Đề tài Luật tục của các dân tộc ở Việt Nam

Đối với một dân tộc, di sản văn hoá cổ truyền là một tài sản vô giá mà văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tình thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua qúa trình thực tiễn trong sự tương tác giữa con ngươi với môi trường tự nhiên và xã hội. Qua quá trình tồn tại và phát triển mỗi một cộng đường người đều để lại một di sản văn hoá lâu đời được lưu truyền từ đời này sang đời kia, nó được khẳng định đứng vững rồi trở thành văn hoá cổ truyền của một dân tộc. Trong vốn văn hoá cổ truyền ấy có những di sản văn hoá vật thể như thành quách, lâu đài, đình đền, nhà ở có những di sản văn hoá phi vật thể như chuyện kể dân gian, ca dao, phong tục tập quán, tập tục, hương ước, lễ hội . Tuy nhiên giữa cái vật thể và phi vật thể có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Một ví dụ điển hình cho sự gắn bó này đó là mối quan hệ giữa luật tục và môi trường sinh thái tự nhiên. Sự tương tác ấy diễn ra ở hai phương diện bảo vệ và phát huy. Mà bảo vệ và phát huy môi trường sinh thái tự nhiên đó là một hành động văn hoá mang tính nhân văn để phát triển và tồn tại. Các Mác nói “Văn minh nếu như nó phát triển một cách tự giác mà không được hướng dẫn một cách tự giác thì sẽ để lại phía sau nó một hoang mạc”.

doc18 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3021 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Luật tục của các dân tộc ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với một dân tộc, di sản văn hoá cổ truyền là một tài sản vô giá mà văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tình thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua qúa trình thực tiễn trong sự tương tác giữa con ngươi với môi trường tự nhiên và xã hội. Qua quá trình tồn tại và phát triển mỗi một cộng đường người đều để lại một di sản văn hoá lâu đời được lưu truyền từ đời này sang đời kia, nó được khẳng định đứng vững rồi trở thành văn hoá cổ truyền của một dân tộc. Trong vốn văn hoá cổ truyền ấy có những di sản văn hoá vật thể như thành quách, lâu đài, đình đền, nhà ở… có những di sản văn hoá phi vật thể như chuyện kể dân gian, ca dao, phong tục tập quán, tập tục, hương ước, lễ hội…. Tuy nhiên giữa cái vật thể và phi vật thể có sự gắn bó hữu cơ với nhau. Một ví dụ điển hình cho sự gắn bó này đó là mối quan hệ giữa luật tục và môi trường sinh thái tự nhiên. Sự tương tác ấy diễn ra ở hai phương diện bảo vệ và phát huy. Mà bảo vệ và phát huy môi trường sinh thái tự nhiên đó là một hành động văn hoá mang tính nhân văn để phát triển và tồn tại. Các Mác nói “Văn minh nếu như nó phát triển một cách tự giác mà không được hướng dẫn một cách tự giác thì sẽ để lại phía sau nó một hoang mạc”. I. LUẬT TỤC CỦA CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM 1. Hình thức tồn tại của luật tục Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, tri thức địa phương được hình thành trong qúa trình lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội đã được định hình dưới nhiều dạng thức khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng dẫn, điều chỉnh và điều hoà các quan hệ xã hội, quan hệ con người với môi trường thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện tạo nên sự thống nhất và cân bằng xã hội của mỗi cộng đồng. Ở mỗi dân tộc có tên gọi luật tục riêng như hương ước của người Việt, Hịt khỏng của người Thái, Phat Kdi người Ê đê,… Có thể nói luật tục là hiện tượng phổ biến ở tất cả các tộc người hiện nay ở Việt Nam. Nếu căn cứ vào hình thức tồn tại của các loại luật tục này, chúng ta có thể chia làm 3 loại. - Luật tục dưới dạng các lời nói vần truyền miệng. - Luật tục thành văn hay đã được văn bản hoá. - Luật tục còn dưới dạng những thực hành xã hội. a- Luật tục đã được cố định thành dạng lời nói vần được truyền miệng từ đời này sang đời khác, ví dụ như luật tục Ê đê, M’nông, mạ, Ba na, Gia rai,... Loại luật tục này đề cập tới rất nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội: quan hệ cộng đồng, vai trò và trách nhiệm của thủ lĩnh, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình, sở hữu tài sản, việc xâm phạm tới các cá nhân (chửi, đánh đập, giết người)... luật tục không chỉ là những điều ngăn cấm, xử phạt mà còn là những điều khuyên răn, giáo dục, tạo dư luận xã hội để truyền bá cái tốt, bài trừ cái xấu. Việc thực thi luật tục dựa vào phán quyết của người xử kiện, của mỗi buôn làng (người Ê đê gọi là Popét kdi, người M’nông gọi là kroanh petk đuôi ...) có sự tham gia của cộng đồng dòng họ, gia tộc của cả bên nguyên và bên bị. b- Luật tục thành văn hay đã văn bản hoá. Loại luật tục này có thể chia thành 2 dạng: Hương ước của người Việt (kinh): là loại luật tục thành văn của mỗi làng trong thời kỳ xã hội phong kiến và còn tồn tại đến ngày nay với nhiều tên gọi khác nhau: Hương ước, hương lệ, hương tục... hương ước ra đời từ thời Lê, nhưng hương ước cổ nhất còn lưu lại đến ngày nay là từ thời hậu Lê (thế kỷ thứ 17). Nội dung của hương ước đề cập đến một số vấn đề cơ bản của làng xã. 1. Thiết kế tổ chức làng xã: như xóm, ngõ (theo cư trú), dòng họ (theo huyết thống), phe giáp (theo cấp tuổi), phường hội (theo nghề nghiệp), bộ máy quản lý hành chính. 2. Quy định về các quan hệ xã hội: trong đó nổi lên các chuẩn mực: trọng lão, trọng chức vị, trọng nam và trọng trưởng nam. 3. Quy ước về an ninh làng xã: 4. Quy ước về khuyến nông, khuyến học: 5. Quy ứơc về sưu thuế, lao dịch theo từng loại người trong làng xã. Luật tục của người Thái và Chăm. Luật tục Thái (Hịt khoỏng bản mường) tồn tại dưới hai dạng: + Luật Mường + Những tục lệ liên quan đến cưới xin, ma chay, cúng lễ v.v… Nội dung của luật Mường đề cập tới các vấn để: Lai lịch của Mường Ranh giới Mường Bộ máy quản lý Mường và quyền lợi của các chức dịch. Nghĩa vụ và quyền lợi của người dân. Việc cúng lễ, tế tự của bản mường Các quy định thưởng phạt liên quan đến việc sở hữu, quan hệ hôn nhân gia đình, đến việc xâm phạm đến thân thể, các phong tục tập quán… Luật tục Chăm (Adát) được bắt đầu từ hình thức truyền miệng, rồi sau đó được văn bản hoá vào những thập kỷ giữa thế kỷ 19. Phần luật tục Chăm về hôn nhân gia đình đề cập đến các vấn đề: điều kiện kết hôn, hôn nhân và ly hôn, phân chia tài sản, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quyền của người phụ nữ, quyền của người đàn ông… c. Luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội. Loại này phổ biến ở hầu hết các tộc người rất khó phân biệt nó với phong tục và lệ tục cổ truyền. Dù tồn tại dưới hình thức nào thì hiện nay luật tục của các dân tộc cũng đang đứng trước sự mai một phá hoại bởi thời gian và con người. Nhiều cuốn luật tục: Hit khoỏng của người Thái bị đốt hay mất mát, thất lạc, nhiều bộ luật truyền miệng của các dân tộc Tây Nguyên bị quên lãng. Nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phải cứu lấy di sản quí báu đó. 2. Một số đặc điểm cơ bản của luật tục Luật tục chưa phải là luật và nó cũng không hoàn toàn là tục mà nó là hình thức trung gian chuyển tiếp giữa luật và tục hay nói cách khác nó là hình thức phát triển cao của phong tục, tục lệ và là hình thức sơ khai, hình thức tiền luật khác. Vì vậy nó phù hợp với các xã hội tiền công nghiệp, phù hợp với các cộng đồng nhỏ hẹp gắn với từng nhóm tộc người, từng địa phương cụ thể. Khác với luật pháp luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội và văn hoá cổ truyền, nó ra đời, biến đổi và tham gia chế định các hành vi cá nhân và cộng đồng dưới sự tác động của hệ thống xã hội và văn hoá tộc người, nó trở thành tình cảm, lương tâm và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thành viên với cộng đồng mà trước hết là cộng đồng gia tộc, dòng họ. Nó không phải là sự áp đặt của hệ thống cai trị đối với mỗi cá nhân mà là sự tự nguyên, tự giác của mỗi cá nhân với tư cách là chủ nhân của cộng đồng ấy. Luật tục mang tính đặc thù, tính địa phương, tính đa dạng. Mỗi làng người Việt có một bản hương ước riêng, mỗi mường của người Thái có bản luật Mường riêng… Do luật tục là một bộ phận của hệ thống xã hội, hệ thống văn hoá cho nên du luật tục đã hình thành và định hình trong qúa trình lịch sử lâu dài nhưng không vì vậy mà nó bất biến, trái lại nó luôn biến đổi theo những hoàn cảnh xã hội và văn hoá nhất định. 3. Giá trị của luật tục - Luật tục là một sản phẩm của một xã hội nên nó là tấm gương phản chiếu sát thực xã hội tộc người. Luật tục đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người từ môi trường tự nhiên, quan hệ sản xuất và sở hữu, tổ chức và các quan hệ xã hội, hôn nhân, gia đình, tín ngưỡng, phong tục và lễ nghi… Đó là các chuẩn mực ứng xử đã được hình thành và định hình trong qúa trình lịch sử lâu dài của tộc người được mọi người chấp nhận và tự giác thực hiện như một thói quen, tập quán. - Luật tục là di sản văn hoá tộc người: luật tục đặc biệt là luật tục truyền miệng của các dân tộc ở Tây Nguyên là di sản văn hoá quý báu. Trong mỗi bộ luật tục nó không chỉ chứa đựng những sắc thái văn hoá độc đáo của mỗi tộc người khiến có người đã ví von nó như là “Bộ từ điển Bách khoa sống của mỗi dân tộc” mà bản thân mỗi bộ luật tục đó thực sự còn là một tác phẩm văn học dân gian truyền miệng có giá trị nội dung và nghệ thuật. - Luật tục là kho tàng tri thức dân gian phong phú. Đó là tri thức về môi trường tự nhiên, về sản xuất nương rẫy, hái lượm, săn bát, đánh cá, tri thức về xã hội và ứng xử giữa người với người, tri thức về đời sống văn hoá, nghi lễ phong tục… Trước hết luật tục là tri thức quản lý cộng đồng, làng buôn. Đó là sự kết hợp giữa quản lý và tự quản lý, kết hợp giữa giáo dục và trừng phạt, giữa ý thức cá nhân và dư luận xã hội, kết hợp giữa các nguyên tắc và tập quan - một hình thức luật pháp sơ khai với các quan niệm về tâm linh, tín ngưỡng để giải quyết các xung đột xã hội… Luật tục còn chứa đựng những tri thức hết sức phong phú và đa dạng về môi trường tự nhiên và việc quản lý khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đó là việc xác định các quan hệ sở hữu của cộng đồng và cá nhân đối với các nguồn tài nguyên đất, rừng, nước, lâm nghiệp, thổ sản… Việc “thiêng hoá” tự nhiên để bảo vệ tự nhiên, việc đặt con người trong sự tương tác bình đẳng hoà đồng với thiên nhiên. II. LUẬT TỤC VÀ VIỆC QUẢN LÝ, KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1. Luật tục chứa đựng kho tri thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên Các bộ luật tục của các tộc người đều thể hiện một kho tàng tri thức vô cùng phong phú của các tộc người về môi trường tự nhiên và những tài nguyên thiên nhiên nơi mà họ sinh sống. Với trình độ và phong cách tư duy cụ thể kinh nghiệm mang màu sắc thần bí nên họ cho rằng, nên họ cho rằng con người cũng như mọi vật xung quanh đều có linh hồn, con người và tự nhiên đều bình đẳng, hoà vào nhau là một. Do vậy con người thường lấy các hiện tượng tự nhiên để so sánh, cái gì thuận theo tự nhiên là phải trái với tự nhiên là không đúng, là tội lỗi. Ví dụ: Luật tục M’nông. Ngu như lợn cũng chưa ăn thịt con Hăng như chó cũng chưa ăn thịt con. Dữ như cọp cũng chưa ăn thịt con. Là người sao lại giết con. Con người là một bộ phận của tự nhiên, lấy tự nhiên để đối xánh, để nói về con người và quan hệ con người, do vậy có thể nói rằng trong hầu như toàn bộ các điều luật của luật tục Ê đê và M’nông không có điều luật nào lại không có sự hiện diện của các hiện tượng tự nhiên. Mà thiên nhiên, môi trường tự nhiên ở đây lại được mô tả một cách hết sức sinh động, chứng tỏ sự hiểu biết của con người về nó cũng rất kỹ càng, sâu sắc. Thí dụ: khi lấy con vật mà nói về tính cách con người hay ba hoa, không giữ lời hứa, l;uật tục Êđê miêu tả: “Kẻ như thân cỏ mà muốn vươn cao hơn cây gỗ, như đám cỏ tranh mà muốn vượt lên cây tre, như con thú rừng mà muốn băng qua ngọn cây cao trên đỉnh núi”. Khi nói về các tội lỗi mà không được xét xử luật tục M’nông ví nó như: “Chuyện xích mích mà không được giải quyết Nó sẽ nở như hoa Rting (hoa Phượng) Nó nó sẽ bung như hoa mhay Nó sẽ nẩy như vỏ quả dứa”. Khi nói về tính trung thực và khách quan của con người xử kiện, luật tục M’nông mượn hình ảnh: “Hai bên hòn đá, cá chê đứng giữa. Hai bên cây lúa, cây nêu đứng giữa. Bên gió bên bão, chiếc diều đứng giữa”. Trong những bộ luật tục của các tục người ở Tây Nguyên, có khá nhiều điều luật mang tính chất như là sự tổng kết về kinh nghiệm sản xuất của nhân dân. Luật tục M’nông có các điều về trồng tỉa, làm rẫy, chăn nuôi, săn bắt, các tục lệ liên quan tới các con vật nuôi như lợn, chó, trâu gà... Ví dụ tuỳ theo loại đất mà gieo các loại cây trồng khác nhau: “Đất thấp nặng gió ta trồng dưa. Đất thấp bằng ta trỉa bắp. Dọc bờ suối trồng chuối và mía. Trên đồi cao chỉ trồng cây gai. Bầu bí chỉ ở chung với lúa. Ớt cà ta trồng rẫy cũ. Trỉa lúa sớm cho kịp chất tro. Trỉa đậu sớm cho kịp trời nắng”. (Luật tục M’nông - tục lệ trồng trỉa). Hay về chăn nuôi. “Nuôi lợn làm chuồng Nuôi trâu làm chuồng Nuôi voi phải có cọc Buổi sáng thả ra bãi cỏ. Buổi trưa lùa xuống bờ suối. Buổi chiều phải lùa về nhà”. (Luật tục M’nông - tục lệ chăn nuôi). Luật tục và vấn đề sở hữu tài nguyên thiên nhiên: Vấn đề sở hữu luôn luôn là vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của bất kỳ tộc người nào, ở trong bất cứ một chế độ xã hội nào. Đối với các tộc người ở nước ta vấn đề về sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan trực tiếp đến hai phương diện. 1. Xác định các quan hệ sở hữu đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên chính là nhân tố cơ bản để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ấy. 2. Xác định quan hệ sở hữu liên quan trực tiếp đến các hình thức tổ chức sản xuất và phân phối các nguồn của cải vật chất mà con người tạo ra. Các bộ luật của các dân tộc thiểu số ở nước ta đều có nhiều điều luật xác định quyền sở hữu tài nguyên thiên nhiên và cùng với nó là việc phân phối kế thừa các tài nguyên đó. tuỳ theo sự khác biệt về tính chất và trình độ phát triển xã hội của mỗi tộc người mà luật tục quy định các quan hệ sở hữu cũng khác nhau. Nhìn chung ở các tộc người thiểu số như Thái, Ê đê, M’nông... đều chưa phát triển chế độ tư hữu tài sản mà tất cả tài nguyên, của cải đều thuộc về cộng đồng, mỗi cá nhân, gia đình chỉ được quyền chiếm dụng. Luật tục của các tộc người khẳng định quyền sở hữu công cộng của cộng đồng làng buôn về đất canh tác, đất rừng, sông suối và các tài nguyên thuộc lãnh thổ của làng buôn ấy... Đất đai, tài nguyên thuộc về sở hữu chung của buôn làng thì mọi người có quyền sử dụng. “Chúng ta