Đề tài Lục lạp và quá trình quang hợp

Quang hợp là quá trình cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).

pdf92 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 4283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lục lạp và quá trình quang hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỤC LẠP VÀ QUÁ TRÌNH QUANG HỢP SEMINAR Đề tài: 1 2 3 4 5 Nội dung Thí nghiệm chứng minh có sự quang hợp Quá trình quang hợp Vai trò của quang hợp Bộ máy quang hợp Cơ chế quang hợp Thí nghiệm chứng minh sự quang hợp Người Hy Lạp Cổ Giữa thế kỷ 17 2H20 + ASMT -----> 4H + + 4e + O2 CO2 + 4H + + 4e -----> (CH2O) + H2O Một trong những sản phẩm của quang hợp là glucose, một đường 6C nên có thể tóm tắt như sau: 6CO2 + 12H2O -----> 6O2 + C6H12O6 + 6H2O Cây xanh Cây xanh Cây xanh/ASMT Thí nghiệm chứng minh sự quang hợp Năm 1770 Quang hợp là quá trình cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng bằng hệ sắc tố của mình và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucose) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O). Quá trình quang hợp Quang hợp là một quá trình oxi hóa khử trong đó H2O bị oxi hóa và CO2 bị khử. Quá trình quang hợp xảy ra ở thực vật, tảo, một số nguyên sinh vật và một số loài vi khuẩn. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở lá xanh. Quá trình quang hợp 1 2 3 Vai trò của quang hợp Tổng hợp các chất hữu cơ Quyết định sự tồn tại của sinh giới Điều hòa không khí, giữ trong sạch bầu khí quyển Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Lục lạp là bào quan phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong thế giới thực vật, vì nó thực hiện chức năng quang hợp biến năng lượng của ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá học để cung cấp cho toàn bộ thế giới sinh vật.  Hình thái của lục lạp Trong các tế bào khác nhau ở các loài cây khác nhau thì hình dạng của lục lạp cũng khác nhau. Ở thực vật bậc thấp: có dạng hình lưới, hình giải xoắn, hình sao dẹp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Tảo sao (Zygnema) Tảo hình liềm (Closterium) Tảo xoắn (Spirogyra) Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Ở thực vật bậc cao: thường có dạng hình cầu, hình trứng hoặc hình đĩa Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Lục lạp có thể xoay bề mặt để có thể tiếp xúc với ánh sáng mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng tới. Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp  Phân bố Lục lạp phân bố trong tế bào chất có khi rất đều nhưng thường tập trung gần nhân hoặc ở ngoại biên gần thành tế bào. Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp  Số lượng Số lượng lục lạp trong tế bào của các mô khác nhau là khác nhau. Nếu số lượng thiếu thì lục lạp sẽ phân chia để tăng thêm số lượng, nếu thừa thì một số lục lạp sẽ bị thoái hóa đi. Đối với thực vật bậc cao mỗi tế bào của mô đồng hóa có nhiều lục lạp, khoảng 20-100 lục lạp.  Kích thước Đường kính trung bình của lục lạp 4-6μm, dày từ 2-5μm. Những cây ưa bóng thường có số lượng, kích thước lớn hơn những cây ưa sáng. Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp  Cấu trúc của lục lạp - Lục lạp cũng có cấu trúc màng hai lớp. - Màng ngoài rất dễ thấm, màng trong rất ít thấm, giữa màng ngoài và màng trong có một khoang giữa màng. - Màng trong bao bọc một vùng không có màu xanh lục được gọi là stroma. Stroma chứa các enzyme, các ribosome, ARN và ADN. Bộ máy quang hợp - Hệ thống quang hợp hấp thu ánh sáng, chuỗi chuyền điện tử và ATP synthetase, tất cả đều được chứa trong màng thứ 3 tách biệt. Màng này hình thành một tập hợp các túi dẹt hình đĩa gọi là thylakoid (bản mỏng). - Các thylakoid có xu hướng xếp chồng lên nhau tạo thành phức hợp gọi là grana. Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp  Chức năng Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ chlorophyll chứa trong lục lạp mà cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến chúng thành năng lượng hoá học trong ATP để tổng hợp các chất hữu cơ. Quá trình quang hợp được tổng quát bằng sơ đồ sau: Bộ máy quang hợp Lục lạp - bào quan thực hiện chức năng quang hợp NLAS/ Chlorophyll 6CO2 + 6H2O -------> C6H12O6 + O2 Bộ máy quang hợp Hệ sắc tố quang hợp Sắc tố là những chất có thể hấp thu ánh sáng thấy được. Các loại sắc tố khác nhau hấp thu ánh sáng có bước sóng khác nhau. Trong lục lạp có các nhóm sắc tố chính là chlorophyll, carotenoid, phycobilin Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Hệ sắc tố quang hợp  Nhóm sắc tố chính – Chlorophyll Là sắc tố quang hợp màu xanh lá cây, có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng chọn lọc: mạnh nhất - vùng xanh tím (λ = 430- 460 nm) và vùng đỏ (λ = 620- 700 nm). Có 2 loại: + Chlorophyll a: C55H72O5N4Mg +Chlorophyll b: C55H70O6N4Mg Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Hệ sắc tố quang hợp  Nhóm sắc tố phụ – Carotenoid Là nhóm sắc tố tạo nên các loại màu sắc khác nhau của thực vật. Carotenoids hấp thu ánh sáng thừa có thể gây hư tổn chlorophyll. Hấp thụ quang năng rồi truyền tới 2 tâm quang hợp bảo vệ diệp lục. Gồm 2 nhóm: + Carotene: C40H56 + Xanthophyll: C40H56O(1-6) Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Hệ sắc tố quang hợp  Nhóm sắc tố của thực vật bậc thấp – phycobilin Là nhóm sắc tố phổ biến ở thực vật bậc thấp. Gồm 2 nhóm: + Phycoerythrin: C34H47N4O8 + Phycocyanin: C34H42N4O9 Bộ máy quang hợp Bộ máy quang hợp Hệ sắc tố quang hợp Tóm lại, các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ: Carotenoid ---> Diệp lục b ---> Diệp lục a ---> Diệp lục a trung tâm Cách chuyển trạng thái kích thích từ hệ thống anten về trung tâm phản ứng Sau đó quang năng được chuyển hóa cho quá trình quang phân ly nước và phản ứng quang hóa để hình thành ATP và NADPH. Bộ máy quang hợp Cơ chế quang hợp Sự phân ngăn trong quang hợp  Quang hợp xảy ra theo hai giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều bước và được thực hiện trong những ngăn riêng biệt.  