Đề tài Lý luận chung về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước không thể nào chỉ là một cấp ngân sách đơn lẻ bởi theo như khoản 1 Điều 4 Luật Ngân Sách Nhà Nước năm 2002 : “Ngân sách nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân “, do vậy, ngân sách nhà nước là một thể thống nhất được tạo thành bới các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu chi của mình. Hiện nay, Việt Nam ta tổ chức hệ thống ngân sách dựa vào hệ thống các đơn vị hành chính. • Từ sau Cách mạng tháng 8 đến trước năm 1967: nước ta chỉ có một cấp ngân sách duy nhất ( đó là ngân sách nhà nước ), không có sự phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong quản lí ngân sách nhà nước. • Đến 1967: trong Nghị Định số 118/CP ngày 01/08/1967 Chính phủ mới cho ra đời chế độ phân cấp quản lí ngân sách. Vậy tại sao cần phải có chế độ phân cấp trong quản lí ngân sách ? Thực tiễn đã khẳng định vai trò của luật ngân sách trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Hoạt động ngân sách nhà nước dần được quan tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lí nhà nưo71c mà còn từ phía người dân và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng qua thực tiễn và một số phản hồi của người dân và các doanh nghiệp, luật đã bộc lộ nhiều bất cập không chỉ giữa văn bản luật với thực tế mà còn có những bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập đó là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách và phân giao nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy quản lí nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải xem lại. Chính vì thế trong hệ thống ngân sách nhà nước cần phải có sự phân cấp để quản

doc21 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận chung về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Lý luận chung về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước không thể nào chỉ là một cấp ngân sách đơn lẻ bởi theo như khoản 1 Điều 4 Luật Ngân Sách Nhà Nước năm 2002 : “Ngân sách nhà nước gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân “, do vậy, ngân sách nhà nước là một thể thống nhất được tạo thành bới các bộ phận cấu thành là các khâu ngân sách độc lập nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ qua lại lẫn nhau trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thu chi của mình. Hiện nay, Việt Nam ta tổ chức hệ thống ngân sách dựa vào hệ thống các đơn vị hành chính. Từ sau Cách mạng tháng 8 đến trước năm 1967: nước ta chỉ có một cấp ngân sách duy nhất ( đó là ngân sách nhà nước ), không có sự phân chia thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong quản lí ngân sách nhà nước. Đến 1967: trong Nghị Định số 118/CP ngày 01/08/1967 Chính phủ mới cho ra đời chế độ phân cấp quản lí ngân sách. Vậy tại sao cần phải có chế độ phân cấp trong quản lí ngân sách ? Thực tiễn đã khẳng định vai trò của luật ngân sách trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Hoạt động ngân sách nhà nước dần được quan tâm không chỉ từ phía các cơ quan quản lí nhà nưo71c mà còn từ phía người dân và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng qua thực tiễn và một số phản hồi của người dân và các doanh nghiệp, luật đã bộc lộ nhiều bất cập không chỉ giữa văn bản luật với thực tế mà còn có những bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập đó là việc quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách và phân giao nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy quản lí nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm cần phải xem lại. Chính vì thế trong hệ thống ngân sách nhà nước cần phải có sự phân cấp để quản lí. KHÁI NIỆM: Khái niệm: “Phân cấp quản lí ngân sách nhà nước” là khái niệm hàm chỉ việc phân định trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lí và điều hành ngân sách nhà nước cũng như phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách “ => Trong quá trình hình thành và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước thì chính phủ trung ương có thể giao cho chính quyền địa phương thưc thi một số nghiệp vụ thu chi cần thiết, có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn mình quản lí. Chế độ pháp lí về phân cấp quản lí ngân sách nhà nước là tổng hợp các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện việc phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp. Theo như khoản 1 điều 4 Luật ngân sách nhà nước có thể thấy trong hệ thống ngân sách này: Quốc Hội chỉ phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể cho ngân sách trung ương, đồng thời cũng xác định khối lượng thu – chi trong năm ngân sách cho ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương cũng gồm nhiều cấp, do vậy sẽ có một cơ quan khác phân chia nhiệm vụ thu – chi cho ngân sách địa phương và Luật ngân sách nhà nước năm 2002 đã trao quyền quyết