ai ai cũng có quyền đốt rẫy, bắt cá ở bất cứ nơi nào. Ai ai cũng có quyền chèo lên cây lất mật ở bất cứ rừng thấp, bụi bờ nào. Cây le, cây lồ ô, tranh tre để làm nhà, ai ai cũng có quyền lấy, không phải trả gì cho ai. Ai ai cũng có quyền đốt rừng, săn bắt cá, không phải kiêng cữ gì”. (Luật tục Ê đê) Trong các tộc người ở Tây Nguyên, nhất là với người Ê đê, Gia rai, M’nông... quan hệ xã hội mẫu hệ giữ vai trò chủ đạo theo đó việc tính dòng máu, thừa kế tài sản cũng theo phía họ mẹ. “Con gái giữ nhà ông bà, Con trai gữ nhà bên vợ” (Luật tục M’nông) “Con gái như hạt giống cây lúa, chính con gái là người khoác áo choàng chăn, là người giữ gìn cái nong, nái nia, cái lưng, chỗ dựa của tổ tiên, ông bà…  Từ các cuộn dây đồng đến các gánh bí, gánh bầu, không một người đàn ông con trai nào được tranh chiếm của họ” (Luật tục Êđê). Trong xã hội mẫu hệ như vậy không ai có đặc quyền về đất và tài nguyên, không ai có quyền đem bán đổi. “Tài sản ông bà hưởng hết cả làng, hưởng đến cả con, cả cháu. Nếu đem bán và đổi chác, ai làm người đó chịu tội” (Luật tục M’nông). Tuy nhiên ở người Ê đê vẫn có vai trò người chủ đất đại diện là người phụ nữ bên dòng mẹ, người chủ đất pôlăn có trách nhiệm trông coi, bảo vệ đất đai và tài sản, họ chỉ có quyền lợi là được hưởng tổ ong làm tổ trên cây ktông, cây Kdjar và khi đi thị sát đất đai thuộc quyền quản lý thì pôlăn được dân làng đón tiếp kính trọng và được quyền hưởng của biếu khi đi thăm đất đai. “Cứ 7 năm một lần vào mùa khô theo tục lệ người chủ đất phải đi thăm đất đai rừng rú của mình… Tất cả dân làng, tất cả những người cháu, người em đều phải góp phần dâng biếu người nữ gia trưởng chủ đất, kẻ tô gạo, giá thóc, gùi thóc… để dân làng, con cháu được khoẻ mạnh” (Luật tục Êđê). Đối với người Thái ở Tây Bắc thì chế độ đất đai tồn tại khá điển hình. Về danh nghĩa ruộng và rừng rú là của chung toàn mường, mà người đại diện là châuđin (chủ đất). Nhưng xã hội Thái theo hệ thống phụ hệ, xã hội phân hoá thành tầng lớp quí tộc và người dân thường nên đất công đó hàng năm được phân chia trước nhất cho các chức dịch hàng mường. Án nha ăn mười mẫu ruộng ở trong phạm vị bản Chiềng đi. Thư lại ăn 6 mẫu ruộng ở bản Chiềng ly Thông lại ăn 5 mẫu ruộng Phìa lý ăn 5 mẫu ruộng. (Luật tục Thái) Dân thường cũng được chia ruộng công và chịu gánh vác công việc của Mường. “Đất ruộng trong bản còn bao nhiêu thì đem chia cho dân gánh vác theo lệ truyền lại. Ai lĩnh ít ruộng thì đi việc mường ít, ai nhận nhiều ruộng thì gánh vác việc mường nhiều, ai không nhận ruộng thì không phải đi việc mường” (Luật tục Thái). Các sản vật trong rừng cũng thuộc sở hữu công cộng của bản mường, tuy nhiên ai khai thác cũng phải nộp một phần cho chức dịch. “Không kể ai, đã là người săn bắt, bắt được thú phải theo lệ biếu thịt cho An nha và các Phìa trong mường” (Luật tục Thái). Như vậy, tuy mỗi dân tộc có sắc thái khác nhau, nhưng đều có đặc trưng chung về quyền sở hữu về đất đai và tài nguyên đó là quyền sở hữu cộng cộng của cộng đồng đi liền với quyền sử dụng chiếm dụng của cá nhân mỗi thành viên trong cộng đồng. Ở mỗi dân tộc đều có dấu hiệu riêng biểu thị mảnh rừng, tổ ong, cây cối... đã được cá nhân chiếm dụng, mọi người đều tôn trọng quyền chiếm dụng đó. Luật tục nghiêm cấm kẻ nào xâm phạm tới quyền chiếm dụng hợp pháp của cá nhân. Thí dụ : một mảnh rẫy đã được người đầu tiên khai phá, sau đó để hoá, sau một thời gian họ sẽ trở lại canh tác thì nếu ai đó muốn sử dụng mảnh rẫy đó phải hỏi ý kiến người khai phá đầu tiên, nếu họ cho phép mới được làm. Hơn nữa người chủ mới chỉ có quyền sử dụng chứ không được quyền chuyển nhượng mua bán. Đã