Đề tài Lý luận về ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Suốt chiều dài lịch sử hào hùng, dân tộc ta đã chiến đấu và chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược, giữ vững hình ảnh tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do. Có được những chiến thắng đó là sự hy sinh cống hiến của các thế hệ người dân yêu nước nồng nàn. Biết bao người con ra đi cứu nước mãi không trở về, có những người con để lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường ác liệt. Xương máu của họ nhuộm hồng lá cờ tổ quốc, tinh thần yêu nước của họ mãi là tấm gương sáng cho thế hệ đi sau học tập noi theo. Toàn thể dân tộc ta sẽ không bao giờ quên những người con yêu quý như thế. Ngay từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng tới vấn đề chăm sóc thương binh. Người đã chỉ thị lấy ngày 27/07/1947 là ngày "Thương binh toàn quốc". Trong bức thư gửi Ban thường trực Ban tổ chức "ngày thương binh toàn quốc" ngày 17/07/1947, Bác viết: "Ngày 27 tháng 7 là dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh. luôn tin vào lòng nhường cơm sẻ áo của đồng bào ta, tôi chắc rằng ngày thương binh sẽ có kết quả mĩ mãn". [ 7, tr 23] Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng kêu gọi toàn dân hưởng ứng các phong trào chăm sóc, giúp đỡ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tiếp nối truyền thống đó, dù ở thời kỳ lịch sử nào, Đảng và Nhà nước ta cũng quan tâm tới chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong tổng thể công tác chăm sóc người có công với cách mạng trên quan điểm thống nhất: "Săn sóc chu đáo anh chị em thương binh, gia đình liệt sỹ và gia đình người có công với cách mạng là nhiệm vụ to lớn của Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn ngành và toàn dân". [ 2 ] Trong thời kì đổi mới, công tác chăm sóc thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng càng được chú trọng hơn. Chỉ thị số 08/CT-TW ngày 01/03/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng và phong trào đền ơn đáp nghĩa trong giai đoạn mới đã quyết định lấy năm 2002 là năm đẩy mạnh công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với những hoạt động phong phú như: tuyên truyền vận động các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong cả nước tham gia vào phong trào này. Các cấp chính quyền tiến hành thực hiện đầy đủ, chu đáo các chế độ, chính sách với các đối tượng được hưởng, tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Nhiều phong trào được phát động trong quần chúng nhân dân và thu được kết quả tốt đẹp như phong trào "Đón thương binh về làng", "Chăm sóc thương binh nặng tại nhà" và tiêu biểu là phong trào" Vận động chị em phụ nữ xây dựng gia đình với thương binh trở về từ chiến trường". Đây là các phong trào rất có ý nghĩa, thể hiện sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ Việt Nam đôn hậu, đảm đang nói riêng, của dân tộc Việt Nam nói chung trong phong trào vận động chăm sóc thương binh.

doc77 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý luận về ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan