào đón nồng nhiệt của mọi tầng lớp dân cư nói chung và của giới doanh nhân nói riêng. Những qui đình mới cảu luật DN đang thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực của nó trong giai đoạn cách mạng ngày nay, giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn đang tồn tại nảy sinh những mặt yếu kém, cần được khắc phục trong thực tiễn thi hành luật DN.
Là một sinh viên em rất háo hức chào đón sự ra đời của luật DN và tự nhận thấy mình có một phần trách nhiệm nào đó trong việc đưa luật DN đến với mọi người. Xuất phát từ ý tưởng đó, được sự gợi mở của các thầy cô bộ môn em quyết định chọn đề tài “ Luật DN và thực tiễn áp dụng thời gian qua” . Đây là vấn đề rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu không nhiều cùng với lượng kiến thức hạn chế của một sinh viên nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy cô trong Bộ môn cùng với bạn đọc để bản đề tài được hoàn thiện thoả lòng khát khao tìm hiểu luật DN của bản thân.
48 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Luật doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đại hội VI 1986 là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến nền kinh tế nước ta, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nề kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nươc.
Nhằm cụ thể hoá đường lối chung, ngày 21/12/1990 Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật quan trọng là luật Doanh nghiệp ( DN ) tư nhân và luật Công ty. Sự ra đời của 2 đạo luật này đã góp phần to lớn vào việc thể chế hoá nguyên tắc quyền tự do kinh doanh nhằm thiết lập những điều kiện pháp lý khung cho quá trình thành cơ chế thị trường nền kinh tế nước ta. Trong gần 10 năm tồn tại luật DN tư nhân, luật công ty đã góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát triển thành phần kinh tế tư doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh doanh. Cũng trong thời gian này hàng chục ngàn DN đã được thành lập thu hút lượng vốn lớn trong xã hội tạo ra nhiều việc làm mới tăng thêm thu nhập nâng cao đời sống cho người lao động.
Song hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, luật DN tư nhân đặc biệt luật công ty đã bộc lộ những bất cập thậm chí còn đang là những vạt cản đối với quá trình phát triển của các hình thức biểu hiện tự do kinh doanh vào cuộc sống thực tiễn của cơ chế thị trường hiện đại. Vì lẽ đó dưới ánh sáng của nghị quyết hội nghị lần thứ IV và nghị quyết hội nghị lần thứ VI - BCH TW Đảng khoá VIII luật DN mới được soạn thảo và được Quốc hội khoá X thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000.
Ngay từ những ngày đầu luật DN đã được chào đón nồng nhiệt của mọi tầng lớp dân cư nói chung và của giới doanh nhân nói riêng. Những qui đình mới cảu luật DN đang thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực của nó trong giai đoạn cách mạng ngày nay, giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn đang tồn tại nảy sinh những mặt yếu kém, cần được khắc phục trong thực tiễn thi hành luật DN.
Là một sinh viên em rất háo hức chào đón sự ra đời của luật DN và tự nhận thấy mình có một phần trách nhiệm nào đó trong việc đưa luật DN đến với mọi người. Xuất phát từ ý tưởng đó, được sự gợi mở của các thầy cô bộ môn em quyết định chọn đề tài “ Luật DN và thực tiễn áp dụng thời gian qua” . Đây là vấn đề rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu không nhiều cùng với lượng kiến thức hạn chế của một sinh viên nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót, nhầm lẫn, vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến quí báu của các thầy cô trong Bộ môn cùng với bạn đọc để bản đề tài được hoàn thiện thoả lòng khát khao tìm hiểu luật DN của bản thân.
I) Từ luật Doanh nghiệp Tư Nhân, luật Công Ty đến luật Doanh nghiệp :
Nghị quyết Đại hội VI là bước chuyển biến quan trọng mang ý nghĩa lịch sử đối với nền kinh tế nước ta. Trong một thời gian dài, dưới tác động của cơ chế kế hoạch hoá , nền kinh tế nước ta trì trệ và khủng hoảng, trong điều kiện đó sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là một nhu cầu bức thiết làm sống dậy những tiếm năng của nền kinh tế quốc dân. Cụ thể hoá đường lối trên nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật ,trong đó hai đạo luật quan trọng : Luật Công Ty, Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân là hành lang pháp lý cho sư ra đời và phát triển của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau , hai luật trên đã trở lên bất cập , không đáp ứng kịp sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, trở lên kìm hãm sự phát triển nền kinh tế nói chung và thành phần kinh tế tư doanh nói riêng . Trước yêu cầu đó , luật Doanh Nghiệp đã được Quốc Hội thông qua ngày 12 tháng 6 năm 1999, và có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 1 năm 2000
1/ Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân, Luật Công Ty, thành tựu, hạn chế và sự ra đời Luật Doanh Nghiệp.
