Đề tài Lý luận quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học cụ thể như Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế.(Quan hệ quốc tế là khách thể của các môn học này) - Trong Chính trị quốc tế có tới 3 bộ môn khoa học cùng nghiên cứu các hoạt động chính trị quốc tế đó là: Lịch sử quan hệ quốc tế (khoa học lịch sử), Lịch sử ngoại giao (khoa học thực hành) và Lý luận quan hệ quốc tế ( khoa học lý luận). - Với tư cách là một khoa học lý luận, môn học lý luận quan hệ quốc tế có vị trí hết sức quan trọng, là cơ sở phương pháp luận cho khoa học lịch sử và khoa học ứng dụng. 2. Đối tượng nghiên cứu: Lý luận quan hệ quốc tế tập trung nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quan hệ quốc tế, chủ yếu dưới khía cạnh chính trị ( do vậy đôi khi còn có tên gọi là Lý luận chính trị quốc tế).

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Lý luận quan hệ quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao Việt Nam Bộ môn Chính trị Quốc tế CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ Những quy định chung 1.Mã số môn học: 2.Vị trí môn học và đối tượng giảng dạy: Đây là môn học cơ sở chuyên ngành quan hệ quốc tế thuộc chương trình đào tạo cử nhân quan hệ quốc tế (hệ 4 năm). 3.Tổng quỹ thời gian: 3 đơn vị học trình (45 tiết), bao gồm: - Phần lý thuyết: 30 tiết - Phần thảo luận (seminar): 15 tiết 4. Thi và kiểm tra: - Viết tiểu luận (5 - 8 trang): 1 lần - Thi viết hết môn: 120 phút 5. Mục đích yêu cầu: Về kiến thức : Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về hệ thống các phạm trù (khái niệm) cơ bản; tính quy luật và quy luật vận động phát triển của quan hệ quốc tế. Về phương pháp luận: Cùng các bộ môn khác giúp cho học sinh hình thành phương pháp luận Mác xít, cũng như cách tiếp cận khoa học trong việc xem xét, phân tích và đánh giá thực chất các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế. 6. Phương pháp giảng dạy: Kết hợp phương pháp thuyết trình, diễn giải với phương pháp nêu vấn đề , khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào giờ giảng. Thông qua phân tích các tình huống cụ thể, đặc biệt tại các buổi thảo luận, thúc đẩy khả năng phân tích độc lập, sáng tạo của học sinh. Nội dung chương trình I. Đối tượng và nhiệm vụ của môn học lý luận quan hệ quốc tế 1.Vai trò của Lý luận quan hệ quốc tế với tư cách một bộ môn khoa học nghiên cứu về quan hệ quốc tế. 2. Đối tượng nghiên cứu của môn học Lý luận quan hệ quốc tế 3. Nhiệm vụ của môn học Lý luận quan hệ quốc tế. 4. Những trường phái chủ yếu trong nghiên cứu Lý luận quan hệ quốc tế. 5. Những thách thức hiện nay đối với công tác nghiên cứu Lý luận quan hệ quốc tế. II. Hệ thống của các phạm trù cơ bản Hệ thống quan hệ quốc tế: Khái niệm về hệ thống và hệ thống quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới-cục diện thế giới. Cấu trúc hệ thống quan hệ quốc tế-trung tâm quyền lực. Động lực của hệ thống quan hệ quốc tế-mâu thuẫn thời đại và mâu thuẫn cơ bản trong QHQT. Chủ thể của quan hệ quốc tế: Khái niệm chủ thể. Các dạng chủ thể: Quốc gia - dân tộc, tổ chức quốc tế, công ty xuyên quốc gia, phong trào tôn giáo, các phong trào chính trị xã hội. Vai trò của các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Quốc gia-dân tộc với tư cách là chủ thể quan trọng nhất trong QHQT: Lợi ích quốc gia. Sức mạnh quốc gia. Chính sách đối ngoại của một quốc gia. Hợp tác và xung đột: Hợp tác: Khái niệm, các hình thức hợp tác. xung đột: Khái niệm, các hình thức xung đột. III. Tính quy luật và quy luật chủ yếu trong quan hệ quốc tế Xung đột lợi ích quốc gia, quan hệ thống nhất và đối lập giữa hợp tác và xung đột. Quan hệ biện chứng giữa chính sách đối nội và đối ngoại. Cân bằng lực lượng trong QHQT Vai trò chi phối đời sống quốc tế của các nước lớn. Sự gia tăng vai trò của tổ chức quốc tế và khu vực. Sự tham gia ngày càng tích cực của các nước vừa và nhỏ trong QHQT. "Tăng cường hội nhập quốc tế", xu thế chủ đạo trong QHQT hiện đại. Hệ thống bài giảng Bài 1: Giới thiệu môn học (3tiết) Trọng tâm: Đối tượng và nội dung của môn học. I. Đối tượng nghiên cứu của môn học Vị trí của môn học Lý luận quan hệ quốc tế trong khoa học xã hội: Quan hệ quốc tế là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học cụ thể như Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế...(Quan hệ quốc tế là khách thể của các môn học này) Trong Chính trị quốc tế có tới 3 bộ môn khoa học cùng nghiên cứu các hoạt động chính trị quốc tế đó là: Lịch sử quan hệ quốc tế (khoa học lịch sử), Lịch sử ngoại giao (khoa học thực hành) và Lý luận quan hệ quốc tế ( khoa học lý luận). Với tư cách là một khoa học lý luận, môn học lý luận quan hệ quốc tế có vị trí hết sức quan trọng, là cơ sở phương pháp luận cho khoa học lịch sử và khoa học ứng dụng. Đối tượng nghiên cứu: Lý luận quan hệ quốc tế tập trung nghiên cứu những quy luật và tính quy luật của quan hệ quốc tế, chủ yếu dưới khía cạnh chính trị ( do vậy đôi khi còn có tên gọi là Lý luận chính trị quốc tế). II. Những trường phái chủ yếu nghiên cứu Lý luận quan hệ quốc tế Trường phái hiện thực: Có nguồn gốc từ La Mã cổ đại, coi bản chất của hoạt động đối ngoại là sự tranh giành quyền lực. Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là các học giả theo thuyết hiện thực Mỹ. Hạn chế cơ bản của trường phái hiện thực là việc đánh giá thấp khả năng hợp tác giữa các chủ thể và thậm chí không có tính nhân văn. Trường phái lý tưởng: Có nguồn gốc từ thời Khai sáng ở châu Âu; đề cao vai trò của các tổ chức quốc tế, khả năng hợp tác giữa các dân tộc. Hạn chế chủ yếu: bỏ qua sự khác biệt về nhiều mặt giữa các chủ thể. Trường phái tự do: Có nguồn gốc từ cuối thế kỷ XIX khi chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ; đề cao vai trò các yếu tố kinh tế, tính phụ thuộc lẫn nhau. Hạn chế chủ yếu: Bỏ qua các yếu tố chính trị, văn hoá. Trường phái Mác xít: Gắn liền với sự ra đời của học thuyết Mác về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Học thuyết đề cập tổng quát nhất về xã hội loài người. Học thuyết cung cấp phương pháp luận để nghiên cứu lý luận quan hệ quốc tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hệ thống các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Kết hợp học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đòi hỏi tất yếu đối với công tác nghiên cứu về Lý luận quan hệ quốc tế ở Việt Nam. Những thách thức đối với công tác nghiên cứu lý luận quan hệ quốc tế trong thời đại hiện nay: Quan hệ quốc tế hiện nay ngày càng trở nên đa dạng, linh hoạt và vô cùng phức tạp. Để lý giải một vấn đề trong đời sống quốc tế đòi hỏi phải có kiến thức liên ngành, tổng hợp cao. Phải đảm bảo tính giai cấp trong bối cảnh tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng cao và phức tạp giữa các chủ thể. III. Nhiệm vụ của môn học quan hệ quốc tế Nắm vững một số khái niệm cơ bản (hệ thống các phạm trù chủ yếu của môn học) Chủ thể của quan hệ quốc tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về quốc gia-dân tộc với tư cách là dạng chủ thể quan trọng nhất. Hệ thống quan hệ quốc tế và các khái niệm liên quan đến hệ thống quan hệ quốc tế như trật tự thế giới, trung tâm quyền lực, cấu trúc của hệ thống quan hệ quốc tế,... Nắm vững nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của một số quy luật và tính quy luật trong đời sống quốc tế. IV. Phương pháp nghiên cứu và học tập V. Giới thiệu tài liệu tham khảo Tài liệu bắt buộc Tài liệu đọc thêm Hệ thống phạm trù cơ bản Bài 2: Hệ thống Quan hệ Quốc tế (6 tiết) Trọng tâm: Cấu trúc của hệ thống QHQT I.Khái niệm hệ thống QHQT: Khái niệm vệ hệ thống Khái niệm hệ thống QHQT – Các quan điểm khác nhau về hệ thống QHQT Trật tự thế giới và cục diện thế giới II.Cấu trúc của hệ thống QHQT: Khái niệm vệ cấu trúc: Các thành tố và mối quan hệ qua lại giữa các thành tố của hệ thống Trung tâm quyền lực (trung tâm-ngoại vi) Cân bằng lực lượng – Khoảng trống quyền lực Các dạng hệ thống QHQT: Đơn cực, hai cực và đa cực. III. Cơ chế vận động và phát triển của hệ thống quan hệ quốc tế: Nguyên tắc vận hành hay còn gọi là luật chơi của hệ thống. Hợp tác và xung đột (liên minh và chiến tranh) Giai đoạn quá độ từ một hệ thống cũ sang mới. Bài 3: Chủ thể của quan hệ quốc tế (6 tiết) Trọng tâm: Vai trò trong quan hệ quốc tế của các chủ thể cơ bản. I. Khái niệm về chủ thể của quan hệ quốc tế: Các quan điểm khác nhau về chủ thể của quan hệ quốc tế. Quan điểm Mác xít về chủ thể của quan hệ quốc tế. II. Phân loại chủ thể: Quốc gia-dân tộc Tổ chức quốc tế (liên chính phủ hoặc phi chính phủ) Công ty xuyên quốc gia. Các tổ chức và phong trào chính trị-xã hội. Các tổ chức tôn giáo. Đánh giá chung: Tiêu chí phân loại III. Vai trò của các chủ thể trong quan hệ quốc tế: Vai trò của quốc gia-dân tộc: Chủ thể quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Sự thay đổi vai trò của quốc gia-dân tộc trong tiến trình phát triển của quan hệ quốc tế. Phân loại quốc gia-dân tộc. Những thách thức hiện nay đối với vai trò của quốc gia-dân tộc. Vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực: Vai trò của tổ chức liên chính phủ cấp toàn cầu (LHQ) và khu vực (EU, ASEAN...). Vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Khả năng gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực trong quan hệ quốc tế hiện đại. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNC): Các công ty xuyên quốc gia trong quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá đời sống quốc tế. Những hạn chế đối với vai trò của công ty xuyên quốc gia hiện nay. Vai trò của các phong trào chính trị xã hội: Tác động của các phong trào chính trị xã hội trong tiến trình phát triển của lý luận quan hệ quốc tế. Sự gia tăng ảnh hưởng của các phong trào tôn giáo hiện nay. Bài 4: Quốc gia-dân tộc (6 tiết) Trọng tâm: Chính sách đối ngoại của một quốc gia. I. Lợi ích quốc gia: 1. Khái niệm: Các quan điểm khác nhau về lợi ích quốc gia. 2. Lợi ích an ninh và phát triển của một quốc gia. Mối quan hệ giữa lợi ích quốc tế - lợi ích quốc gia - lợi ích giai cấp. II. Sức mạnh quốc gia: 1. Khái niệm: Quan điểm của một số trường phái chủ yếu về sức mạnh quốc gia. 2. Thực lực và tiềm lực của quốc gia. 3. Sức mạnh cứng và mềm. 4. Sức mạnh dân tộc và thời đại. So sánh lực lượng. III. Chính sách đối ngoại của một quốc gia: 1. Khái niệm: 2. Quan hệ giữa chính sách đối ngoại và chính sách đối nội. 3. Cơ sở và quy trình hoạch định chính sách đối ngoại (mục tiêu đối ngoại, phương châm chỉ đạo, phương hướng thực hiện, cơ quan ra chính sách, cơ quan thực hiện chính sách,...) 4. Các công cụ chủ yếu thực hiện chính sách đối ngoại. IV. Sự kiện quốc tế - quá trình quốc tế: Sự kiện quốc tế Quá trình quốc tế Tính quy luật và quy luật trong quan hệ quốc tế. Bài 5: Sự thống nhất giữa hợp tác và xung đột trong quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích quốc gia (3 tiết) Trọng tâm: Quan hệ qua lại giữa hợp tác và xung đột trong quan hệ quốc tế. I. Mâu thuẫn lợi ích quốc gia: Các quan điểm khác nhau về xung đột lợi ích quốc gia. Các dạng mâu thuẫn lợi ích quốc gia (mâu thuẫn thời đại và mâu thuẫn nội tại của hệ thống). Động lực của sự vận động và phát triển của quan hệ quốc tế. II. Quan hệ thống nhất giữa hợp tác và xung đột trong quan hệ quốc tế: Tính bổ sung lẫn nhau giữa hợp tác và xung đột Tính triệt tiêu lẫn nhau giữa hợp tác và xung đột. Quá trình chuyển hoá giữa hợp tác và xung đột. Xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh cùng tồn tậi hoà bình hiện nay. Quy luật: Trong xã hội có giai cấp thì giữa các quốc gia luôn tồn tại mâu thuẫn về lợi ích. Quốc gia nào khi tham gia vào hợp tác quốc tế đều nhằm tìm những điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích quốc gia mình (hành động xung đột). Tuy nhiên có những lúc quốc gia phải có những sự nhân nhượng nhất định (hành động hợp tác). Hợp tác và xung đột luôn có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, thậm chí chuyển hoá qua nhau trong quá trình giải quyết mâu thuẫn các lợi ích quốc gia. Ranh giới giữa hợp tác và xung đột chính là lợi ích quốc gia. III. Ý nghĩa phương pháp luận: Giữa các quốc gia luôn tồn tại những mâu thuẫn về lợi ích song cũng luôn tồn tại các yếu tố cho sự hợp tác (khả năng chung sống hoà bình). Để bảo vệ lợi ích quốc gia phải biết kết hợp giữa hai biện pháp hợp tác và đấu tranh. Tránh bị rơi vào tình trạng chủ nghĩa dân tộc vị kỷ hay nhân nhượng vô nguyên tắc. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, việc nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh là hết sức bức thiết. Chỉ có luôn nâng cao, trau dồi kiến thức mới có thể đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Bài 6: Vai trò chi phối đời sống quốc tế của các nước lớn (3 tiết) Trọng tâm: Các hình thức chi phối QHQT của các nước lớn I. Khái niệm về nước lớn: Sức mạnh Phạm vi ảnh hưởng Tư duy lãnh đạo II. Các hình thức chi phối QHQT của các nước lớn: Trong lĩnh vực kinh tế: viện trợ, đầu tư, cấm vận.... Trong lĩnh vực quân sự: bảo trợ, viện trợ quân sự, chạy đua vũ trang, chiến tranh. Trong lĩnh vực văn hoá: hợp tác, chiến tranh tâm lý, internet.... Trò chơi cân bằng lực lượng (quyền lực) của các nước lớn III. Những cơ sở của khả năng chi phối của các nước lớn: 1. Mục tiêu đối ngoại của các nước lớn 2. Sức mạnh của các nước lớn 3. Sự trông đợi của các nước vừa và nhỏ. Tính quy luật: Với thực lực vượt trội so với các nước vừa và nhỏ, các nước lớn luôn tìm cách chi phối đời sống quốc tế thông qua việc thành lập các liên minh hay gây xung đột, chiến tranh. Quan hệ giữa các nước lớn luôn có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng đến tiến trình phát triển của đời sống quốc tế. IV. Ý nghĩa phương pháp luận: Luôn có sự ưu tiên trong chính sách đối với các nước lớn, bởi những nước này có ảnh hưởng quan trọng đến các mục tiêu an ninh phát triển của ta. Các nước lớn luôn có chính sách cạnh tranh lẫn nhau. Bản thân các nước lớn cũng luôn có sự biến đổi về so sánh lực lượng. Do đó, trong quan hệ với các nước lớn, chính sách tối ưu của các nước nhỏ là giữ cân bằng quan hệ với các nước lớn, tránh tình trạng bị lệ thuộc hoàn toàn vào một