Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca-Cola đã trở thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu.
Thời gian trôi đi nhưng Coca-Cola luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát, có được thành công vậy nhờ một phần rất lớn vào sự điều hòa, kết hợp nhịp nhàng của các thành viên trong chuỗi cung ứng của coca cola. Vậy chuỗi cung ứng ấy được vận hành và liên kết như thế nào?
16 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 5323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mô hình chuỗi cung ứng của coca cola Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Mô hình chuỗi cung ứng của coca cola Việt Nam
Vào năm 1886, lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng ở Atlanta, đã thật sự thu hút được sự chú ý của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm tuyệt vời và màu sắc hấp dẫn. Thời gian qua đi, hương thơm ấy, màu sắc ấy đã được bảo quản và giữ gìn bởi những con người cần mẫn đang ngày đêm tham gia sản xuất, phân phối và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Coca-Cola trên khắp thế giới bằng chính tình cảm và nhiệt huyết họ giành cho Coca-Cola. Nhờ vậy, Coca-Cola đã trở thành nước giải khát nổi tiếng toàn cầu.
Thời gian trôi đi nhưng Coca-Cola luôn giữ vững vị thế đứng đầu không ai sánh kịp trong ngành công nghiệp nước giải khát, có được thành công vậy nhờ một phần rất lớn vào sự điều hòa, kết hợp nhịp nhàng của các thành viên trong chuỗi cung ứng của coca cola. Vậy chuỗi cung ứng ấy được vận hành và liên kết như thế nào?
1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm
Chuỗi cung ứng còn gọi là chuỗi nhu cầu hay chuỗi giá trị là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều công ty để cung ứng hàng hóa và dịch vụ cho khách hàng trên thị trường.
Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà xản xuất và nhà cung cấp mà còn nhà vận chuyển thông tin, kho, người bán lẻ, khách hàng…
Quản trị chuỗi cung ứng là sự hợp nhất các quá trình kinh doanh chủ yếu từ các nhà cung cấp ban đầu đến người tiêu dùng cuối cùng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin nhằm tạo ra giá trị ra tăng cho khách hàng và các cổ đông của doanh nghiệp.
1.2 Bản chất
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với yêu cầu về chất lượng với mục tiêu giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
Quản trị chuỗi cung ứng thể hiện tính nhất quáng. Thể hiện dựa vào sự phối hợp chất lượng và số lượng các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong các thành viên của chuỗi nhằm cải thiện năng suất lao động, chất lượng và dịch vụ khách hàng nhằm đạt thế lực cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến công tác này. Vì thế để quản trị thành công chuỗi cung ứng doanh nghiệp phải làm việc với nhau bằng cách chia sẻ thông tin về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu, kế hoạch sản xuất, những thay đổi về công suất, các chiến lược marketing mới, sự phát triển mới sản phẩm mới và dịch vụ, sự phát triển công nghệ mới, kế hoạch thu mua, các ngày giao hàng và và bất kỳ điều gì tác động tới phân phối, sản xuất và thu mua.
Quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh tới việc định vị các tổ chức theo cách thức giúp cho tất cả các thành viên trong chuỗi đều được lợi. Vì thế quản trị chuỗi cung ứng một cách hiệu quả lệ thuộc rất lớn vào mức tin tưởng , sự hợp tác, sự cộng tác và thông tin một cách trung thực và chính xác.
Trọng tâm cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng thành công là quản lý luồn hành dự trữ và mức dự trữ hàng hóa. Nó cho phép mức dự trữ đủ lớn để thỏa mãn khách hàng cũng đủ thấp để tối thiểu hóa chi phí chuỗi cung ứng. Để duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu cho kho dự trữ hàng hóa , chuỗi cung ứng đòi hỏi thống nhất quản lý để tránh sự trùng lặp giữa các thành viên trong chuỗi.
2.Giới thiệu về coca cola.
2.1 Giới thiệu về tập đoàn coca cola.
Trải qua hơn 100 năm kể từ ngày thành lập, Coca-Cola vẫn luôn phản chiếu những bước chuyển của thời gian, luôn bắt nhịp với những đổi thay chưa từng thấy của toàn cầu. Từ Châu Âu, nơi một thị trường hợp nhất đang mang đến những cơ hội hết sức hấp dẫn, đến Châu Mỹ La-tinh, nơi những nền kinh tế đang hồi phục cho phép khai thác những tiềm năng đầy hứa hẹn, Coca-Cola luôn thể hiện sự lôi cuốn tuyệt vời. Thế kỷ trước đã chứng kiến những bước tiến ngoạn mục trong lịch sử nhân loại. Thế kỷ này tiếp tục hứa hẹn những phát triển trọng đại hơn nữa. Và trong những giai đoạn biến chuyển đó, vẫn luôn luôn có một sự bất biến rằng nhu cầu giản đơn của mọi người “được giải khát cho sảng khoái” đã, đang và sẽ được Coca-Cola đáp ứng tốt hơn bất kỳ sản phẩm nào khác từng được tạo ra. Tự tin bước tới thế kỷ mới, Coca-Cola vẫn sẽ là biểu tượng trường tồn, một biểu tượng về chất lượng, sự chính trực, giá trị, sảng khoái và nhiều hơn thế nữa.
Coca-cola theo thời gian
8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S. Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng. Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc. Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M. Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola.
1891: Ông Asa G. Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD.
1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola”.
1892: Asa G. Candler đặt tên cho công ty sản xuất ra syrô Coca-Cola là công ty Coca-Cola.
1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu.
31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T. Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ.
1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba.
1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta. Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy.
Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới.
2.2 Giới thiệu về coca cola Việt Nam
1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài.
Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam.
Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam.
Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự.
Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
3. Chuỗi cung ứng của coca cola Việt Nam
3.1 Các thành viên và vai trò của nó trong chuỗi cung ứng
3.1.1 Vật liệu thô
Vật liệu thô tạo ra nước uống giải khát coca cola:
Nước bão hòa CO2:
Nước uống giải khát coca cola là loại nước uống có gas, tức là nó có chứa CO2, CO2 có chứa trong coca cola là yếu tố tạo nên sự đặc trưng của sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến giá trị cảm quan mà còn góp phần làm tăng độ bền sinh học của chúng.
Như chúng ta đều biết, trong thiên nhiên CO2 được tạo ra từ sự hô hấp củađộng, thực vật cũng như của con người. CO2 cũng được tạo thành từ phản ứng cháy, nung vôi sống, phản ứng lên men, hoặc từ các giếng có chứa khí CO2
Thế nhưng, trong các nhà máy sản xuất nước giải khát thì CO2 thường đượcdùng từ hai nguồn:
CO2 từ các phản ứng lên men của các nhà máy sản xuất cồn, bia.
CO2 được sản xuất do đốt cháy dầu do với chất trung gian là(MEA) monoethanol amine.
Công dụng của CO2
• CO2 góp phần tạo hương vị, mặc dù bản thân CO2 không có vị,nhưng khi hòa tan trong nước sẽ tạo ra một lượng nhỏ acid, điều này đủ tạo nên vị chua cho dung dịch, và kết hợp với vị chua của acid cùng hương liệu tạo nên vị đặc trưng cho sản phẩm.
• Các bọt khí CO2 tự do cũng kích thích vòm miệng.
• Các bọt khí CO2 sủi lên trên bề mặt sản phẩm làm cho sản phẩmhấp dẫn hơn.
• CO2 giúp cho sự tiêu hóa tốt.
• Tác dụng như một chất bão quản: CO2 ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật.
Đường:
Nhà máy cung cấp đường cho cocacola như nhà máy đường KCP
Thành phầ n đường cũng là yếu tố tham gia tạo vị cho sản phẩm.
Trong nước giải khát có gas thường sử dụng đường tinh luyện ( đường cát) . Theo nghiên cứu, trong một lon nước ngọt chứa khoảng 10-14% đường, tương đương với 30-50g đường. Khi "uống" nhiều nước đường này, bạn sẽ có cảm giác no "giả". Nếu bạn có thói quen uống nhiều nước có gas, bạn sẽ bị thiếu chất mặc dù bạn đang bị béo phì.
Màu thực phẩm (carmel E150d)
Chất tạo màu thực phẩm được thêm vào thực phẩm để thay thế các màu sắc bị mất trong quá trình sản xuất hay làm cho thực phẩm trông bắt mắt hơn.
Màu thực phẩm là 1 thành phần bắt buộc đối với nhà sản xuất nước ngọt. Trong nước uống giải khát cocacola, màu thực phẩm caramel nguyên chất được làm từ đường tan chảy.
