Đề tài Mâu thuẫn biện chứng giữa việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO

1.Nguyên lý triết học của đề tài Dựa vào nội dung của quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập: 1.1.Khái niệm các mặt đối lập,mâu thuẫn,sự thống nhất vàđấu tranh của các mặtđối lập:  Khái niệm về mặt đối lập.  Khẳng định Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.  Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên xã hội và tư duy. 1.2.Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển  Nêu lên sựđấu tranh của các mặt đối lập.  Khẳng định mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. 1.3.Phân loại mâu thuẫn  Phân loại mâu thuẫn của đề tài thuộc loại mâu thuẫn nào. 1.4.ý nghĩa của việc nghiên cứu mâu thuãn này 2.Vận dụng nguyên lý vào thực tiễn  Khó khăn và thuận lợi của việc Việt Nam gia nhập WTO là mâu thuẫn biện chứng.  Nêu ra các khó khăn,thuận lợi chính.  Đi sâu nghiên cứu vào các ngành để làm rõ mâu thuẫn biện chứng giữa khó khăn và thách thức khi Việt Nam vào WTO.  Nêu ra hướng, biện pháp giải quyết.

doc32 trang | Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mâu thuẫn biện chứng giữa việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG Đề tài: Mâu thuẫn biện chứng giữa việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Lời mởđầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Khẳng định hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại.Và việc Việt Nam gia nhập WTO là cần thiết trong giai doạn hiện nay. Mức độ cần thiết của việc nghiên cứu khó khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài Mục đích nghiên cứu của bản thân về vấn đề này. Nêu lên lý do tại sao lại chọn đề tài. Nội Dung 1.Nguyên lý triết học của đề tài Dựa vào nội dung của quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập: 1.1.Khái niệm các mặt đối lập,mâu thuẫn,sự thống nhất vàđấu tranh của các mặtđối lập: Khái niệm về mặt đối lập. Khẳng định Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên xã hội và tư duy. 1.2.Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Nêu lên sựđấu tranh của các mặt đối lập. Khẳng định mâu thuẫn là nguồn gốc của sự phát triển. 1.3.Phân loại mâu thuẫn Phân loại mâu thuẫn của đề tài thuộc loại mâu thuẫn nào. 1.4.ý nghĩa của việc nghiên cứu mâu thuãn này 2.Vận dụng nguyên lý vào thực tiễn Khó khăn và thuận lợi của việc Việt Nam gia nhập WTO là mâu thuẫn biện chứng. Nêu ra các khó khăn,thuận lợi chính. Đi sâu nghiên cứu vào các ngành để làm rõ mâu thuẫn biện chứng giữa khó khăn và thách thức khi Việt Nam vào WTO. Nêu ra hướng, biện pháp giải quyết. Kết Luận Gói gọn vấn đềđã nêu trên. Ý kiễn của bản thân. Tài liệu tham khảo. LỜI NÓI ĐẦU 1.tính cấp thiết của đề tài Vào nửa cuối của những năm 90 của thế kỷ trước, với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn cầu . Các công ty xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính to lớn và khả năng công nghệ dồi dào gia tăng hoạt động. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia là 2 yếu tố lớn tác động đến bức tranh kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay. Hai yếu tố này, một mặt đặt ra nhu cầu, mặt khác tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trên toàn thế giới. Nói một cách khác, hai yếu tố này thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Sự mở rộng thị trường gắn với sự phát triển lực lượng sản xuất và tính chất của quá trình này đãđược C. Marx chỉ ra trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản. Do các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ dịch chuyển tự do từ nước này sang nước khác nên sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, hình thành nên các chuỗi giá trị toàn cầu. Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại vàđầu tư. Trong đó, cóđối sách của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ vàđầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kỹ thuật - công nghệ lần thứ 3; và từđó, dẫn đến làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếở mỗi nước sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước. Do nhận thưc rõđược điều này và trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, năm 1995, nước ta chính thức làm đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Nhận thức rõ “toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội toàn quốc của Đảng tháng 4 năm 2001) và thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị khoá VIII về hội nhập kinh tếquốc tế, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường, kiên trìđàm phán trên cả 2 kênh song phương (mở cửa thị trường) vàđa phương (thực hiện các hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới). Ngày 07 tháng 11 vừa qua, nước ta đã chính thức được kết nạp vào tổ chức này. Trong bối cảnh đó, để Việt Nam sử dụng được tối đa những cơ hội và hạn chếđược những khó khăn vấp phải , đòi hỏi chúng ta phải cóđược những biện pháp,chính sách cụ thể,những phuơng án tối ưu để chúng ta không bị bỡ ngỡ khi hội nhập, để nền kinh tế Việt Nam có thểđứng vững và phát triển một cách bền vững. Trước hoàn cảnh đất nước trước thềm hội nhập với rất nhiều khó khăn và thách thức như vậy thì những ý kiến những đề tài nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết ,nó góp phần quan trọng trong việc xây dựng các chính sách,các mục tiêu và con đường đi cho nền kinh tế Việt Nam sau này. 2.Mục đích nghiên cứu và lý do lựa chọn đề tài Đứng trước một nền