nước lớn nào. Luôn độc lập tự chủ trong đường lối, chính sách trong quan hệ với các nước lớn. Bài 7: Xu thế tăng cường hội nhập quốc tế trong quan hệ quốc tế hiện đại (3 tiết) Trọng tâm: Con đường hội nhập quốc tế I. Khái niệm về hội nhập quốc tế: Những quan điểm khác nhau về hội nhập quốc tế. Hội nhập từng phần và hội nhập toàn diện. II.Những lợi ích của hội nhập quốc tế: Đòi hỏi tất yếu trong việc đảm bảo các mục tiêu an ninh và phát triển. Sự thúc ép của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Hội nhập quốc tế: cách tốt nhất để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Những mặt trái của hội nhập quốc tế. III. Chặng đường hội nhập quốc tế: 1. Những điều kiện để hội nhập quốc tế có kết quả: Phải phù hợp với thế và lực của quốc gia Phải phù hợp với các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. 2. Lộ trình hội nhập: Từ thấp đến cao: từ kinh tế tới chính trị, văn hoá; từ ngành nghề có ưu thế đến các ngành nghề hiện đại. Từ gần đến xa: từ tiểu khu vực-khu vực-toàn cầu. Từ song phương đến đa phương. Tính quy luật: Cùng với sự phát triển của nhân loại, đặc biệt là từ thời đại công nghiệp hoá, nhu cầu hội nhập quốc tế (trước hết là vào các liên kết, thể chế hợp tác kinh tế) trở thành đòi hỏi cấp thiết đối với mọi quốc gia lớn, nhỏ hay giàu, nghèo. Hội nhập quốc tế là một quá trình phức tạp, đa dạng, đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự lựa chọn kỹ lưỡng để có một lộ trình hợp lý và khả thi. IV. Ý nghĩa phương pháp luận: Hiện nay không một quốc gia nào có thể phát triển bình thường nếu không hội nhập quốc tế, đặc biêt là các quốc gia nhỏ đang phát triển. Chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quốc tế trở thành mô thức chung của các nước. Để tránh được những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế, đồng thời phát huy hiệu qủa lợi ích hội nhập quốc tế, mỗi nước phải biết căn cứ vào những đặc thù của mình mà đề ra con đường hội nhập quốc tế hợp lý nhất. Câu hỏi thảo luận: 15 tiết Những quan điểm chính về quốc gia, quan hệ giữa các quốc gia và tính hệ thống trong quan hệ quốc tế của các trường phái hiện thực, tự do và lý tưởng. Quan hệ giữa yếu tố bên trong và bên ngoài trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của một quốc gia. Phân tích quan hệ giữa Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Phân tích đặc điểm quan hệ vừa hợp tác vừa kiềm chế trong quan hệ Mỹ – Nga, Mỹ – Trung, Mỹ – Nhật. Một số bài tập cụ thể sẽ cung cấp trên lớp. Danh mục tài liệu tham khảo cho môn Lý luận QHQT (Khoá 27): I.Tài liệu bắt buộc đọc Giáo trình “Triết học Mác - Lênin”, Ban biên soạn giáo trình-Ban VHTTTW. H.1996. Giáo trình “Chính trị học đại cương”, Viện chính trị xã hội, Học viện quốc gia Hồ Chí Minh. Hà Nội, 1998. Văn kiện đại hội VII,VIII và IX. Nền chính trị thế giới. Bản dịch Học viện quan hệ quốc tế. Vioti, Lý luận QHQT, Bản dịch Học viện Quan hệ Quốc tế. Cơ sở lý luận quan hệ quốc tế. Bản dịch từ tiếng Nga của HVQHQT. II. Tài liệu đọc thêm V.I. Lenin: Chủ nghĩa đế quốc - giai đoạn tột cùng của CNTB (chương IV, V và VI). V.I. Lenin: Nhà nước và cách mạng. T.33 (phần Lời tựa, tr.7-28; 79-82) Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay, NXB CTQG, H. 1996. P. Kennedy, Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB Thông tin và Lý luận, H. 1992. Alvin Toffler, Thăng trầm quyền lực, Nxb. TTLL, TPHCM, 1991. Hội nhập và giữ vững bản sắc, NXB CTQG, H.1995. Một số tài liệu sẽ cung cấp thêm trong qúa trình giảng. III. Cán bộ tham gia