3. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng:
Nhà sản xuất: Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm.
Nhà phân phối (nhà bán sỉ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua.
55 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Lý thuyết chuỗi cung ứng và thực trạng chuỗi cung ứng tại tập đoàn bán lẻ walmart, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận môn QTSX và điều hành Đề tài: LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI TẬP ĐOÀN BÁN LẺ WALMART GVHD: TS. HỒ TIẾN DŨNG Nhóm 3- K17QTKD- Đêm 1 DANH SÁCH NHÓM 3Lớp: K17QTKD- Đêm 1 NỘI DUNG TRÌNH BÀY Chương 1: Phần mở đầu. Mục tiêu đề tài. Giới hạn đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết về chuỗi cung ứng. Các khái niệm. Tầm quan trọng của QT chuỗi cung ứng. Sự phối hợp giữa các bộ phận chuỗi cung ứng. Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng: Đo lường hiệu quả thực hiện chuỗi cung ứng. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng. Chương 3: Chuỗi cung ứng của tập đoàn Walmart. Giới thiệu Walmart. Chuỗi cung ứng của Walmart. Chương 4: Kết luận. Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU I. Mục tiêu đề tài: Nêu sơ lược cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng. Xem xét việc ứng dụng lý luận quản trị chuỗi cung ứng vào thực tiễn của tập đoàn bán lẻ Walmart. Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU II. Giới hạn đề tài: Phạm vi nghiên cứu: chú trọng phân tích các khái niệm, thành phần tạo nên một chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và một số phương thức cải tiến, thay đổi về cấu trúc, bộ phận của chuỗi cung ứng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Tiểu luận chỉ dừng ở việc phân tích hiện trạng chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Walmart. I. Các khái niệm về chuỗi cung ứng: 1. Chuỗi cung ứng: Là một tổng thể giữa hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với nhau, trong đó mỗi khách hàng đến lượt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo cho đến khi thành phẩm đến tay người tiêu dùng. Chuỗi này được bắt đầu từ việc khai thác các nguyên liệu nguyên thủy, và người tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2. Mô hình chuỗi cung ứng: Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3. Các yếu tố trong chuỗi cung ứng: Nhà sản xuất: Là các công ty làm ra sản phẩm, bao gồm các nhà sản xuất nguyên vật liệu và các công ty sản xuất thành phẩm. Nhà phân phối (nhà bán sỉ): là các công ty mua lượng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ các dòng sản phẩm cho khách hàng và bán sản phẩm với số lượng lớn hơn so với số lượng người tiêu dùng thông thường mua. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Nhà bán lẻ: bán cho khách tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng: là bất kỳ cá nhân/ công ty nào mua và sử dụng sản phẩm. Nhà cung cấp dịch vụ: là những công ty cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng, tập trung phục vụ một hoạt động đặc thù mà chuỗi cung ứng cần. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4. Quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế và kiểm soát luồng thông tin và nguyên vật liệu theo chuỗi cung ứng nhằm đạt được các yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5. Kênh phân phối: Kênh phân phối là quá trình từ nhà sản xuất đến khách hàng thông qua nhà phân phối. Nó là một phần của chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến khách hàng. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 6. Quản trị nhu cầu: Quản trị nhu cầu là quản lý nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ theo chuỗi cung ứng. Nhu cầu có thể được quản lý thông qua cơ chế như là sản phẩm, giá cả, khuyến mãi và phân phối, nhìn chung đây là những nhiệm vụ chủ yếu thuộc về Marketing. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 7. Quản trị Logistics: Theo nghĩa rộng: Quản trị Logistics là quản trị chuỗi cung ứng. Theo nghĩa hẹp: Khi chỉ liên hệ đến vận chuyển bên trong và phân phối ra bên ngoài thì nó chỉ là một bộ phận của quản trị chuỗi cung ứng. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT II. Tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng (SCM- Supply Chain Management): Đối với các công ty, SCM có vai trò rất to lớn: SCM giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp nhờ SCM có thể thay đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ. Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp. Mục tiêu lớn nhất của SCM là cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng với tổng chi phí nhỏ nhất. Từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty và tạo điều kiện cho chiến lược thương mại điện tử phát triển. Đây chính là chìa khoá thành công cho B2B. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Điều phối khả năng sản xuất có giới hạn và thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất nhằm làm cho kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Cung cấp khả năng trực quan hoá đối với các dữ liệu liên quan đến sản xuất và khép kín dây chuyền cung cấp, tạo điều kiện cho việc tối ưu hoá sản xuất đúng lúc bằng các hệ thống sắp xếp và lên kế hoạch. Phân tích dữ liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT III. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng: - Tăng cường sự phối hợp cả trong nội bộ các công ty và giữa các công ty với nhau. - Để tăng cường sự phối hợp, lập các đội nhóm giữa các đơn vị chức năng, tạo mối quan hệ hợp tác với khách hàng và với nhà cung cấp, cải tiến hệ thống thông tin tốt hơn, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ hơn... - Thực hiện sự phối hợp tổng thể của các nhà lãnh đạo của các tổ chức trong chuỗi cung ứng và sự điều chỉnh cách thức hình thành và quản trị chuỗi cung ứng. IV. Các yếu tố tác động trực tiếp đến công suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng: 1. Sản xuất: Là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2. Hàng tồn kho: Hàng tồn có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. 3. Vị trí: Là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phương tiện trong chuỗi cung ứng. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4. Vận chuyển: Là việc di chuyển mọi thứ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm giữa các điều kiện khác nhau trong chuỗi cung ứng. 5. Thông tin: Là nền tảng đưa ra quyết định liên quan đến bốn yếu tố trên. Thông tin tốt giúp đưa ra những quyết định hiệu quả về việc sản xuất gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt nhất. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT V. Đo lường hiệu quả thực hiện SCM 1. Tiêu chuẩn giao hàng: Tiêu chuẩn này đề cập đến giao hàng đúng hạn. Nó được biểu hiện bằng tỉ lệ phần trăm của các đơn hàng được giao đầy đủ về số lượng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng. Chú ý rằng các đơn hàng không được tính là giao hàng đúng hạn khi chỉ có một phần đơn hàng được thực hiện và khi khách hàng không có hàng đúng thời gian yêu cầu. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2. Tiêu chuẩn chất lượng: - Chất lượng được đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm. Chất lượng có thể được đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi. - Lòng trung thành của khách hàng cũng là một tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng. Tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỷ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3. Tiêu chuẩn thời gian: - Tổng thời gian bổ sung hàng được tính trực tiếp từ mức độ tồn kho. Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lượng hàng tồn kho này, thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng. Thời gian tồn kho sẽ được tính cho mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán sỉ, bán lẻ) và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT - Thời gian thu hồi công nợ. Nó đảm bảo cho công ty có lượng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa. Thời gian thu nợ phải được cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng như là một chỉ tiêu thời hạn thanh toán. Tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận được tiền: Chu kỳ kinh doanh= số ngày tồn kho + số ngày công nợ. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4. Tiêu chuẩn chi phí: 2 cách để đo lường chi phí: Đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ. Thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm của những nhà quản lý khác nhau.Vì vậy không giảm được tối đa tổng chi phí. Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất. Phương pháp đo lường hiệu quả như sau: Hiệu quả= Doanh số - Chi phí nguyên vật liệu Chi phí lao động + chi phí quản lý Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VI. Cải tiến cấu trúc chuỗi cung ứng: Thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng: Thống nhất từ khâu đầu đến khâu cuối theo quy trình khép kín: có thể thống nhất hướng về thị trường, thống nhất lùi về phía sau chuỗi cung ứng hoặc là hợp nhất theo chiều dọc. Đơn giản hóa quá trình chủ yếu: dùng để cải tiến chuỗi cung ứng khi quá trình quá phức tạp hay quá lỗi thời, khi đó cấn sự thay đổi, điều chỉnh lại những chỗ bị lỗi mà không cần quan tâm đến quá trình hiện tại. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT - Thay đổi số lượng nhà cung cấp, nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ: có thể giảm nhà cung cấp bằng cách chọn những nhà cung cấp tốt nhất hoặc xây dựng thêm nhà máy, nhà kho ở địa điểm khác. Thiết kế sản phẩm chính: khi công ty nhận thấy họ có quá nhiều chủng loại hàng hóa, có vài loại trong số đó bán rất chậm, vì vậy các sản phẩm này phải được chọn lọc và thiết kế lại. Chuyển quá trình hậu cần qua bên thứ 3: Chọn phương án tốt nhất chuyển tất cả các khâu từ quản lý tồn kho, phân phối và hậu cần cho bên thứ ba. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2. Thay đổi bộ phận của chuỗi cung ứng: Sử dụng chức năng chéo: phối hợp các chức năng đan chéo của rất nhiều phòng ban và bộ phận chức năng của một công ty. Thực hiện sự cộng tác mang tính đồng đội: Tính hợp tác giữa những nhà cung cấp và khách hàng mang đến sự phối hợp các công ty chéo giống như đội chức năng chéo thực hiện sự phối hợp trong công ty. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Giảm thời gian khởi động của máy móc thiết bị: giảm thời gian khởi động của trang thiết bị thật là cần thiết để cho những lô sản phẩm nhỏ hơn có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất. Hoàn thiện hệ thống thông tin: là vấn đề quan trọng trong chuỗi cung ứng, để có thể lấy dữ liệu kinh doanh từ khách hàng và phát triển thông tin này đưa trở lại phục vụ cho chuỗi cung ứng. Xây dựng các trạm giao hàng chéo: Hàng hóa giao đan xen ở nhiều trạm là một cuộc cách mạng trong vận chuyển đối với nhiều công ty. Ý tưởng căn bản là việc giao hàng của nhà cung cấp được diễn ra từ nhiều trạm khác nhau. Chương 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 3. Hiệu quả của việc vừa cải tiến cấu trúc, vừa cải tiến bộ phận của chuỗi cung ứng: Vừa cải tiến cấu trúc vừa cải tiến cơ sở hạ tầng có thể tạo ra sự thay đổi chính trong chuỗi cung ứng. Nó có thể giúp doanh nghiệp làm giảm tình trạng không chắc chắn, không rõ ràng hay giảm thời gian cung ứng. Những sự thay đổi này rất có hiệu quả nhưng đòi hỏi sự phối hợp rộng khắp vừa bên trong công ty và thông qua nhiều công ty khác nhau. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Giới thiệu về Walmart: Được thành lập vào năm 1962 bởi Sam Walton. 1969: công ty chính thức trở thành tập đoàn và mang tên Walmart Stores Inc. Ngành: Kinh doanh bán lẻ. Sản phẩm: chuỗi cửa hàng giá rẻ, đại siêu thị... Doanh thu: 373,80 tỉ USD (2007) Lợi nhuận ròng sau thuế: 12,88 tỉ USD (2007) Tổng tài sản: 151,193 tỉ USD (2007) Tổng giá trị cổ phiếu phát hành ra thị trường: 61,573 tỉ USD (2007) Số lượng nhân viên: 1.9 triệu (2007), hơn 1.3 triệu là ở Mỹ Thị trường của Walmart: Mỹ, Mêxicô, Anh, Nhật, Argentia, Braxin, Canađa, Trung Quốc, Puerto Rico,… Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Trung bình cứ một siêu thị của Walmart mở ra, giá cả hàng hoá của các siêu thị khác sẽ phải giảm 10-15%. Việc Walmart giảm giá thực phẩm đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ tối thiểu 50 tỉ USD/năm. Hơn 176 triệu lượt khách hàng mỗi tuần viếng thăm cửa hàng Walmart trên toàn thế giới, trong đó ở Mỹ là 127 triệu lượt mỗi tuần. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart II. Chuỗi cung ứng của Walmart: Mô tả chuỗi cung ứng Walmart: - Walmart đạt được vị trí thống lĩnh trong ngành công nghiệp bán lẻ là dựa vào việc quản lý có hiệu quả dây chuyền cung ứng. Walmart có thể giao một loạt rất nhiều hàng hóa, sản phẩm ở giá thấp nhất với thời gian ngắn nhất có thể. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Mô hình dây chuyền cung ứng của Walmart. Walmart hiểu được vai trò quan trọng của chuỗi cung ứng và đã có những chiến lược cung ứng rất thông minh: + Tiên phong thực hiện Cross – docking: nhà kho đa năng. + Tiên phong ứng dụng RFID: công nghệ nhận dạng bằng sóng Radio. + Tiên phong trong CPFR: hoạch định, dự báo, bổ sung và cộng tác, cả hai bên cùng chia sẻ thông tin để dự báo tốt hơn. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Nhà kho đa năng Cross-docking 2. Đặc điểm chính chuỗi cung ứng Walmart: a. Quản trị thống kê hàng hóa: - Cung cấp hàng hóa sao cho phù hợp với những nhu cầu riêng biệt của từng cửa hàng riêng của nó. - Đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và hệ thống thông tin. - Cắt giảm được lượng hàng hóa dự trữ không hiệu quả. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart - Dự trữ hàng hóa theo nhu cầu thị trường. - Kết nối mạng với các nhà cung cấp thông qua hệ thống máy tính. - Nhân viên tại cửa hàng Walmart có một “Đũa phép” (Magic wand) để thực hiện công việc. - Sử dụng hệ thống POS (Point of sales) để quản lý các đơn đặt hàng và lấp đầy hàng hóa đến các cửa hàng. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart b. Hệ thống thu mua và phân phối: Chiến lược và sức mạnh mua hàng của Walmart: Mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian. Đàm phán rất nghiêm ngặt về giá. Nhận hàng từ cửa nhà máy của nhà sản xuất. Làm việc với nhà cung cấp để có thể hiểu được cấu trúc chi phí của họ. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Hệ thống phân phối: Có những nhà kho riêng và cung cấp trực tiếp 85%, so với đối thủ cạnh tranh là 50, 60%. Chi phí bốc xếp chỉ chiếm 3% so với các tập đoàn khác là 5%. Walmart đã ứng dụng kĩ thuật mã vạch và hệ thống máy tính hoá. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart c. Hệ thống vận tải: - Những trung tâm phân phối sở hữu hơn 3500 xe tải. - Công ty vận tải hàng hoá từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần. - Chỉ tuyển những tài xế gắn bó và tận tuỵ với công việc. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Cross-docking: - Những sản phẩm hoàn thiện được vận chuyển trực tiếp từ chi nhánh sản xuất của nhà cung ứng đến những kho “cross docking” theo những lô hàng lớn. - Hệ thống đã chuyển hướng mục tiêu từ “chuỗi cung ứng” sang “chuỗi nhu cầu”. - Cross docking đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ, và chặt chẽ giữa nhà sản xuất (nhà cung ứng), kho chứa, và hệ thống các cửa hàng bán lẻ của Walmart. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Cross – Docking: Hiện tại, Walmart đang áp dụng 5 hình thức Cross – docking: 1. Opportunistic Cross docking: 2. Flow through Cross docking: 3. Distributor Cross docking: 4. Manufacturing Cross docking: 5. Pre – allocated cross docking: Công nghệ RFID d. Công nghệ RFID: - RFID (viết tắt của Radio Frequency Identification) là công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến. - Kỹ thuật RFID liên quan đến hệ thống không dây cho phép đọc thông tin mà không tiếp xúc trực tiếp ở khoảng cách xa. - Các đầu đọc RFID được cài lúc chất hàng. Ở các cửa ra vào có thể phát hiện thẻ RFID trên hàng hóa hoặc các pallet qua các cửa. Mô hình CPFR e. Mô hình CPFR: - CPFR kết hợp các đối tác thương mại với nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình CPFR CPFR sẽ cung cấp một một kế hoạch hợp tác: Cải thiện hoạt động dự báo và chia sẻ thông tin giữa các đối tác. Điều phối các hoạt động logistics có liên quan. Lợi ích: là tăng mức độ sẵn có của các món hàng trong các cửa hàng bán lẻ, giảm lượng tồn kho, giảm chi phí vận chuyển và logictics nói chung. Mô hình CPFR Các hoạt động trong CPFR: Mô hình CPFR Quy trình CPFR sẽ phối hợp hoạt động chủ yếu trong 4 mảng lớn: Lập chiến lược. Hoạch định kinh doanh. Quản trị cung cầu. Thừa hành và phân tích. Sơ đồ chu trình CPFR: Các bộ phận của giải pháp CPFR f. Lợi ích thu được: - Chi phí vận chuyển thấp. - Hệ thống vận tải riêng cho phép Wal-Mart có thể bổ sung hàng nhanh hơn gấp 4 lần. - Walmart định giá hàng hóa một cách kinh tế và giá cả khác biệt mỗi ngày. - Loại bỏ các loại hàng cũ và duy trì chất lượng hàng hóa. - Kho đa năng (cross docking) giúp Walmart giảm thiểu chi phí tồn kho. - Giúp cắt giảm lao động và các chi phí làm hàng liên quan đến việc bốc và dỡ hàng hóa. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart - Giảm thiểu thời gian thực hiện đơn hàng, - Vòng quay tồn kho nhanh hơn, - Dự đoán chính xác mức tồn kho, - Gia tăng không gian nhà kho, - Giảm thiểu mức tồn kho an toàn - Sử dụng nguồn vốn một cách tốt hơn. - Giúp giảm thiểu việc phụ thuộc vào nhân lực quản lý trung tâm phân phối dẫn đến tối thiểu hóa chi phí đào tạo và sai sót thấp nhất. Chương 3: Hoạt động SCM tại Walmart Quản trị chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng vì ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp. Việc xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những kiến thức mới để điều chỉnh và ngày càng hoàn thiện hơn hoạt động Quản trị chuỗi cung ứng của mình. Chương 4: Kết luận Thank you!