Luật Doanh Nghiệp Tư Nhân, Luật Công Ty được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990, có hiệu lực thi hành ngày 12 tháng 7 năm 1991. Là hai đạo luật cơ bản tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Sở dĩ nói như vậy, bởi vì trước đó khi chưa có Nghị Quyết Đại Hội VI, nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, theo cơ chế này phần lớn tư liệu sản xuất trong xã hội được tập trung vào một trung tâm duy nhất - đó là nhà nước, nhà nước thông qua hệ thống cơ quan hành chính và các đơn vị trực thuộc - vừa tiến hành kinh doanh vừa quản lý hoạt động kinh doanh, các thành phần kinh tế khác không có điều kiện phát triển, nếu có chỉ là những cơ sở kinh doanh vụn vặt. Điều này kìm hãm hạn chế tiềm năng của các thành viên trong xã hội, bởi trong một xã hội lạc hậu như nước ta, đang trong giai doạn quá độ thì như Mac đã nói : Tồn tại nhiều thành phần kinh tế, các thành phần này tồn tại đan xen, đấu tranh và triệt tiêu lẫn nhau, mỗi một thành phần có một trình độ nhất định, một tiềm năng kinh tế riêng. Do đó muốn tận dụng được tiềm năng đất nước, không còn cón đường nào khác là phải sử dung triệt để năng lực của mỗi thành phần, mỗi cá nhân, cón người cụ thể .
Xuất phát từ lý luận đó, cùng thực tế kinh tế đất nước. Đại Hội VI đã chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm và tiến hành cải cách nền kinh tế: trên nguyên tắc giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi tiềm năng của đát nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế để phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất CHXHCN .
Để đưa tư tưởng này vào thực tiễn cuộc sống, Đảng đã chỉ đạo nhà nước phải nhanh chóng cụ thể hoá đường lối trên thông qua văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nền kinh tế. Luật DN Tư nhân, Luật CTy ra đời trong điều kiện như vậy, và ngay tư khi ra đời nó đã phát huy tác dụng vô cùng to lớn của mình. Thành tựu đầu tiên và cũng dễ nhận thấy nhất như chúng ta đã đề cập ở trên : Là cơ sở pháp lý cho tư tưởng chỉ đạo của Nghị Quyết ĐH VI .nó đã mở ra cơ hội mới cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội tạo đièu kiện cho các thành phần tham ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua năng lực của mình mọi chủ thể đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật như điều 3 Luật DNTN, điều 4 Luật CT, nó là cơ sở đảm bảo pháp lý cho sư phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước . Khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành viên có tài sản, vốn đầu tư vào kinh doanh dười hình thức một chủ hoặc để phân chia rủi ro, thu hút nguồn vốn lớn, tăng khả năng cạch tranh các chủ thể hoàn toàn có thể liên kết với nhau thành lập công ty dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra sự ra đời Luật CT, Luật DNTN còn góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện pháp luật kinh tế, khắc phục những khuyết tật trong các văn bản pháp luật trước đây, nó đã nhất thể hoá về mặt pháp lý các quy định riêng rẽ của các địa phương, nó là cơ sở cho sự ra đời và hoạt động của DNTN, công ty loại hình doanh nghiệp mới trong nên kinh tế nước ta, bên cạnh các loại hình doanh nghiệp đã có.
Trong gần 10 năm tôn tại những thành tựu mà luật DNTN , luậtCTy đạt được có thề được lượng hoá thông qua những cón số ,nó tác động tích cực đối sự phát triên khu vưc kinh tế tư doanh nói riêng và đối nền kinh tế nói chung. Trong thời gian này đã có hơn 38000 doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký khoảng 21000 tỷ đồng .Các doanh nghiêp đã tạo được hơn 500000 chỗ làm mới ,va có đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước,công ty và DNTN da tạo ra khoảng 8% tổng sản phẩm xã hội,ngoài ra còn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể theo nghị định 66/HĐBT,sử dụng hơn 3 triệu lao động, các hộ kinh doanh này tạo ra khoảng 9% tổng sản phẩm xã hội . Sự xuất hiện và phát triển các loại hình kinh doanh này góp phần làm cho nền kinh tế trở nên sôi động và linh hoạt hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng cuộc sống .