giảng dạy và hướng dẫn thảo luận Đỗ Sơn Hải: Phó khoa Chính trị Quốc tế Và một số cán bộ giảng dạy sẽ mời. Hà Nội, ngày10/10/2002 Người soạn thảo, TS. Đỗ Sơn Hải BÀI TẬP MÔN LÝ LUẬN QUAN HỆ QUỐC TẾ 1. VỀ HỆ THỐNG QHQT Bài No 1: Trình bày cấu trúc của hệ thống 2 cực Yalta Bài No 2: Trình bày quá trình chuyển đổi từ hệ thống Versaille-Washington sang hệ thống Yalta Bài No 3: So sánh tương quan lực lượng giữa các chủ thể trong cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh. Bài No 4: Cho một hệ thống QHQT, trong đó gồm 3 nước lớn là A, B, C và những nước còn lại. Quy trình hình thành một luật chơi của hệ thống diễn ra như thế nào? Bài No 5: Quá trình chuyển đổi từ hệ thống hai cực Yalta sang hệ thống hiện nay diễn ra như thế nào? Nêu một số những luật chơi của hệ thống QHQT hiện nay. 2. VỀ CHỦ THỂ TRONG HỆ THỐNG QHQT Bài No1: Chứng minh quốc gia-dân tộc là chủ thể có vai trò quan trọng hơn trong so sánh với các chủ thể khác trong hệ thống QHQT hiện đại Bài No 2: Những thách thức đối với vai trò như một chủ thể quan trọng nhất của một quốc gia-dân tộc Bài No 3: Cho A là một công ty xuyên quốc gia, phân tích những tác động của A lên hệ thống QHQT hiện nay 3. VỀ QUỐC GIA-DÂN TỘC Bài No1: A là 1 nước nhỏ, có những lợi ích gì A phải bảo vệ trong quá trình tham gia vào đời sống quốc tế hiện nay? Bài No 2: A là 1 nước lớn, A cố gắng đạt được những gì trong quan hệ đối ngoại? Bài No 3: Cho A là một nước lớn, B là 1 nước nhỏ. Trong quá trình quan hệ với nhau, giữa 2 nước thường có những mâu thuẫn gì? Trong trường hợp này B thường có những chính sách gì để giải quyết? Bài No 4: Cho A, B là 2 nước lớn, trong môi trường quốc tế giữa chúng thường xuất hiện những mâu thuẫn gì? Trong trường hợp này A thường có cách xử lý như thế nào? Bài No 5: Cho một nhóm nước lớn A, B, C, D trong đó A là nước có sức mạnh vượt trội hơn cả. Trong trường hợp này: 1/ A thường có chính sách gì trong quan hệ với B, C, D; 2/ B sẽ có chính sách như thế nào để đối phó với A (Chú ý: Trong bài này phải tính đến cả những nhóm nước nhỏ) Bài No 6: A là 1 nước nhỏ, A thường chịu những sức ép từ bên ngoài nào buộc phải điều chỉnh chính sách đối nội Bài No 7: A là 1 nước lớn, những yếu tố bên ngoài nào tác động đến chính sách đối nội của A? Bài No 8: Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện nay đang buộc các quốc gia phải điều chỉnh chính sách đối nội như thế nào? 4. VỀ NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ Bài No 1: A là 1 nước lớn, B là 1 nước nhỏ. A đang gây sức ép lên B trong vấn đề kinh tế (hoặc nhân quyền) trong quá trình hợp tác song phương. Quy trình chuyển hoá giữa 2 mặt hợp tác-đấu tranh thể hiện trong cách xử lý của B trong tình huống này như thế nào? Bài No 2: A là 1 nước nhỏ, trong trạng thái cân bằng lực lượng giữa 1 nhóm nước lớn (bao gồm B, C, D, E) A sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Bài No 3: Những điều kiện cần và đủ cho một trạng thái cân bằng lực lượng tại khu vực Đông Á là gì? Bài No 4: Những điều kiện cần có để 1 nước nhỏ có thể thực hiện được “Chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn” Bài No 5: A là 1 nước đang phát triển đang tiến hành công nghiệp hoá, lộ trình hội nhập A sẽ thực hiện như thế nào trong nhóm các đối tượng sau: 1/ Nhóm nước lớn; 2/ Nhóm nước nhỏ; 3/Tổ chức khu vực của các nước nhỏ cùng trong khu vực với A; 4/ Các tổ chức quốc tế ở các khu vực khác; 5/ Liên Hợp Quốc; 6/ Các tổ chức tài chính- tiền tệ; 7/ WTO Hà nội, ngày 1/5/05 Người soạn thảo Ts. Đỗ Sơn Hải ĐỀ