Màu thực phẩm của coca cola có màu nâu nhạt.Màu nâu nhạt trong các sản phẩm đồ uống giải khát cocacola thường được làm từ đường nấu chảy hay chất hóa học amoniac (NH3).
Chất tạo độ chua ( axit citric)
Axít citric hay axít xitric là một axit hữu cơ yếu. Nó là một chất bảo quản tự nhiên và cũng được sử dụng để bổ sung vị chua cho các loại nước ngọt
Trên 50% axit citric được sử dụng như là chất tạo độ chua trong các loại đồ uống.
Axit citric trong vai trò của một phụ gia thực phẩm, axít citric được sử dụng như là chất tạo hương vị và chất bảo quản trong thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là các loại đồ uống nhẹ. Nó được ký hiệu bằng một số E là E330. Số E trong nước giải khát cocacola là E338.
Nước coca cola có chứa acid citric làm tăng tốc độ bài tiết canxi làm canxi trong máu thấp hơn, do đó có thể gây ra thiếu hụt canxi.
Caffein:
Hầu như nước uống có ga nào cũng có một lượng caffein để tạo hương vị thơm thơm, kích thích và cảm giác thiếu một cái gì, nếu không dùng, vì caffein cũng hơi gây nghiền. Một lon 12-ounce coca có từ 35-38mg.
Caffein là chất có tự nhiên trong nhiều thực vật khác nhau như cà phê, lá trà, hạt cola. Caffein có tác dụng hưng phấn lên hệ thần kinh trung ương và tùsố lượng, có thể gây ra mất ngủ, bồn chồn, hoảng hốt, lo sợ, rối loạn nhịp tim, đi tiểu nhiều, tăng thải calcium qua nước tiểu, tăng nguy cơ loãng xương.
Nguồn cung cấp caffeine của cocacola: trước kia loại đồ uống này chứa caffein lấy từ hạt cola, ngày nay cola thường được pha với caffein nhân tạo, hoặc cũng dùng caffein tự nhiên, như là từ hạt cà phê.
Trong cocacola có chứa 1 lượng caffeine khoảng 30 – 60 mg/500ml
3.1.2 Vật liệu
Với một sản phẩm bất kỳ,điều quan trọng đầu tiên đó là nguyên liệu để sản xuất. Nguyên liệu đó bao gồm những gì,số lượng bao nhiêu,chất lượng ra sao,và được cung cấp bởi ai? Nước Côca-Cola, loại nước giải khát bán chạy nhất thế giới –loại nước trước đây đã từng chứa côcain, vẫn đang được gia giảm để tăng hương vị bằng một chất không có khả năng gây nghiện được tách chiết từ lá côca – loại lá được dùng để sản xuất côcain. Từ hàng nghìn năm nay ở vùng núi cao Andes thuộc bờ Tây lục địa Nam Mỹ (trải dài qua 7 quốc gia: Achentina, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Pêdu và Vênêzueela), lá côca đã được dùng như một loại trà thảo mộc. Trên thực tế, lá côca rất giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp hỗ trợ hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Nó còn được coi là một tác nhân kích thíchvà là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Theo kinh nghiệm truyền thống của người bản địa và nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng ở dạng tự nhiên, lá côca hoàn toàn an toàn và không gây nghiện. Để tạo ra côcain, một chất gây nghiện, từ lá côca, cần trải qua một quy trình chế biến rất phức tạp và phải dùng đến các nguyên liệu hóa học có độc tính.Chữ “côca” là bắt nguồn từ cây côca, và chữ “kola” bắt nguồn từ quả kola – quả của cây kola, cùng họ với cây cacao, dùng để tạo hương thơm cho loại đồ uống này. Với các nguồn cung cấp là:Công ty Stepan đóng tại bang Illinois là nhà nhập khẩu và chế biến lá côca để dùng cho sản xuất nước Coke. Các thành phần khác là :Bột Samurai DEFGH, bột Samurai 1A, bột chanh sunfill lime và bột cam sunfill orange . Lô bột cam sunfill orange,Một số hóa chất là: tricalcium phosphate, xanthan gum, hóa chất mono calcium phosphate.
Các công ty cung cấp nguyên vật liệu để tạo lên sản phẩm coca cola bao gồm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn dynaplast packaging ( Việt Nam ) cung cấp vỏ chai chất lượng cao cho coca cola.