Tuy nhiên ngày nay do nhiều nguyên nhân khác nhau mà hai đạo luật trên không còn phù hợp. Xã hội loài người cũng như một cơ thể sống, nó luôn luôn vận động không ngừng cón người luôn có xu hướng tự hoàn thiện mình và thông qua tác động của mình cải tạo thế giới được tốt đẹp hơn. Trong học thuyết về hình thái kinh tế xã hội Mác đã khẳng định rằng: lực lượng sản xuất xét đến cùng đóng vai trò quyết định trong việc thay đổi phương thức sản xuất dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội và thay đổi chế độ này bằng chế độ khác .
Theo quan điểm trên LLSX luôn luôn phát triển, gắn liền với sự phát triển của KHKT, sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của khoa học đã đẩy LLSX phát triển không ngừng, sự phát triển LLSX đòi hỏi QHSX phải được thay đổi cho phù hợp với tính chất, trình độ LLSX, sự phát triển chậm hơn của kiến trúc thượng tầng đã kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng tức nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta từ khi chuyển đổi cơ cấu, do tận dụng được tối đa tiềm năng đất nước đã có những bước biến chuyển không ngừng, các quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp, nhu cầu SXKD ngày càng tăng. Trong môi trường canh tranh khốc liệt cơ hội được tính bằng giây, bằng phút các Doanh Nghiệp đòi hỏi cần có sự thông thoáng, tự chủ hơn trong kinh doanh ...Những nhu cầu đó luật DNTN, luật Cty không thể đáp ứng, do luật được ban hành ngay trong thời kỳ đầu của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, lên các mối quan hệ kinh tế đã xuất hiện song chưa bộc lộ đầy đủ xu hướng phát triển dẫn đến khó dự đoán quy luật vận động của nó. Hơn nữa các nhà làm luật trong một chừng mực nào đó còn hạn chế về khả năng và trình độ ,lại vừa trải qua một thời gian dài với lối tư duy kinh tế cũ khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình soạn thảo .
Một lý do nữa không kém phần quan trọng :đó là sự ra đời của hàng loạt các đạo luật, bộ luật trong thời gian này, trên mọi lĩnh vực: Bộ Luật Dân Sự, Luật Thương Mại, Luật Khuyến Khích Đầu Tư Trong Nước ,... dẫn đến sự thiếu đồng bộ, nhất quán trong các quy phạm pháp luật.
Từ những nguyên nhân đó dẫn đến sự ra đời của luật Doanh Nghiệp ngày 12/6/1999.
2/ Nội dung luật Doanh Nghiệp và những đổi mới .
Luật DN được ban hành xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế nhằm thay thế luật DNTN và luật Cty ngày 21 tháng 12 năm 1990, có hiệu lực thi hành ngày tháng 1 năm 2000. Luật DN ra đời là cả một quá trình tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu thực tế, từ những sai lầm, thiếu sót trong công tác làm luật trước đây, từ những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới.
2.1. Mục tiêu của luật DN
Hoạt động của cón người, theo Mac: Đó là hoạt động có ý thức bởi vậy trước khi thực hiện một hành vi, một công việc cón người luôn xác định cái mà mình mong muốn đạt được thông qua hành vi hay công việc đó. Mỗi một quy phạm pháp luật được ban hành ra nó trở thành khuôn mẫu, mực thước mang tính cưỡng chế đối với các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó. Do đó quá trình ban hành văn bản pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục chặt chẽ có như vậy sản phẩm tạo ra mới thực sự có hiệu quả nâng đỡ, bảo vệ các quan hệ xã hội được nó điều chỉnh, vì đặc trưng này của các quy phạm pháp luật, lên trước khi tiến hành soạn thảo, nhà làm luật phải luôn xác định muc tiêu cần đạt được của dự luật mà mình định ban hành, trên cơ sở muc tiêu đả được xác định, nó sẽ quyết định phương hướng ban hành văn bản pháp luật. Luật DN cũng không nằm ngoài quy luật trên, tư tưởng chỉ đạo của luật DN là nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Xuất phát từ thực tế nền kinh tế, kế thừa những bài học kinh nghiệm qua việc thi hành luật DNTN, luật Cty, nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và sự phát triển nền kinh tế thời gian tới. Luật DN cần phải cởi bỏ những hạn chế, kìm hãm đối nền kinh tế nói chung, đối các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng, giải phóng và phát huy mọi lực lượng, mọi tiềm năng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho mọi thành phần, mọi cá nhân, mọi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho kinh kế tư nhân phát triển. Đây là mối quan hệ cơ bản trong một phương thức sản xuất, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cơ sở hạ tầng có tính quyết định đến tính chất,hình thức kiến trúc thượng tầng, song đến lượt nó, kiến trúc thượng tầng lại tác động ngược trở lại. Do đó mục đích đầu tiên mà luật DN hướng tới không phải là cái gì khác, mà chínhlà hiện thực của nền kinh tế và xu hướng tiến triển của các mối quan hệ kinh tế.