Giai đoạn “sáng” (pha sáng) cần ánh sáng, xảy ra ở màng thylakoid, bao gồm sự chuyển điện tử từ H2O tới NADP+ NADPH + ATP  Giai đoạn “tối” (pha tối) không cần ánh sáng, xảy ra trong stroma, gồm một chuỗi phản ứng quay vòng tức chu trình Calvin (hay chu trình C3) dùng các sản phẩm cao năng của giai đoạn sáng để khử CO2 Glucid Sự phân ngăn trong quang hợp Cơ chế quang hợp Pha sáng Pha sáng là pha oxi hóa nước để sử dụng H+ và e cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. Pha sáng xảy ra trên màng thylakoid, giống nhau ở các thực vật. Các phản ứng xảy ra trong thylakoid: - Hấp thụ năng lượng ánh sáng: chl + h√ ---> chl* (chl - trạng thái bình thường, chl* – trạng thái kích thích) - Quang phân ly nước: 4 chl* + 2H2O ---> 4chlH + 4e + O2 - Photphorin hoá tạo ATP: 3ADP + 3Pv ---> 3ATP - Tổng hợp NADPH: 2NADP + 4H+ ---> 2NADPH Phương trình tổng quát: 12H2O + 18ADP + 18Pv + 12NADP ---> 18ATP + 12NADPH + 6O2 Cơ chế quang hợp Pha sáng  Sự kích hoạt Chlorophyll bởi ánh sáng Sự trở lại trạng thái căn bản của e- kích hoạt Cơ chế quang hợp Hệ thống quang (Photosystem) Trong màng thylakoid, diệp lục tố a, b và carotenoid hợp thành từng nhóm 200 – 300 phân tử sắc tố liên kết với các protein chuyên biệt. Trong tập hợp này, chỉ diệp lục tố a có khả năng phóng thích e- được kích hoạt của nó cho chất nhận e- thứ nhất và khởi đầu phản ứng sáng của quang hợp. Những đơn vị thu ánh sáng như vậy gọi là quang hệ (PS). Pha sáng Tổ chức căn bản của một đơn vị quang hợp (quang hệ) trong màng thylakoid Cơ chế quang hợp Pha sáng Trên màng thylakoid có hai loại hệ thống quang: - Hệ thống quang II (PS II) hoạt động trước và hấp thu ánh sáng ở bước sóng không quá 680 nm. Trung tâm phản ứng của PS II được gọi là P680. - Hệ thống quang I (PS I) hoạt động sau và hấp thu ánh sáng ở bước sóng không quá 700 nm. Trung tâm phản ứng của PS I được gọi là P700. Cơ chế quang hợp Pha sáng – Chuỗi quang hợp Trong màng thylakoid các PS là thành phần của chuỗi quang hợp gồm 4 phức hợp protein: PSII, cytochrom b6-f, PS I, ATPsynthase. Plastoquinon và Plastocyanin là 2 thành phần linh động của chuỗi. Các chất chuyên chở điện tử của chuỗi quang hợp và enzym xúc tác các phản ứng oxyd hóa khử do cấu trúc phân tử, một số chỉ chuyển điện tử (như cyt b6-f), một số chuyển đồng thời điện tử và H+ (như Plastoquinon). Cơ chế quang hợp Pha sáng- Sự chuyển điện tử và tạo ATP Hoạt động của quang hệ II - Trung tâm phản ứng là P680, thu năng lượng ánh sáng λ = 680nm ⇨kích động phóng thích 2e-, P680 trở thành oxyd hóa (P680+). - e* cao năng được nhận bởi Quinon ⇨ Q khử (Q-) - Từ Q-, e- được chuyển theo thế oxyd khử tới PQ ⇨ Cyt b6-f ⇨ PC. P680 ⇨ Q ⇨ PQ ⇨ Cyt b6-f ⇨ PC. Cơ chế quang hợp Pha sáng- Sự chuyển điện tử và tạo ATP Cơ chế quang hợp Pha sáng- Sự chuyển điện tử và tạo ATP Hoạt động của quang hệ thống I - Trung tâm phản ứng là P700, thu năng lượng ánh sáng λ = 700 nm ⇨ kích động, phóng thích 2e-, P700 trở nên oxyd hóa P700+, - e* được nhận bởi X một protein chứa Fe & S, X trở nên khử (X-). - Từ X-, 2e- chuyển qua Ferredoxin rồi Ferredoxin – NADP reductase, cuối cùng là NADP+ 2e- 2e- +2H+ P700 ⇨ X ⇨ Fd ⇨ FNR ⇨ NADP+ ⇨ NADPH + H Cơ chế quang hợp Pha sáng- Sự chuyển điện tử và tạo ATP Cơ chế quang hợp P680 trả 2e- cho P700, H2O trả 2e- cho P680 - Phân tử H2O gắn chặt vào 1 protein chứa mangan (Mn) ở xoang thylakoid kế cận P680. - Một phức chất trung gian Z, tích lũy điện tích đạt mức oxy hóa đủ cao để có thể hút e- từ H2O e- được trả cho P680. - Mất e-, nước bị oxy hóa tạo 2H+ và 1 nguyên tử oxygen, nguyên tử oxygen