Công ty chế biến stepan là công ty chuyên cung cấp lá coca cho công ty coca cola. (công ty Stepan chuyên thu mua và chế biến lá coca dùng để sản xuất nước coca cola).
Công ty cổ phần Biên Hòa với thương hiệu sovi cung cấp các thùng carton hộp giấy cao cấp để bảo quản và tiêu thụ nội địa cho công ty nước giải khát coca cola Việt Nam…
3.1.3 Doanh nghiệp trung tâm
Để đáp ứng nhu cầu coca cola khổng lồ của người tiêu dùng cần phải có một điều kiện sản xuất tối ưu. Hoàn cảnh đó đã đưa HM Interdrink & Co. KG quyết định lắp dặt dây chuyền sản xuất mới tại Mannhem năm 1993/94.Yêu cầu HM Interdrink cần một giải pháp toàn phần có thể tối ưu hóa chi phí, tin cậy và sản xuất được nhiều. Thiết kế được lựa chọn sử dụng PROFIBUS-DP cho việc vận chuyển nhanh các dữ liệu chu trình và PROFIBUS-FMS cho việc vận chuyển các dữ liệu không đồng bộ với dung lượng lớn. Hai giao thức được sử dụng cho các loại điều khiển khác trong dây chuyền sản xuất.Trình tự sản xuấtCác vỏ chai được vận chuyển bởi băng chuyền từ giá kê đến nhà máy, tại đây các chai được tháo ra và phân loại dựa vào tuổi thọ và loại nước chứa bên trong sau này. Các trạm I/O phân tán thu thập tất cả các tín hiệu cần thiết của quá trình sản xuất được gửi đến PLC thông qua PROFIBUS-DP. Bộ thay đổi vận tốc truyền động motor của công ty DANFOSS được điều khiển thông qua PROFIBUS điều chỉnh vận tốc của băng tải theo tốc độ sản xuất thực. Những tiện ích gửi/nhận phức tạp trong hệ thống điều khiển là không cần thiết – PROFIBUS-DP cung cấp chế độ truyền dữ liệu đơn giản giúp tối ưu hóa vận tốc của quá trình sản xuất. Các thiết bị đầu cuối thông minh, có loại dài hàng trăm mét, ở trên PLC để gắn trực tiếp vào các mô đun I/O. Bộ truyền động motor được điều khiển thông qua chuỗi dữ liệu trong PLC, cho phép cấu hình các thông số đơn giản như: thời gian đáp ứng, điểm đặt vận tốc…Sau khi được mở nắp và “quan sát”, chai sẽ được gửi đến máy rửa. Thiết bị “quan sát” này sẽ kiểm tra chất độc trong chai sử dùng thiết bị đo lường độ dẫn xuất, màu sắc điều khiển bằng laser, hồng ngoại. Một chu trình được tiến hành nhằm kiểm tra độ vệ sinh tuyệt đối của chai. Bộ phận sau máy rửa được điều khiển bởi một PLC thứ hai cung cấp các tín hiệu điều khiển thông qua PROFIBUS-DP và điều khiển vận tốc của băng tải sử dụng bộ truyền động thay đổi vận tốc được. Sau khi được làm sạch, “bộ phận kiểm tra” kiểm tra chúng có đúng kích cỡ, độ biến dạng, rò rỉ, hỏng ren, màu sắc và các hỏng hóc khác. Mỗi chai được kiểm tra trong khi di chuyển sử dụng hệ thống xử lý ảnh và đèn chớp báo hiệu. “bộ phận điền đầy”, là trung tâm của nhà máy và điều khiển vận tốc chu trình của toàn bộ nhà máy, cho ra 50,000 chai một giờ. Nó được sử dụng 1 băng chuyền với 154 trạm điền đầy, ở đây các chai lần đầu tiên được điền đầy với cacbon đioxit để làm giảm thời gian điền đầy. Sự cân bằng áp suất trong chai đảm bảo chai được điền đầy mà không bị dòng xoáy, mực chất lỏng trong chai được điều khiển bằng điện từ độ dẫn xuất của sản phẩm.Sau đó các chai được đưa đi dán nhãn với các dữ liệu sản xuất. Sau khi được đóng gói, sản phẩm hoàn chỉnh có thể được cất trong kho giao cho khách hàng.Sản phẩm chất lượng cao được bảo đảm bởi nhà máy xử lý nước hiện đại, một thiết bị pha trộn thông minh, một nhà máy cácbon hóa cho việc làm giàu CO2 