kinh tế Việt Nam đang ầm ầm chuyển động theo cơ chế thị trường trong thời kỳ hội nhập, các khó khăn và thách thức đãđược các nhà hoạch định kinh tế vạch ra,và có rất nhiều tài liệu ,nhiều cuộc hội thảo nói về vấn đề này. Là một sinh viên của một trường đại học khối kinh tế, trong quá trình học đãđược bổ sung thêm các kiến thức song những kiến thức thực tế của em và hầu như của các bạn sinh viên khác đều rất hạn hẹp . Đứng trước là một sự kiện lớn là Việt Nam gia nhập WTO, do đòi hỏi của thực tế và sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu em đã chọn đề tài:”Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO” để nghiên cứu với mục đích là mong muốn được nâng tầm hiểu biết về thực tế của mình để sau này khi ra trường không bị bỡ ngỡ trước thực tế công việc và em cũng mong muốn được đóng góp ý kiến của mình vào sự kiện có một không hai của đất nước này để góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn. NỘI DUNG 1.Nguyên lý triết học của đề tài Đề tài này được nghiên cứu dựa trên nguyên lý triết học:”Quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập”.để tìm hiểu nguyên lý triết học này ta cần tìm hiểu trong các mặt sau: 1.1.Khái niệm các mặt đối lập,mâu thuẫn,sự thống nhất vàđấu tranh của các mặtđối lập: Tất cả các sự vật ,hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau .Trong nguyên tử cóđiện tử và hạt nhân; trong sinh vật cóđồng hoá và dị hoá; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền…những mặt trái ngược nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập. Từđó ta có thể rút ra định nghĩa về mặt đối lập: mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất cả các sự vật. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan, cũng không phải là mâu thuẫn trong logic hình thức. Mâu thuẫn trong logic hình thức là sai lầm trong tư duy. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia để làm tiền đề. Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự “đồng nhất” của các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, “sự thống nhất của các mặt đối lập” còn bao hàm cả sự “đồng nhất” của các mặt đó.Do có sựđồng nhất của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó,các mặt đối lập có thể chuyển hoá lẫn nhau.Các mặt đối lập không chỉ thống nhất,mà còn luôn đấu tranh vơí nhau.Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động quá lại theo xu hướng bài trừ và phủđịnh lẫn nhau giữa các mặt đó.Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú,đa dạng tuỳ thuộc vào tính chất ,vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tuỳđiều kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng. 1.2.Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển Sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trìng vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sựđứng im, với sựổn định tạm thời của sự vật. Sựđấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động vf phát triển. Điều đó có nghĩa là: sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sựđấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. V.I.Lênin viết: “Sự thống nhất (…) của các mặt đối lập là cóđiều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sựđấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối”. Trong sự tác động qua mạng của các mặt đối lập thìđấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển vàđi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đãđủđiều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờđó mà thể thống nhất cũđược thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. V.I.Lênin viết: “Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”. Tuy nhiên, không có thống nhất của các mặt đối lập thì cũng không cóđấu tranh giữa chúng. Thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận đông và phát triển. 2.Vận dụng nguyên lý vào thực tiễn Việc nghiên cứu quy luật thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập đã mang lại những ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Đây chính là cơ sở dể chúng ta có cái nhìn sâu rộng về bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động thực tiễn. Việc áp dụng và xem xet tìm hiểu những cơ hội , thách thức của nước ta khi gia nhập WTO chính làđi xem xét những mặt, những mâu thuẫn của nền kinh tế, sự thống nhất vàđấu tranh của những mâu thuẫn đó từđó giải quyết mâu thuẫn, chuyển hoá chúng tạo tiền đề cho sự phát triển là việc làm rất quan trọng và cần thiết. Việc VIỆTNAM gia nhập WTO chính là một bước ngoặt lớn vô cùng quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Chúng ta có những cơ hội thực sự, có tiềm năng phát triển, v.v… Nhưng bên cạnh đó, sự hội nhập cũng để lại cho chúng ta những thách thức vô cùng lớn về mọi mặt. Vì vậy, xem xét những mặt mạnh và mặt yếu chính là xem xét những cơ hội, thời cơ và thách thức của nền kinh tế. Những cơ hội và thách thức đó chính là các mặt đối lập có tác động qua lại lẫn nhau, ởđó có sự nương tựa, thống nhất giữa nhiều thành phần kinh tế.Vì vậy việc tìm hiểu , đi sâu nghiên cứu phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu (những cơ hội, thách thức) từđó tìm cách giải quyết, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế những điểm yếu (giải quyết mâu thuẫn) sẽ là những tiền đề quan trọng, tạo bước đẩy cho chúng ta nhanh chóng phát triển đưa đất nước đi lên, tận dụng được thời cơ. Khi gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế là rất nhiều