này sẽ kết hợp với nguyên tử oxygen khác (từ sự phân cắt phân tử nước khác) để tạo O2 & khuếch tán nó ra khỏi tế bào. Cơ chế quang hợp Pha sáng- Vai trò của chuyển e- quang hợp - Biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, tích trữ ở dạng chất khử là NADPH & hợp chất phosphat cao năng là ATP. - Con đường chuyển e- không vòng có ở vi khuẩn quang hợp, thực vật & tảo. Phương trình tổng quát: H2O + ADP + P +2NADP + ATP +2NADPH + ½ O2 Enzym  h Cơ chế quang hợp Pha sáng - Con đường chuyển e- vòng E P700 1O Electron acceptor Ferredoxin (Fd) (E0 = O,43V) Plastoquinone (PQ) (E0 = 0,06V) Plastocyanin (E0 = O,365V) h Cytochrome b6/f Photosystem I 2e- 2e- 2e- 2e- 2e-+2H+ - 0,6 + 0,43 Các phân tử diệp lục, khi hấp thu lượng tử ánh sáng chuyển thành trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của ánh sáng tiếp tục chlorophyl trở thành chất cho điện tử. e- từ P700 chuyển qua X, Ferredoxin, PQ, cyt b6f, PC, quay về P700+, giúp trở lại trạng thái P700. Dòng e- vòng chỉ liên quan đến PSI và chỉ sinh ATP, không tạo ra NADPH và O2. Cơ chế quang hợp Pha sáng - Con đường chuyển e- vòng Trong quá trình vận chuyển điện tử, có sự tham gia của các hệ thống enzyme đặc hiệu, nên hình thành các liên kết phosphoryl giàu năng lượng ATP mà không có tham gia của bất kỳ một chất cho hay chất nhận điện tử nào khác. Phương trình tổng quát: nADP +n P→ n ATP +n H2O Cơ chế quang hợp Sự quang phosphoryl hóa (tạo ATP) Cùng với sự tạo chất khử NADPH, một phần năng lượng của photon được dùng tạo ATP. Đó là sự quang phosphoryl hóa ADP hay sự đi cặp “chuyển e- / phosphoryl hóa” ATPsynthase hay ATPase gồm 2 thành phần: - CF1 hình câu, thích nước, nhô ra stroma, là phần xúc tác của enzym. - CFo hình trụ, thích lipid, nằm xen trong màng, là kênh proton. “ATPase” là máy hoạt động thuận nghịch: tổng hợp ATP nhờ lực dẫn proton & bơm proton ngược với khuynh độ điện hóa nhờ thủy giải ATP. Cơ chế quang hợp Pha sáng – Phosphoryl hóa Sự tổng hợp ATP e- từ nước ⇨ NADP+, cùng với sự chuyển 2H+ (nhờ PQ) từ stroma qua màng ⇨ khoang thylakoid. Sự khử NADP+ sử dụng 1 H+ của stroma ⇨ 3H+ bị lấy khỏi stroma. 4H+ được phóng thích trong khoang thylakoid: 2 H+ bởi sự oxyd hóa nước, 2 H+ bởi sự chuyển vị. Nói cách khác, một phần năng lượng ánh sáng giúp chuyển e- được đổi thành một khuynh độ điện hóa proton cho phép các H+ trở về stroma. - H+ không thể khuếch tán qua màng thylakoid, mà qua kênh CFo thì CF1 được kích hoạt và xúc tác sự phosphoryl hóa ADP thành ATP. Cơ chế quang hợp Pha sáng – Phosphoryl hóa Cơ chế quang hợp Pha sáng – Phosphoryl hóa Pha tối- Chu trình Calvin Pha tối là pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng để tạo chất hữu cơ (C6H12O6). Pha tối xảy ra trong chất nền (stroma) và thực hiện chu trình Calvin. Carbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 và ra khỏi chu trình ở dạng glyceraldehyde-3- phospate (G3P). Chu trình Calvin gồm ba giai đoạn: - Giai đoạn cố định CO2 - Giai đoạn khử - Tái tạo chất nhận CO2 (RuBP). Cơ chế quang hợp Pha tối- Chu trình Calvin Cố định carbon: CO2 được cố định bởi RuBP ⇨ 3-phosphoglycerat. Enzym xúc tác là Rubisco (ribulose biphosphat carboxylase