có một thời kỳ khá dài cùng với những biến động xã hội các quan hệ sở hữu truyền thống đã bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng tài nguyên, đất đai, rừng rú vô chủ, ai cũng nghĩ mình là chủ, nhưng thực ra là vô chủ, bị tàn phá khai thác một cách bừa bãi kém hiệu quả. Đến nay trong quan hệ xã hội với chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu, thì các vấn đề sở hữu của xã hội cổ truyền được phản ánh trong luật tục các dân tộc còn có nhiều yếu tố hợp lý cần duy trì nhằm bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn. 2. Luật tục và việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên Một trong những vấn đề cơ bản nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay không kể ở miền núi hay miền xuôi, là vấn đề môi trường sống và việc quản lý khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất, nước, các nguồn lợi lâm sản và thủy sản... nhất là trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và dân số ngày một tăng nhanh, môi trường đang bị ô nhiễm, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bừa bãi và bị phá hoại, vì vấn đề quản lý và khai thác một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên trở nên cấp thiết và hệ trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội các tộc người. Từ lâu đời đã hình thành một quan niệm trong dân gian các dân tộc thiểu số là đất đai, rừng rú, nguồn nước, cây cỏ... đều chứa đựng “linh hồn”, có các vị thần cai quản. Bởi vậy khi con người do có nhu cầu xâm phạm tới đều phải có lời cầu khẩn, phải thực hiện các nghi lễ, phải tuân thủ các tập tục nghiêm ngặt, thậm chí trong một số trường hợp con người hoàn toàn không được xâm phạm tới. Việc “thiếng hoá” những tài nguyên thiên nhiên một mặt nào đó đã có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn sự phá hoại, sự bòn rút tài nguyên, bảo vệ môi trường thiên thiên, sự giết chóc động vật trong thiên nhiên. Việc tôn sùng cả một dãy núi, một khu rừng, một con sông... chính là việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, tức là bảo vệ tất cả các loài động vật, thực vật cùng các tổ chức sống khác, bảo vệ cả vốn gien di chuyền có trong mỗi loài và các dạng hệ sinh thái khác nhau cùng tài nguyên thiên nhiên trong môi trường ấy... “Vùng đất còn có rừng săn, là nơi trời đặt cho người trần gian chuyên kiếm ăn, còn khu vừng cấm đầu nguồn nước là nơi ở của ma thiêng không được phá bừa bãi” (Luật tục Thái Đen Thuận Châu). Với tộc người Êđê và M’nông ở Tây Nguyên thì quan niệm về đất đai sông suối, cây cối rừng rú... gắn với ông bà, tổ tiên, gắn với biểu tượng thiêng liêng của người Pôlăn truyền từ đời này sang đới khác. Người Thái Mai Châu cho rằng các thế hệ con cháu muốn có cuộc sống yên ổn thì mồ mả của ông bà tổ tiên phải được giữ gìn và bảo vệ. Vì vậy luật tục cấm các hành động xâm phạm đến khu rừng là nghĩa địa (Pả heo). Ngoài ra bãi tha ma còn được coi là nơi cư trú là ngôi nhà của một số loại ma. Vi phạm đến khu rừng ma không chỉ làm xáo trộn cuộc sống yên ổn của ông bà tổ tiên mà còn bị các loại ma trú ngụ ở đó bắt mất hồn mà trở thành điên hoặc chết. Liền tin vào sự tôn nghiêm và linh thiêng của khu rừng pảheo đã tạo nên sự an toàn tuyệt đối cho khu rừng. Hiện nay tuy một số rừng cấm đã bị phá, nhưng tất cả các bãi tha ma vẫn còn là khu rừng rậm rạp có nhiều cây cối. Theo tập quán truyền thống các khu rừng này vẫn được coi là khu vực chung của cộng đồng và vì vậy ngay cả cảnh khô hay cây gẫy đều được người ta gom lại bán làm quỹ chung của bản. Việc bảo vệ đất đai rừng rú tài nguyên là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi thành