và bộ thu thập dữ liệu sản xuất trung tâm(PDA). Sau khi xử lý nước bằng màn lọc (lọc cacbon hoặc tính) và làm giàu với cacbon đioxit, tất cả thức uống được thêm vào si rô hoặc đường được trực tiếp pha trộn và điều khiển xử dụng phương pháp “ trực tiếp” để tránh việc lưu trữ trung gian các thức uống thành phẩm.Tất cả các dữ liệu sản xuất được gửi đến bộ PDA và có thể được xem xét tại một PC tại phòng giám sát chất lượng bởi người quản lý Tổng kếtPROFIBUS đã thể hiện rất xuất sắc trong suốt 3 năm hoạt động. Vận hành đơn giản, tin cậy, trong suốt quá trình sản xuất, linh hoạt khi mở rộng hoặc hiệu chỉnh nhà máy, các tính năng phụ cho phân tích lỗi và cuối cùng chi phí không cao/ chỉ số lợi nhuận là các yếu tố quyết định.Việc truyền dữ liệu PROFIBUS rất dễ dàng: một đôi cáp hai lõi xoắn và một chế độ giao thức tiêu chuẩn là tất cả những gì cần để kết nối một mạng công nghiệp rộng lớn với các trạm như PLC, bộ điều chỉnh vận tốc motor, đầu cuối thông minh và PC. Truyền thông theo chuẩn sẽ đảm bảo không ko bị vấn đề và giao tiếp nhanh mà không cần các chương trình phụ. PROFIBUS giảm đến mức thấp nhất các khó khăn trong việc lắp đặt với giao thức linh hoạt, tiêu chuẩn hóa và thân thiện. Thậm chí nếu một hoặc vài trạm bị hỏng, thì các trạm khác vẫn tiếp tục hoạt động bình thường. Nếu một thiết bị bị lỗi cần phải thay thế, chỉ cần đặt địa chỉ trạm và nối thiết bị mới vào mạng - cấu hình, nếu cần, sẽ được thực hiện trực tiếp một cách tự động. Với những kinh nghiệm có được đến nay với hệ thống mạng công nghiệp PROFIBUS, HM Interdrink tiếp tục chọn PROFIBUS cho kế hoạch xây dựng dây chuyền sản xuất mới.Các hãng tham gia vào phát triển hệ thống:- Danfoss- Siemens
Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀ NẴNG - HỒ CHÍ MINHVốn đầu tư: trên 163 triệu USDSố điểm bán hiện có trên thị trường: 130.000 điểm bánSố lượng tiêu thụ hàng năm (trung bình): trên 100 triệu lít nước giải khátDoanh số bán trung bình hàng năm: 19 triệu thùng/kétDoanh thu trung bình mỗi năm: 38.500 triệu USDSố lượng nhân viên: 900 ngườiTrụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí MinhHơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục và hỗ trợ Cộng đồng
3.1.4 phân phối.
Năm qua hoạt động coca cola ở Việt Nam rất khả quan. Sản phẩm của coca cola đạt được mức tăng trưởng cao. Hiện có 50 nhà phân phối lớn. 1500 nhân viên, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng Việt Nam.
Nói chung thị trường nước giải khát ở Việt Nam tăng trưởng rất nhanh khoảng 15% một năm. Riêng coca cola có mức tăng trưởng nhanh hơn.
Sản phẩm của coca cola được sản xuất tại ba nhà máy lớn đặt ở TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội. Với ba nhà máy ở ba miền đã tạo thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối ở ba miền cung cấp đầy đủ sản phẩm cho các đại lý ở các khu vực này. Đối với nước giải khát khâu phân phối là rất quan trọng. Việc pepsi vào thị trường Việt Nam trước lên lắm giữ nhiều thị phần hơn coca cola. Vì thế coca cola vẫn phải mở rộng các đại lý phân phối thông qua các đại lý, các quán café, nước giải khát nhà hàng…. Thu hút các đại lý bằng các hoạt động hỗ trợ các đại lý như : tặng dù, hỗ trợ trang trí cửa hàng, hỗ trợ tài chính…
3.1.5 Bán lẻ
Sản phẩm coca cola được bày bán tại các điểm bán trên kh