oxygenase). Cơ chế quang hợp Pha tối – Chu trình Calvin  Phosphoryl hóa & khử: sử dụng ATP & NADPH 3-phosphoglycerat ⇨ Glyceraldehyd 3- phosphat (C3-P) Phóng thích C3-P: 1phân tử C3-P nhờ protein đối vận chuyển màng trong lục lạp ⇨ tế bào chất. Để tổng hợp sucrose (chu trình phải quay 12 lần để phóng thích đủ 4 phân tử C3-P). Lục lạp giữ 5/6 phân tử C3 - P cho sự tái tạo RuBP. Cơ chế quang hợp Pha tối- Chu trình Calvin Giai đọan tái tạo RuBP: Một chuỗi phản ứng dùng ATP tái sắp xếp giữa các chuỗi carbon ⇨ những hợp chất trung gian trong đó tái tạo lại phân tử RuBP khởi đầu vòng mới của chu trình. * Chu trình Calvin trả lại ADP & NADP+ cho các phản ứng sáng. Cơ chế quang hợp Pha tối- Chu trình Calvin Cơ chế quang hợp Pha tối –Thực vật C3 Hoạt tính Rubisco (ribulose biphosphat carboxylase oxygenase) thay đổi tùy [CO2] hay [O2] (tỉ lệ [CO2] / [O2]) sẵn sàng cho nó. Thực vật C3: Điều kiện tối ưu cho quang hợp, Rubisco thực hiện chức năng carboxylaz tức cố định CO2 vào RuBP 3-phosphoglycerat (có 3C). Các loài thực vật mà chu trình Calvin dùng trực tiếp CO2 từ không khí: thực vật C3. Cơ chế quang hợp Pha tối –Thực vật C3 Khi nhiệt độ tăng, [CO2] / [O2] ¯ trong TB, O2 sinh ra trong phản ứng sáng không ngừng gia tăng khiến Rubisco cố định O2 trên RuBP 1 phân tử 3-phosphoglycerate (3C) & 1 phosphoglycolate (2C). Phosphoglycolate tạo ra CO2 & nước ở peroxysom và ty thể. Toàn bộ quá trình từ cố định O2 tới CO2 & nước được gọi là quang hô hấp. Quang hợp giảm mạnh khi trời nóng & khô. Cơ chế quang hợp Pha tối - Thực vật C4 Thực vật C4: pha tối thực hiện chu trình Hatch – Slack. Thực vật C4 gồm: kê, rau dền,... Thực vật C4 sống ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm kéo dài, cấu trúc lá có tế bào bao bó mạch, có cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn,... nên có năng suất cao hơn. Cơ chế quang hợp Pha tối- Thực vật C4 Các cây C4 làm giảm thiểu sự quang hô hấp bằng cách cố định CO2 thành một hợp chất 4 carbon trữ trong các tế bào lục mô. Bước này cần có sự tham gia của enzyme PEP carboxylase. PEP carboxylase có ái lực cao đối với CO2 so với rubisco nên nó có thể cố định CO2 cả khi nồng độ CO2 rất thấp. Những hợp chất 4 carbon được chuyển vào các tế bào bao bó mạch. Tại đây chúng phóng thích CO2 để đưa vào chu trình Calvin. Cơ chế quang hợp Pha tối - Thực vật CAM Một số cây thuộc họ Thuốc bỏng (Crassulaceae), họ Khóm (Bromeliaceae) cố định carbon bằng con đường chuyển hóa CAM (Crassulacean Acid Metabolism). Thực vật CAM sống ở vùng sa mạc, điều kiện khô hạn kéo dài. Vì lấy được ít nước nên tránh mất nước do thoát hơi nước cây đóng khí khổng vào ban ngày và nhận CO2 nào ban đêm khi khí khổng mở nên có năng suất thấp. – Ban đêm khi khí khổng mở, CO2 được cố định thành một acid hữu cơ – Ban ngày khi khí khổng đóng, CO2 được phóng thích từ acid hữu cơ và được dùng cho chu trình Calvin Cơ chế quang hợp Pha tối- Thực vật CAM Cơ chế quang hợp Pha tối- Thực vật C3, C4, CAM C3 plants Cơ chế quang hợp Cơ chế quang hợp Pha tối- Thực vật C3, C4, CAM Ở thực vật đồng hoá CO2 theo chu trình Calvin, cùng với qúa trình hô hấp ở ty thể còn có quá trình hô hấp khác xảy ra đồng thời với quá trình quang hợp. Đó là hô hấp ánh sáng Ở những cây này các sản phẩm sơ cấp của quang hợp đã bị phân huỷ thành CO2 ngoài sáng. Sự hấp thụ O2 cùng với sự thải CO2 xảy ra phụ thuộc vào ánh sáng nên được gọi là hô hấp sáng (quang hô hấp). Những cây này hô hấp đồng hành với quang hợp. Quang hô hấp Quang hô hấp xảy ra tại 3 bào quan khác nhau: lục lạp, peroxixom và ty thể. Tế bào chất là môi trường để các chất đi qua từ bào quan này sang bào quan khác. Lục lạp: Tại lục lạp diễn ra quá trình oxy hoá Ribulozo 1,5 diP do Ribulozo 1,5 diP-oxydase xúc tác tạo nên axit glyceric và axit glycolic. Đồng thời axit glyoxilic từ ty thể đưa sang cũng được khử thành axit glycolic. A.glicolic chuyển sang peroxixom để tiếp tục biến đổi theo hô hấp sáng. Quang hô hấp Quang hô hấp Peroxixom: đây là bào quan biến đổi H2O2 nên được gọi là peroxixom. Tại đây A.glycolic bị oxi hoá thành A.glyoxilic nhờ glycolat- oxydaza. H2O2 được tạo ra do oxi hoá axit glicolic sẽ bị phân huỷ bởi catalaza thành H2O và O2. Tiếp theo là các phản ứng chuyển amin để tạo glycin. Glycin quay vào ty thể để biến đổi tiếp. Ty thể: Tại ty thể serin được tạo ra từ 2 glyxin nhờ hệ enzime kép. Glycin dicacboxylase và serin hydroxymethyltransgenase. Serin biến đổi trở lại thành A.glycolic. Quang hô hấp Hô hấp ánh sáng có một số khác biệt với hô hấp bình thường xảy ra ở ty thể: - Hô hấp ánh sáng tiến hành ở lục lạp làm giảm sút cường độ quang hợp. Ở các mô không tiến hành quang hợp không có quá trình hô hấp sáng. - Cường độ hô hấp ánh sáng lớn gấp vài lần so với hô hấp ty thể, nó phụ thuộc vào nhiệt độ nhưng không gắn liền với sự tạo thành ATP. - Hô hấp ánh sáng đã phân giải các sản phẩm sơ cấp của quang hợp, tiêu hao 20-50% lượng chất hữu cơ của quang hợp, do đó những cây C4 không có hô hấp sáng, thường có nhịp điệu sinh trưởng nhanh hơn và cho năng suất cao hơn. Quang hô hấp - Hô hấp sáng liên quan với hàm lượng oxy không khí. Khi giảm hàm lượng oxy không khí. Khi giảm hàm lượng oxi từ bình thường (21%) xuống 0% thì hô hấp sáng hoàn toàn bị ức chế. Quá trình này tăng theo hàm lượng oxy tới 100%. - Hô hấp ánh sáng không nhạy cảm với các chất kìm hãm hô hấp ty thể. Về vai trò của hô hấp ánh sáng người ta cho rằng mặc dù hô hấp ánh sáng có ảnh hưởng bất lợi tới năng suất cây trồng và trong quá trình này không có hiệu quả năng lượng (không tạo bất kỳ ATP nào), nhưng nó cũng có ý nghĩa nhất định ở chỗ qua quá trình này có thể tạo thành một số axit amin. Quang hô hấp MỘT SỐ CÂU HỎI Câu 1: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình quang hợp như thế nào? Câu 2: Trong trường hợp nào xảy ra chuỗi vận chuyển vòng và không vòng? Câu 3: Phân tử nào hấp thụ ánh sáng P700 và P680? Câu 4: Quang hô hấp là gì? Điều kiện xảy ra quang hô hấp? Câu 5: Ở các nhóm thực vật C3, C4, thực vật CAM quá trình quang hợp xảy ra ở đâu? Câu 6: Cấu tạo của màng thylakoid để đảm nhận chức năng quang hợp? Câu 7: Cơ chế tổng hợp ATP ở quá trình quang hợp? Câu 8: Cơ chế để lục lạp xoay khi tiếp nhận ánh sáng ở cường độ khác nhau? Câu 9: Vai trò của các sắc tố trong quá trình quang hợp? Câu 10: Đối với những loài không có diệp lục (ví dụ tảo lam, tảo lục,
Tài liệu liên quan