song có thể gói gọn trong năm thuận lợi và bốn khó khăn chính: 2.1.Về thuận lợi: Một là: Được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đãđược cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghịđịnh thư gia nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai - với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta - mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia. Với một nền kinh tế cóđộ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm trên 60% GDP thìđiều này làđặc biệt quan trọng, là yếu tố bảo đảm tăng trưởng. Hai là: Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển. Thực tế trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta và xu thế này ngày càng nổi trội: năm 2006, đầu tư nước ngoài chiếm 37% giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn một triệu lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ba là: Gia nhập WTO chúng ta cóđược vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội đểđấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn, cóđiều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. Đương nhiên kết quảđấu tranh còn tùy thuộc vào thế và lực của ta, vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lýđiều hành của ta. Bốn là: Mặc dầu chủ trương của chúng ta là chủđộng đổi mới, cải cách thể chế kinh tếở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. Năm là: Cùng với những thành tựu to lớn cóý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quảđường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, làđối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. 2.2.Về khó khăn,thách thức Trong khi nhận thức rõ những cơ hội cóđược do việc gia nhập WTO mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp vàđội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của chính quá trình hội nhập. Những thách thức này gồm: Một là: Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới và ngay trên thị trường nước ta do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17,4% hiện nay xuống mức trung bình 13,4% trong vòng 3 đến 5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm mạnh hơn. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không. Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh, đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không v.v… Tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên đây sẽ tạo nên sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia. Hai là: Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. ở mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cưđược hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá; nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đóđòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tếđi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ vàông bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Ba là: Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ môđúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sởđể nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chếđược ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thìđây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải phấn đấu vươn lên mạnh mẽ, với lòng tự hào và trách nhiệm rất cao trước quốc gia, trước dân tộc. Bốn là: Hội nhập kinh tế quốc tếđặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền. Những khó khăn và thuận lợi trên đều được bộc lộ rõ trong hầu hết các ngành các lĩnh vực kinh tế.Chúng ta sẽ phân tích tìm hiểu một số ngành,lĩnh vực kinh tếđể làm rõ những khó khăn và thuận lợi này và mâu thuẫn biện chứng giữa chúng. Đầu tiên chúng ta sẽđi vào ngành dệt may dày da, tháng 1-2007, thuế nhập khẩu hàng dệt may đã cắt giảm ở mức tương đối lớn. Cụ thể, thuế suất thuế nhập khẩu nhóm hàng xơ, sợi giảm từ 20% xuống còn 5%; nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12% vàđặc biệt, nhóm hàng may sẵn giảm từ 50% xuống còn 20%. Với da giày, thuế suất thời điểm cam kết còn 40% đối với giày dép và còn 30% tới năm 2012.Điều này sẽ tạo ra những thay đổi lớn ở thị trường nội địa. Đó là những tổ hợp các công ty nhỏ trong lĩnh vực dệt sẽ rất khó khăn và việc đóng cửa hàng loạt doanh nghiệp trong ngành là hoàn toàn có thể. Đặc biệt, với nhóm quần áo vàđồ may sẵn, việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu là cơ hội để các thương hiệu quần áo may sẵn đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Việt Nam. Phân tích từ Trung tâm Xúc tiến thương mại vàĐầu tư TP Hồ Chí Minh cho thấy, vấn đề mấu chốt trong cuộc cạnh tranh này là kênh phân phối và thương hiệu, vốn là những lĩnh vực yếu của doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả cuộc cạnh tranh là gì? Là các thương hiệu may sẵn của Việt Nam sẽ nhường chỗ cho các thương hiệu nước ngoài và sự sụt giảm lượng khách đáng kể tại các nhà may do nhu cầu sử dụng hàng hiệu giá rẻ tăng cao.Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, sắp tới, các nhà sản xuất hàng dệt may trong nước sẽ phải cạnh tranh khốc liệt khi sản phẩm của nước ngoài ồạt vào Việt Nam, nhất là các nước có cạnh tranh lớn như Trung Quốc, ấn Độ…Ông Trần Hữu Bưu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công nghiệp) nhấn mạnh, thời gian tới, nếu ngành dệt may trong nước không tích cực đầu tư làm chủ khâu nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, thì sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. Với sản phẩm giày
Tài liệu liên quan