Như chung ta dã biết cón người trong xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể cải tạo xã hội, vừa là mục tiêu của cải tạo, do đó trong đường lối chính sách của mình đảng luôn đặt vấn đề cón người lên vị chí hàng đầu, làm sao để mọi người trong xã hội đều có cơ hội phát huy mọi năng lực của mình để tạo ra của cải cho bản thân, cho gia dình và cho xã hội, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống người lao động. Luật DN cũng vậy với việc quy định những loại hình doanh nghiệp mới, đồng thờivới việc đơn giản hoá thủ tục hành chính, cùng với việc bãi bỏ các loại giấy phép không cần thiết là điều kiện để huy động tối đa nguôn lực trong xã hội, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động.
2.2. Những nội dung mới được quy định trong luật Doanh Nghiệp .
Luật DN đươc chia thành 10chương và 124điều. Quy định địa vị pháp lý của các loại hình DN: quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức của mỗi loại hình đó...
Luật DN là văn bản kế thừa và phát triển của hai đạo luật, luật DNTN, luật Cty nó không phủ định sạch trơn các chế định trong hai đạo luật này, trên cơ sở giữ lại những quy dịnh phù hợp, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp, đồng thời bãi bỏ những quy định đã lỗi thời, lạc hậu không đáp ứng dược yêu cầu nền kinh tế trong giai doạn mới, giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
So với pháp luật kinh doanh trước đây luật Doanh Nghiệp có những nội dung mới cơ bản sau đây:
2.2.1. Luật DN bỏ thủ tục xin giấy phép thành lập.
Trong thời gian qua do kế thừa tư duy quản lý kinh tế cũ: bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả, thủ tục nặng nề của nền kinh tế kế hoạch hoá, tập chung do đó tệ giấy tờ, quan liêu của một số cá bộ gây lên sự bất bình trong các tầng lớp nhân dân .
Đại hội VIII đã nhấn mạnh vấn đề cải cách nền hành chính nước ta là nhiệm vụ bức thiết trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, trong đó cải cách thủ tục hành chính được cói là trọng tâm, cốt lõi trong cải cách hành chính quốc gia .
Để thực hiện Nghị Quyết trên, đồng thời đáp ứng những mong muốn thiết thực của giới kinh doanh, phù hợp với sự phát triển mới của nền kinh tế đất nước, phù hợp với thông lệ quốc tế, luật Doanh Nghiệp qui định bỏ giai đoạn xin giấy phép thành lập.
Trước đây trong luật Cty, luật DNTN qui định trước khi thành lập, người muốn lập doanh nghiệp phải gửi hồ sơ xin phép thành lập đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ xin giấy phép phả bao gồm các dữ liệu về thân nhân người muốn thành lập, các điều kiện về vốn, ngành nghề kinh doanh, phương án kinh doanh ... Trong một chừng mực nào đó việc qui đinh như vậy cũng có một ý nghĩa nhất định : giúp nhà nước có khả năng quản lý được các doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sắp được thành lập, nắm được qui mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, đồng thời đả bảo nguồn vốn cho các nhà đầu tư khi góp vào công ty. Doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép thành lập phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vốn, ngành nghề kinh doanh phải có phương án kinh doanh khả thi ... đây là bước nặng nề nhất đối với doanh nghiệp bởi vì với qui định như vậy, người muốn thành lập phải xin nhiều loại giấy tờ, chứng thực khác nhau. Lợi dụng sơ hở đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều loại giấy phép chuyên ngành, lĩnh vực mà mình quản lý tạo ra nhưng tiêu cực không đáng có trong xã hội, nạn cửa quyền,tham nhũng có đất tồn tại.
Sau khi được cấp giáy phép thành lập,người muốn thành lập phải tiến hành đăng ký kinh doanh tại sở Kế Hoạch-Đầu Tư,nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.Việc quy định các cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền liên quan đến việc xem xét hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp, trong khi các cơ quan đọc lậpvới nhau, chỉ xem xét phần việc của mình do đó thời gian hoàn thành việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh mất rất nhiều thời gian thường từ bốn đến sáu tháng, cùng với một khoản lệ phí không nhỏ.
Xét về mặt quản lý trong giai đoạn ngày nay, khi mà đảng và nhà nước đang có chủ trương cải cách thủ tục hành chính, thì quy định như vậylà không hợp lý và đi ngược lạivới đường lối, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng ngày nay. Xét về mặt hiệu quả, quy dịnh như vậy khong tạo ra hiệu quả trong công tác quản lý, vìcó có quá nhiều cơ quan tham gia vào cùng một vấn đề, trong khi đó khong có một cơ quan nào chịu trách nhiệm chính dẫn đến nhà nước rất khó quản lý một cách tập chung các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Hơn nữa quy định như vậy không khuyến khích được các nhà đàu tư bỏ vốn vào kinh doanh bởi thủ tục quá rườm rà dẫn đến tốn kém thời gian, tiền của ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất của nhà đầu tư.
Xuất phát từ những lý do đó, luật DN quy dịnh trình tự thành lập doanh nghiệp chỉ còn bước đăng ký kinh doanh, trong bước này, người muốn thành lập doanh nghiệp tiến hành lập hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền-phòng ĐKKD cấp tỉnh thuộc sở KH_ĐT. Lụât DN không chỉ bỏ bước xin phép thành lập, mà ngay trong bước ĐKKD luật quy định rõ ràng: cơ quan ĐKKD không được yêu cầu, đòi hỏi những giấy tờ khác ngoài những giấy tờ quy định trong luật DN bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh; điều lệ đối công ty; tên chủ sở hữu đối DNTN, danh sách đối công ty; đối ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có vốn pháp định thì phải có giấy tờ chứng thực nguồn vốn đó. Rõ ràng với việc quy định cụ thể các loại giấy tờ mà người muốn thành lập doanh nghiệp phải nộp trong hồ sơ của mình là một bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tránh được hiện tượng các cơ quan nhà nước tuỳ tiện ban hành các loại giấy phép cón gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra với quy đinh như vậy thì trách nhiệm của nhà nước phần nào được giảm nhẹ, theo quy định tại k2 Đ12 cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trach nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD, còn về các lĩnh vưc khác liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động của các doanh nghiệp... thì buộc các nhà đầu tư phải tự tìm hiểu, nếu muốn cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều này khác với trước đây, khi mà các doanh nghiệp thường thông qua sự xác nhận của nhà nước để đánh giá tình hình kinh doanh của các đối tác, bạn hàng từ đó xuất hiện tư tưởng dựa dẫm, trông chờ vào các cơ quan nhà nước dẫn đến tình trạng, thông tin thiếu chính xác, không cập nhập và còn là cơ sở phát sinh các tệ nạn trong quản lý hành chính nhà nước. Để việc tìm hiểu được dễ dàng, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin cần thiết về các doanh nghiệp cho những đơn vị, cá nhân có yêu cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm được bạn hàng phù hợp nhất với mình.
2.2.2. Luật Doanh Nghiệp bỏ mức vốn pháp định đối hầu hết các ngành nghề kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp là cơ sở vật chất quan trọng nhất để chủ doanh nghiểp triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa vốn còn là bảo đảm về mặt tài chính của doanh nghiệp đối các chủ nợ. Do đó luật DNTN, luật Cty quy định vốn pháp định là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để có thể thành lập doanh nghiệp. Điều này có nghĩa: vốn đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra phải phù hợp với quy mô, ngành nghề dự định kinh doanh .Số vốn này không được thấp hơn số vốn tối thiểu mà pháp luật quy định, tuỳ thuộc vào ngành nghề,lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp, đây là mức bảo đảm tối thiểu về tài sản của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Tuy nhiên trong khi thi hành hai đạo luật này, thì quy định về mức vốn pháp định không còn phát huy được hiệu quả như ý nghĩa ban đầu của nó, tức thể hiện khả năng kinh tế của doanh nghiệp và đảm bảo khả năng thanh toán cho chủ nợ. Thưc tế cho thấy cả hai ý nghĩa trên đều không được đảm bảo, vì nhà nước không quản lý được nguồn vốn của doanh nghiệp sau khi được thành lập, dẫn đến có doanh nghiệp khi làm hồ sơ thành lập đã đi vay mượn toàn bộ s