định đó cho cơ quan quyền lực nhà nước cấp tỉnh ( phân phối thu – chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương ) Thế nhưng không phải chỉ cần phân cấp như thế là đã ổn , là đã rõ ràng và các cấp ngân sách có thể tự mình quản lí được mà “ phân cấp quản lí ngân sách “ còn cần phải dựa vào và tuân theo 3 nguyên tắc sau đây. NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: Thứ nhất là : việc phân cấp quản lí ngân sách nhà nước phải phù hợp với phân cấp quản lí kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lí của mỗi cấp trên địa bàn. => Cần có sự thống nhất trong phân cấp quản lí ngân sách nhà nước. Mắc dù được phân định thành nhiều cấp nhưng tựu trung thì các cấp vẫn cùng thuộc một hệ thống duy nhất. Trong hệ thống này, mặc dù mỗi cấp đều có hoạt động thu – chi riêng biệt của mình nhưng chúng đều phải nhất quán, phải dựa trên những chuẩn mực nhất định và tuân thủ một chính sách cùng chế độ thu – chi ngân sách . Để đảm bảo cho nguyên tắc này thì ta cần tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu sau đây: Phải thể chế hóa pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, định mức về thu – chi ngân sách. Các qui định này sẽ làm cơ sở pháp lí cho mọi cấp ngân sách =) như vậy sẽ đảm bảo cho mọi cấp có cơ chế thu – chi rõ ràng , thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, chính trị của cấp mà mình quản lí. Phải có sự nhất quán đồng bộ trên phạm vi toàn quốc trong hệ thống ngân sách. Ví dụ như : có 1 chuẩn mức kế toán, phương thức báo cáo, trình tự lập, phê chuẩn…… nhất quán từ trung ương xuống địa phương. Có cơ sớ pháp lí cho việc thiết lấp mối quan hệ giữa ngân sách cấp trên và ngân sách cấp dưới. Chẳng hạn như : việc điều chuyển nguồn vốn giữa các cấp ngân sách. Do các cấp ngân sách là các bộ phận cấu thành nên 1 hệ thống ngân sách thống nhất và duy nhất cho nên tiền trên tài khoản của các cấp cũng chính là của ngân sách nhà nước. Nếu không có sự điều chuyển vốn giữa các cấp sẽ gây ra tình trạng ứ đọng tiền bởi vì không phải các cấp ngân sách cũng thu đầy đủ và chi đúng bằng mức thu, thực tiễn thì luôn dư ngân sách ở cấp này nhưng lại thiếu hụt ở ngân sách cấp khác =) do vậy sẽ làm cản trở hoạt động thu – chi trôi chảy giữa các cấp ngân sách trong toàn bộ hệ thống ngân sách nhà nước . Thứ hai: ngân sách trung ương và ngân sach địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Trong đó ngân sách trung ương phải giữ vai trò chủ đạo và ngân sách địa phương có vị trí độc lập tương đối. Hiện nay ở Việt Nam, Quốc Hội qui định nhiệm vụ thu – chi cho ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh ( theo điều 15 Luật ngân sách nhà nước ), đồng thời cũng giao cho Hội đồng nhân dân quyền quyết định nhiệm vụ thu – chi ngân sách các huyện – xã thuộc địa bàn tỉnh quản lí. Như vậy thì mỗi cấp ngân sách đều được phân giao nguồn thu và nhiệm vụ chi bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền =) điều này cũng cho thấy các cấp từ trung ương đến địa phương đều có sự độc lập trong tổ chức, điều hành ngân sách của chính cấp mình. Để đảm bảo cho mỗi cấp được độc lập và tự chủ, một mặt cần giao nguồn thu và nhiệm vụ chi cho mỗi cấp, mặt khác cũng cần để cho mỗi cấp tự quyết định ngân sách của cấp mình =) điều này nhằm tạo ra sự độc lập cần thiết cho mỗi cấp ngân sách, đây là sự độc lập trong hệ thống thống nhất. Tuy nhiên, sự độc lập này không được vượt quá những giới hạn của pháp luật ( phải tuân thủ chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức về thu – chi ngân sách của nhà nước) Thứ ba là : việc phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định , cấp xã được tăng cường nguồn thu, phương tiện và cán bộ quản lí tài chính ngân sách để quản lí tốt có hiệu quả các nguốn lực tài chính trên địa bàn được phân cấp. Việc phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền nhà nước trong hoạt động ngân sách nhằm xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp chính quyền nhà nước , trong việc thực hiện các hoạt động thu – chi ngân sách. Nguyên tắc này nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và thúc đẩy đại phương phấn đấu để chủ đông cân đối ngân sách. Tóm lại : Vấn đề phân cấp quản lí ngân sách nhà nước là vân đề không hề đơn giản đối với các cấp ngân sách và có thể sẽ làm cho các cấp khó thực hiện được tốt nhiệm của cấp mình nếu không tuân theo các nguyên tắc trên. Bởi các nguyên tắc trên đã phân định rõ ràng hoạt động thu – chi của từng cấp ngân sách, giúp các cấp ngân sách thực hiện tốt chức năng của cấp mình, phù hợp với tình hình địa phương của cấp mình và bên cạnh đó có sự hỗ trợ từ cấp trung ương xuống địa phương, và giữa các địa phương với nhau. NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC: Với định chế tổ chức hệ thống Nhà nước gồm nhiều cấp chính quyền, trong đó ngân sách được coi là phương tiện vật chất chủ yếu để mỗi cấp chính quyền thực hiện các nhiệm vụ, chức năng theo Hiến định và theo Luật định thì phân cấp quản lý ngân sách là nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý tài chính và về thực chất đó là sự giải quyết các quan hệ về ngân sách giữa chính quyền nhà nước trung ương và chính quyền nhà nước địa phương thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: 1. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân sách nhà nước: là sự phân định quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền địa phương trong các vấn đề chủ yếu của ngân sách như: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách: quyết định dự toán; phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách; điều chỉnh dự toán ngân sách; ban hành chế độ, tiêu chuẩn định mức về ngân sách. a) Quốc hội (được qui định tại Điều 15 Luật NSNN)trách nhiệm và quyền hạn của Quốc hội là làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; Quyết định phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia để góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước; Quyết định dự toán ngân sách nhà nước với tổng số thu, tổng số chi, mức bội chi và các nguồn bù đắp; Quyết định phân bổ ngân sách nhà nước theo từng loại thu, từng lĩnh vực chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; Quyết định danh mục các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Căn cứ vào quyết định của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm, Quốc hội giao Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất. b) Các cơ quan của Quốc hội: có trách nhiệm giúp Quốc hội trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước, trong đó: - Uỷ ban thường vụ Quốc hội(được qui định tại điều 16 Luật NSNN):nhiệm vụ và queỳ6n hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội là ban hành văn bản pháp luật về lĩnh vực ngân sách Nhà nước được Quốc hội giao; Thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội giao về quyết định phương án phân bổ ngân sách trung ương; Giám sát việc th hành pháp luật về ngân sách, phân cấp quản lý tài chính, tiền tệ quốc gia, Nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước hàng năm. - Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội(được qui định tại điều 17 của Luật NSNN):nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội là thẩm tra dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực ngân sách; Thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước, các báo cáo về việc thực hiện ngân sách nhà nước và quyết toán ngân sách nhà nước do Chính phủ trình Quốc hội; Thẩm tra phương án phân bổ ngân sách trung ương cho từng Bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Giám sát hoạt động của Chính phủ, các ngành, các cấp trong việc thực hiện ngân sách nhà nước và việc thực hiện pháp luật về ngân sách của các tổ chức và cá nhân; Kiến nghị với Quốc hội các vấn đề về ngân sách, tài chính và tiền tệ. c) Chính phủ quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước: Theo quy định của Luật NSNN tại Điều 20 thì Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về ngân sách nhà nước; ban hành các văn bản pháp quy về ngân sách nhà nước theo thẩm quyền; Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách nhà nước, dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết; Lập và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phương án phân bổ cụ thể ngân sách trung ương; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thống nhất phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc thựuc hiện ngân sách nhà nước; Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước, báo cáo Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng; Quy định nguyên tắc, phương pháp tính toán việc bổ sung nguồn thu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới; Quy định chế độ sử dụng khoản dự phòng ngân sách nhà nước và quản lý quỹ dự trữ tài chính; Quy định hoặc uỷ quyền cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước để thi hành thống nhất trong cả nước; Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách. d) Nhiệm vụ, quyền hạn và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực NSNN - Đối với Bộ Tài chính(qui định tại Điều 21 Luật NSNN) + Chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực tài chính - NSNN trình Chính phủ; ban hành các văn bản pháp quy về tài chính - NSNN theo thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất phân cấp quản lý ngân sách nhà nước về công tác thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; Thống nhất quản lý các khoản vay và trả nợ của Chính phủ, quản lý tài chính các nguồn viện trợ quốc tế. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện thu ngân sách nhà nước và cấp phát các khoản chi của ngân sách nhà nước; cho vay ưu đãi hoặc hỗ trợ tài chính đối với các dự án chương trình mục tiêu kinh tế của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. + Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan ở trung ương và địa phương lập dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ; đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện phân cấp quản lý tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. + Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp của Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước. + Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với tất cả các tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đối tượng khác có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và sử dụng ngân sách nhà nước. + Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của nhà nước; + Lập quyết toán ngân sách trung ương, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách nhà nước trình Chính phủ. Tổ chức quản lý, kiểm tra việc sử dụng tài sản của nhà nước. - Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư(qui định tại Điều 22 Luật NSNN): + Trình Chính phủ dự án kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, trong đó có cân đối tài chính tiền tệ, vốn đầu tư XDCB làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch tài chính, ngân sách; + Phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực phụ trách. + Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữu quan kiểm tra đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình xây dựng cơ bản. - Đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam(qui định tại điều 23 Luật NSNN) + Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước đối với kế hoạch và phương án vay để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước; + Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. - Đối với các Bộ, cơ quan nhà nước chuyên ngành: + Phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập, phân bổ và quyết toán ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; nhất là các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quan trọng: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá Thông tin,… + Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. + Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách theo chế độ quy định. + Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách. - Hội đồng nhân dân các cấp(qui định tại điều 24 Luật NSNN): Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương; Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Đối với Hội đòng nhân dân cấp tỉnh được quyền quyết định thu một số khoản thu về phí, lệ phí, các khoản phụ thu theo quy định của Chính phủ trong trường hợp có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo mà vượt quá khả năng cân đối của ngân sách tỉnh thì được phép huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để đầu tư. - Uỷ ban nhân dân các cấp(qui định tại Điều 26 Luật NSNN): Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp Ngoài ra còn qui định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội tại điều 18 và nhiệm vụ,quyền hạn của Chủ tịch nước qui định tại điều 19 Luật NSNN. 2. Nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách các cấp a. Nguồn thu của ngân sách các cấp: (được qui định tại điều 30,32 Luật NSNN) Nguồn thu từ các khoản thu mà ngân sách trung ương được hưởng 100% bao gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành (Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố cụ thể các đơn vị hạch toán toàn ngành); các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tiền thuê mặt đất, mặt nước; tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách Trung ương (cả gốc và lãi), thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương. Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam; phần nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật từ các khoản phí và lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ; phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật các khoản thu sự nghiệp của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý; chênh lệch thu lớn hơn chi của ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thu kết dư ngân sách Trung ương; thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách Trung ương năm trước chuyển sang; các khoản phạt tịch thu và thu khác của ngân sách Trung ương theo qui định của pháp luật. Nguồn thu từ các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% bao gồm: Thuế nhà, đất; Thuế tài nguyên không kể thuế tài nguyên thu được từ hoạt động dầu khí; Thuế môn bài; thuế chuyển quyền sử dụng đất; tiền cho thuê đất, thuê mặt nước không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí; tiền đền bù thiệt hại đất; Tiền thuê bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động sổ số kiến thiết; thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa p